Cách nộp bài trên Classkick trên máy tính

Google Classroom là công cụ giúp học sinh - sinh viên có thể theo dõi những lớp học online do các giáo viên tổ chức như những lớp học bình thường. Không chỉ theo dõi và học online, bạn có thể đăng nhập, làm kiểm tra và nộp bài online  trực tiếp tại đây để giáo viên chấm điểm ngay tại lớp học này. Từ đó, có thể đánh giá chính xác kết quả học tập và cải thiện những vấn đề trong việc học hơn.

  • Biết cách nộp bài trên Google Classroom.
  • Nộp bài cho giáo viên đúng cách và đi kèm các file đính kèm vào bài nộp.

Vào ứng dụng Google Classroom > Chọn lớp học > Bài tập trên lớp > Chọn vào bài tập > Bài tập của bạn > Thêm tệp đính kèm > Tuỳ chọn tệp đính kèm > Nộp.

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy vào ứng dụng Google Classroom.

Bước 2: Tiếp theo hãy chọn vào lớp học mà bạn muốn nộp bài.

Bước 3: Sau đó chọn vào mục Bài tập trên lớp.

Bước 4: Tại đây bạn hãy chọn vào bài tập mà bạn muốn nộp.

Bước 5: Tiếp tục chọn vào Bài tập của bạn.

Bước 6: Chọn vào Thêm tệp đính kèm.

Bước 7: Chọn loại tệp mà bạn muốn nộp.

Bước 8: Sau khi chọn tệp xong bạn hãy nhấn Nộp để nộp bài nhé.

Đăng nhập Google Classroom > Chọn lớp > Bài tập trên lớp > Chọn bài tập > Xem bài tập Thêm hoặc tạo > Chọn loại file > Tải lên > Nộp.

Bước 1: Sau khi đăng nhập vào Google Classroom và chọn lớp học của mình. Bạn hãy chọn vào Bài tập trên lớp

Bước 2: Chọn vào Xem bài tập.

Bước 3: Sau đó chọn vào Thêm hoặc tạo.

Bước 4: Chọn loại file mà bạn muốn nộp.

Bước 5: Sau khi chọn file xong, bạn hãy nhấn vào Tải lên.

Bước 6: Cuối cùng bạn hãy nhấn vào Nộp.

Bước 7: Lúc này ngay tại vị trí bài tập của bạn sẽ xuất hiện Đã nộp có nghĩa bạn đã nộp thành công rồi đấy.

Với 2 cách đơn giản ở trên là bạn đã có thể biết cách nộp bài trên Google Classroom rồi đấy. Chúc các bạn thành công. Nếu có thắc mắc gì, xin hãy để lại câu hỏi của bạn ở phần bình luận nhé!

  • GIẢM KỊCH SÀN
  • GIẢM KỊCH SÀN
  • GIẢM KỊCH SÀN
  • GIẢM KỊCH SÀN

    8.490.000₫ 8.990.000₫ -5%

  • GIẢM KỊCH SÀN
  • GIẢM KỊCH SÀN
  • Classkick là một dịch vụ web nước ngoài hỗ trợ việc học tập, làm việc trực tuyến mà cụ thể nó phù hợp dành cho việc học ở nhà trường. Nơi giáo viên có thể tạo bài tập và hướng dẫn, trợ giúp học sinh của mình làm bài. Còn người tham gia là học sinh, có thể trao đổi với bạn học khác hay giáo viên của mình nếu bí khi làm bài.

    Việc giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau nhất là trong thời gian thực cho nên nó rất phù hợp để bạn [giáo viên] để sử dụng phục vụ việc giảng dạy.

    Nếu bạn là giáo viên thì việc tạo bài tập cho lớp học của mình với Classkick sẽ làm theo như sau.

    1. Tạo tài khoản:

    Sử dụng Classkick, bạn cần có tài khoản. Bạn vào trang nhà Classkick tại đây > bấm Sign up > chọn Teacher.

    Sau đó, bạn chọn hình thức đăng ký/đăng nhập. Bạn có thể sử dụng tài khoản Google hoặc Clever để đăng ký. Hoặc bấm Sign up with email để tạo tài khoản bằng địa chỉ email.

    Ở đây, người viết chọn ghi danh bằng địa chỉ email. Bạn điền thông tin tên họ và Prefix thì nhập tên hiển thị với học sinh. Sau đó, bạn chọn tổ chức/cơ quan mình đang làm việc tại Organization name.

    Lưu ý: Theo khuyến nghị thì Classkick hoạt động tốt trên Chrome. Nhưng với các trình duyệt khác vẫn sử dụng bình thường.

    2. Tạo bài tập:

    Trước khi bắt đầu, chúng ta tìm hiểu sơ qua về cách tạo và làm bài. Classkick cho phép bạn tạo bài tập với dạng câu hỏi và trả lời trong các ô bảng slide. Sau đó, bạn cài đặt điểm cho bài tập và thêm học sinh và theo dõi tiến trình làm bài. Còn học sinh chỉ cần có link phòng học là có thể tham gia vào lớp học để làm bài.

    Trên giao diện chính, bạn bấm nút dấu cộng màu xanh để thực hiện tạo bài tập với ba tùy chọn:

    – New Blank Assignments: Soạn bài tập với nội dung trắng.

