Cách cái võng cho be

Cùng với cây tre thì võng cũng là một hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam. Hình ảnh chiếc võng đung đưa giữa buổi trưa hè không biết đã xuất hiện từ lúc nào nhưng đã đi sâu vào tiềm thức mỗi con người. Tuy vậy nhưng không phải nằm võng lúc nào cũng tốt và đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vấn đề có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không cũng được rất nhiều mẹ quan tâm và nhận được khá nhiều ý kiến đa chiều. Vậy có nên cho trẻ nằm võng?

TRÁNH XA VỚI VÕNG, TRẺ SƠ SINH CÀNG KHỎE MẠNH

TẠI SAO MẸ HAY CHO TRẺ NẰM VÕNG?

Đưa võng ru con ngủ là truyền thống xa xưa của mỗi gia đình, cũng đã đi sâu vào tiềm thức dạy con trẻ của các bậc cha mẹ ông bà. Vậy nên đến ngày nay tuy có nhiều bài viết, báo cáo chỉ ra tác hại của việc cho trẻ nằm võng quá sớm nhưng nhiều mẹ vẫn không quan tâm và vẫn nuôi dạy con trẻ theo cách đó. Bởi suy nghĩ chưa thấy ai bị thế bao giờ và nó không chịu nằm giường thì cho nó nằm võng thôi từ đó vô tình tình tạo thói quen cho trẻ. Như vậy là không tốt.

Khí hậu nước ta thuộc dạng nóng ẩm. Những ngày nắng nóng, oi bức thường rất khó chịu kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Bởi thế, chiếc võng phát huy được ưu điểm của mình. Nằm võng thường thoáng mát làm cho trẻ thấy dễ chịu hơn. Cộng thêm với cái quạt gió thì chả có lí do gì trẻ quấy khóc, khó chịu.

Nhịp võng đu đưa thường dễ đi vào giấc ngủ, làm cho bé ngủ sâu hơn. Khi ấy mẹ có nhiều thời gian rảnh để làm việc khác.

NẰM VÕNG KHÔNG TỐT NHƯ MẸ NGHĨ. SỰ THẬT TÁ HỎA

Nằm võng ảnh hưởng đến hình dạng đầu và cột sống của trẻ.

Khi trẻ mới sinh ra thì tất cả các cơ quan đều còn non yếu và đang tập thích nghi với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ. Nếu mẹ cho trẻ nằm võng quá sớm thì vô tình phá vỡ sự định hình, định dạng của đầu, lồng ngực và cột sống của trẻ. Do trong khi nằm võng trẻ thường nằm nghiêng về một phía nếu mẹ không để ý có thể làm một bên đầu bị móp méo, không cân xứng. Lúc đó mẹ thường lót gối để cải thiện tình trạng này nhưng lại làm cho trẻ khó chịu, dễ bị trẹo cổ.

Ảnh hưởng cột sống của trẻ sơ sinh

Mặt khác, khi nằm võng thường là nằm cong người. Khi ấy, cột sống của bé còn rất mềm, dẻo sẽ định hình theo tư thế nằm. Lâu dần, khi cột sống cứng và chắc hơn thì sẽ rất khó thay đổi hình dạng cột sống. Từ đó gây nên tình trạng cong vẹo cột sống, lưng tôm, hay còng như nhiều người vẫn gọi.

Nằm võng gây ảnh hưởng hệ thần kinh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thần kinh chưa hoàn thiện và còn rất non nớt, chưa bám chắc vào hộp sọ. Khi mẹ cho bé nằm võng thường có thói quen đung đưa cho trẻ dễ ngủ. Thói quen đó tưởng từng như vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Nhẹ là thần kinh chậm phát triển, trẻ chậm chạm, tư duy yếu kém, rối loạn ngôn ngữ, giảm trí lực và thị lực. Nếu lâu dài có thể mắc hội chứng rung lắc là một dạng chấn thương não bộ rất nguy hiểm.

