Cách giải xui khi gặp bà bầu

[Lichngaytot.com] Đổ phong long cho bà đẻ và gì và có giúp hóa giải hết vận xui, vận đen do phong long gây ra hay không là thắc mắc chung của nhiều người. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đón đọc nội dung trong bài viết dưới đây của Lịch Ngày Tốt.

1. Phong long là gì?

Chắc hẳn nhiều người đã từng ít nhất một lần nghe thấy từ “phong long” hay bắt gặp trường hợp được gọi là đốt phong long, giải phong long, xông phong long…

Vậy chính các thì phong long là gì và tại sao người ta lại kiêng kị phong long đến như vậy?
 

Thực chất, phong long là một khái niệm rất mơ hồ để ám chỉ những điều xui xẻo, đen đủi, rủi ro, không may nói chung hiện diện trong từng tình huống, công việc, từng thời điểm của một vấn đề gì đó.
 

Theo quan niệm dân gian, phong long là âm Hán Việt của hai chữ “gió rồng”, đọc lái đi sẽ thành “rò giống” tức ám chỉ luồng tà khí sinh ra từ những người phụ nữ bị hư thai, hỏng thai, bỏ thai hoặc sản phụ mới sinh con và chưa hết thời gian ở cữ.
 

Phong long còn được biết đến với những cái tên khác như phong lông, phong lông tử, cung long, bong long… chỉ những gì ô uế, đen đủi xuất phát từ các sản phụ đang ở cữ hoặc người phụ nữ bị hỏng thai, nạo phá thai.

Đọc thêm: Đâu là cách giúp các vong nhi chết do nạo, phá thai được siêu thoát

Có thể là do bắt nguồn từ câu “sinh dữ tử lành” nên nhiều người mới cho rằng những người phụ nữ trên sẽ mang lại vận xui, đen đủi, xúi quẩy, không may mắn cho người khác.
 

Và cứ thế, dần dà người ta cho rằng cứ gặp điều xui xẻo, đen đủi trong cuộc sống hàng ngày hoặc buôn bán ế ẩm, làm việc gì cũng không được như ý, đầu không xuôi, đuôi không lọt… người ta thường gán vào một câu “bị trúng phong long”, “mắc phong long”.
 

Còn người nào tới thăm sản phụ hay người phụ nữ bị hư thai, nạo phá thai về mà gặp chuyện không may mắn cũng bị coi là đã “chạm cung long” cần phải tiến hành giải phong long thì mới mong được yên ổn.
 

Người xưa quan niệm rằng, một khi đã bị dính phong long thì cần phải tiến hành đốt phong long thì mới giải được hết vận đen, tránh được rủi ro. Từ đó mà khái niệm “đổ phong long”, “đốt phong long giải xui” ra đời.
 

2. Phong long có thật sự đáng sợ không?

Rốt cuộc thì phong long có thật sự gây ra những điều xui xẻo, đen đủi cho người không may dính phải hay không vẫn là thắc mắc chưa được giải đáp chính xác của rất nhiều người.
 

Bởi thực tế, đây chỉ là một quan niệm dân gian được truyền miệng từ xa xưa cho tới nay. Phong long xuất hiện thực tế là do người ta luôn tin rằng ai cũng gặp xui xẻo về một vấn đề gì đó và đều muốn tống khứ nó đi, lấy về may mắn.
 

Vậy những hậu quả của phong long là gì?
 

Dân gian cho rằng, phong long có thể gây ra những hậu quả như: làm cái gì cũng không thành, người ngợm khó chịu, hay nóng gắt, gây gổ, gia đình lục đục, bệnh tật, thi cử rớt lên rớt xuống, đi xe thì xe hư…Đặc biệt, với những người làm kinh doanh vốn đã rất “tín”, họ lại càng tin vào những điều xui xẻo mà phong long gây ra như buôn bán ế ẩm, công việc làm ăn trì trệ, bị khách trả hàng, lỗ nhiều hơn lãi… 
 

Chính vì thế mà người kinh doanh khi mở hàng đầu ngày hay đầu tháng rất kiêng kị bán hàng cho phụ nữ mang thai.
 

Hay cũng có thông tin cho rằng những người thường hay đi đến những chỗ không sạch sẽ [những nơi hành lạc, ăn chơi nam nữ] sẽ bị nhiễm phong long nặng [luồng uế khí].
 

