Cách may rèm xếp lớp

Hiện nay để có thể tự may thành 1 loại rèm cửa đẹp cũng không quá khó. Bài viết kinh nghiệm sau đây của Rèm Bạch Dương sẽ chia sẻ các bạn cách may rèm cửa đơn giản chuẩn từ A-Z đầy đủ ngay từ bước xác định kích thước và những dụng cụ cần thiết để hỗ trợ tốt nhất.

Cách lấy kích thước chuẩn may rèm vải.

Để có một bộ rèm cửa không những có khả năng điều tiết ánh sáng, nhiệt độ, ngăn cản bụi bẩn và các tia UV gây hại mà còn đẹp phù hợp với khuôn cửa cũng như không gian nội thất là mong muốn của nhiều người khi muốn tự tay mình thiết kế, may và lắp đặt hoàn thiện những bộ rèm cho gia đình mình.

Do vậy công đoạn lấy kích thước để tạo ra một bộ rèm là hết sức quan trọng, nó quyết định bộ rèm đó đẹp hay xấu, phù hợp với khuôn cửa và nội thất của không gian hay không.

Rèm vải phòng khách

Dụng cụ:

  • Thang chữ A an toàn.
  • Thước cuộn 5m.
  • Bút chì, giấy viết.

Cách lấy kích thước rèm vải đơn giản

Cách đo kích thước rèm cửa.

Đối với rèm cửa lắp âm trần hoặc rèm có chiều cao từ trần xuống sàn nhà.

  • Đo chiều cao rèm cửa: Dùng thước kéo kịch trần xuống tới sàn nhà, theo kinh nghiệm nhiều năm của Bạch Dương khi may rèm cửa cho khách hàng chúng tôi thường để cách sàn nhà là 3cm đối với lớp vải và 4-5cm đối với lớp voan bên trong.
  • Để có kích thước chuẩn của rèm theo phương án trên sau khi có kích thước từ trần xuống sàn các bạn trừ đi 6cm cho lớp vải bên ngoài và 6 – 7cm cho lớp voan bên trong. Tại sao lại phải trừ đi khoảng kích thước đó là do còn thanh ray hoặc thanh sào, hạt và móc rèm khi lắp đặt lên trần nó đã chiếm phần kích thước đó trong tổng chiều dài của bộ rèm cửa.
  • Đo kích thước chiều rộng: Thường là kích thước của hốc trần âm, nếu không có hoppj trần âm thì cộng thêm mỗi bên rèm 20cm [tùy theo không gian].

Đối với rèm cửa lắp thông thường [không trần âm, cửa lối hoặc cửa sổ lửng].

  • Đối với cửa sổ: Mép trên của rèm cửa nên cao hơn khung cửa từ 20 – 30 cm [tùy không gian] và mép dưới của rèm từ 40 – 70 cm đối với rèm lửng hoặc cách sàn nhà từ 3 – 5cm [tùy không gian]. Chiều rộng của rèm cửa nên cộng thêm mỗi bên từ 20 – 30cm [tùy thuộc không gian].

Rèm may ore 2 lớp

  • Đối với cửa lối: Mép trên của rèm cửa nên cao hơn khung cửa từ 20 – 30 cm [tùy không gian] và mép dưới của rèm cách sàn nhà từ 3 – 5cm [tùy không gian]. Chiều rộng của rèm cửa nên cộng thêm mỗi bên từ 20 – 30cm [tùy thuộc không gian].

Rèm Vải Phòng Ngủ

  • Đối với cửa hẹp ngang [tính cả phẩn lấy thêm chưa được 1.0 m] có thể chọn một loại rèm cửa khác thay thế như rèm sáo gỗ, rèm cầu vồng hay rèm roman cùng màu vải với các cửa khác. Nếu vẫn mốn sử dụng rèm vải thì chỉ nên may rèm cửa kéo về một bên [rèm mở một] là hợp lý nhất.

Rèm Tân Cổ Điển

Cách tính vải may rèm.

Vải để may rèm hiện nay trên thị trường khổ dọc [chiều cao] có hai loại khổ phổ biến đó là khổ 1.50 m và 2.80 m, một vài năm trở lại đây do yêu cầu của thực tế một số nhà cung cấp vải ra thị trường loại vải có khổ lên tới 3.0 m. Vải may rèm thường được đóng thành cây [cuộn] từ 50 đến dưới 100 m tùy theo độ dày và sức nặng của vải.

