Cách bổ dừa lấy cùi

Đối với dừa để lấy nước uống, bạn nên chọn những quả dừa đã được bỏ hết vỏ xanh bên ngoài, chỉ còn sọ dừa bên trong. Khi mua dừa đã chặt sẵn vỏ ngoài, bạn sẽ thấy ở phần cuống dừa có 3 lỗ nhỏ. Trong 3 lỗ này sẽ có 1 lỗ khá mềm để dễ dàng chọc vào lấy nước. Lúc này bạn có thể dễ dàng dùng các dụng cụ như khoan, dụng cụ mở rượu, que xiên thịt hoặc tua vít để chọc vào 2 trong 3 lỗ của trái dừa. Chọc lỗ giúp khí lưu thông và dễ dàng đổ nước dừa ra ngoài.

Khi khoan dừa bạn nên hứng một cái cốc phía dưới để tránh việc nước dừa trào ra ngoài mà trở tay không kịp. Bạn có thể cắm ống hút vài uống trực tiếp từ trái dừa hoặc đổ nước dừa ra ly. Với các lỗ đã khoan thì sẽ mất 30 giây để nước dừa có thể ra hết ngoài cốc.

Lấy nước dừa từ lỗ tròn trên đầu chóp dừa. Ảnh: Internet.

2. Cách chặt dừa non không dùng nhiều sức

Đối với những quả dừa non, bạn không cần phải loại bỏ hết lớp vỏ dày bên ngoài mới lấy được nước. Với loại dừa này bạn chỉ cần dùng một chiếc dao sắc gọt phần vỏ trắng, mềm phía trên chóp của quả dừa. Cắt sao cho càng gần sát phía sọ dừa càng tốt, lúc này sẽ hiện lên phần nhọn của chóp dừa. Sau đó phần góc nhọn của dao cứng bổ thẳng theo chiều dọc, vuông góc vào chóp dừa để tạo thành một lỗ nhỏ. Sau đó dùng một con dao bình thường cắt từ phần lỗ vừa chặt cắt ra xung quanh thành 1 đường tròn rồi bẩy phần chóp này lên. Cách này chỉ thực hiện được vói dừa non thôi bạn nhé.

Cách chặt dừa non không tốn sức. Ảnh: Internet.

3. Chặt dừa chỉ với 3 nhát dao tạo thành hình tam giác

Ở miền Tây người ta thường hay chặt dừa hình tam giác trên chóp dừa để lấy nước uống. Nhìn có vẻ khó thực hiện nhưng chỉ với 3 nhát dao là bạn có thể làm được ngay. Để chặt dừa bằng cách này bạn phải cần có lực mạnh và một con dao nặng, cầm chắc tay.

Đầu tiên bạn cần chặt bớt phần cuống dừa cho bằng phẳng rồi đặt phần vừa chặt úp xuống mặt thớt. Sau đó dùng dao chặt một nhát thật mạnh để tạo thành cạnh đầu tiên của tam giác. Tiếp theo bạn chặt 2 cạnh còn lại để tạo hình tam giác. Với cách chặt này bạn có thể giữ nguyên phần chóp dừa để làm nắp. Đồng thời 3 cạnh của trái dừa cũng có thể dễ dàng để 3 ống hút cho 3 người uống cùng 1 lúc thật tiện lợi.

Đây là cách chặt quen thuộc của người miền Tây. Ảnh: Internet.

Bên cạnh nước dừa, cùi dừa cũng có thể được sử dụng làm mứt dừa hoặc nhiều công dụng khác. Vì thế đừng nên lãng phí dừa nhé. Để chặt dừa lấy cùi, bạn nên bổ dừa ra làm đôi. Đầu tiên bạn nên xác định một đường tròn xung quanh quả dừa, giống như đường "xích đạo". Đường này chia trái dừa làm hai bên đối xứng nhau. Đây là vùng liên kết yếu nhất của sọ dừa nên sẽ chặt dừa làm đôi rất dễ dàng.

