Cách tập vật lý trị liệu cho trẻ

Tạo thuận các vận động chức năng và kích thích sự phát triển vận động thô theo các mốc: lẫy, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi
  • Tăng cường khả năng độc lập trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, đánh răng, rửa mặt, tắm, đi vệ sinh, mặc quần áo,…
  • Kích thích giao tiếp sớm và phát triển ngôn ngữ, tư duy
  • Các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển

    Trẻ chậm phát triển thường sẽ kiểm soát đầu cổ và thân mình kém, do đó tất cả những mốc vận động tiếp theo [Lẫy, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi] đều bị ảnh hưởng. Việc kiểm soát đầu cổ kém cũng là dấu hiệu đầu tiên để nghi ngờ bất thường ở trẻ trước 6 tháng tuổi.

    Các bài tập sẽ duy trì khoảng 3-4 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút. Kiên trì dài ngày để đạt được kết quả mong muốn.

    Bài tập 1: Xoa bóp cơ tay chân và thân mình.

    − Xoa bóp cơ tay: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng bên phía tay cần xoa. Tiến hành vuốt mơn trên da trẻ, chà xát lòng bàn tay- mu tay, nhào cơ, rung cơ cẳng tay, cánh tay.

    − Xoa bóp chân: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng phía dưới chân cần xoa. Tiến hành xoa vuốt mơn, chà xát lòng bàn chân-mu chân, bóp cơ, nhào cơ, rung cơ bắp chân, đùi.

    − Xoa bóp cơ lưng: Trẻ nằm sấp trên giường, ta ngồi hoặc đứng bên cạnh trẻ. Tiến hành xoa vuốt mơn, miết dọc 2 bên cột sống- cạnh xương chậu – kẽ xương sườn, bóp cơ, nhào cơ, rung cơ.

    Bài tập 2. Tạo thuận nâng đầu bằng tay

    − Mục tiêu: Giúp trẻ nâng đầu cổ tốt hơn.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm sấp ở tư thế Một tay ta cố định trên mông trẻ, ngón trỏ và ngón giữa ấn day dọc theo hai bên đốt sống từ cổ xuống thắt lưng.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ nâng đầu và duỗi thẳng thân mình.

    Bài tập 3. Tạo thuận lẫy

    − Mục tiêu: Giúp trẻ lật ngửa sang sấp.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm ngửa. Chân phía dưới duỗi. Gập một chân trẻ và nhẹ nhàng đưa chéo qua người trẻ. Khi trẻ đã nằm nghiêng ta từ từ đẩy thân mình trẻ sang bên đó và đợi trẻ tự lật nghiêng người.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có thể phối hợp lật nghiêng người từ nằm ngửa sang sấp.


    Bài tập 4. Thăng bằng ở tư thế ngồi trên sàn, hoặc trên ghế

    − Mục tiêu: Tăng khả năng điều chỉnh giữ thăng bằng.

    − Kỹ thuật:

    Đặt trẻ ngồi trên sàn. Dùng hai tay hai đùi trẻ. Đẩy nhẹ người trẻ sang trước sau.

    Để trẻ tự điều chỉnh thân mình giữ thăng bằng ngồi.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có thể điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.


    Bài tập 5. Tạo thuận bò trên đùi ta

    − Mục tiêu: Tăng khả năng giữ mình ở tư thế bò.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ quỳ trên đùi ta, dưới gập, chân trên duỗi thẳng một tay cố định trên mông trẻ, tay kia giữ bàn chân trẻ. Đẩy nhẹ vào gót chân trẻ về phía trước và hỗ trợ nâng thân bằng đùi ta khi trẻ bò.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thẳng chân trên, thân mình thẳng.

    Bài tập 6. Tạo thuận ngồi xổm và ngồi đứng dậy.