Để tính được số vải cần thiết để may rèm chúng ta phải căn cứ loại rèm chúng ta may là rèm gì [rèm roman, rèm vải buông ore, may ly, rèm tân cổ điển], cách may như thế nào [có yếm hay không, tỷ lệ yếm so với chiều rộng và cao của rèm], họa tiết trên vải bạn chọn ra sao…

Xin đưa ra ví dụ cách tính vải cho rèm may ore [luồn khoen] một màu và loại vải có họa tiết nổi với kích thước rộng 1.80 m và cao 2.60 m trong với khổ vải cho phép là 2.80 m không có yếm mở vén hai bên.

  • Vải và voan một màu: Tính vải cần thiết bằng chiều rộng rèm X độ nhún + 12 cm [gập 4 mép rèm mỗi mép 2 cm và mí 1cm]. Ví dụ với độ nhún 2.5 thì số vải là 1.80 X 2.5 = 4.5 mét vải. Chúng ta chỉ cần mua thêm 10 cm vải nếu muốn làm dây vén cho đồng bộ nên tổng số vải cho bộ rèm cửa này là 4.72 vải.

Tính chiều cao khi may sẽ cần cộng thêm gập mếch trên là 11 cm [mếch 10 gập mí 1cm] hoặc 9 cm [mếch 8 gập mí 1cm] và 6 cm gấp gấu chân [gập mí 1 cm]. Như vậy chiều cao tổng để rèm khi hoàn thiện có chiều cao 2.60m sẽ là 2.60 m + 11 cm + 6 cm = 2.77 m hoặc 2.60 m + 9 cm + 6 cm = 2.75 m

Vải Thô Một Màu

Độ nhún 2.5 được coi là độ nhún tiêu chuẩn đẹp nhất để có các múi rèm cao đều và suôn đối với lớp rèm vải bên ngoài, còn lớp voan độ nhún có thể từ 2.3 đến 2.5 tùy theo chất liệu.

  • Vải và voan có họa tiết nổi: Lúc này không thể áp dụng công thức trên với độ nhún 2.5 bởi để họa tiết nổi đẹp nhất, suôn đều lên những múi nổi của rèm. Họa tiết có loại to hoặc nhỏ không đồng đều do vậy người thợ may của Bạch Dương  thường đếm họa tiết và lấy số chẵn cho mỗi bên rèm.

Rèm Vải Họa Tiết

Việc tính toán và cách may làm nổi bật họa tiết này thường tốn nhiều vải hơn rất nhiều vì có thể độ nhùn lên tới gần 3.0 dẫn đến chi phí cao lợi nhuận ít. Nhưng với cái tâm và uy tín của rèm Bạch Dương nhằm đem tới khách hàng bộ rèm đẹp nhất chúng tôi luôn coi cách may đếm họa tiết là tôn chỉ để phục vụ khách hàng mặc dù ít khi khách hàng biết được điều này.

Cách tính giá tiền rèm cửa.

  • Tính theo mét vuông đối với các loại rèm: Roman, rèm gỗ, rèm cuốn, rèm lá dọc, rèm sáo nhôm, rèm cầu vồng và một số loại vải cao cấp nhập khẩu như vải Nhật, Hàn, Bỉ, Pháp, Italia. Đơn vị mét vuông được tính bằng chiều cao nhân với chiều rộng của rèm hoàn thiện sau đó nhân với đơn giá kết quả là số tiền bạn phải thanh toán cho bộ rèm cửa của mình.
  • Tính theo mét ngang [mét tới] đối với hầu hết các loại rèm phổ biến trên thị trường hiện nay. Hiểu cách đơn giản nhất là tính theo mét của thanh sào đã bao gồm độ nhún. Với cách tính này nếu chiều cao của rèm vượt quá chiều cao của khổ vải [tùy theo mã sản phẩm] bạn sẽ phải tính thêm chi phí.
  • Tính theo chiếc hoặc bộ rèm cửa đối với rèm nhà tắm, rèm y tế, rèm sợi…là những sản phẩm hoàn thiện sẵn theo kích thước của nhà sản xuất.
  • Với Bạch Dương tất cả giá tiền của rèm cửa đến tay của khách hàng là đơn giá hoàn thiện tức là tất cả chi phí [chưa bao gồm VAT] vận chuyển, vật tư, nhân công mà khách hàng không phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào khác.

Cách may dây vén rèm vải.

  • Loại dây vén bán sẵn khá đa dạng phong phú về sắc màu và chủng loại phù hợp với tất cả các loại rèm vải từ cổ điển đén rèm may theo phong cách hiện đại.

Dây Vén Rèm Vải

  • Loại dây vén được người thợ tự may ra từ chính loại vải may rèm để tạo nên sự đồng bộ về màu sắc và chắc liệu cho rèm cửa và được khách hàng lựa chọn nhiều hơn cả.