Dòng khí đó sẽ bám víu theo những người này khi rời khỏi và khiến họ dần mất đi may mắn, tỉnh táo trong công việc, giao tiếp khiến cuộc sống không được suôn sẻ, thuận lợi.
 

Song những điều xui xẻo mà phong long gây ra có thật hay không thì vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ cho tới thời khoa học hiện đại như ngày nay. 
 

Nhưng dân gian có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên dù có thật hay không, người ta vẫn coi phong long có tồn tại thật sự và áp dụng một số biện pháp hóa giải để đạt được sự bình yên trong tâm thức.

Đọc ngay: Bật mí những chiêu hóa giải khi gặp vận xui


 

3. Tại sao bà đẻ cần đổ phong long?

Với riêng sản phụ sau sinh khi hết thời gian ở cữ, dân gian quan niệm rằng cần tiến hành đổ phong long bằng cách đi chợ mua bán một thứ gì đó [cũng gọi là bán phong long] thì mới coi như đã rũ sạch hết vận xui, vận rủi bám trên người mình.
 

Sở dĩ bà đẻ cần đổ phong long là bởi xuất phát từ câu nói của ông bà ta thời xưa “gặp đám ma là may còn gặp đám cưới thì đen”. Vậy nên việc sản phụ sinh con là chuyện vui của cả gia đình nhưng sẽ không phải là điềm lành đối với những người đến thăm.
 

Thực tế cho thấy, đã có nhiều trường hợp người đi thăm bà đẻ về gặp phải những chuyện không may, đen đủi từ trên trời rơi xuống như ngã xe, tai nạn, kinh doanh thất bại,… mà không rõ nguyên do vì sao.

Từ đó quan niệm việc thăm bà đẻ trong thời gian ở cữ sẽ gặp xui xẻo cần phải kiêng kị. Khám phá ngay: Muốn buôn may bán đắt, đừng phạm đại kỵ trong phong thủy cửa hàng


 

Theo các chuyên gia, việc tới thăm bà đẻ bị gặp xui xẻo là không có cơ sở khoa học mà chỉ dựa trên quan điểm của những người xưa. Rất có thể, những điều không may xảy đến lại trùng hợp với thời điểm bản thân đi thăm bà đẻ nên mới nảy sinh quan niệm dân gian mắc phong long từ bà đẻ này.

4. Đổ phong long có hết xui không?

Như vậy, đổ phong long tức chỉ hành động sản phụ hết thời gian ở cữ hay người phụ nữ bị hư thai, phá thai phải đi mua bán một thứ gì đó ở chợ. Mục đích là để mình được “sạch sẽ” và mọi việc trong nhà được may mắn, thuận lợi.
 

Hành động này xuất phát từ quan niệm “mua may bán rủi” của người xưa.
 

Đồng tiền mà sản phụ dùng để mua hàng được cho là mang theo phong long, nên khi trả tiền cho người bán hàng tức là đã đổ được phong long, đã xả được sự xui xẻo đi khỏi người mình.
 

Còn về việc sau khi đổ phong long có hết xui thật không thì vẫn chưa có kiểm chứng xác thực, nhưng chắc chắn một điều hành động đó giúp cả sản phụ, gia đình và người tới thăm cảm thấy yên tâm hơn, nhẹ nhõm và thoải mái hơn về sau.
 

5. Cách hóa giải, gỡ bỏ phong long cho sản phụ sau sinh

Để hóa giải vận đen do phong long gây ra, sản phụ có thể thực hiện giao dịch mua bán, trao đổi một vật gì đó ngoài chợ sau thời gian ở cữ. Đó chính là phương pháp đổ phong long nói bên trên sẽ xua tan được những điều không may đang đeo bám.
 

Ngoài ra, sản phục còn có thể áp dụng những cách thông dụng khác như: 
 

- Đốt phong long [cũng gọi là đốt vía]:

Cách tiến hành đốt phong long: Dùng lửa đốt một tờ giấy khổ lớn rồi hơ xung quanh khắp nhà, tập trung vào các ngách khuất, tối tăm, ẩm thấp để loại bỏ năng lượng tiêu cực.
 

