Cách cắt may chân váy chữ a

Công thức cắt may chân váy chữ A
Các nàng công sở hẳn là không còn xa lạ gì với chiếc chân váy chữa A nửa. Bởi tính ứng dụng cao và vẻ đẹp thanh thoát nhã nhặn đài các của người mặc.Đây không còn là sản phẩm mới lạ nữa nhưng cũng như áo sơmi chân váy chữa A là một món đồ không thể thiếu trong tủ quàn áo của mỗi người con gái.

 

Chân váy chữ A thanh lịch duyên dáng


 

Bạn có muốn tự thiết kế cho mình một chiếc chân váy chữ A. Rất đơn giản bạn chỉ cần làm theo sự hướng dẫn của Trung tâm Dạy cắt may giá rẻ chúng tôi để có được một sản phẩm hoàn hảo cho bản thân cũng như món quà để tặng cho  người mình yêu quý.

 Hướng dẫn Học cắt may chân váy chữ A

Nguyên vật liệu chuẩn bị

 + Khổ Vải: dài 1,5m ; rộng 1,3 trở lên + Vải mếch + Khóa giọt lệ + Thước dây, thước gỗ, phấn vẽ, kim ghim,

+Máy may , chỉ có màu phù hợp với vải

Cách thực hiện may chân váy chữ A :

Giống với công thức Học cắt may chân váy xòe , đầu tiên bạn phải có số đo và  tính số đo theo công thức trong hình.
 

 
Học cách cắt vải

 1 Cách đo và lấy số đo

Tên

Cách đo

Dài váy

Từ ngang thắt lưng xuống gối
58

Hạ mông

Từ ngang thắt lưng xuống chỗ mông to nhất, khoảng cách này tùy thuộc vào số đo mông
 

Mông dưới 80cm

Hạ mông 18cm

Mông 80 -90cm

Hạ mông 20cm

Vòng eo

Đo vừa sát quanh eo

Vòng mông:

Đo tại nơi cao nhất của mông
 

 
 Số đo mẫu cho bạn:

Tên

Ký hiệu

Kích thước[cm]

Dài váy

Dv

58

Hạ mông

Hm

20

Vòng eo

Ve

66

Vòng mông

Vm

88

 
2. Cách vẽ và cắt may chân váy chữ A Cách vẽ

Thân trước


 

Tên

Thao tác

Số đo[cm]

AB

Số đo dài váy

58

AC

Hạ mông

20

AD

CE = CF = ¼ mông +0.50cm= 88/4 + 0,5

22,5

DD1

giảm vào 3cm

FB1

thêm ra 3cm

Nối B1E vẽ cong ED1 đến đường hông
 

B1b2

giảm lên 1cm

Vẽ cong đường lai B1B2
 

AA1

giảm xuống 1cm.

Vẽ cong đường eo A1D1
 

Vẽ banh eo

: ¼ vòng eo thật =66/4

16.50

A1D1

22,5 – 3
 

19,5

Phần nhấn banh

A1D1-phần vẽ banh eo=19,5-16,5

3cm

Vẽ banh nằm ngay giữa eo, dài 12cm
 

 
Thân sau:

 
Cách vẽ giống thân trước,và bạn chỉ cần sang dấu. Điều khác biệt duy nhất là  ở đường eo giảm sâu hơn 1cm.

 Nẹp lưng rời:

- Rộng từ 2 đến 3cm
- Bề nẹp = Ve + 1cm : đầu nhọn và + 3cm thừa ra để trừ hao.

Cách cắt:

- Thân váy: khi cắt bạn chừa thêm lai + đường may chung quanh. - Nẹp lưng rời: Cắt 1 miếng vải có kích thước như trên [x 2] nẹp gấp đôi, nên ép mếch tại giữa nẹp để tấm nẹp được cứng và đẹp hơn.

Liên hệ tư vấn:

Học viện dạy thiết kế thời trang RICH_FASHION

Địa chỉ: Số 11- Ngõ 394 Cầu Giấy –Hà Nội   Điện thoại: 0982 810 286   Hotline: 0982 810 286  

Website: //hoccatmay.com.vn/

Làm thế nào để rập may chân váy đẹp một cách nhanh chóng? Đây có lẽ là câu hỏi được các chị em yêu thích váy đầm quan tâm nhiều nhất. Bật mí rằng, bạn hoàn toàn có thể tự may cho mình nếu có một công thức hoàn chỉnh. 