Để cẩn thận hơn, có thể dùng 1 viên phấn để vẽ sẵn đường tròn này. Sau đó dùng một con dao nặng [dao dùng để chặt thịt hoặc dùng rựa] chặt phần sống dao vào đường phấn đã vẽ. Vừa chặt vừa xoay quả dừa cho đến khi dừa tách ra hoàn toàn. Nếu tiến hành đúng các bước, chỉ sau vài lần xoay bạn sẽ chặt được quả dừa làm hai phần bằng nhau.

Có thể vẽ sẵn đường xích đạo trên trái dừa để dễ định vị. Ảnh: Internet.

Lưu ý khi chặt dừa bạn nên dùng một lực vừa phải, không quá mạnh. Nếu dùng lực nhiều, vỏ dừa có thể vỡ ngay lập tức. Nếu dùng lực yếu thì sẽ mất thời gian để làm vỡ dừa. Và đặc biệt là không nên dùng phần lưỡi dao chặt dừa.

Một cách khác để chặt dừa lấy cùi là bạn đặt trái dừa vào bao ni lông dày rồi đập xuống nên xi măng. Hoặc có thể dùng búa để đập nhẹ cho sọ dừa nứt ra.

4.2. Cách lấy cùi dừa sau khi chặt

Dừa sau khi bổ làm đôi bạn cho vào lò làm nóng ở nhiệt độ 180 độ trong 15 phút hoặc cho vào lò vi sóng. Bước này giúp cơm dừa lóc khỏi sọ dừa một cách dễ dàng.

Dùng một cái muỗng lách vào khoảng trống giữa cùi dừa và sọ dừa rồi từ từ bẩy lên. Có thể dùng dao thay cho muỗng nhưng cách này cần nhiều kỹ năng hơn. Đó là cắt cơm dừa ra thành hình chữ V để tách nó ra thành những miếng tam giác rồi lấy lên.

Cách lấy cùi dừa ra khỏi sọ dừa. Ảnh: Internet.

5. Học cách gọt dừa kiểu Thái Lan tạo thành bóng dừa đẹp mắt

Ở Thái Lan bạn có thể dễ dàng bắt gặp các tiệm bán dừa dọc đường hoặc ở các xe rong trong cá khu chợ. Ngoài cách chặt dừa lấy nước uống thông thường, người Thái còn có cách gọt dừa rất hay để tạo thành một bóng dừa nguyên vẹn. Để gọt dừa theo cách này, ngoài con dao dùng để gọt phần vỏ dừa bên ngoài, bạn phải có thêm 2 con dao khác. Một con dao nhỏ, mũi nhọn để tách phần phía trên quả dừa, một con dao lớn hơn để tách phần xung quanh. Để gọt dừa kiểu Thái Lan bạn cần tiến hành như sau:

  • Trước tiên bạn dùng một con chặt phần vỏ dừa bên ngoài cho lộ ra phần trắng bên trong. Sau đó dùng dao vát nhẹ một đường xung quanh đường xích đạo của trái dừa. Gọt làm sao chỉ vừa để lộ phần thịt trắng của cùi dừa ra.
  • Dùng một con dao lớn và mỏng có phần đầu hơi cong để lách vào giữa cùi dừa và vỏ dừa. Nhẹ nhàng đẩy dao xuống dưới đáy cùi dừa. Vừa xoay dừa vừa đẩy dao đi hết đường tròn của trái dừa. 
  • Sau đó dùng con dao nhỏ, mũi nhọn để gọt bớt phần xơ còn dính từ sọ dừa.
  • Cuối cùng nhẹ nhàng đổ bóng dừa vào khay nhựa là bạn sẽ có một trái bóng dừa nhẵn, trơn, trắng tròn đẹp mắt. Chỉ cần cắm nhẹ ống hút vào bóng dừa là có thể uống ngay. 
Cách gọt này vô cùng mới lạ và đẹp mắt. Ảnh: Internet. 