    − Mục tiêu: Tăng khả năng duy trì thăng bằng ngồi xổm.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi xổm, ta quỳ phía sau dùng hai tay cố định ở hai gối trẻ. Dồn trọng lượng của trẻ lên hai bàn chân. Để trẻ chơi ở tư thế ngồi xổm. Bảo trẻ đứng dậy với sự hỗ trợ của ta.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thăng bằng thân mình ở tư thế ngồi xổm trong vài phút.

    Bài tập 7. Tạo thuận đứng bám có trợ giúp bằng tay [trẻ chậm phát triển]

    − Mục tiêu: Tăng khả năng thăng bằng ở tư thế đứng.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ đứng bám vào mép bàn, hoặc trước bàn với hai chân đế rộng hơn vai. Ta dùng hai tay cố định ở đùi hoặc háng trẻ. Đặt vài đồ chơi trên bàn.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng trong lúc chơi: hai chân duỗi thẳng; ở khớp gối, bàn chân đặt vuông góc xuống sàn.

    Phương pháp vật lý trị liệu được ứng dụng rất phổ biến trong quá trình phục hồi. Đối với rất nhiều bệnh lý hiện nay nhờ sự an toàn và hiệu quả tốt mà nó đem lại. Không những được sử dụng ở các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe. Mà bạn cũng có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu ngay tại nhà. Hãy cùng Thiết bị Vật lý trị liệu tìm hiểu các bài tập đơn giản, dễ thực hiện. Mà bất cứ ai cũng có thể luyện tập được trong bài viết dưới đây:

    TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ ==> Liên hệ: 090.282.3651 

    TÌM PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU GẦN NHÀ  ==> Liên hệ: 090.282.3651 

    1. Vật lý trị liệu là gì? – Liên hệ tập Vật lý trị liệu tại nhà khu vực TP. Hồ Chí Minh [090.282.3651 Duyên]

    Vật lý trị liệu [Physical Therapy] là một nhánh của y học phục hồi chức năng. Nó có vai trò duy trì, cải thiện và khôi phục chức năng của cơ thể. Do đó tập vật lý trị liệu tại nhà có một vai trò vô cùng quan trọng. Vì qua đó nó có thể giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau nhanh chóng mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

    Theo theo thống kê tại các bệnh viện TPHCM nói riêng Việt Nam nói chung tỷ lệ người bệnh là rất lớn, dù cho họ có được điều trị cứu sống nhưng họ lại không hòa nhập được trở lại cuộc sống như trước kia vì họ có những khiếm khuyết và họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

    Vì vậy, quan niệm về mục tiêu cuối cùng của việc điều trị bệnh đã thay đổi, đó không còn dừng lại ở việc cứu sống bệnh nhân nữa mà phải tiến xa hơn. Điều trị cứu sống xong chưa đủ mà còn phải đưa bệnh nhân hòa nhập trở lại với cuộc sống hàng ngày, để họ không phải là gánh nặng cho người khác.

    Đó chính là mục tiêu cuối cùng của tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại nhà, và vai trò của Vật lý trị liệu phục hồi chức năng chính là hoàn thành mục tiêu cuối cùng của việc điều trị cho người bệnh phục hồi lại chức năng đã mất.

    2. Khi nào cần tập vật lý trị liệu? – Liên hệ tập Vật lý trị liệu tại nhà khu vực TP. Hồ Chí Minh [090.282.3651 Duyên]

    Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu được khuyến khích khi bạn đang gặp phải hoặc trải qua những tình trạng như:

    • Tổn thương về thần kinh – cơ như chấn thương sọ não, bại não, tổn thương tủy sống hay đột quỵ.
    • Mắc bệnh lý về cơ – xương – khớp, điển hình như gãy xương, thoái hóa cột sống, gai cột sống, vẹo cột sống hoặc tổn thương dây chằng.
    • Gặp vấn đề ở đường hô hấp như viêm phổi, hen phế quản hoặc tắc nghẽn phổi.
    • Mắc bệnh lý bẩm sinh như chậm phát triển trí não, viêm màng não.
    • Vừa trải qua cuộc phẫu thuật. Lúc này, một số bộ phận trên cơ thể không thể hoạt động bình thường. Do đó, cần luyện tập vật lý trị liệu đúng cách. Để có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi, tăng cường sức mạnh cơ bắp.
    Tại sao nên tập vật lý trị liệu?

