Cách chữa nứt nẻ chân tay tại nhà

[QNO] - Nguyên nhân chính khiến chân tay bị nứt chảy máu vào mùa đông là do da khô quá mức đến nỗi trở nên sừng hóa, mất độ đàn hồi gây ra hiện tượng nứt nẻ.

Mùa đông, người bị nứt nẻ tay chân cần tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng - Ảnh minh họa.

Theo BS Nguyễn Thành, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh [Bệnh viện Da liễu Trung ương] những bệnh như: Viêm da do cơ địa, á sừng và một số bệnh ngoài da có vẩy khác có xu hướng tăng khi thời tiết giá lạnh.

Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ cùng với mồ hôi để giữ cho da mềm mại, đàn hồi bền bỉ, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, bụi bẩn... Khi nhiệt độ, độ ẩm xuống thấp làm da mất nước, các axít hữu cơ để bảo vệ da dẫn đến da bị co rúm, khô, mất độ đàn hồi và nứt nẻ.

Bệnh này có yếu tố di truyền. Những người hay mắc bệnh nhất là người có thành viên trong gia đình có cơ địa dễ dị ứng hoặc những người do nghề nghiệp, công việc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh... Những tác nhân này làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Người bệnh nên đeo găng, đi tất để giữ ẩm cho da - ảnh minh họa.

Để da tay chân vẫn mềm mại trong mùa đông, mà không cần dùng thuốc thì hàng ngày bạn cần uống đủ nước để chống khô tay, khô chân. Bên cạnh đó, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam, bưởi... nhằm cung cấp độ ẩm cho da. Thực tế cho thấy, đại đa số người bệnh đều là người ít ăn rau quả.

Các chuyên gia da liễu cũng khuyến cáo, để chăm sóc bệnh á sừng vào mùa đông, bạn nên tránh rửa tay khi không cần thiết. Khi rửa tay, không nên rửa nước quá nóng hay quá lạnh, bởi nước nóng sẽ làm bong tróc lớp dầu bảo vệ da, trong khi nước lạnh dễ gây cảm giác tê buốt trong mùa đông. Tốt nhất người bệnh nên rửa nước ấm.

 

Để bàn tay, bàn chân của mình không bị nứt nẻ trong mùa khô cần tẩy tế bào chết mỗi tuần giúp loại bỏ bụi bẩn, cải thiện lưu thông máu và giữ da khỏe [nhưng không được ngâm nước muối loãng vì làm da càng khô].

Hơn nữa, khi rửa tay, người bệnh tránh dùng xà phòng khử mùi, tạo bọt hoặc có mùi thơm, bởi các loại xà phòng đó đều chứa các chất phụ gia rửa mất lớp dầu bảo vệ da. Khi chế biến thức ăn nên đeo găng tay bảo vệ, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối...

Người bị á sừng nên bôi các chế phẩm làm mềm, ẩm da như vaseline rồi đeo găng tay hoặc đi tất chân [càng lâu càng tốt] để giữ ẩm và bảo vệ lớp sừng khỏi bị nứt nẻ.

Dưới đây là những phương thuốc trị nứt nẻ chân tay vô cùng hiệu quả với nguyên liệu ngay trong căn bếp của bạn.

Mật ong – dầu dừa

Không chỉ nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, mật ong giúp trị da mặt bị khô rất hiệu quả và còn giúp da tay da chân chống lại các vi khuẩn có hại do thành phần chất kháng khuẩn tự nhiên có trong mật ong.

Dùng 1 muỗng cà phê mật ong trộn thật đều với 2 muỗng cà phê dầu dừa rồi thoa lên tay chân để dưỡng da tránh nứt nẻ, bong tróc.

Cám gạo

Cám gạo có chứa nhiều vitamin B, và là thảo dược tự nhiên giúp tẩy tế bào da chết. Bạn chỉ cần cho thêm một ít dầu dừa và mật ong để hỗn hợp đặc quánh lại.

Bôi hỗn hợp này lên vùng gót chân bị nứt và giữ trong vòng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Làm như vậy hằng này, gót chân của bạn sẽ trở nên mềm mại, không bị nứt nẻ nữa.