Ảnh hưởng hệ thần kinh của trẻ Hội chứng rung lắc

Ngoài ra, khi trẻ nằm võng mà bị rung lắc nhiều sẽ làm cơ thể mệt mỏi khiến trẻ chìm vào giấc ngủ. Mặc dù ngủ nhưng trẻ luôn giật mình, khóc thét, hai tay luôn nắm chặt, những biểu hiện đó chứng tỏ bé đang sợ hãi. Nếu kéo dài tình trạng này thì não bộ cũng sẽ chịu ảnh hưởng không tốt.

Nằm võng làm hạn chế vận động ở trẻ.

Khi ngủ trên võng, trẻ sẽ chỉ giữ mãi một tư thế trong lúc ngủ. Võng thường ôm lấy hai bên người của trẻ, và khá là khó khăn để thay đổi tư thế nằm mà không thức giấc. Vì thế, dù bé ngủ sâu, ngủ lâu nhưng cơ thể không thoải mái, có cảm giác ê ẩm, nhức mỏi sau khi thức dậy. Vì thế trẻ thường quấy đạp, la khóc, lật người, hay thay đổi tư thế sau khi dậy.

Dễ gặp tai nạn khi để con trên võng.

Khi trẻ nằm võng dù là thức hay ngủ đều có khả năng gặp tai nạn bất kì lúc nào. Do những hành động vô thức của trẻ như xoay người, lật người, quẫy đạp, dễ làm chúng bị té ngã, vướng ngón tay, ngón chân vào các mắt võng gây nên hậu quả nghiêm trọng. Dù cho các mẹ có đề phòng, ngăn ngừa như thế nào đi nữa thì vẫn có lúc nào đó ngoài ý muốn. Không phải lúc nào cũng an toàn tuyệt đối được.

Tạo cho trẻ thói quen không tốt.

Ngủ võng lâu dài sẽ khiến bé phụ thuộc vào chiếc võng. Những lúc khó chịu, quấy khóc đều phải đưa võng thay vì ôm và dỗ dành bé. Vào mùa hè thì thời tiết nóng bức không chỉ cả ngày mà còn về đêm. Khi ấy nhiều mẹ phải cho con nằm võng cả ngày lẫn đêm để bé ngủ. Hay khi đi đâu đó mà không có võng theo trẻ hay gắt ngủ, quấy khóc, ngủ không ngon. Từ đó, việc sử dụng võng sẽ trở thành lệ thuộc vào võng. Tạo cho trẻ thói quen không tốt, không chỉ ảnh hưởng bé mà còn cả những người xung quanh.

NẰM VÕNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH.

Nằm võng thực sự không tốt cho trẻ. Đối với người lớn thì thường thấy lợi trước mắt mà không để ý cái tác hại lâu dài. Hiện nay rất nhiều các chuyên gia đều khuyên phụ huynh không nên cho trẻ nằm võng, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp bất đẵng dĩ, trẻ đã bị nghiện võng thì có thể cho bé nằm võng nhưng phải chú ý các điều kiện sau:

  • Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng nằm võng. Trẻ trên 6 tháng có thể tập nằm võng nhưng chỉ với thời gian ngắn.
  • Khi cho trẻ nằm võng cần lót thêm tấm nệm, tấm lót hay chiếc chiếu nhỏ để cho trẻ được nằm thoải mát, dễ dàng vận động và hạn chế cong vẹo cột sống.
  • Không được đưa võng mạnh tay bởi hệ thần kinh bé còn yếu. Bé dễ dàng bị kinh sợ, giật mình, ngủ không ngon. Mẹ chỉ được đưa võng nhẹ tay và dừng lại lúc bé đã ngủ.
  • Không được lạm dụng võng quá mức, chỉ sử dụng võng khi bé buồn ngủ. Cần tạo cho bé không gian để bé hoạt động cơ thể như bò, lăn, trườn, tập đi, đứng, để tìm tòi và khám phá.
  • Không cho bé ngủ trên võng quá lâu vào ban ngày. Tuyệt đối không để bé ngủ qua đêm trên võng cho dù không đưa võng.
  • Khi cho bé nằm võng nên cho bé nằm ngang hoặc chéo võng để cột sống được nâng đỡ tốt hơn.
  • Khi bé ngủ trên võng cần chèn, chắn các vật mềm xung quanh võng để tránh bé bị té ngã.
  • Cần có người ở cạnh quan sát khi bé nằm võng để tránh trường hợp đáng tiếc sảy ra.

