Các nhóm thuốc điều trị viêm phế quản cấp

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý hay gặp ở đường thở, có khả năng gây tắc nghẽn phổi. Các biểu hiện của bệnh thường dễ nhầm lẫn với các vấn đề về hô hấp khác nên thường bị bỏ qua hoặc tự ý điều trị mà không qua kiểm tra, thăm khám nào. Để giúp độc giả có thêm thông tin, các chuyên gia đến từ MEDLATEC sẽ chia sẻ viêm phế quản uống thuốc gì an toàn, hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

1. Chẩn đoán viêm phế quản bằng phương pháp nào?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề viêm phế quản uống thuốc gì thì bạn cũng nên biết những kỹ thuật chẩn đoán của bác sĩ hiện nay. Có nhiều cách để phát hiện ra bệnh viêm phế quản bao gồm chẩn đoán thông qua các triệu chứng điển hình hoặc các xét nghiệm.

Chẩn đoán thông qua lâm sàng

Người bị viêm phế quản thường có các biểu hiện như ho, sốt, đau, tức ngực, khó thở,... Thông thường, các bác sĩ sẽ kết hợp giữa việc hỏi bệnh, sờ, nắn, gõ và nghe lồng ngực với các triệu chứng sau để đưa ra chẩn đoán ban đầu viêm phế quản:

  • Ho khan hoặc ho có đờm dai dẳng trên 3 tuần và ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là cơn ho xuất hiện dày đặc vào buổi tối gây mất ngủ.

Người bị viêm phế quản thường có biểu hiện ho liên tục và kéo dài kèm theo dịch mũi chảy nhiều

  • Các cơn sốt cao và liên tục trên 38 độ C .

  • Dịch đờm, chất nhầy tiết ra nhiều, có màu vàng hoặc xanh, mùi hôi khó chịu.

  • Đờm lâu ngày gây tắc nghẽn đường thở, thở khò khè.

  • Các cơn khó thở xuất hiện ngày càng nhiều khi triệu chứng nặng hơn khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi.

  • Người bệnh xanh xao, sụt cân nhanh, buồn nôn và nôn, chán ăn hoặc ăn không ngon,...

Nếu trường hợp bạn có các triệu chứng nói trên tại nhà thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và kiểm tra kịp thời, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn.

Chẩn đoán thông qua các xét nghiệm

Để đưa ra kết luận chính xác nhất, các bác sĩ thường sẽ tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu hơn bao gồm:

Chụp X - quang lồng ngực: hình ảnh phim chụp sẽ giúp bác sĩ xác định các vị trí bị viêm trong ống phế quản và trong phổi. Đồng thời các trường hợp viêm gây sưng lòng ống phế quản dẫn đến tắc nghẽn cũng được thể hiện qua phim chụp.

Xét nghiệm dịch hút trong phế quản hoặc đờm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra có thể dùng mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy tế bào, PCR, xét nghiệm huỳnh quang,...

Ngoài ra còn có các xét nghiệm máu hoặc thử nghiệm các chức năng phổi để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh lý khác như hen suyễn, thủng khí phế quản,...

Xét nghiệm máu hoặc thử nghiệm chức năng phổi được chỉ định để đánh giá tình trạng bệnh viêm phế quản phổi

2. Viêm phế quản uống thuốc gì?

Do các biểu hiện của các bệnh lý đường hô hấp khá tương tự nhau nên nhiều người lầm tưởng bệnh đơn giản và tự ý mua thuốc. Vẫn có trường hợp bệnh thuyên giảm tuy nhiên sau khi bệnh tái phát thì có biểu hiện nặng hơn. Chính vì vậy mà tốt nhất, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng cần phải được kê toa và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc sau mà các bác sĩ của chúng tôi thường chỉ định cho bệnh nhân bị viêm phế quản:

Thuốc giảm ho, long đờm

Sử dụng thuốc long đờm nhằm mục đích tiêu đờm, giảm dịch nhầy kích thích niêm mạc gây ho đồng thời thông suốt lòng ống phế quản để quá trình di chuyển của không khí từ ngoài vào dễ dàng. Các loại thuốc thường được sử dụng như natri benzoat,acetylcystein, carbocystein, dextromethorphan,...

Salbutamol là các loại thuốc giãn phế quản có thể chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi.

Thuốc kháng viêm

Hầu hết bệnh nhân viêm phế quản đều được chỉ định với các loại thuốc kháng viêm khác nhau tùy theo mức độ khác nhau. Các loại thuốc chứa corticoid có tác dụng kháng viêm tương đối mạnh, có thể nhanh chóng cắt đứt các chuỗi phản ứng tuy nhiên thường để lại các tác dụng phụ, ảnh hưởng niêm mạc dạ dày. Các loại thuốc ở dạng xịt thường được ưu tiên sử dụng hơn, trường hợp nặng bệnh nhân có thể dùng dưới dạng tiêm. Với loại thuốc này thì thời gian và liều lượng dùng cần có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn.