Từ lâu, uống nước dừa đã được biết là rất tốt cho sức khỏe. Nước dừa thích hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em, khi chúng ta dùng đúng cách. Trên đây là 5 cách chặt dừa vô cùng thú vị giúp bạn có thêm nhiều chọn lựa khi chặt dừa hơn. Mùa hè đến rồi, hãy học những cách chặt dừa trên đây để có thể mua cả buồng dừa để dành, khi nào cả nhà muốn thưởng thức chúng ta có thể tự chặt tại nhà bạn nhé.

Hồng Ngọc

Dừa là một loại quả vừa ngon vừa có nhiều công dụng, mà nếu là dừa tươi nữa thì càng tuyệt. Bạn có thể ngại mua dừa còn nguyên quả nếu cứ đinh ninh rằng phải có dụng cụ khoan, cưa kim loại hoặc các dụng cụ chuyên dụng khác để bổ dừa. May thay, thực ra bạn có thể bổ dừa bằng những vật dụng mà có lẽ trong nhà cũng đã có sẵn. Phương pháp nướng dừa trong lò sẽ giúp dừa mềm ra đủ để bạn chỉ việc đập quả dừa vào một bề mặt cứng là nó vỡ ra. Nếu không có lò nướng, bạn có thể dùng vồ hoặc búa để đập vỡ quả dừa. Khi đã bổ được dừa, bạn chỉ cần một con dao bếp và dao gọt củ quả để lấy cùi dừa ra ăn.

  1. 1

    Chọc một lỗ trên đầu quả dừa. Trên đầu quả dừa có 3 vết lõm còn gọi là mắt, trong đó có một mắt mềm nhất. Hãy dùng dao nhọn chọc thử vào từng vết lõm để tìm vết nào dễ chọc nhất và khoét một lỗ rộng khoảng 1,5 cm.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể dùng que xiên kim loại hoặc tuốc nơ vít để chọc lỗ trên đầu quả dừa.

  2. 2

    Úp quả dừa vào miệng cốc. Để lấy nước dừa, bạn cần dùng một chiếc cốc. Úp ngược quả dừa lên miệng cốc sao cho lỗ thủng mà bạn vừa chọc nằm ngay trên cốc.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể để quả dừa bên trên miệng bát để hứng nước dừa. Tuy nhiên, nếu dùng chiếc cốc vừa với đầu quả dừa thì bạn sẽ không phải giữ để hứng nước chảy xuống.
    • Cốc đong cũng rất phù hợp để hứng nước dừa.

  3. 3

    Chờ cho nước dừa chảy xuống hết. Đặt quả dừa úp ngược trên miệng cốc vài phút hoặc đến khi nước dừa chảy hết. Có thể bạn phải lắc quả dừa vài lần để lượng nước còn lại ra hết.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu định cho dừa vào lò nướng để dễ bổ, bạn sẽ phải chắt nước dừa trước. Quả dừa còn đầy nước bên trong có thể bị vỡ trong lò nếu được nướng quá lâu.
    • Bạn không nhất thiết phải chắt nước trước nếu định dùng vồ để đập vỡ quả dừa, nhưng có lẽ bạn sẽ phải mất công lau dọn nước dừa, vậy nên tốt nhất là cứ chắt nước dừa trước.
    • Thường thì bạn sẽ hứng được khoảng 120 -180 ml nước dừa.
    • Nước của quả dừa non và tươi thường có vị ngọt. Nếu nước dừa bị nhớt thì có lẽ quả dừa đã hỏng và phải bỏ đi.