Trong khi đốt, miệng nhẩm khấn: “Ba hồn bày vía, ba hồn chín vía ở đây, vía lành thì giữ, vía dữ mời đi. Tống khứ hung khí, uế khí, tà khí, yêu khí, cởi dị phong long, tiêu sản, ma mới, ma cũ, người quá khứ, khô cốt cấp cấp tẩu tán…” để xua đuổi những thứ tà ma, những điều đen đủi.Xem chi tiết cách đốt phong long giải xui trong bài viết dưới đây:

Mách bạn cách đốt phong long giải xui chuẩn xác nhất để tống khứ hết vận đen, rủi ro
Đốt phong long giải xui là một trong những cách làm quen thuộc để xua đuổi hết vận đen. Hầu hết mọi người đều biết cách đốt phong long nhưng để đốt đúng và

 

- Xông phong long:


Các nguyên liệu dùng để xông phong long ngày nay rất đa dạng trên thị trường. Đó có thể là một vài vị thuốc xông mua được dễ dàng ở các tiệm thuốc Đông y, hoặc trầm hương hay các loại bột được pha trộn đắt tiền.
 

- Làm lễ cúng:

Tính đúng thì, nếu sinh bé gái là sau 28 ngày, bé trai sau 29 ngày do quan niệm “gái sụt hai, trai sụt một”.
 

Lễ cúng này vừa để báo cáo với ông bà tổ tiên, vừa là lễ tạ ơn “ba bà chúa Sanh Thai và 12 bà Mụ” đã phù hộ nâng đỡ, chăm sóc cho đứa trẻ trong thời gian mang thai, sinh nở. 
 

Sau lễ cúng, sản phụ cũng được coi như hết thời gian ở cữ cũng là hết bị phong long, vận xui đeo bám.


Theo quan niệm của ông bà xưa ta cho rằng việc đi thăm bà đẻ sau khi sinh thường đem đến những vận đen xui rủi. Khiến cho người thăm sẽ gặp nhiều điều không may. Chính vì vậy, khi đi thăm đẻ về thì người thăm cần phải xả xui trước khi vào nhà để giúp tránh rước họa cho gia đình. Tuy nhiên, thật hư việc thăm bà đẻ về có xui xẻo hay không chỉ là truyền miệng dân gian có từ xưa đến nay & chưa nhà khoa học nào khẳng định. Nhưng để bảo đảm mang đến điều tốt lành cho bản thân cũng như gia đình thì các bạn tốt nhất là nên tìm cách giải xui sau khi thăm bà đẻ về. Và sau đây Đồ Cúng Tâm Linh sẽ lý giải mọi thắc mắc về vấn đề thăm bà đẻ có xui hay không cũng như cách xả xui khi đi thăm bà đẻ tốt nhất.

Bạn đang xem: Giải xui đi thăm bà đẻ

Đi thăm bà đẻ có xui hay không?

Đi thăm bà đẻ có xui hay không?

Cho đến nay, chưa có một căn cứ khoa học nào chứng minh việc đi thăm bà đẻ sẽ gặp xui xẻo, hay đen đủi cả. Thực chất, phụ nữ sau khi sinh con & em bé mới đẻ đều yếu. Cả mẹ lẫn con đều cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi, và tránh tiếp xúc với nhiều người lạ. Mọi người đi thăm đến từ nhiều nơi khác nhau, và có thể mang không khí bụi bẩn từ bên ngoài vào dễ gây ảnh hưởng đến hai mẹ con.

Có lẽ vì thế mà người xưa hay nói rằng thăm bà đẻ là xui rủi để ít người đến thăm, và nhất là trong tháng cữ đầu. Mục đích vừa là để giúp bảo vệ sức khỏe, vừa có nhiều không gian, cũng như thời gian yên tĩnh cho mẹ và bé nghỉ ngơi.

Mỗi người sẽ có 1 quan điểm riêng trong việc này. Tuy nhiên, cách tốt nhất là trong tháng đầu, mọi người nên hạn chế việc đến thăm bà đẻ.

Vì sao bạn lại nên hạn chế đi thăm bà đẻ?

