Các triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine covid

Sau tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, đặc biệt từ ngày thứ 4, nếu xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu. Thời gian theo dõi sau tiêm vắc-xin sẽ là 30 ngày.

Vào ngày 13/4/2021, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ) đề nghị tạm dừng việc sử dụng vắc-xin AD26.COV2 S Johnson & Johnson (JJ) để cho phép điều tra một số trường hợp mắc bệnh nặng huyết khối với giảm tiểu cầu xảy ra sau khi tiêm chủng. Thông báo này được đưa ra sau các báo cáo ban đầu về các sự kiện tương tự ở những người nhận vắc-xin CHaDOx1 nCov-19 AstraZeneca (AZ) bên ngoài Hoa Kỳ. Các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của TTS gần đây đã được báo cáo. Hiện nay được CDC Hoa Kỳ và FDA gọi là huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS: Thrombotic with thrombocytopenia syndrome). 

Biến chứng huyết khối sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là hiếm gặp

Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là hiếm gặp, cụ thể với AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, vắc-xin Pfizer-BioNTech là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất. Huyết khối sau tiêm vắc-xin AstraZeneca chủ yếu gặp ở nữ. Tỷ lệ đông máu sau tiêm vắc-xin AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29 tuổi. Sau tiêm vắc-xin AstraZeneca tỷ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu.

Biến chứng đông máu sau tiêm vắc-xin AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng, yếu tố V Leiden. Cơ chế bệnh sinh được cho là sự hình thành các kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (PF4), gây tiêu thụ tiểu cầu dẫn đến số lượng tiểu cầu thấp và hình thành huyết khối.

Những dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối cần phải được theo dõi 

Sau khi tiêm vắc-xin từ 24-48 giờ, nếu người được tiêm có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nhức đầu hoặc đau cơ mức độ từ nhẹ đến trung bình thường không gợi ý đến biến chứng huyết khối với giảm tiểu cầu. Đây là những phản ứng thường gặp sau tiêm chủng.

Sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19, bạn cần theo dõi tại nơi tiêm 30 phút và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 30 ngày sau đó. Các dấu hiệu sớm liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 bao gồm:

1. Thường xuất hiện từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 30 sau tiêm vắc-xin. Khoảng thời gian cao điểm cho các triệu chứng ban đầu là ngày 6 đến ngày 14. 

2. Các triệu chứng biểu hiện ban đầu thường ở mức độ nặng, dai dẳng và tái diễn.

3. Các triệu chứng thường gặp:

- Huyết khối mạch máu não, nội tạng và phổi: Nhức đầu dữ dội; Đau bụng, đau lưng; Buồn nôn và nôn; Thay đổi thị lực; Thay đổi trạng thái tinh thần như cáu gắt, buồn rầu, hay giận vô cớ, ngủ gà và lơ mơ; Đau ngực và khó thở; Sưng chân và đau chân, tăng hơn khi vận động.

- Giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng: Vết bầm tím ngoài da có đặc điểm: Dạng chấm, dạng mảng, dạng u máu; Màu đỏ tươi, tím bầm, màu vàng nhạt; Khi ấn hoặc đè vào vết bầm không biến mất; Không đau và xuất hiện tự nhiên. Chảy máu răng, miện tự nhiên hoặc sau chải răng. Chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc mắt tự nhiên. Tiểu máu, đi cầu phân đen hoặc máu tươi. Kinh nguyệt bất thường và rong kinh kéo dài ở phụ nữ. Xuất huyết có thể biểu hiện cùng lúc dưới da, niêm mạc và nội tạng.

Khi có các dấu hiệu trên sau tiêm ngừa từ ngày thứ 4, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu.

Tại cơ sở y tế khi tiếp nhận người tiêm ngừa vắc-xin nghi ngờ có biến chứng, công việc ban đầu cần thăm khám đánh giá đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và lưu ý lấy máu trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp điều trị nào như IVIG, có khả năng gây nhiễu với các xét nghiệm chẩn đoán.

PGS.TS. Huỳnh Nghĩa - Phó Trưởng khoa Y, Đại học Y dược TP.HCM

Tác dụng phụ của vắc xin Covid-19, các phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Covid-19 là vấn đề luôn được quan tâm. Tuy nhiên theo các chuyên gia và số liệu thực tiễn sau gần 2 năm đưa vào sử dụng, vắc xin Covid-19 được khẳng định là an toàn, tác dụng phụ là không đáng lo ngại.