Đây là biện pháp chữa nứt gót chân khá đơn giản và tiết kiệm chi phí, được những người phụ nữ nông thôn sử dụng khá nhiều.

 

Các loại lá

- Lấy 1 nắm lá chè tươi rửa sạch, giã nát, hòa thêm ít nước, rồi vắt lấy nước đặc, rửa tay chân vài lần sẽ khỏi.

- Lấy 8g cây kinh giới rửa sạch, tán nhỏ hòa với nước cốt hành hương, ngày bôi vài lần.

- Lấy lá khế tươi rửa sạch, giã với nước đắp lên chỗ ngứa hoặc dùng dầu lửa [dầu tây] nhỏ vài giọt vào rất hiệu nghiệm.

Chuối chín

Chuối có tác dụng dưỡng ẩm da rất tốt giúp tẩy tế bào chết và dưỡng làn da khô trở nên mềm mịn tự nhiên. Tất cả là nhờ trong chuối có chứa thành phần dưỡng chất dồi dào không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho da.

Để trị da khô nứt nẻ, bạn hãy lấy một quả chuối chín nghiền nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da khô, gót chân bị nứt, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Sau đó ngâm chân thêm khoảng 2 phút trong nước lạnh.

Đây là cách rất đơn giản nhưng lại giúp cải thiện làn da khô nứt nẻ hiệu quả. Bạn nên thực hiện thường xuyên sẽ có được đôi gót sen mềm mại.

Nước cốt chanh và đu đủ chín

Công thức này cũng thường được chị em áp dụng cho vùng da mặt bởi tính dưỡng ẩm và chống lão hóa tuyệt vời từ nước cốt chanh và đu đủ mang lại.

Bạn hãy thực hiện ở cùng gót chân để chăm sóc da mềm mịn và hồng tự nhiên.

Công thức tự nhiên này cho bạn chăm sóc gót chân tiện dụng và hiệu quả trong mùa đông. Tạo hỗn hợp nước cốt chanh và đu đủ chín, thoa vào gót chân bị nứt, để 20 phút sau đó rửa sạch.

Hỗn hợp khoai tây, sữa tươi và mật ong

Bạn cần chuẩn bị 1 củ khoai tây, nửa chén sữa tươi không đường, vài thìa mật ong.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Trước tiên hãy luộc chín khoai tây, sau đó bóc vỏ, nghiền nhuyễn rồi cho sữa tươi và mật ong và trộn đều tạo thành dạng hỗn hợp sánh mịn.

Trước khi dùng, bạn chà rửa gót chân cho sạch, lau khô bằng khăn mềm, sau đó dùng hỗn hợp vừa tạo đắp lên gót chân, để khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Mặt nạ tự nhiên này sẽ cho bạn làn da tay, chân trắng mịn và chống khô nẻ.

Theo doisongphapluat.com

Nứt nẻ chân tay sẽ khiến người bệnh cảm giác khó chịu, đôi khi còn gây ra tình trạng chảy máu nếu không biết cách xử lí.

Phần nhiều mọi người đều tìm mua các loại thuốc bôi , mà không biết rằng chính trong gian bếp nhà tồn tại những phương thuốc trị nứt nẻ chân tay vô cùng hiệu quả.

Cách trị nứt nẻ tay chân bằng mật ong – dầu dừa

Không chỉ nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, mật ong giúp trị da mặt bị khô rất hiệu quả và còn giúp da tay da chân chống lại các vi khuẩn có hại do thành phần chất kháng khuẩn tự nhiên có trong mật ong.

Dùng 1 muỗng cà phê mật ong trộn thật đều với 2 muỗng cà phê dầu dừa rồi thoa lên tay chân để dưỡng da tránh nứt nẻ, bong tróc.

Dùng cám gạo

Cám gạo có chứa nhiều vitamin B, và là thảo dược tự nhiên giúp tẩy tế bào da chết. Bạn chỉ cần cho thêm một ít dầu dừa và mật ong để hỗn hợp đặc quánh lại.