CAI VÕNG CHO BÉ RẤT KHÓ VÀ CẦN KIÊN TRÌ

Có khá nhiều mẹ đã gặp phải trường hợp éo le khi con mình bị nghiện võng. Các mẹ thường mách nhau một số cách để cai võng cho bé. Tuy nhiên việc đó rất khó, cần có sự kiên trì và cứng rắn.

CAI VÕNG CHO BÉ RẤT KHÓ VÀ CẦN KIÊN TRÌ

Giảm thời gian cho bé nằm võng từ từ

Các mẹ quan sát và tính toán xem bé nhà mình thường nằm một ngày thì khoảng bao nhiêu thời gian nằm trên võng rồi sau đó lên mốc thời gian để giảm dần số lần bé nằm võng từ từ.

Đầu tiên mẹ cần hạn chế thời gian bé nằm chơi trên võng bằng cách thu hút sự chú ý của trẻ ở các nơi khác. Cho trẻ chơi ở trên mặt phẳng với nhiều loại đồ chơi và chơi cùng với bé. Khi bé quấy khóc, la hét không dùng đến võng để cứu cánh. Chỉ cho bé nằm võng khi trẻ thực sự buồn ngủ

Tiếp theo, là hạn chế thời gian bé ngủ trên võng. Giấc ngủ của trẻ thường chia làm 2 phần: ngủ động và tĩnh. Khi mới bắt đầu ngủ bé hay giật mình, ngọ nguậy để tìm tư thế thoải mái. Lúc này bé rất dễ thức dậy và la khóc nếu bế bé lên. Mẹ để yên cho bé ngủ chừng 10 đến 15 phút khi bé đã thực sự say giấc thì bế bé lên.

Khi bế bé lên mà bé vẫn ngủ yên thì thử đặt bé xuống mặt phẳng để ngủ còn bé quấy khóc thì đặt lại xuống võng ru bé ngủ. Khi đặt xuống mặt phẳng mà bé khóc thì lại bế bé lên ru ngủ chứ không tìm đến võng nữa, đến khi nào bất đắc dĩ thì mới dùng. Lặp lại như vậy cho đến khi bé chịu ngủ trên mặt phẳng.

Khi đã quen với việc ngủ trên mặt phẳng thì mẹ không dùng võng để ru bé ngủ nữa. Thay vào đó nhũng lúc buồn ngủ, mẹ có thể bế bé lên ru rồi đặt luôn bé xuống giường. Khi đặt xuống mà bé khóc thì lại bế bé lên. Sau vài lần thì bé sẽ chịu ngủ yên trên mặt phẳng.

Cách làm này rất tốn công và mất rất nhiều thời gian. Nhưng cũng khá là hiệu quả đối với những bé nghiện võng nặng. Qúa trình này thường kéo dài và không có thời gian cụ thể. Tùy theo từng bé mà có thể thay đổi quá trình để bé có giấc ngủ ngon và không phụ thuộc vào võng.

Trực tiếp cho bé nằm trên mặt phẳng

Với cách làm này, khoảng 2 đến 3 ngày đầu bé thường khó ngủ và quấy khóc liên tục. Mẹ có thể ôm hay bế ru bé cho đến khi bé ngủ say rồi mới đăt xuống. Đối với mẹ nào cứng rắn hơn thì trực tiếp cho bé nằm xuống giường hoặc chiếu để bé tự ngủ. Nhưng bé có thể quấy khóc, la làng rất lâu và đến khi nào mệt thì bé mới ngủ thiết đi.