    – Create From File: Chọn câu hỏi bài tập từ tệp có sẵn [thường là PDF].

    – Browse Assignments Library: Sử dụng câu hỏi từ thư viện Classkick.

    Ở đây, người viết chọn New Blank Assignments để hướng dẫn tạo câu hỏi cho bài tập. Trong giao diện thực hiện, gồm có ba mục là Edit, Assign, View work. Chúng ta sẽ tạo câu hỏi trong Edit.

    – Name: Bạn nhập nội dung câu hỏi.

    – Description: Bạn nhập mô tả câu hỏi.

    – Subjects: Bạn chọn chủ đề của hỏi.

    – Grades: Bạn chọn số điểm cho câu hỏi.

    – Access: Bạn chọn chế độ hiển thị cho câu hỏi.

    – Slides: Bạn nhập nội dung bài tập trong các ô bảng này.

    Khi tạo nội dung cho câu hỏi, bạn được cung cấp khá nhiều công cụ để thực hiện như chèn link, hình ảnh/video/âm thanh,… tạo câu hỏi dạng list hay khoảng trắng để điền,… Bạn có thể thay đổi hình nền với màu sắc hay ô kẻ trang giấy bằng cách bấm vào Background.

    Nội dung sẽ tự lưu, bạn bấm nút mũi tên phía trên góc trái để quay lại giao diện Edit. Mỗi bảng slide, bạn có thể chỉnh sửa, thêm và xóa dễ dàng, bạn có thể nhìn thấy trong nút ba chấm của ô slide. Để thêm ô slide khác thì bấm nút dấu cộng. Hoặc trích xuất ra tệp PDF bằng cách bấm nút ba chấm phía trên góc phải > chọn Export Slides to PDF.

    Thêm học sinh:

    Khi đã tạo xong câu hỏi và nội dung, bạn bấm vào mục Assign để thêm học sinh. Bạn bấm Assign a roster > Create a new roster > đặt tên và màu sắc đại diện cho học sinh. Classkick có hỗ trợ lấy thành viên từ Google Classroom nhưng tiếc là chỉ dành cho người dùng Pro.

    Nếu lớp của bạn có 10 em thì phải tạo 10 roster như vậy. Mỗi roster có một mã truy cập vào phòng làm bài tập nhưng nó chỉ dành phiên bản Pro. Bạn bấm vào mã để sao chép link truy cập phòng. Cách này học sinh có thể tham gia bình thường.

    Trước khi chia sẻ, bạn có thể thiết lập thuộc tính cho mỗi em như Grades [bật chấm điểm cho em này], Helpers [bật cho phép em này nhận trợ giúp từ giáo viên], Hide [bạn không bật tùy chọn này, nếu không học sinh không thể truy cập phòng làm bài], Lock [chặn em này].

    Theo dõi tiến trình làm bài:

    Khi mỗi em học sinh làm bài nào đều được Classkick ghi nhận và bạn có thể theo dõi trong View Work.

    Mặc định, Classkick sẽ hiển thị tất cả bảng slide bài tập của các em. Bạn có thể lọc theo tên, bảng slide,… Phía trên có biểu tượng bàn tay [Help inbox], bạn có thể xem lại các tin nhắn và trợ giúp của mình với các em học sinh.

    Khi muốn quay lại giao diện trang quản lý thì bấm biểu tượng home ở góc trên bên trái.

    Tham gia, làm bài tập:

    Nếu bạn là học sinh thì để làm bài tập không có gì khó khăn. Bạn chỉ cần truy cập vào đường link mà giáo viên gửi đến > nhập tên > bấm Go.

    Sau đó, bảng slide đầu tiên của bài tập hiện ra. Bạn chỉ cần trả lời câu hỏi tùy thuộc vào cách giáo viên ra đề. Nếu dạng bài chọn trong danh sách thì tích chọn vào câu trả lời đúng, nếu là dạng câu hỏi tự điền thì nhập vào,…

    Nếu bạn cần hỏi đáp gì với giáo viên thì bấm biểu tượng bàn tay Raise hand như một hiệu ứng giơ tay. Trong thanh giao diện bên phải hiện ra, bạn có hai nút:

    – Please help: Bạn bấm vào nút này để kêu gọi sự trợ giúp từ giáo viên. Bạn và giáo viên sẽ trao đổi qua hộp tin nhắn bên dưới.

    – Please check: Bạn bấm vào nút này khi cần yêu cầu giáo viên kiểm tra bài làm của mình. Bạn cũng có thể trao đổi với giao diện trong hộp tin nhắn bên dưới.

    Xem thêm: Padlet là gì? Cách sử dụng Padlet cho giáo viên và học sinh

    Lời kết:

    Trong giới hạn của bài viết thì Trải Nghiệm Số cũng chỉ giới thiệu sơ qua cách sử dụng Classkick để tạo và làm bài. Hy vọng, Classkick sẽ là công cụ hữu ích cho bạn sử dụng trong thời gian cần học tập trực tuyến và từ xa.

    Ngoài phiên bản web thì Classkick có thể được sử dụng trên Mac và iPad. Bạn vào đây hay theo liên kết bên dưới để cài đặt ứng dụng.

    Developer: Classwork Co

    Price: Free

    Video liên quan

    Chủ Đề