  1. 1

    Làm nóng trước lò nướng. Để bổ dừa bằng nhiệt, lò nướng của bạn phải đủ nóng. Hãy để nhiệt độ lò nướng ở mức 190 độ C và chờ cho lò nóng hẳn.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Đặt quả dừa vào khay và nướng trong 10 phút. Đặt quả dừa đã chắt hết nước vào khay nướng và cho vào lò. Nướng dừa khoảng 10 phút hoặc cho đến khi bạn nhìn thấy vỏ dừa bắt đầu nứt ra.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu quả dừa không nứt sau 10 phút, bạn hãy tiếp tục nướng cho đến khi vỏ dừa bắt đầu nứt. Kiểm tra quả dừa vài phút một lần để tránh nướng quá lửa không cần thiết.
    • Nếu không có nhiều thời gian, bạn cũng có thể nướng dừa trong lò vi sóng. Đặt quả dừa trong đĩa dùng được trong lò vi sóng và đun ở công suất cao trung bình trong 3 phút.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Lấy quả dừa ra và bọc trong khăn. Lấy khay nướng ra khỏi lò khi quả dừa bắt đầu nứt. Chờ cho dừa nguội khoảng 2-3 phút, sau đó bọc quả dừa trong khăn lau bát hoặc mảnh giẻ.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Cho quả dừa vào túi đựng rác và đập vào bề mặt cứng. Cho quả dừa đã bọc trong khăn vào một túi ni lông cỡ lớn. Vặn chặn miệng túi và đập quả dừa vào một bề mặt cứng vài lần cho đến khi bạn cảm thấy nó vỡ thành từng mảnh.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bề mặt mà bạn dùng để đập dừa càng cứng thì quả dừa càng dễ vỡ. Bề mặt bê tông rất thích hợp cho việc này.

  5. 5

    Lách mũi dao vào giữa lớp vỏ và cùi dừa để tách ra. Khi quả dừa đã vỡ ra thành từng mảnh, bạn hãy lấy ra khỏi túi và mở khăn ra. Cầm từng mảnh quả dừa lên, cẩn thận lách mũi dao vào giữa lớp vỏ và cùi dừa màu trắng để tách ra.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn không cần phải dùng dao sắc để tách cùi dừa. Tốt nhất là dùng dao cắt bơ trước và chỉ chuyển sang dùng dao sắc nếu thấy khó tách.
    • Giữ chắc các mảnh dừa trong khi tách cùi dừa bằng cách tì vào bàn.

  6. 6

    Gọt phần vỏ nâu sát bên ngoài cùi dừa. Sau khi tách cùi dừa xong, bạn sẽ thấy có lớp vỏ màu nâu phủ bên ngoài lớp cùi dừa màu trắng. Dùng dao gọt củ quả để gọt đi lớp vỏ này như bạn gọt vỏ khoai tây hoặc các loại củ quả khác. Khi đã gọt xong là bạn đã có thể ăn cùi dừa hoặc dùng để chế biến món ăn.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu không có dao gọt củ quả, bạn có thể dùng dao sắc và gọt cẩn thận.

  1. 1

    Bọc quả dừa trong khăn và giữ chặt. Sau khi đã chắt hết nước trong quả dừa, bạn hãy gập khăn lau bát và bọc một bên quả dừa. Dùng tay không thuận giữ quả dừa sao cho phần vỏ không bị phủ khăn nằm bên trên.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu muốn, bạn có thể tì quả dừa trên mặt bàn, nhưng phải điều chỉnh sao cho quả dừa có thể vỡ hẳn ra.

  2. 2

    Xoay quả dừa và dùng vồ gõ cho đến khi nứt. Cầm quả dừa trên khăn và dùng vồ gõ mạnh. Vừa gõ vừa xoay quả dừa để gõ được toàn bộ mặt ngoài của quả dừa hoặc cho đến khi nó bắt đầu nứt đôi.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Vồ bằng kim loại thường phù hợp nhất.
    • Nếu không có vồ, bạn có thể dùng búa đễ gõ quả dừa.