Sử dụng thuốc kháng viêm nhằm giảm các phản ứng kích thích do dịch nhầy gây ra

Thuốc kháng sinh

Với các bệnh nhân bị viêm phế quản cấp đơn thuần thường không sử dụng kháng sinh. Trong trường hợp bác sĩ xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh thì câu trả lời cho câu hỏi viêm phế quản uống thuốc gì sẽ là kháng sinh.

Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân nhiễm khuẩn gây viêm phế quản như ho có đờm mủ, bệnh dai dẳng và kéo dài hơn 10 ngày nhưng không giảm,... Lúc này, các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc như penicillin, ampicillin, amoxicillin,beta lactam, macrolide, quinolone,...

Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn mà bạn có thể được kê toa với các loại kháng sinh khác nhau. Việc sử dụng cũng cần có sự dặn dò của bác sĩ, không tự ý mua thuốc, điều chỉnh liều dùng hay đột ngột ngừng thuốc có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh hoặc ngộ độc thuốc.

Thuốc chống virus

Một số trường hợp bệnh do virus gây ra sẽ được các bác sĩ chỉ định thuốc chống virus. Tuy nhiên việc điều trị sẽ khó khăn hơn các nguyên nhân khác bởi chúng thường khu trú trong tế bào. Mặc dù vậy, nếu bệnh nhân đáp ứng thuốc thì sẽ nhanh chóng khỏi trong vòng 7 - 10 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Bên cạnh việc tư vấn viêm phế quản uống thuốc gì thì chúng tôi cũng có một số lưu ý để việc điều trị bệnh hiệu quả hơn:

  • Người bệnh cần phải loại bỏ việc hút thuốc lá, tránh những nơi có bụi bẩn, giữ ấm vùng cổ vào mùa lạnh.

  • Thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc cũng có thể tự pha nước muối loãng để súc miệng mỗi ngày.

  • Vận động nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành vào lúc sáng sớm thông qua các bài tập.

  • Người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn đầu óc và tinh thần

  • Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung các loại rau củ quả giàu vitamin, chất khoáng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

  • Uống đầy đủ nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày để giúp cơ thể thanh lọc.

Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể và vận động nhẹ nhàng cùng với hít thở không khí trong lành sẽ giúp bệnh mau khỏi

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để thăm khám bệnh viêm phế quản mạn tính thì phòng khám chuyên khoa hô hấp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Trường hợp bạn cần được trả lời kỹ hơn về viêm phế quản uống thuốc gì hay bất kỳ vấn đề nào liên quan có thể gọi cho chúng tôi thông qua hotline: 1900 56 56 56, các bác sĩ sẽ trao đổi trực tiếp với bạn.

Viêm phế quản là tình trạng bệnh lí gì? Khi mắc bệnh, người bệnh có các triệu chứng điển hình nào không? Để điều trị bệnh cần phải sử dụng những thuốc điều trị cụ thể nào? Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản, hãy cùng Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Viêm phế quản là bệnh gì?

Viêm phế quản là bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới rất dễ bắt gặp. Nghĩa là ống phế quản [di chuyển không khí] bị tổn thương ở thành niêm mạc ống hay còn gọi là hiện tượng viêm nhiễm thì sẽ hình thành nên bệnh.

Khi bị viêm phế quản, xuất hiện các triệu chứng ho khá nhiều kèm theo chất đờm nhầy khá dày.

Viêm phế quản được chia thành:

Cấp tính

  • Bệnh thường xuất hiện và tự khỏi trong vài tuần.
  • Đây là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc phế quản ngắn hạn.
  • Biểu hiện: đường hô hấp khí trong phổi sẽ xuất hiện hiện tượng sưng và chứa nhiều chất nhầy dày.

Mãn tính

  • Đây là hiện tượng nhiễm trùng niêm mạc phế quản dài hạn.
  • Bệnh có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm khiến cho phế quản bị kích thích liên tục.
  • Gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Triệu chứng Viêm phế quản

2. Điều trị viêm phế quản như thế nào?

2.1. Viêm phế quản cấp tính

Trường hợp người bệnh mắc viêm phế quản cấp tính, một số loại thuốc có thể sẽ được chỉ định để điều trị là:

  • Kháng sinh: đây là thuốc dùng điều trị nhiễm khuẩn. Mặc dù viêm phế quản cấp tính thường gây ra do vi rút. Do đó, kháng sinh không có khả năng điều trị bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có thể được bác sĩ chỉ định tùy tình trạng của từng người.
  • Thuốc ho: Nếu bị ho quá nhiều sẽ khiến cho cổ họng và phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Và nếu cơn ho gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày [giấc ngủ] bạn cần dùng thuốc ho.
  • Một số loại thuốc khác: dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể xảy ra. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít hoặc các loại thuốc khác để giúp làm giảm tình trạng viêm và làm giãn các phế quản.