Dây Vén Rèm Vải Tự May

  • Cách may dây vén này khá đơn giản lấy hai mảnh vải có bề rộng từ 5 -7 cm chiều dà phụ thuộc vào chiều rộng của cánh rèm theo kiểu may trái lộn trái ra ngoài sau đó bớt lại một lỗ nhỏ để lộn mặt phải vải ra.

Cách may rèm vải ore [rèm đục lỗ].

Về cách tính toán để có số vải cần thiết các bạn xem phần trên, hoặc cần tính vải cho các loại rèm khác có thể liên hệ bộ phận kỹ thuật của chúng tôi để được hõ trợ.

Cụ thể cách may rèm vải kiểu ore:

  • Bước 1: Tính vải: Tính toán số lượng vải cần thiết sau đó dùng phấn may đánh dấu kích thước rộng, kích thước cao theo cách tính trên, trải vải phẳng lấy thước dài nối các điểm cần cắt với nhau bằng phấn may và tiến hành cắt chú ý tránh lẹm vải
  • Bước 2: May gập mép: May gập mép [gập biên] mỗi cánh rèm 2cm và gập mí 1cm hết chiều cao của rèm. Nên gập chuẩn rồi đó là phẳng [dùng ghim] sau đó may tránh lệch đường may, xéo chỉ khi treo rèm lên rất xấu.
  • Bước 3: May gập chân rèm: May gập chân rèm hoặc vắt sổ, cũng cần gập chuẩn sau đó là phẳng [dùng ghim] và may theo để chân rèm được phẳng đều không bị xiên vẹo.
  • Bước 4: May mếch vào vải rèm: Gấp vải bằng chiều rộng của mếch sau đó may hai đường song song chạy hết chiều rộng của rèm để cố định mếch vào vải, chú ý nên sử dụng mếch vải để có độ bền tốt nhất.
  • Bước 5: Đục lỗ ore:  Lấy điểm giữa bản rộng của mếch [ 4cm đối với mếch 8 và 5 cm đồi với mếch 10] kẻ đường thẳng hết chiều rộng của rèm. Đặt mép ngoài của ore cách mép rèm trái 2cm sau đó đánh dấu điểm tâm của ore, tiếp tục làm như vậy đối với mép rèm bên phải. Sau đó đo từ têm ore bên trái sang tâm ore bên phải và chia khoảng sao cho số vòng luôn luôn là chẵn giao động từ 10 – 13 cm.
  • Bước 6: Tra ore vào rèm: Ore là 2 vòng tròn có gờ để ráp vào nhau ở hai mặt trái và phải của vải rèm. Có  một dây nhựa để liên kết các ore với nhau.

    Rèm vải may ore [Rèm vải đục lỗ, Rèm vải luồn khoen]

Cách may rèm roman [rèm xếp lớp].

Bước 1: Trước tiên các bạn xác định may lắp trong khung cửa, hay lắp ngoài khung cửa. Theo kinh nghiệm thì cửa phải cao rộng mới nên may lọt lòng cửa, còn cửa nhỏ thì may chờm ra ngoài mục đích là tạo sự cân đối hài hòa giữa tổng thể không gian nội thất trong căn phòng.

Bước 2: Vải đo bằng thanh treo rèm, cộng mỗi bên 1cm đường may. Độ dài = độ dài khung cửa + 2cm đường may [lắp trong khung] hoặc = độ dài khung cửa + 30 hoặc 40cm [lắp ngoài khung].

Bước 3: Úp hai mặt phải vào với nhau, may 4 cạnh với nhau sau đó lộn ra và là chết mép.

Bước 4: May chia khoảng luồn thanh: Đường dưới cùng ở sát chân rèm [không có yếm dưới] hoặc cách yếm dưới khoảng 40cm]  đường thứ 2 cách đường thứ nhất 2cm đíchđể tạo khe luồn thanh nhôm. Sau này chích một đầu bên cạnh để luôn thanh nhôm vào trong. Đo tiếp lên 30 – 40cm lại kẻ và may nên may các đường thật thẳng, tránh lệch dẫn đến sau này rèm kéo lên xuống bị lệch.

Luồn thanh đũa đỡ rèm roman

Bước 4: May nhám bống vào rèm để dính vào thanh treo rèm.

