Cách mở tài khoản ngân hàng khi ở nước ngoài

Để quản lý tiền bạc, chi tiêu hợp lý trong những năm tháng ở nước ngoài thì việc mở tài khoản ngân hàng là vô cùng cần thiết, nhất là đối với những người có thời gian du học dài trên 6 tháng.

Ngay khi đặt chân đến quốc gia mình du học, một trong những lời khuyên sinh viên quốc tế nhận được là hãy mở tài khoản ngân hàng. Điều này rất quan trọng bởi ngoài là nơi cất giữ của cải, ngân hàng địa phương sẽ tạo điều kiện chuyển tiền, nhất là khi các bạn đi làm thêm và được lĩnh lương hay nhận học bổng, trợ cấp từ trường học. Do vậy, một tài khoản ngân hàng ở nước ngoài là thứ không bao giờ thừa và du học sinh nên làm càng sớm càng tốt.

Xem thêm :Hướng dẫn làm hồ sơ du học Canada theo chính sách CES – Không phải chứng minh tài chính

Vậy để mở tài khoản, sinh viên cần lưu ý những gì?

Tìm hiểu và so sánh các ngân hàng

Các ngân hàng thường có chính sách dành riêng cho sinh viên quốc tế và mỗi nơi lại có những luật lệ và loại tài khoản khác nhau Do vậy, du học sinh cần tìm hiểu chi tiết hệ thống ngân hàng ở nước sở tại nhằm tránh những rắc rối phát sinh hay bỏ lỡ chương trình ưu đãi khi mở thẻ.

Đừng ngại tham vấn ý kiến của Văn phòng hỗ trợ du học sinh trong trường. Họ không những gợi ý những ngân hàng tốt nhất mà còn giúp sinh viên quốc tế mở tài khoản. Một số trường có quy mô cỡ vừa đến lớn thậm chí sở hữu chi nhánh ngân hàng ngay tại khuôn viên, khiến việc mở thẻ và vận hành tài khoản của du học sinh dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, bạn có thể tự mình tìm kiếm thông tin về ngân hàng tại nơi mình đến trên mạng, sau khi khoanh vùng được những nơi ưng ý, hãy đến trụ sở các ngân hàng này xin tờ rơi, quảng cáo để tham khảo.

Chuẩn bị giấy tờ cần thiết

Một khi đã tìm được ngân hàng ưng ý, hãy đảm bảo rằng bạn chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết để mở tài khoản, tránh bỏ sót tài liệu, mất công đi lại.

Có sự khác nhau trong thủ tục mở tài khoản ngân hàng ở mỗi nước. Dưới đây là thủ tục ở một số quốc gia đông du học sinh để các bạn tham khảo:

Quốc gia

Giấy tờ cần thiết

Úc

Tài khoản được mở dựa trên hệ thống điểm. Cần đạt 100 điểm để mở thành công. Giấy tờ tương ứng với điểm gồm:

- Giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận quốc tịch [100 điểm]

- Thẻ sinh viên, thư mời nhập học hoặc bảo hiểm y tế [40 điểm]

- Bất cứ loại thẻ nào mang tên chính chủ [25 điểm]

- Giấy tờ có tên chính chủ như hoá đơn, báo cáo ngân hàng hoặc bằng lái xe ở nước ngoài [25 điểm]

Anh Quốc

- Hộ chiếu

- Visa còn hạn

- Thư nhập học của trường

- Bằng chứng cư trú tại nước ngoài và ở nhà

Pháp

· - Bằng chứng cư trú [carte de sejour]

· - Địa chỉ cư trú ở Pháp

· - Thư nhập học của trường

Đôi khi ngân hàng Pháp còn hỏi thư ngỏ từ ngân hàng bạn từng sử dụng dịch vụ để chứng minh bạn là khách hàng tốt.

Canada

- Giấy phép tạm thời [IMM Form 1442, 1208, 1102]

- Hộ chiếu còn hạn

- Thẻ sinh viên

Mỹ

- Thông tin cá nhân [họ & tên, địa chỉ, số điện thoại, số điện thoại trường, địa chỉ trường]

- Hoá đơn hoặc địa chỉ nhà

- Hộ chiếu còn hạn

- Thẻ sinh viên

- Giấy khai sinh

- Thư mời nhập học

Một số nơi còn yêu cầu trình tờ khai I-94, mẫu I-20, đơn DS-2019 hoặc I-797.

Học các từ chuyên ngành

Nhằm tránh việc không hiểu rõ hợp đồng, ký vào các điều khoản có thể khiến bạn phải đóng thêm tiền, ngay từ khi còn ở nhà, du học sinh nên tìm hiểu các thuật ngữ thường dùng trong ngành ngân hàng. Đừng ngại hỏi lại nhân viên tư vấn nếu còn điều gì chưa rõ. Nếu mới sang, còn “lạ nước lạ cái” và chưa thạo tiếng, hãy nhờ người quen có kinh nghiệm cùng làm các thủ tục mở tài khoản với mình.

Đọc kỹ giấy tờ trước khi ký

Các điều khoản trong hợp đồng thường dài, nhiều thuật ngữ phức tạp khiến bạn thấy mất thời gian và nản lòng khi rà soát. Tuy nhiên, đừng vì thế mà bỏ cuộc rồi đặt bút ký đại. Sẽ có những ngân hàng sẽ mời chào những điều khoản miễn phí, hứa hẹn nhiều lợi ích, tuy nhiên nếu không để ý, rất có thể những chi tiết nhỏ bị bạn bỏ qua sẽ khiến bạn mất tiền oan.

Những chi tiết cần chú ý

Nếu có quá nhiều loại tài khoản và điều khoản làm bạn rối trí thì hãy chỉ tập trung vào những chi tiết quan trọng như sau:

· Vay thấu chi không lãi suất [Interest-free overdraft]

Tổ chức tín dụng chấp thuận bằng văn bản cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Ngân hàng cấp cho bạn một hạn mức sử dụng tiền trên tài khoản vãng lai tại ngân hàng. Với hạn mức thấu chi này, bạn có thể dùng tiền trong hạn mức này khi tài khoản bạn không có số dư. Tuy nhiên, cần nhớ bạn sẽ được vay bao nhiêu mà không phải trả lãi cũng như việc không tính lãi kéo dài đến khi nào.

· Phí ẩn [Hidden charges]

Một số ngân hàng tính phí khi trả lại séc hay vay thấu chi mà chưa được uỷ quyền.

· Cài đặt dịch vụ ngân hàng qua internet và điện thoại

Những dịch vụ này giúp bạn thanh toán hoá đơn dễ hơn cũng như theo dõi được số tiền mình đã chi tiêu.

Với 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, Nhiên tự tin có thể hỗ trợ bạn cách tiếp cận gói vay ưu đãi và giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến tín dụng.

Video liên quan

Chủ Đề