Cách lấy gỉ mũi cho bé

Gỉ mũi tích tụ lâu ngày khiến bé cảm thấy khó chịu, thậm chí còn gây khó thở cho bé. Vậy có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không và cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất là gì? Cùng Fitobimbi tìm hiểu mẹ nhé!

Gỉ mũi do đâu mà có?

Trẻ sơ sinh thường cảm thấy khó chịu, đói bụng hay bị đau ở đâu đó sẽ cất tiếng khóc để báo hiệu cho mẹ biết. Sau khi khóc dịch mũi sẽ tiết ra nhiều hơn, lâu dần dịch sẽ khô lại và tạo thành gỉ mũi, tích tụ lại trong mũi của trẻ.

Trường hợp nữa là khi bé bị cảm cúm, sổ mũi do thời tiết, dịch mũi sẽ đọng lại và tạo thành gỉ mũi. Gỉ mũi của bé đôi khi là dịch nhầy trong suốt hoặc có khi bị khô cứng.

Dù gỉ mũi ở dạng nào cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, nghẹt mũi, khó thở. Chính vì vậy, cha mẹ cần vệ sinh mũi thường xuyên để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ thở, ngủ ngon giấc hơn.

Nếu cha mẹ không biết cách vệ sinh mũi, lấy gỉ mũi cho bé đúng cách sẽ khiến tổn thương niêm mạc mũi của bé, gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Việc làm sạch mũi cho bé sơ sinh là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không? Và lấy bằng cách nào để đảm bảo an toàn nhất cho bé.

Việc làm sạch mũi cho bé sơ sinh là việc làm cần thiết.

Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không?

Mỗi lần thấy trẻ sốt, cảm cúm hay sổ mũi, trẻ thở khò khè bằng miệng vì mũi bị ngạt mẹ đều rất lo lắng. Thường trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, nên khóc nhiều và dịch mũi từ đó cũng tiết nhiều hơn khiến bé cảm thấy khó thở. Lúc này việc mẹ có thể giúp bé dễ thở hơn là loại bỏ gỉ mũi cho bé.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ không biết cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào để an toàn nhất sẽ dẫn đến việc tổn thương, nhiễm trùng vì niêm mạc mũi trẻ rất mỏng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Vì thế, lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh là việc cần thiết nhưng cha mẹ cần đảm bảo được kỹ năng nhất định để việc lấy gỉ mũi cho trẻ đảm bảo an toàn.

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất

Có rất nhiều cách để lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cách nào hiệu quả và an toàn nhất, không gây tổn thương vùng mũi cho bé. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây nhé!

Cách lấy gỉ mũi bằng tăm bông cho trẻ sơ sinh

Phần lớn nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng tăm bông để lấy gỉ mũi cho bé. Tuy nhiên, nhiều người lại lựa chọn tăm bông không phù hợp gây hại đến niêm mạc. Tăm bông dùng để lấy gỉ mũi cho bé thường là đầu bông gòn, đầu nhỏ, mềm để dễ dàng lấy gỉ mũi ra ngoài.

Chuẩn bị: Để lấy gỉ mũi cho bé sơ sinh bằng tăm bông, mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau: tăm bông gòn, nước muối sinh lý pha loãng, khăn mềm.

Cách lấy gỉ mũi bằng tăm bông cho trẻ sơ sinh

Cách thực hiện:

Đầu tiên, mẹ hãy đặt bé nằm thẳng trên giường. Sau đó, nhỏ nước muối sinh lý loãng để làm mềm gỉ mũi cho bé. Bên cạnh đó, dùng tăm bông tẩm ẩm nước muối sinh lý, sau đó lấy đầu bông gòn đẩy nhẹ nhàng gỉ mũi ra. Cần tránh không được ngoáy mạnh hoặc đẩy gỉ mũi vào bên trong. Nếu gỉ mũi cứng mẹ có thể làm ẩm bằng cách đắp khăn ẩm lên mũi bé. Tiếp tục, chuyển sang mũi bên cạnh và làm tương tự như vậy. Sau đó, dùng khăn mềm vệ sinh sạch xung quanh mũi của bé.

