Thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở lợn

12/11/2019 16:22

Tụ huyết trùng lợn thường hay xảy ra vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường hoặc khi chuồng trại hở, mưa gió tạt vào.

Nguyên nhân gây ra tụ huyết trùng trên heo

  • Do vi khuẩn tụ huyết trùng gây ra
  • Vi khuẩn này có sẵn trong amidan của lợn, đợi cơ hội khi sức đề kháng của heo bị suy giảm sẽ tấn công và gây bệnh
  • Trong điều kiện thời tiết bất lợi, môi trường sống không đảm bảo hoặc hệ miễn dịch bị suy giảm vi khuẩn sẽ bùng phát, sức đề kháng của heo yếu, không đủ khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn sẽ mắc bệnh tụ huyết trùng lợn.
  • Bệnh có thể khởi phát thứ cấp sau khi heo mắc một số bệnh khác

 


NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!

Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng trên heo

Thể quá cấp tính

  • Bệnh diễn biến rất nhanh và mạnh
  • Phát bệnh theo cơn với chu kì 8 -10 giờ
  • Heo sốt rất cao 41 -42 độ kèm theo các triệu chứng đỏ mình, thở khó
  • Heo có thể không nằm được mà phải đứng hoặc nhảy lên thành chuồng thở hồng hộc, diễn ra liên tục trong 2 -3 ngày đêm
  • Một số con mắc bệnh tụ huyết trùng lợn sẽ có biểu hiện ho khạc hoặc chảy bọt, bọt có lẫn máu
  • Nếu qua cơn nguy kịch, lợn sẽ hạ sốt, cắt cơn, nằm xuống nghỉ ngơi hoặc đi lại ăn uống
  • Trong trường hợp cơn phát bệnh đầu tiên không được phát hiện, hoặc điều trị không dứt điểm thì heo rất dễ tử vong ở các cơn phát bệnh kế tiếp
  • Trước khi chết, lợn co giật vài cơn, run rẩy và chết. Một vài trường hợp hộc máu ở mũi họng
  • Toàn thân có thể tím đen

 

Thể cấp tính:

  • Lợn bị sốt, khó thở nhưng biểu hiện nhẹ hơn thể quá cấp tính
  • Hầu bị sưng, má phị do tụ huyết trùng heo gây ra
  • Mũi họng có chảy nước, ho khan từng tiếng
  • Da xuất hiện nhiều vệt tím đỏ
Xem chi tiết: Tư vấn máy chế biến thức ăn cho lợn theo chuỗi quy trình khép kín A-Z

Thể mãn tính:

  • Ở thể mãn tính, đôi khi bệnh tụ huyết trùng heo không gây ra các biểu hiện rõ ràng và mạnh mẽ như ở 2 thể trên
  • Heo có thể sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn, ho khan, thở khó, chảy nước mũi hoặc sưng hầu, vùng da ở hầu và đùi sau bị tím

Trong trường hợp heo mắc thêm 1 vài bệnh cùng với bệnh tụ huyết trùng lợn thì các biểu hiện sẽ nhiều và phức tạp hơn, gây ra những đau đớn nặng nề hơn cho heo.

 

Bệnh tích của tụ huyết trùng ở lợn

  • Tụ huyết tại niêm mạc và cơ quan nội tạng
  • Sưng tại hạch lâm ba, thủy thũng
  • Lá lách, thận, phổi tụ huyết, đôi khi thành từng đám và nhiều vùng bị gan hóa
  • Màng phổi bị viêm và dính vào lồng ngực, xuất hiện nhiều chấm xuất huyết do tụ huyết trùng lợn gây ra
  • Da ở kheo chân, bụng, ngực xuất hiện nhiều vết, mảng đỏ sẫm, tím bầm

 

Phòng bệnh tụ huyết trùng ở heo

  • Sau khi mắc bệnh tụ huyết trùng heo sẽ miễn dịch với vi khuẩn này trong một thời gian, nhưng không quá dài và có nguy cơ tái nhiễm
  • Tiêm vacxin phòng bệnh 2 lần/năm với lợn trưởng thành
  • Đối với lợn con sau khi cai sữa, tiêm mũi vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng trên heo vào lúc 25-40 ngày tuổi, mũi 2 tiêm nhắc lại sau 1 tháng
  • Các địa phương có số lượng đàn lợn lớn, nên tiêm hai đợt đại trà vào dịp tháng 3 và tháng 9 hàng năm và tiêm bổ sung 2 đợt xen kẽ để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tuyệt đối
  • Nâng cao sức đề kháng, bổ sung chất dinh dưỡng và chăm sóc lợn đúng kĩ thuật để đảm bảo lợn khỏe mạnh, có đủ sức chống trọi với bệnh tật
  • Sát trùng chuồng trại
  • Sửa chữa và che chắn lại chuồng heo

 

Điều trị bệnh tụ huyết trùng trên heo

- Làm mát chuồng để hạ sốt cho heo hoặc nhỏ nước lên gáy giữa tai heo

- Dùng khăn ấm lau bụng, bẹn cho heo [đặc biệt là heo nái]

- Tiêm Furovet 1ml/20 kg thể trọng, giúp giảm phù nề vùng ngực, heo thở dễ dàng hơn

- Kết hợp Urotropin 1ml/5-10 kg thể trọng, giúp lợi tiểu, hạ nhiệt và giải độc

- Truyền nước muối 0,9% hoặc Lactate ringer để hạ sốt do bệnh tụ huyết trùng lợn gây ra

- Sử dụng một trong số các kháng sinh sau khi cơn nguy kịch dịu xuống, hạ sốt xuống dưới 40 độ

  • Tiêm bắp Tulavitryl 1ml/40 kg thể trọng với 1 liều duy nhất sẽ cắt ngay cơn nguy kịch kế tiếp
  • Danotryl 1ml/20 kg thể trọng trong 1 ngày, dùng từ 3 -5 ngày
  • Marbovitryl 500 1ml/10-15 kg thể trọng 1 ngày, dùng từ 3-5 ngày
  • Genta-Tylo 1ml/10 kg thể trọng trong 1 ngày, dùng từ 3-5 ngày

- Thuốc hỗ trợ hô hấp bao gồm dung dịch sau: Vime-Liptyl 1ml/10-15 kg thể trọng kết hợp Bromhexin 1ml/10 kg thể trọng trong 1 ngày, dùng từ 3-5 ngày

- Bổ sung thêm các vitamin hỗ trợ sức đề kháng: Vitamin K 1ml/5-10 kg thể trọng; Vitamin C 1ml/5-10 kg thể trọng; Vime Canlamin 1ml/5-10 kg thể trọng trong 1 ngày, dùng từ 3-5 ngày

- Trong trường hợp xảy ra bệnh thứ phát, ưu tiên chữa trị bệnh tụ huyết trùng trên heo trước [do đây là bệnh cấp tính], sau khi bệnh dịu mới tiếp tục điều trị các bệnh kế tiếp.

 

Tất cả những thông tin liên quan đến căn bệnh tụ huyết trùng trên heo đã được khomay3a.com tổng hợp cô đọng và xúc tích ở bài viết trên với hy vọng mang tới bà con cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh cấp tính này, cũng như hỗ trợ bà con những kĩ năng cần thiết để ứng phó khi bệnh xảy ra, giảm thiệt hại tối đa lên đàn gia súc. Chúc bà con bội thu.

Video liên quan

Chủ Đề