Bé sơ sinh và mẹ cần nhiều thời gian để thư giãn nghỉ ngơi

Bé sơ sinh và mẹ cần nhiều thời gian để thư giãn nghỉ ngơi

Khách đến thăm tất nhiên là bà đẻ sẽ phải ngồi dậy để thực hiện viện tiếp khách. Tiếng ồn dễ làm cho em bé thức giấc, và giật mình. Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng đến tâm lý & sức khỏe của cả mẹ và bé, mọi người nên chú ý.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Trang Điểm Mắt To Hơn Cuốn Hút Như Sao Hàn, 7 Mẹo Trang Điểm Để Có Đôi Mắt Đẹp Long Lanh

Khách đến không thể giúp đỡ gì

Mọi người đến chơi có thể chọn thời điểm khi em bé đã tròn 1 tháng, cứng cáp và khỏe hơn. Còn trước đó em bé còn quá nhỏ, khách đến chơi cũng không thể giúp ru bé ngủ hay cho bé ăn được, chỉ làm ảnh hưởng đến hai mẹ con nhiều hơn thôi.

Tâm trạng mẹ sau sinh thường sẽ bất ổn

Có rất nhiều trường hợp mẹ sau sinh trở nên bị trầm cảm, có thể nguyên nhân cũng đến từ việc quá nhiều người đến thăm viếng sau khi đẻ. Do đó nên hạn chế trong tháng đầu để mẹ được thoải mái nghỉ ngơi hơn.

Hạn chế viếng thăm vì tâm trạng mẹ sau sinh thường sẽ bất ổn

Cách xả xui sau khi đi thăm bà đẻ

Tắm xông: sau khi thăm bà đẻ có thể tắm xông 1 số loại lá thảo dược, thảo mộc,… để tẩy uế, giải xui, và đặc biệt là những người làm ăn kinh doanh.Ăn trứng lộn: đây là cách dân gian từ xưa của ông bà. Người xưa cho rằng ăn trứng vịt lộn sẽ giúp đẩy đi những cái đen đủi, và vận hạn sau khi đi thăm bà đẻ về.

Ăn trứng lộn là cách dân gian xả xui từ xưa khi đi thăm bà đẻ vềĐốt xông: trước khi vào nhà hãy sử dụng mảnh giấy, bột xông hoặc trầm hương đốt lên, đi qua đi lại vài vòng để giúp giải vận xui. Đi đền, chùa: đây là những nơi linh thiêng và yên tĩnh, giúp tâm hồn được thanh tịnh, nhẹ nhàng, trang nghiêm để giúp loại bỏ đi những vận đen vận xui.

Một số lưu ý khi đi thăm bà đẻ

Khi đến thăm bà đẻ, bạn nên lưu ý những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn như:

Không nói quá to, quá nhiều gây ảnh hưởng đến em bé. Đừng bắt bà đẻ phải làm thế này, thế kia, và nói những điều không tốt gây ảnh hưởng đến cảm xúc. Hãy để tâm trạng của họ được vui vẻ và thoải mái.Nếu bạn đang ốm, thì đừng nên đến thăm bà đẻ. Bạn sẽ dễ trở thành nguyên nhân lây bệnh cho cả mẹ lẫn bé – những người đang cần được nghỉ ngơi và hồi sức.Đừng ở lại quá lâu, hãy chú ý đến thời gian hợp lý để mẹ & bé có đủ thời gian nghỉ ngơi. Chuẩn bị đi xa không nên đến thăm bà đẻ nhằm để tránh gặp xui trong chuyến đi.

Chuẩn bị đi xa không nên đến thăm bà đẻ nhằm để tránh gặp xui trong chuyến đi. Người đang có bầu cũng không nên đến thăm bà đẻ.Không nên bế ẵm, hay hôn trẻ: thực tế các bác sĩ luôn khuyên người lớn không được hôn trẻ nhỏ, nhằm tránh lây nhiễm các bệnh cho các bé.Không đến thăm vào ngày đầu tháng, hay ngày rằm.Người làm ăn kinh doanh nếu muốn đến thăm hãy chờ cho đứa em bé đầy tháng.Không thăm bà đẻ vào những ngày đầu tháng, ngày rằm: để nhằm tránh vận xui rủi đeo theo hết tháng thì bạn nên tránh những ngày này. Ngoài ra, bạn cũng không nên đi viếng thăm bà đẻ lúc trời chạng vạng đâu nhé.

Trên đây là một số chia sẻ về những lưu ý cần thiết và cách xả xui khi đi thăm bà đẻ mà các bạn có thể tham khảo qua. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn cùng gia đình mình! Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Tâm Linh để được tư vấn miễn phí nhé!

Video liên quan

Chủ Đề