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS Phạm Mạnh Hoàn – Cố vấn chuyên môn BVĐK Tâm Anh.

Các triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine covid

Vắc xin Covid-19 là chế phẩm sinh học nhằm cung cấp khả năng miễn dịch thu được chống lại virus SARS-CoV-2 có thể gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Vắc xin Covid-19 chứa kháng nguyên là một phần hoặc toàn phần virus SAR-CoV-2 gây bệnh Covid-19 đã được giết chết hoặc gây bất hoạt. Sau khi tiêm chủng cơ thể sẽ chủ động sản sinh miễn dịch đồng thời ghi nhớ tác nhân gây bệnh, tập dợt để chiến đấu chống lại chúng, tiêu diệt mầm bệnh khi phát hiện tác nhân gây bệnh xâm nhập, giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm cũng như giảm nguy cơ tiến triển nặng và tử vong khi mắc Covid – 1919.

Các triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine covid

Vắc xin Covid-19 chứa kháng nguyên là một phần hoặc toàn phần của virus đã được giết chết, hoặc bất hoạt giảm độc lực.

Cũng giống như tất cả các loại thuốc và các loại vắc xin khác, người được tiêm vắc xin Covid-19 có thể gặp phải các tác dụng phụ. Tùy vào thể trạng và cơ địa của từng cá nhân, có người gặp phải các tác dụng phụ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ, thậm chí có người không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Tác dụng phụ của vắc xin Covid cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể.

Đau ở vị trí tiêm là tác dụng phụ sau tiêmvắc xin Covid-19 thường gặp nhất. Theo đó là biểu hiện đau, nóng, mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ở vị trí tiêm. Đối với tác dụng phụ đau tại vị trí tiêm, người dân không cần quá lo lắng bởi các hiểu hiện này thường nhẹ và sẽ hết trong vài giờ, vài ngày, không ảnh hưởng đến sức khỏe và không tác động đến hiệu quả phòng bệnh của vắc xin.

Người tiêm vắc xin Covid-19 cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ tại các vị trí khác của cơ thể như đau đầu, đau cơ toàn thân, mệt mỏi, sốt (sốt nhẹ dưới 38 độ thường khỏi sớm sau 1-2 ngày, trường hợp sốt cao trên 38 độ cần theo dõi và được chăm sóc y tế nếu không đáp ứng với thuốc hạ sốt), ớn lạnh, buồn nôn, đau khớp hoặc đau cơ.

Các tác dụng phụ hiếm gặp sau tiêm vắc xin Covid-19 được xác định gồm một số hiện tượng sốc phản vệ, phản ứng dị ứng, hiếm gặp hơn là vấn đề rối loạn đông máu.

Các triệu chứng được cảnh báo như:

  • Sau tiêm vắc xin Covid cơ thể nổi mề đay, phù mạch nhanh;
  • Các biểu hiện liên quan đường hô hấp (khó thở, tức ngực, thở rít);
  • Các biểu hiện trên hệ tiêu hóa như: Đau bụng hoặc buồn nôn;
  • Tụt huyết áp hoặc ngất;
  • Hội chứng não, màng não cấp tính xuất hiện những cơn kịch phát, rối loạn ý thức.

Các triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine covid

Sau tiêm vắc xin Covid-19 có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Ngoài các tác dụng phụ thường gặp, một tỷ lệ người dân có thể gặp phải các phản ứng phụ nặng không mong muốn.

Tùy vào thể trạng của mỗi người mà tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 cũng khác nhau. Đặc biệt có những trường hợp được ghi nhận gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng của việc tiêm vắc xin Covid-19. Những phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vắc xin Covid-19 được Hệ thống báo cáo biến cố bất lợi vắc xin – VAERS của CDC Hoa Kỳ ghi nhận. Những trường hợp gặp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin Covid-19 rơi vào nhóm dân số chống chỉ định với vắc xin Covid-19, có thể nhận được sự bảo vệ của các kháng thể đơn dòng có trong thuốc Evusheld.

Những phản ứng bất lợi nghiêm trọng với vắc xin Covid-19 được VAERS ghi nhận gồm:

Phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin Covid-19 là rất hiếm. Tỷ lệ là khoảng 5/1.000.000 người được tiêm vắc xin Covid-19 tại Hoa Kỳ. Phản ứng phản vệ là loại phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể xảy ra sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, không riêng vắc xin Covid-19.

Huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu – TTS sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là rất hiếm. TTS là một trường hợp bất hợp hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, gây ra các cục máu đông trong các mạch máu lớn cùng với giảm tiểu cầu (các mảnh tế bào giúp hình thành cục máu đông) và tiêu thụ quá mức các yếu tố đông máu dẫn đến nguy cơ chảy máu . Tính đến ngày 10/3/2022, hơn 18,5 triệu liều vắc xin J & J/ Janssen Covid-19 đã được tiêm tại Hoa Kỳ. CDC và FDA đã xác định được 59 báo cáo về những trường hợp có hội chứng TTS sau tiêm vắc xin Covid-19. CDC cũng xác định 9 trường hợp tử vong có nguyên nhân hoặc trực tiếp do TTS sau khi tiêm vắc xin này. Đặc biệt, phụ nữ từ 30 – 49 tuổi cần lưu ý về nguy cơ gia tăng của tác dụng phụ hiếm gặp này.

Hội chứng Guillain-Barré (GBS) ở những người đã tiêm vắc xin Covid-19 là rất hiếm. GBS là một chứng rối loạn hiếm gặp, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây ra yếu cơ và đôi khi dẫn đến liệt. Hầu hết các trường hợp hồi phục hoàn toàn sau khi bị GBS nhưng vẫn có trường hợp bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là rất hiếm. Hầu hết các bệnh nhân bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc xin Covid-19 đều đáp ứng tốt với thuốc và nhanh chóng khỏe hơn sau khi nghỉ ngơi. Tính đến ngày 10/3/2022, VAERS đã nhận được 2.296 báo cáo về viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim ở những người từ 30 tuổi trở xuống có tiêm vắc xin Covid-19. Hầu hết các trường hợp được báo cáo sau khi tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna. Thông qua việc theo dõi, bao gồm đánh giá hồ sơ y tế, CDC và FDA đã xác minh được 1.367 báo cáo về viêm cơ tim.

Các báo cáo về trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là rất hiếm. FDA yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe báo cáo bất kỳ trường hợp tử vong nào sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cho VAERS, ngay cả khi không rõ nguyên nhân do vắc xin hay không. CDC nhấn mạnh, các báo cáo về biến cố bất lợi sau tiêm chủng, bao gồm của trường hợp tử vong, không nhất thiết có nghĩa là vắc xin đã gây ra vấn đề sức khỏe. Hơn 557 triệu liều vắc xin Covid-19 đã được sử dụng tại Hoa Kỳ từ ngày 14/12/2020 đến ngày 14/3/2022. Trong thời gian này, VAERS đã nhận được 13.273 báo cáo sơ bộ về trường hợp tử vong (0,0024%) ở những người tiêm vắc xin Covid-19.

Các triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine covid

Những trường hợp tiền sử phản vệ hoặc dị ứng với vắc xin phải chống chỉ định tiêm vắc xin có nguy cơ trở nặng nếu bị tác nhân SARS-CoV-2 tấn công.

Các trường hợp sau tiêm vắc xin Covid-19 xảy ra phản ứng nặng được ghi nhận là khá hiếm gặp, chỉ xảy ra trên một tỷ lệ nhỏ người dân. Các chuyên gia khoa học cho biết nguyên nhân do thể trạng và cơ địa. Cụ thể, một tỷ lệ người dân có cơ địa dị ứng với thức ăn, loại thuốc, do đó họ cũng có thể dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Covid-19. Những trường hợp này dễ gặp phải các phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Covid-19 hơn so với người không có cơ địa dị ứng.

Sau tiêm chủng, các tác dụng phụ thường gặp thường nhẹ và tự khỏi sau khoảng vài ngày. Trong hầu hết các trường hợp sự khó chịu do đau hoặc số là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra hàng rào bảo vệ, sản sinh miễn dịch chủ động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn cần lưu ý là cần gặp ngay bác sĩ, gồm:

  • Tình trạng mẫn đỏ hoặc bị đau ở vị trí tiêm trở nên tồi tệ hơn sau 24 giờ.
  • Xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào: sốt cao liên tục, nổi mề đay, ngứa, khó thở, buồn nôn, tim đập nhanh, tức ngực, choáng, co giật…

Những đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19 gồm:

  • Người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.
  • Người có dị ứng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vắc xin.
  • Bên cạnh các đối tượng chống chỉ định tiêm chủng vắc xin Covid-19 mất đi cơ hội được bảo vệ sức khỏe trước đại dịch, có nhiều đối tượng phải trì hoãn tiêm chủng cũng mất đi cơ hội được phòng bệnh sớm như
  • Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển chưa kiểm soát được.
  • Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù…
  • Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao, hoặc hóa trị, xạ trị.