Chân váy có nhiều loại kiểu dáng đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, ở bài đăng này, xưởng may CP VN sẽ hướng dẫn cách may hai kiểu phổ biến nhất. Đó là chân váy chữ A và chân váy bút chì. Đọc bài viết để biết công thức là gì bạn nhé!

Thiết kế rập may chân váy chữ A đơn giản nhất

Chân váy chữ A là một món trang phục phổ biến được nhiều chị em ưa chuộng. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được chân váy chữ A ở các shop thời trang. Tuy nhiên, giá cả cũng như kiểu dáng lại là vấn đề mà các chị em phụ nữ quan ngại.

Chính vì vậy, xưởng may Chipi Việt Nam muốn giới thiệu cho bạn công thức cơ thiết kế rập bản nhất. Từ đó, chị em có thể tự tay sáng tạo cho mình một chiếc chân váy thật xinh xắn. Cụ thể như thế nào, cùng đọc tiếp các phần bên dưới bạn nhé!

Cách xác định số đo

Đầu tiên trong quá trình rập may chân váy, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cơ bản. Các dụng cụ cần thiết để rập may chân váy bao gồm:

  • Vải may[chọn lựa loại vải có chất liệu phù hợp, thoải mái].
  • Bìa cứng để vẽ mẫu rập. 
  • Phấn may, bàn là, kéo, máy may,…
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số phụ kiện như cúc áo, dây kéo,…

Bước tiếp theo, bạn tiến hành đo theo cách sau đây:

  • Độ dài váy: Bạn đo từ ngang thắt lưng xuống gối[dài ngắn có thể tùy ý thích người mặc].
  • Hạ mông: Bạn đo từ ngang thắt lưng xuống chỗ mông to nhất. Khoảng cách này tùy thuộc vào số đo của mông:

+ Mông dưới 80 cm hạ mông 18 cm.

+ Mông 80 – 90 cm hạ mông 20 cm.

+ Mông trên 90 cm hạ mông 22 cm.

  • Vòng eo: bạn đặt thước dây đo vừa sát quanh eo của mẫu. Người được lấy số đo không quá siết bụng để lấy số đo được chính xác.
  • Vòng mông: đặt thước đo vừa sát quanh chỗ nở nhất của mông. Chú ý không quá chật cũng không quá nới lỏng. 

Sau đây là bảng tham khảo số đo mẫu cho bạn tự thực hành:

Độ dài váy 58 cm.
Hạ mông 20 cm.
Vòng eo 66 cm.
Vòng mông 88 cm.

Lưu ý, bảng số đo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể thay đổi bằng cách tăng giảm size của rập may chân váy sao cho phù hợp nhất.

Cách vẽ và cắt may chân váy chữ A

Sau khi bạn đã biết cách xác định số đo mẫu, tiếp đến sẽ là cách vẽ và cắt may. Vẽ rập may chân váy chữ A vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau. 

Vẽ thân trước

Để vẽ thân trước, bạn cần xác định các đoạn: 

  • Chiều dài = AB = số đo = 58 cm[tham khảo bảng số đo mẫu phía trên].
  • Hạ mông = AC = 20cm.
  • Lấy các đoạn AD = CE = CF = 1/4 mông + 0.5 cm.
  • Lấy đoạn DD­1 và giảm vào 3 cm, đồng thời đoạn FB1 thêm ra 3 cm. Sau đó bạn nối đoạn B1E và vẽ cong ED1 đến đường hông.
  • Xác định đoạn B1B2 giảm lên 1 cm. Theo đó, bạn vẽ cong đường lai B1B2.
  • Đoạn AA1 giảm xuống 1 cm. Theo đó vẽ cong đường eo A1D1.
  • Tiếp theo, vẽ banh eo =  1/4 vòng eo thật.
  • Đoạn A1D1 = 22,5 – 3 = 19,50 cm. Xác định phần để nhấn banh: 19,50 – 16,50 = 3 cm. Vẽ banh sao cho nằm ngay giữa eo và có chiều dài 12cm.