Chú ý: Không nên nhỏ nước muối loãng quá 2 lần/ ngày cho bé. Khi lấy gỉ mũi không nên nô đùa, bé sẽ ngọ nguậy khó lấy gỉ mũi, thậm chí có thể khiến trầy xước, tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Cách lấy gỉ mũi bằng dụng cụ hút cho bé trẻ sơ sinh

Cách này thường áp dụng đối với trường hợp dịch mũi của trẻ trong, gỉ mũi mềm. Để hút mũi cho trẻ cha mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau: dụng cụ hút mũi đã tiệt trùng, nước muối pha loãng và khăn mềm.

Cách này thường áp dụng đối với trường hợp dịch mũi của trẻ trong, gỉ mũi mềm.

Cách thực hiện:

Để bé nằm nghiêng khoảng 30-45 độ so với mặt đất. Dùng tay đỡ lấy gáy và đầu của bé, nhỏ nước muối loãng vào mũi của bé để làm mềm gỉ mũi. Đồng thời, giúp vệ sinh và kháng khuẩn cho mũi bé sạch sẽ. Tiếp theo mẹ dùng dụng cụ hút gỉ mũi ra, tránh hút mạnh hoặc hút quá sâu khiến mũi bé bị trầy xước, nhiễm khuẩn.

Mẹ hãy lặp lại khoảng 2-3 lần sau khi gỉ mũi đã được lấy ra hết. Thực hiện với mũi bên kia tương tự như vậy. Sau đó, dùng khăn ẩm để vệ sinh trong và vùng xung quanh mũi cho bé cho sạch sẽ.

Lưu ý: Không nhỏ nước muối pha loãng quá 2 lần/ ngày vào mũi của bé. Cần dùng dụng cụ chuyên hút mũi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không được hút mạnh tay, gây tổn thương niêm mạc mũi, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe của bé.

Cách lấy gỉ mũi bằng nhíp chuyên dụng cho trẻ sơ sinh

Để đáp ứng nhu cầu của việc lấy gỉ mũi cho bé sơ sinh dễ dàng và an toàn. Thị trường đã xuất hiện một loại dụng cụ có tên nhíp chuyên dụng để gắp những gỉ mũi vón cục, cứng, to không thẻ dụng bông hoặc hút mũi để lấy ra.

Nhíp có ưu điểm có thể gắp gỉ mũi cứng dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên khị chọn mua nhíp nên lựa chọn loại chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, chất liệu mềm, đầu nhíp nhỏ gọn, mềm, để tránh gây trầy xước mũi bé nhé!

Nhíp có ưu điểm có thể gắp gỉ mũi cứng dễ dàng, nhanh chóng.

Cách thực hiện:

Nên chọn thời điểm bé ngủ hoặc nếu bé thức, bố mẹ nên cố định tay chân, không nên cho bé giãy hoặc ngọ nguậy khiến gặp khó khăn. Dùng khăn thấm nước ấm, mềm để lên trên mũi giúp gỉ mũi mềm hơn. Sau đó, dùng nhíp chuyên dụng vào, nhẹ nhàng gắp lấy gỉ ra ngoài. Chú ý động tác cẩn trọng, không được đưa nhíp quá sâu sẽ nguy hiểm cho bé.

Trên đây là lời giải đáp có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không? Bố mẹ có thể yên tâm khi lấy gỉ mũi cho bé với những cách trên. Chú ý khi thực hiện lấy gỉ mũi cần đúng cách và làm nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn nhất cho bé mẹ nhé!

Gỉ mũi khiến cho trẻ khó chịu, khó thở hơn so với bình thường và dễ gặp các bệnh nhiễm trùng về mũi. Vì vậy, mẹ nên chú ý và thường xuyên làm sạch, vệ sinh mũi cho bé. Viknews sẽ hướng dẫn mẹ cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà không hề khó và mất nhiều thời gian trong bài viết dưới đây.

Ở trẻ sơ sinh, sức đề kháng thường khá yếu và dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài và hay mắc các bệnh như sốt, cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi sẽ sinh ra nước mũi. Nếu nước mũi không được lau chùi nhanh và sạch sẽ thì dễ khô đặc lại thành gỉ mũi. Rất nhiều phụ huynh lo lắng rằng nếu lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh có thể gây ra những tổn thương vùng mũi con mình.

Gỉ mũi khiến bé khó chịu và khó thở

Tuy nhiên, đây là điều cha mẹ cần phải làm ngay vì nếu bị gỉ mũi, trẻ sơ sinh thường có cảm giác khó chịu, khó thở, thậm chí không thể thở được bằng mũi rất nguy hiểm.