Bôi hỗn hợp này lên vùng gót chân bị nứt và giữ trong vòng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Làm như vậy hằng này, gót chân của bạn sẽ trở nên mềm mại, không bị nứt nẻ nữa.

Đây là biện pháp chữa nứt gót chân khá đơn giản và tiết kiệm chi phí, được những người phụ nữ nông thôn sử dụng khá nhiều.

Các loại lá

- Lấy 1 nắm lá chè tươi rửa sạch, giã nát, hòa thêm ít nước, rồi vắt lấy nước đặc, rửa tay chân vài lần sẽ khỏi.

- Lấy 8g cây kinh giới rửa sạch, tán nhỏ hòa với nước cốt hành hương, ngày bôi vài lần.

- Lấy lá khế tươi rửa sạch, giã với nước đắp lên chỗ ngứa hoặc dùng dầu lửa [dầu tây] nhỏ vài giọt vào rất hiệu nghiệm.

Dùng chuối

Chuối có tác dụng dưỡng ẩm da rất tốt giúp tẩy tế bào chết và dưỡng làn da khô trở nên mềm mịn tự nhiên. Tất cả là nhờ trong chuối có chứa thành phần dưỡng chất dồi dào không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho da.

Để trị da khô nứt nẻ, bạn hãy lấy một quả chuối chín nghiền nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da khô, gót chân bị nứt, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Sau đó ngâm chân thêm khoảng 2 phút trong nước lạnh.

Đây là cách rất đơn giản nhưng lại giúp cải thiện làn da khô nứt nẻ hiệu quả. Bạn nên thực hiện thường xuyên sẽ có được đôi gót sen mềm mại.

Nước cốt chanh và đu đủ chín

Công thức này cũng thường được chị em áp dụng cho vùng da mặt bởi tính dưỡng ẩm và chống lão hóa tuyệt vời từ nước cốt chanh và đu đủ mang lại.

Bạn hãy thực hiện ở cùng gót chân để chăm sóc da mềm mịn và hồng tự nhiên.

Công thức tự nhiên này cho bạn chăm sóc gót chân tiện dụng và hiệu quả trong mùa đông. Tạo hỗn hợp nước cốt chanh và đu đủ chín, thoa vào gót chân bị nứt, để 20 phút sau đó rửa sạch.

Hỗn hợp khoai tây, sữa tươi và mật ong

Bạn cần chuẩn bị 1 củ khoai tây, nửa chén sữa tươi không đường, vài thìa mật ong.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Trước tiên hãy luộc chín khoai tây, sau đó bóc vỏ, nghiền nhuyễn rồi cho sữa tươi và mật ong và trộn đều tạo thành dạng hỗn hợp sánh mịn.

Trước khi dùng, bạn chà rửa gót chân cho sạch, lau khô bằng khăn mềm, sau đó dùng hỗn hợp vừa tạo đắp lên gót chân, để khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Mặt nạ tự nhiên này sẽ cho bạn làn da tay, chân trắng mịn và chống khô nẻ.

Nước muối ấm

Hẳn trong bếp nhà bạn sẽ có muối ăn. Vậy đây chính là nguyên liệu bạn dễ tìm nhất để chữa nứt gót chân rồi. Hòa muối vào nước ấm cho tan hết rồi ngâm chân trong vòng 10 phút.

Tiếp tục ngâm chân trong nước mát để máu được lưu thông thật tốt.

Những biện pháp hạn chế sự khởi phát hoặc bệnh nặng hơn như:

- Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì chà xát mạnh càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn.

- Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu... Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối...

Nếu nhất thiết phải làm công việc này, nên mang găng tay bảo vệ.

Tuy nhiên, lưu ý: găng tay bằng nhựa dẻo sẽ ít gây phản ứng dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian dài nhất là khi ra mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm.

- Luôn giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay.

- Cắt ngắn móng tay, chân và giữ vệ sinh sạch sẽ.

- Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích nổi nhiều thương tổn hơn, dễ gây nhiễm trùng.

- Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà...

- Thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất.

- Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt...

Thực tế cho thấy đại đa số người bệnh đều là người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

[Live stream] Xịt rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý: Lợi hay hại?

Video liên quan

Chủ Đề