Lưu ý: Nếu phần thừa để nhấn banh trên 3 cm thì phải chia thành 2 banh. Theo đó là để nhấn 1 banh chính và 1 banh phụ. Không nên nhấn banh sâu quá 3 cm.

Vẽ thân sau

Để rập may chân váy chữ A phần thân sau, cách vẽ cũng tương tự như thân trước. Tuy nhiên, thân sau chỉ khác ở đường eo là giảm sâu hơn 1 cm.

Xác định nẹp lưng rời:

  • Bề cao: từ 2 đến 3cm
  • Bề dài: Vòng eo + 1 cm đầu nhọn và 3 cm thừa ra để trừ hao. [Như vậy, khi may vào vòng eo, 1 đầu nhọn và 1 đầu thừa ra 3 cm].

Cách cắt vải rập may chân váy chữ A

Như vậy bạn đã vẽ xong rập may chân váy chữ A, việc cần làm lúc này chỉ là cắt vải. Bạn cần chuẩn bị cho mình một tấm vải có chất liệu phù hợp. Theo đó, để cắt một cách chính xác, bạn cần quan tâm đến những điểm sau đây:

  • Phần thân váy, bạn chừa thêm lai cộng thêm một đường may chung quanh.
  • Phần nẹp lưng rời, bạn cắt 1 miếng vải nẹp gấp đôi. Phần này có thể làm thêm 1 miếng lót bằng vải keo cho đứng nẹp. 
  • Ngoài ra, mỗi đường xác định, bạn chừa dư ra 1 cm để có thể dễ dàng chỉnh sửa.

Quy trình may

  • Bước 1: Đầu tiên thực hiện may banh eo.
  • Bước 2: Ráp đường hông. Một bên ráp suốt, một bên chừa lại 15 cm để gắn dây kéo.
  • Bước 3: Gắn dây kéo bên hông: rẽ đường may của hông váy sang 2 bên. Trong đó một bên sát đường phấn vẽ, một bên loe khỏi đường phấn vẽ độ 3 ly. Đặt dây kéo vào may dính thật chắc chắn.
  • Bước 4: May nẹp lưng rời[đầu nhọn nằm trên].
  • Bước 5: Kết lai.
  • Bước 6: Kết móc, kiểm tra lại và hoàn thiện sản phẩm.

Công thức rập may chân váy bút chì

Chân váy bút chì, hay còn gọi là chân váy công sở. Đây có lẽ là một món đồ quen thuộc với chị em làm việc văn phòng. Sẽ tiện lợi và thoải mái hơn nếu các chị em biết cách rập may chân váy công sở tại nhà. Thêm vào đó, điều này vừa giúp tiết kiệm vừa đẹp hơn rất nhiều so với đặt may bên ngoài.

Việc may chân váy công sở không hề khó, cách làm tương tự như rập may chân váy chữ A. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo dựa trên cách thực hiện dưới đây. Tin chắc rằng, cách thiết kế này sẽ không làm bạn thất vọng.  

Xác định dáng váy và số đo mẫu

Có thể bạn chưa biết, chân váy bút chì sẽ được chia làm ba kiểu dáng riêng biệt. Đó là dáng bút chì, dáng thẳng và dáng chữ A. Tùy theo kiểu dáng mà có cách đo gấu và vòng mông khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình rập may thì các bước còn lại vẫn đảm bảo công thức chung giống nhau.

Bạn có thể tham khảo bảng thông số dưới đây để biết sự khác biệt đó là gì:

Dáng bút chì Gấu bé hơn mông 3 cm.
Dáng thẳng Gấu bằng mông.
Dáng chữ A Gấu lớn hơn mông 3 cm.

Ngoài ra, những chi tiết khác thì vẫn được giữ nguyên theo công thức chung.

  • Vòng eo = 66 cm[ở đây lấy ví dụ số đo của mẫu].
  • Hạ mông = 22 cm.
  • Dài váy: dao động từ 44 cm đến 48 cm.

Cách vẽ rập may chân váy bút chì

Các chị em có thể tự rập chân váy bút chì tại nhà theo các cách cơ bản nhất. Có những cách may vá chỉ cần cắt vải theo mẫu rập có sẵn. Tuy nhiên, để chuyên nghiệp và đẹp hơn thì bạn nên theo đúng công thức nhất định.