Phụ huynh nếu không biết làm sao để lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thì rất dễ gây tổn thương, nhiễm trùng mũi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Do đó, trước khi tiến hành, mẹ hãy cố gắng tìm hiểu một số gợi ý về cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh sau đây để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Để dùng tăm bông lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chuẩn bị tăm bông sạch, nước muối loãng và khăn mềm.

Cách làm như sau: Mẹ đặt trẻ nằm thẳng rồi nhỏ 1 giọt nước muối loãng vào mũi trẻ cho gỉ mũi mềm ra. Vì nước muối loãng có khả năng sát khuẩn cũng sẽ giúp làm sạch mũi. Dùng một chiếc tăm bông tiến hành lấy gỉ mũi ra cho trẻ một cách nhẹ nhàng nhất, tuyệt đối tập trung, tránh cười đùa để trẻ có thể nằm im thì mới không bị đau.

Sau khi lấy sạch gỉ mũi ở cả 2 bên, mẹ dùng khăn mềm để lau sạch xung quanh lỗi mũi trẻ. Tránh không nên nhỏ nước muối loãng vào mũi trẻ quá 2 lần/ngày sẽ làm mũi khô quá mức gây sưng, khô mũi.

Nhỏ nước muối loãng giúp gỉ mũi mềm hơn trước khi lấy

Đây là mẹo vặt cho mẹ và bé được nhiều ông bà truyền lại từ xưa, khá an toàn, hiệu quả và nhanh nhất trong 3 cách.

Cách thực hiện: Mẹ chọn 1 chiếc lông gà, vịt hoặc ngan sạch, nhỏ 1 giọt nước vào lỗ mũi trẻ cho gỉ mũi mềm ra dễ bung ra ngoài hơn. Lấy chiếc lông vẩy qua vẩy lại trước mũi trẻ sẽ làm trẻ ngứa mũi hắt xì hơi làm gỉ mũi bị văng ra. Lấy khăn mềm hoặc giấy ăn lau sạch lại mũi. Thực hiện vài lần như vậy cho đến khi gỉ mũi văng ra hết.

Trên thị trường có bán rất nhiều loại máy hút mũi, trong đó có kiểu một chiếc ống bóp bằng cao su hoặc bằng nhựa được hoạt động theo nguyên lý hút – đẩy và áp lực từ không khí.

Cách thực hiện: Mẹ đặt trẻ nằm nghiêng so với mặt đất 30 đến 45 độ, một tay đỡ gãy và đầu trẻ, tay kia nhỏ 1 giọt muối loãng vào mũi trẻ cho gỉ mũi mềm dễ lấy hơn. Dùng ống hút bóp nhẹ nhàng cho gỉ mũi bị hút ra, không nên đặt sâu quá sẽ gây tổn thương và xước mũi. Thực hiện như vậy 2 đến 3 lần cho gỉ mũi bị hút ra bằng sạch. Lau lại mũi trẻ bằng khăn mềm.

Cần lưu ý là không nên hút mũi trẻ quá nhiều sẽ làm mũi trẻ bị khô và bị kích ứng.

Mẹ tránh không mạnh tay, không dùng xi lanh hay tự quấn tăm bông lấy gỉ mũi cho trẻ

Khi tìm cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà, mẹ tuyệt đối tránh không nên làm các điều sau:

  • Dùng miệng hút mũi trẻ vì rất dễ lây mầm bệnh sang.
  • Không tự ý quấn tăm bông lấy gỉ mũi cho trẻ vì quấn không chặt bông sẽ bị rơi lại gây tắc nghẽn đường thở.
  • Không dùng xi lanh hút mũi cho trẻ vì dễ gầy trầy niêm mạc mũi, làm mạnh sẽ gây sang trấn tâm lý

Trên đây là một số cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh cực đơn giản, dễ thực hiện mà mẹ có thể làm ngay tại nhà mà không cần đến sự trợ giúp của bất cứ người nào. Việc lấy gỉ mũi rất quan trọng cho việc thở của bé và phòng tránh nhiều bệnh không đáng có nên mẹ cần lưu ý quan sát để làm sạch mũi cho trẻ thường xuyên.

Video liên quan

Chủ Đề