Cách làm này thì không nên sử dụng cho những bé ở trong gia đình 3 thế hệ. Bởi sẽ có sự phản đối và ngăn cấm của ông bà nên rất khó thực hiện. Cách làm này có thể gây mất đoàn kết gia đình nên các mẹ cần cân nhắc.

Cho bé nằm nôi, cũi để thay thế

Đây cũng là một giải pháp để cai võng cho trẻ. Nôi, cũi cũng có thể đưa. Mẹ chỉ cần chọn và sử dụng nôi cũi có vật liệu lót thông thoáng thì bé sẽ dễ dàng chấp nhận sự thay đổi này. Việc nằm nôi cũng khá an toàn. Một số loại nôi có chế độ rung tự động cũng có thể giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Mẹ có thể cài đặt thời gian rung và tranh thủ làm công việc khác cũng rất tiện.

Tuy vậy, cách làm này mấy ngày đầu tiên bé có thể ngủ không ngon hoặc bé chưa chấp nhận sự thay đổi này nên mẹ cần chú ý và điều chỉnh.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ NGỦ NGON MÀ KHÔNG CẦN VÕNG

Tạo môi trường thoáng mát, dễ chịu.

Trẻ con rất sợ nóng và khí hậu oi bức, khó chịu. Đối với những gia đình có điều kiện thì việc trang bị điều hòa nhiệt độ là một chuyện khá đơn giản và nhẹ nhàng. Lúc ấy bé có thể ngủ ngon ngay trên chiếc giường thân yêu mà không cần phải đung hay làm gì cả.

Còn với phần gia đình thiếu điều kiện thì cần phải tìm cách khác để bé dễ ngủ ngon và võng là một trong những cách ấy. Mẹ có thể trang bị một chiếc giường lưới, chõng tre, nôi, ở những nơi thoáng gió, rộng rãi trong khuôn viên nhà để bé dễ ngủ thay vì võng.

Chỉ cho bé nằm mặt phẳng cho dù bất kì thời tiết nào

Đối với trẻ sơ sinh khi vừa ra tháng hay có nhiều trẻ không muốn nằm giường nữa. Bởi khi mới sinh ra các mẹ thưởng ủ ấm, và lót nệm, lót mền cho bé. Khi đã quen với thời tiết và thân nhiệt bé đã ổn định thì việc nằm trên tấm lót, trên nệm sẽ là phần lưng bé bị bí hơi, dễ ra mồi hôi.

Mẹ có thể thay áo ngắn tay, quần đùi cho bé mặc, chọn vật liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi để bé dễ chịu. Mẹ cũng có thể cho bé nằm ra giường, chiếu mà không cần lót nữa. Khi trời nóng, có thể cho bé nằm chiếu trúc, giường lưới, chõng tre để ngủ và chỉ cho bé nằm trên mặt phẳng để hình thành thói quen và dễ dàng vận động.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ NGỦ NGON MÀ KHÔNG CẦN VÕNG

Tóm lại, nằm võng không tốt nhưng cũng không hẳn là xấu. Tuy nhiên việc sử dụng võng cho bé cần đúng cách, đúng thời gian và đúng địa điểm. Không được lạm dụng quá sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hãy chú ý sức khỏe của bé, không nên suy nghĩ theo cảm tính và lợi ích của bản thân. Đối với trẻ cần tỉ mỉ, kiên nhẫn và chịu khó.

Xã hội càng phát triển thì nhận thức của con người càng tiến bộ. Việc chăm sóc con trẻ càng trở nên quan trọng và kĩ lưỡng hơn. Vậy nên, mẹ cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức để nhận biết cái nào tốt, để áp dung cái nào xấu để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cuối cùng, cám ơn các mẹ và các bạn đã đọc bài viết này.

2402 views
Share FacebookTwitterPin It

Video liên quan

Chủ Đề