Sau tiêm vắc xin Covid-19, bên cạnh các lưu ý về theo dõi sức khỏe tại nhà để kịp thời nhận biết các dấu hiệu liên quan đến tác dụng phụ của vắc xin, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý sau tiêm vắc xin.

  • Nên: Sau tiêm vắc xin Covid-19 cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước, bạn nên chú trọng bổ sung nước, nên uống từ từ và chi nhỏ lượng nước uống. Có thể bổ sung thêm nước hoa quả nhiều vitamin C, A. Nên ăn đủ nhóm chất: thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ, trái cây tươi. Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia nhỏ bữa ăn. Đối với tập luyện, nên tập luyện thể dục thể thao các bộ môn thể dục nhẹ nhàng, đi bộ chậm.
  • Không nên: uống rượu bia, uống nhiều thực phẩm chứa cafein (trà, nước tăng lực, cà phê…), ăn nhiều chất béo bão hòa (thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng).

Có thể dùng thuốc có chứa Paracetamol/Acetaminophen nếu bạn cần giảm các phản ứng phụ như đau và/hoặc sốt.
Để giảm đau và cảm giác khó chịu ở nơi tiêm, có thể dùng khăn sạch, mát và ẩm để đắp lên chỗ chỗ tiêm bị sưng đau. Tìm cách vận động hoặc tập thể dục cho cánh tay.

Để giảm cảm giác khó chịu do sốt, nên uống thật nhiều nước. Nên mặc trang phục nhẹ nhàng.

Trao đổi với bác sĩ về việc có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không cần kê toa, chẳng hạn như ibuprofen, acetaminophen, aspirin (chỉ dành cho những người từ 18 tuổi trở lên) hoặc thuốc kháng histamine nếu có bất kỳ cơn đau hoặc khó chịu nào sau khi tiêm chủng. Đây là những loại thuốc có thể sử dụng để giảm bớt tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin nếu không có lý do y khoa nào khác khiến họ không nên sử dụng các loại thuốc này một cách bình thường.

Với trẻ em, nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau không chứa aspirin cho trẻ em. CDC khuyến cáo không sử dụng các loại thuốc giảm đau này trước khi tiêm vắc xin Covid-19 để tránh gặp tác dụng phụ.

Các phản ứng được báo cáo sau khi tiêm mũi nhắc lại tương tự như sau khi tiêm mũi chính hai liều hoặc một liều.

Sốt, đau đầu, mệt mỏi và đau nhức tại chỗ tiêm là các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất và nhìn chung, hầu hết các tác dụng phụ đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Một số người có thể gặp phải một số tác dụng phụ của vắc xin, là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng hàng rào miễn dịch. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày nhưng sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không gặp tác dụng phụ nào sau tiêm vắc xin không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả vì phản ứng của mỗi người là khác nhau.

Những tác dụng phụ có thể gây ra vấn đề sức khỏe lâu dài là cực kỳ hiếm gặp sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả tiêm chủng Covid-19. Nếu có tác dụng phụ, chúng thường sẽ xảy ra trong vòng sáu tuần kể từ lúc tiêm vắc xin. Vì lý do này, trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thu thập dữ liệu về từng loại vắc xin ngừa Covid-19 được cho phép sử dụng trong tối thiểu hai tháng (tám tuần) sau liều cuối cùng.

Các tác dụng phụ sau mũi tiêm vắc xin Covid-19 thứ 2 có thể nặng hơn so với mũi đầu tiên. Các tác dụng phụ này là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng hàng rào miễn dịch và sẽ hết trong vòng vài ngày.

Theo CDC Hoa Kỳ, hiện tại không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin nào, bao gồm cả vắc xin Covid-19, gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản (vấn đề cố gắng mang thai) ở phụ nữ hoặc nam giới. Nếu bị nhiễm Covid-19 trong khi mang thai, sẽ có nhiều nguy cơ bị các biến chứng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và thai nhi đang phát triển. Tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần tuổi trở lên (trừ vắc xin Sputnik-V).

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về tác dụng phụ của vắc xin Covid-19, phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Covid-19 cũng như các dấu hiệu nhận biết và đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19. Những trường hợp chống chỉ định với vắc xin Covid-19 mất đi cơ hội được chủng ngừa bằng vắc xin cũng là mất đi cơ hội được bảo vệ giữa thời điểm dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Đây là nhóm đối tượng cần được bảo vệ tối đa trong giai đoạn hiện nay.