Nhám bông dính rèm vào thanh đỡ

Bước 5: May khuyên luôn dây vào rèm: Trên đường đường may luồn thành may những chiếc khuyên để luồn dây liên kết các thanh đỡ rèm. Các vị trí may khuyên phải bằng nhau và thẳng hàng cả chiều ngang và chiều dọc của rèm. Bước này cũng đóng vai trò quan trọng để sau này rèm của chúng ta nâng lên hạ xuống có được đều và thẳng đẹp hay không.

May các vòng tròn để liên kết các thanh đỡ rèm

Nếu các bạn muốn may rèm roman có yếm trên hoặc cả trên cả dưới thì mua vải thêm kích thước tương xứng với tỷ lệ của cửa sau đó có thể vẽ lên giấy sau đó cắt theo. Đặt 2 mặt phải vải rồi may theo các đường lượn, sau đó lộn ra may vào rèm là được.

Rèm Roman yếm trên

Mời các bạn xem chi tiết mẫu rèm Roman hoàn thiện tại đây: Rèm Roman

Cách may rèm cửa xếp ly.

Cách tính vải may rèm [xem lại trên]

Rèm vải 2 lớp may ly phòng khách

Cách tính chiều rộng của vải cần để xếp được một ly.

Tiêu chuẩn cho 1 mét rèm là 8 ly được coi là đẹp nhất.

Vậy khoảng cách giữa các ly rèm = 100cm/8 = 12.5cm.

Đầu tiên ta trừ đầu vải khoảng 15cm để cho một ly đầu tiên.

Vậy chiều rộng vải còn lại = 2.5m – 0.15m = 2.35 m.

Chiều rộng của vải để xếp được một ly và khoảng cách ly là:  235cm/8 = 29cm.

Vậy chiều rộng của vải để xếp được một ly = 16.5cm.

Cách may cụ thể

  • Bước 1: Tính toán số lượng vải cần thiết sau đó dùng phấn may đánh dấu kích thước rộng, kích thước cao theo cách tính trên, trải vải phẳng lấy thước dài nối các điểm cần cắt với nhau bằng phấn may và tiến hành cắt chú ý tránh lẹm vải
  • Bước 2: May gập mép [gập biên] mỗi cánh rèm 2cm và gập mí 1cm hết chiều cao của rèm. Nên gập chuẩn rồi đó là phẳng [dùng ghim] sau đó may tránh lệch đường may, xéo chỉ khi treo rèm lên rất xấu.
  • Bước 3: May gập chân rèm [gập mí] hoặc vắt sổ, cũng cần gập chuẩn sau đó là phẳng [dùng ghim] và may theo để chân rèm được phẳng đều không bị xiên vẹo.
  • Bước 4: Gấp vải bằng chiều rộng của mếch sau đó may hai đường song song chạy hết chiều rộng của rèm để cố định mếch vào vải, chú ý nên sử dụng mếch vải để có độ bền tốt nhất.
  • Bước 5: Tiến hành chia và đánh dấu vị trí các ly và khoảng cách giữa các ly rèm.
  • Bước 6: Tại các vị trí đánh dấu ly may một đường chỉ từ trên đỉnh rèm xuống dưới thân rèm khoảng 15cm. May xong đường chỉ này bạn sẽ tạo ra được một hình ống. Nếu may rèm theo kiểu 2 ly thì bạn hãy gập đôi, kiểu 3 ly thì gập 3. Bạn hãy may một đường chỉ phía dưới dải băng màu trắng giúp khóa chặt ly rèm lại không bị bung ra, và bạn đã được ly thứ nhất.
  • Bước 7: Tiếp đến bạn làm tương tự như cách may ly ở trên sẽ được ly thứ hai cho đến hết.
  • Bước 8: Sau khi may xong tất cả các ly rèm thì bạn hãy dùng bàn là là rèm cho thật phẳng, và kiểm tra lại lần cuối xem đường may có gặp lỗi gì hay không và sửa chữa [nếu có].

Cách may rèm cửa hai lớp.

Rèm cửa hai lớp để chỉ loại rèm cửa có lớp vải bên ngoài và lớp voan trang trí bên trong.

  • Lớp vải bên ngoài có thể may theo kiểu ore [rèm đục lỗ] hoặc theo kiểu may ly.
  • Lớp voan bên trong theo kiểu may ly.