2.1. Viêm phế quản mãn tính

Nên tiến hành phục hồi chức năng.

Cần tập trung điều trị triệu chứng khi có các biểu hiện của viêm phế quản.

Dùng thuốc hạ sốt:

  • Lưu ý chỉ nên dùng khi nhiệt độ > 38,5 độ C.
  • Ngoài ra, không nên dùng thuốc hạ sốt chia đều trong ngày do sẽ làm mất triệu chứng sốt của người bệnh, gây khó khăn cho việc theo dõi diễn biến bệnh.
  • Có thể dùng: paracetamol, panadol,…

Cần bù nước và điện giải cho bệnh nhân:

  • Điều này là do người bệnh bị sốt nên có thể gây mất nước.
  • Vì thế nên cho bệnh nhân uống oresol hoặc nước hoa quả [có pha thêm muối].

Trong trường hợp có khó thở, nghe có tiếng rít có thể được điều trị thêm với các thuốc giãn phế quản như salbutamol hoặc theophylin,..

3. Khi nào sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản

Chỉ nên dùng kháng sinh khi xuất hiện trường hợp viêm phế quản cấp nghi do vi khuẩn.

Các dấu hiệu viêm phế quản cấp do vi khuẩn và cần chỉ định kháng sinh:

  • Khạc đờm mủ, đờm màu xanh, đờm màu vàng.
  • Đã diễn biến > 10 ngày.
  • Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao.

Những kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản cấp là: nhóm betalactam, macrolide và quinolone.

Người bệnh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ từ việc dùng loại kháng sinh nào, liều lượng, cách dùng, thời gian dùng trong bao lâu…

Chú ý tuyệt đối tránh các trường hợp tự ý thay đổi liều dùng, thời gian dùng, hoặc bỏ thuốc khi thấy bệnh lui mà không dùng hết liệu trình… Vì người bệnh sẽ gặp nhiều nguy cơ nguy hiểm hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Và ngược lại, nếu người bệnh có sốt, đau đầu, đau mỏi người, rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng… thường là viêm phế quản cấp do virut. Do đó, các trường hợp này không cần dùng kháng sinh vì không có tác dụng.

4. Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản phổ biến hiện nay

Lưu ý với các bệnh nhân bị viêm phế quản cấp đơn thuần thường không sử dụng kháng sinh. Trường hợp bác sĩ đã đưa ra chính xác loại vi khuẩn gây bệnh thì sẽ sử dụng kháng sinh để điều trị.

Tùy tình hình đáp ứng của người bệnh, mức độ kháng thuốc mà có thể dùng 1 trong các thuốc sau:

Ampicillin, amoxicillin 3 g/ngày.

Amoxicillin – acid clavulanic; Ampicillin – sulbactam: liều 3 g/ngày.

Cephalosporin thế hệ 1: Cephalexin 2-3 g/ngày.

Cefuroxim 1,5 g/ngày.

Nhóm Macrolid:

  • Erythromycin  1,5 g/ngày  x  7 ngày.
  • Azithromycin 500 mg/ngày x 3 ngày.

Đồng thời cần kết hợp điều trị bệnh lý ổ nhiễm trùng khác.

5. Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản

  • Chỉ dùng kháng sinh nếu đó là các trường hợp nhiễm do vi khuẩn gây ra.
  • Luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không được tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy tốt hơn sau vài ngày.
  • Nên uống kháng sinh sau bữa ăn. Tuy nhiên, tùy tình hình bác sĩ có thể khuyên nên uống trước hoặc trong bữa ăn.
  • Nên bổ sung lợi khuẩn hoặc sữa đông trong bữa ăn để tăng cường vi khuẩn chí đường ruột và chống lại các tác hại của kháng sinh.
  • Đảm bảo uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Điều này là để duy trì lượng nước cho cơ thể khi sử dụng kháng sinh vì giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ và chắc chắn kiểm soát khẩu phần ăn.
  • Có thể dùng các chế phẩm làm giảm độ axit trong dạ dày và bổ sung vitamin khi dùng kháng sinh.
  • Thực hiện các bài tập nhẹ hoặc tập yoga để tăng cường chuyển hóa khi đang dùng kháng sinh.
  • Lưu ý, tác dụng phổ biến khi dùng kháng sinh là gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Để tránh những hậu quả trên và dùng thuốc được an toàn, hiệu quả khi có dấu hiện về bệnh viêm phế quản, người bệnh cần đi khám để được dùng đúng thuốc. Khi được kê đơn dùng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng hết liều được kê, kể cả khi đã cảm thấy khỏe và không được chia sẻ kháng sinh với người khác.

Video liên quan

Chủ Đề