  3. 3

    Tách vỏ dừa và đặt mặt bên trong úp xuống. Khi quả dừa đã nứt xung quanh toàn bộ bề mặt vỏ, bạn có thể dùng tay để tách đôi quả dừa. Đặt úp các mảnh dừa trên bàn.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu quả dừa không tách ra được dễ dàng, bạn cần lặp lại bước vừa rồi – dùng vồ gõ xung quanh bên ngoài quả dừa. Một số điểm trên bề mặt vỏ có thể còn chưa nứt hẳn.

  4. 4

    Dùng vồ gõ vào quả dừa để cùi dừa lỏng ra. Đặt úp hai nửa quả dừa xuống bàn và dùng vồ gõ vào từng mảnh. Cách này sẽ giúp cùi dừa lỏng ra để tách ra khỏi vỏ dễ dàng hơn.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhớ gõ đều khắp hai nửa quả dừa để đảm bảo toàn bộ cùi dừa lỏng ra.
    • Nếu quả dừa vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn thì cũng không sao. Thực ra điều này còn giúp cho bạn dễ tách cùi dừa hơn.

  5. 5

    Lách dao vào giữa lớp vỏ và cùi dừa để tách ra. Sau khi dùng vồ gõ hai nửa quả dừa để làm lỏng cùi dừa, bạn hãy lách dao cắt bơ vào giữa cùi dừa và vỏ dừa. Dùng dao cẩn thận nạy cùi dừa cho đến khi nó tách hẳn khỏi vỏ dừa. Lặp lại như vậy cho tất cả các mảnh dừa.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhớ dùng dao cắt bơ để khỏi lo cắt vào tay khi làm việc.

  6. 6

    Gọt lớp vỏ nâu bên ngoài cùi dừa. Sau khi cùi dừa đã tách khỏi vỏ, bên ngoài cùi dừa vẫn còn một lớp vỏ mỏng màu nâu. Dùng dao gọt củ quả cẩn thận gọt lớp vỏ này để chỉ còn lại cùi dừa.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sau khi đã gọt sạch phần vỏ nâu bên ngoài cùi dừa là bạn đã có thể ăn hoặc chế biến.

  • Nước trong quả dừa không phải là nước cốt dừa – nó là thứ nước ngọt. Nước trong quả dừa hình thành tự nhiên trong quả dừa, có màu sắc và vị ngọt thay đổi tuỳ vào độ chín của quả dừa. Nước cốt dừa là một sản phẩm chế biến bằng cách ép dầu từ phần cùi dừa màu trắng, thường là sử dụng nước sôi. Bạn cũng có thể tự làm nước cốt dừa tại nhà.
  • Bạn cũng có thể bổ dừa bằng cách ném quả dừa vào tảng đá. Quả dừa sẽ vỡ ra và bạn lấy được phần cùi dừa.

  • Tuyệt đối không cắn vào quả dừa với mục đích làm vỡ quả dừa. Nó sẽ không vỡ mà còn có thể khiến bạn gãy răng.
  • Thật cẩn thận khi dùng vồ đập quả dừa. Bạn cần đập chắc tay nhưng không quá mạnh đên nỗi không kiểm soát được chiếc vồ. Hẳn là bạn không muốn vô tình đập trúng tay.
  • Đừng cho quả dừa vào lò nướng nếu chưa chắt nước dừa. Nó có thể bị vỡ nếu bạn nướng quá lâu và nước dừa sẽ hoá thành hơi nước, tạo ra áp suất cao bên trong.

  • Dao sắc
  • Cốc, bát hoặc cốc đong
  • Khay nướng
  • Khăn lau bát
  • Túi ni lông
  • Dao cắt bơ
  • Dao gọt củ quả
  • Khăn lau bát
  • Vồ kim loại hoặc búa
  • Dao cắt bơ
  • Dao gọt củ quả

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 26.731 lần.

Chuyên mục: Trái cây và rau củ

Trang này đã được đọc 26.731 lần.

Video liên quan

Chủ Đề