Rèm Vải Hai Lớp [Lớp Vải May Ore, Lớp Voan May Ly]

Rèm Vải Hai Lớp May Ly

Do vậy cách may rèm cửa hai lớp không có gì khách so với rèm may ore hoặc rèm may ly mà chúng ta vừa tìm hiểu phần trên

Và đây mẫu rèm hoàn thiện sau khi may xong: Mẫu rèm vải 2 lớp

Cách may rèm sân khấu [phông hội trường, phông nhung, phông khánh tiết]

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nhưng để may rèm sân khấu với độ dày mỏng, mềm mượt, đắt rẻ khác nhau. Bạch Dương vinh dự được là đơn vị cung cấp toàn bộ phông nhung hội trường và trang trí khách tiết cho Ban chỉ huy Quân sự các quận huyện cùng nhiều cơ quan, trường học, công sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Theo kinh nghiệm của chúng tôi khách hàng nên sử dụng loại Nhung tuyết có độ dày và nặng với bề mặt mịn bóng khi lên phông cùng với ánh sáng của rất đẹp đặc biệt độ rủ của phông.

Phông Nhung Sân Khấu Hội Trường

Vải nhung có khổ 1.5 m nên kinh nghiệm của chúng tôi là may xoay khổ và can phông ở những múi lép [múi chìm] khiến vết can không hề lộ, đảm bảo thẩm mỹ đặc biệt là độ rủ của phông.

Độ chun của phông phải ở tiêu chuẩn là 2.5 sẽ giúp phông đẹp nhất và may ly sử dụng thay ray đặc biệt chống ồn hoặc tích hợp động cơ để điều khiển từng lớp của rèm sân khấu vô cùng tiện lợi. Các yếm rủ các lớp tùy theo chiều rộng và chiều cao của hội trường mà may cho thích hợp nhưng vẫn phải đảm bảo độ nhún 2.5 kể cả phông đỏ làm nền cờ, phông cánh gà cũng vậy.

Sau khi may xong rèm các bạn cần biết cách lắp đặt như sau: hướng dẫn cách lắp rèm cửa

Nếu bạn cần có sẵn mẫu rèm mà ko cần mất thời gian may vá thì nên tham khảo ngay báo giá dưới đây.

BÁO GIÁ PHÔNG RÈM HỘI TRƯỜNG, VẬT TƯ TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG

Loại sản phẩm

 Giá bán

 Đơn vị tính

Xuất xứ

Thông số, kỹ thuật

Phông Nhung thường

190.000

Mét vuông

Sài Gòn

– May ly, độ chun tiêu chuẩn 2.5. Màu sắc: Đa dạng. – Giá gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lắp đặt tại Hà Nội.

– Thời gian bảo hành 12 tháng.

Phông Nhung dày

230.000

Mét vuông

Đài Loan

– May ly, độ chun tiêu chuẩn 2.5. Màu sắc: Đa dạng. – Giá gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lắp đặt tại Hà Nội.

– Thời gian bảo hành 18 tháng.

Phông Nhung cao cấp

350.000

Mét vuông

Hàn Quốc

– May ly, độ chun tiêu chuẩn 2.5. Màu sắc: Đa dạng – Giá gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lắp đặt tại Hà Nội.

– Thời gian bảo hành 24 tháng.

Tượng Bác Hồ

700.000

Chiếc

Việt Nam

– Chất liệu Thạch cao, màu trắng.

– Kích thước: 800 x 700 mm

Sao vàng, búa liềm

550.000

Bộ

Việt Nam

– Chất liệu: Mika vàng gương cao cấp. Kích thước: 400 x 400 mm
Khẩu hiệu : ” Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm”

3.600.000

Chiếc

Việt Nam

– Chất liệu: Nền Alu đỏ, khung nhôm vàng, Chữ Mê ka Đài Loan dày 1 cm.

– KT: 6000 x 500 mm

Khẩu hiệu : ” Nước CHXHCN Việt Nam”

3.600.000

Chiếc

Việt Nam

– Chất liệu: Nền Alu đỏ, khung nhôm vàng, Chữ Mê ka Đài Loan dày 1 cm.

– KT: 6000 x 500 mm

Bục nói chuyện

3.500.000

Chiếc

Việt Nam

– Bục nói chuyện [MDF] phun sơn PU:

– Kích thước: 1.200 x 60 0x 700mm độ dày 200mm

Bục tượng Bác Hồ

3.500.000

Chiếc

Việt Nam

– Bục tượng Bác [MDF] phun sơn PU:

– Kích thước: 1.200 x 60 0x 700mm độ dày 200mm

 Ghi chú: – Đơn giá bao gồm toàn bộ chi phí, vận chuyển, lắp đặt tại Hà Nội.

                – Giá CHUA bao gồm VAT 10%.

Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến cách may rèm cửa hay quý khách hàng cần tư vấn tốt nhất về các mẫu rèm cửa có thể liên hệ với Rèm Bạch Dương qua thông tin dưới đây.

Video liên quan

Chủ Đề