    3. Có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu ngay tại nhà hay không? – Liên hệ tập Vật lý trị liệu tại nhà khu vực TP. Hồ Chí Minh [090.282.3651 Duyên]

    Vật lý trị liệu là một phương pháp trị liệu của con người phục hồi những tổn thương của cơ thể. Phương pháp này có sử dụng những ứng dụng của các hiệu ứng vật lý như điện trị liệu, nhiệt trị liệu, quang trị liệu, thủy lực trị liệu, cơ học trị liệu,… Chúng được phổ biến rất rộng rãi trong ngành y học. Thường thì khi gặp các vấn đề về cơ – xương – khớp và các bệnh lý khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt thường ngày, chúng ta đều mong muốn nhận được sự điều trị tốt nhất. Nhưng tùy theo mức độ bệnh tật cũng như điều kiện của bản thân mà chúng ta chọn đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp hay tự điều trị tại nhà.

    Tại các phòng khám, bệnh viện, cơ sở y tế chuyên nghiệp có trang bị hệ thống máy móc hiện đại phục vụ điều trị cho bệnh nhân. Thế nên chúng ta thấy họ có đầy đủ các ứng dụng vật lý trong điều trị như điện, nhiệt, quang, thủy lực, cơ học…Tập vật lý trị liệu tại nhà mang tính chất cá nhân là chủ yếu nên chỉ áp dụng được những máy móc đơn giản hoặc sử dụng các bài tập cơ học trị liệu là chính. Các bài tập này góp phần tăng cường sự dẻo dai của các cơ, khớp, sức mạnh cho hệ gân – cơ, phần nào cải thiện tình trạng bệnh tật.

    Các bài tập tại nhà này ứng dụng trong một số trường hợp như:

    • Các bệnh cơ xương khớp ở thể nhẹ, có thể tự tập điều trị được tại nhà như đau lưng, đau mỏi vai gáy, căng cơ do tập luyện quá sức,…
    • Các bệnh cơ xương khớp mạn tính đã được điều trị ổn đinh và về nhà tập luyện duy trì như viêm quanh khớp vai, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, người tai biến…
    • Người không có thời gian đi đến điều trị tại các cơ sở y tế.
    • Hỗ trợ điều trị thêm tại nhà. Đối với các bệnh nhân điều trị ngoại trú thì thời gian ở nhà của người bệnh dài hơn so với thời gian điều trị tại viện. Vậy nên cần luyện tập thêm để tăng cường hiệu quả điều trị.

    Các bài tập trị liệu tại nhà thường là các bài tập đơn giản, dễ thực hiện mà ai cũng có thể tự làm được. Đối với các bệnh lý khác nhau thì cần có các bài tập riêng biệt và chế độ luyện tập khác nhau. Vậy nên để biết được bài tập nào tốt nhất cho bệnh lý của mình, bạn cần tham khảo lời khuyên của các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa.

    Ι− Được chia sẻ bởi Thiết bị Vật lý trị liệu  −Ι

    Hiện nay nhờ sự tiến bộ của ngành y học mà bạn cũng có thể ứng dụng dòng điện sinh học để thực hiện bài vật lý trị liệu ngay tại nhà, không chỉ đơn thuần là các bài tập cơ truyền thống như trước đây. Chức năng này được nằm gọn trong một loại máy mang tên máy điện sinh học DDS. Dòng điện sinh học được truyền qua tay bác sĩ, kĩ thuật viên đưa vào hệ thống kinh lạc trên người bệnh giúp đả thông kinh lạc, phá vỡ sự bế tắc. Thông thì bất thống, đó là một trong những nguyên tắc điều trị chính của nên y học phương Đông có từ ngàn đời nay. Hiệu quả của phương pháp này đã chứng minh cho kết quả tốt trên lâm sàng và được sử dụng rất rộng rãi.

    TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ ==> Liên hệ: 090.282.3651 

    TÌM PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU GẦN NHÀ  ==> Liên hệ: 090.282.3651 

    4. Các bài tập vật lý trị liệu tại nhà đơn giản, dễ thực hiện – Liên hệ tập Vật lý trị liệu tại nhà khu vực TP. Hồ Chí Minh [090.282.3651 Duyên]

    Bài tập kéo căng khớp vai

    Kéo căng khớp vai là bài tập vật lý trị liệu tại nhà có tác dụng kéo căng các phần cánh tay, vai và phần trên của lưng. Các bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

    • Trước tiên, người bệnh đan hai bàn tay lại với nhau, các ngón tay xen kẽ.
    • Sau đó từ từ đưa lòng bàn tay lên trên đầu rồi đưa tay lên trên.
    • Người bệnh giữ tư thế này trong 10 giây rồi thả lỏng, và bắt đầu lại từ đầu.
    Bài tập kéo căng khớp vai

    Bài tập kéo căng cánh tay

    Với bài tập này, người bệnh tập trung phục hồi sự vận động của các cơ cánh tay mang lại sự phản ứng linh hoạt trong các hoạt động sống hằng ngày. Bài tập này được tiến hành như sau:

    • Người bệnh nâng cánh tay trái ngang với mặt đất rồi dùng tay phải nắm khủy tay trái kéo qua ngực
    • Kéo căng dần trong khoảng 10 giây rồi từ từ thả lỏng.
    • Sau đó thực hiện tương tự với tay còn lại.

    Bài tập kéo căng gối ngực

    Bài tập này được tiến hành như sau:

    • Người bệnh nằm lên nệm cứng hoặc giường, kéo đầu gối của mình co vào cơ thể. Chú ý không được ngước đầu lên
    • Sau đó lấy tay ôm chân lại kéo mạnh dần và giữ trong khoảng 20-30 giây rồi thả lỏng.
    • Làm tương tự như vậy với chân còn lại.
    Bài tập kéo căng gối ngực

    Bài tập kéo căng gân cổ chân và cẳng chân

    Người bệnh thực hiện bài tập vật lý trị liệu tại nhà này như sau:

    • Người bệnh dùng 2 tay vịn thành ghế phía trước, chân phải duỗi thẳng, chân trái co lại, và 2 chân cách nhau khoảng 1 bước chân.
    • Sau đó đưa người xuống từ từ cong chân trái lại trong khi chân phải vẫn duỗi thẳng, bàn chân phải vẫn áp sát xuống mặt đất và lưng trong tư thế thẳng.
    • Nhún người xuống giữ trong khoảng 10-20 giây rồi thả lỏng cơ thể. Cứ như vậy làm tương tự với chân còn lại.
    Bài tập kéo căng gân cổ chân và cẳng chân

    Bài tập kéo căng cơ đùi trước

    Bài tập này được tiến hành như sau:

    • Người bệnh trong tư thế đứng thẳng người kế bên và song song với ghế, lấy tay phải vịn ghế.
    • Tiếp đến dồn trọng lực vào chân trái rồi co chân phải lên dần và gót chân để phía mông, tay còn lại giữ chân co.
    • Giữ tư thế này trong 30 giây rồi từ từ thả lỏng người.
    • Thực hiện tương tự với chân còn lại.

    Bài tập kéo căng cơ đùi sau

    Bài tập này khá dễ để người bệnh luyện tập tại nhà. Người bệnh dùng một chiếc khăn hoặc một miếng vải dài và thực hiện theo các bước sau đây:

    • Người bệnh trong tư thế ngồi xuống nệm và duỗi thẳng 2 chân.
    • Tiếp theo lấy khăn lông dài hoặc miếng vải dài móc vào mũi bàn chân, sau đó lấy hai tay giữ khăn trong khi gập người về phía trước, giữ trong vòng 30 giây rồi từ từ thả lỏng.

    Chủ Đề