Thân trước

Để vẽ phần thân trước của chiếc váy bút chì, bạn cần xác định các đoạn, điểm sau đây:

  • Dài váy có độ dài khoảng 48 cm[độ dài này có thể thay đổi tùy mẫu]. Tiếp theo bạn kẻ gấu, sa vạt bằng 1 cm. 
  • Độ dài đường hạ mông khoảng 22 cm [trong đó hạ mông =  2/10 vòng mông].
  • Rộng ngang bụng: 1/4 vòng bụng khoảng 16,5 cm[ với vải co giãn – 0,5 cm]
  • Rộng ngang mông: 1/4 vòng mông khoảng 22 cm[gấu – 3 cm = 19 cm]. Theo đó, từ mông xuống gấu giảm vào 3 cm. Tiếp tục, giảm bụng và đánh cong 1 cm. 
  • Kẻ đường từ eo tới mông chia đôi, từ điểm đó ra thêm 0,5 cm nữa.
  • Xa vạt 1 cm: đánh thẳng.

Thân sau

Sau khi thực hiện xong thân trước, tiếp theo đây sẽ là cách vẽ rập cho phần thân sau:

Từ điểm giữa bụng vào 2 cm, rồi từ điểm hạ mông đánh cong, vẽ ôm một theo đường.

  • Vòng bụng =  1/4 số đo vòng bụng của mẫu.
  • Vòng mông = 1/4 số đo vòng mông + 0,5 cm cử động.

Tiếp đến bạn vẽ đường xẻ sau khoảng 14 cm đến 18 cm, rộng 5 cm.

Lưu ý các đường may sau khi rập may chân váy bút chì:

  • Sườn 2cm.
  • Bụng 1cm.
  • Gấu 3cm.
  • Sống 2cm.
  • Ngoài ra, đối với vải co giãn, mông và thân trước trừ đi 0,5 cm. Đồng thời giữ nguyên thân sau của váy.

Quy trình may

  • Bước 1: May phần chiết ly thân trước và thân sau.
  • Bước 2: May đáp cạp vào thân trước, thân sau.
  • Bước 3: Ráp đường sườn hông bên trái.
  • Bước 4: Tra khóa giọt lệ bên sườn phải[tay phải thuận kéo khóa hơn]
  • Bước 5: Gấp gấu lên may.

Một số lưu ý khi rập may chân váy cho người mới bắt đầu

Nhìn chung, chân váy là một dạng trang phục khá dễ mặc, dễ phối đồ cho hầu hết bạn gái. Để sở hữu một chiếc chân váy đơn giản cũng chẳng thành vấn đề vì đã có công thức sẵn. Tuy nhiên, đối với các bạn mới thực hiện lần đầu thì không tránh khỏi mắc phải những thiếu sót.

Khi rập may chân váy, bạn chú ý đến các số đo, nhất là vùng mông và eo. Rất nhiều trường hợp tuy đo đúng số đo mẫu nhưng khi may ra thành phẩm lại bị hụt. Cho nên, sản phẩm lúc này sẽ bị lỗi và không thể sử dụng được.

Ngoài ra, trong quá trình chọn lựa vải để rập may chân váy, bạn cũng cần có sự cân nhắc. Chọn vải hay tính vải may đều đòi hỏi phải có một số kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và đỡ tốn thời gian trong quá trình may rất nhiều.

Chính vì vậy, bạn tuyệt đối nên tránh xa các loại chất liệu nặng, cứng. Các chất liệu này sẽ làm cho chân váy của bạn trở nên xấu đi. Hơn nữa còn khiến mất form và gây khó chịu khi mặc vào. Thay vào đó, lựa chọn chất liệu mềm mại sẽ giúp chân váy của bạn trông uyển chuyển hơn đấy.

Kết luận

Như vậy, bạn đã biết được công thức rập may chân váy qua bài viết trên rồi phải không nào. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Truy cập Xưởng may Chipi để đọc thêm nhiều bài viết hay khác về lĩnh vực này bạn nhé. Chúc bạn thực hiện thành công. 

Video liên quan

Chủ Đề