Cải tạo giống vật nuôi bằng các phương pháp

Thứ ba, 08/02/2022 18:57

Ứng dụng công nghệ trong cải tạo giống vật nuôi tạo ra sản phẩm có chất lượng

Tỉnh ta có điều kiện tự nhiên thích hợp cho hoạt động chăn thả các loại gia súc có thế mạnh và là sản phẩm đặc thù của tỉnh như bò, dê, cừu. Mặc dù vậy, ngành Chăn nuôi đang gặp không ít khó khăn như đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả gia súc ngày càng thu hẹp, tình trạng hạn hán kéo dài thường xuyên xảy ra hằng năm dẫn đến nguy cơ thiếu thức ăn thô xanh cho gia súc. Các hộ chăn nuôi chủ yếu dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, năng suất; chất lượng, hiệu quả chăn nuôi chưa cao.

Để tiếp tục phát triển chăn nuôi phục vụ tốt nhiệm vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, ngày 21-1-2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 61/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”. Nhiệm vụ trọng tâm của Đề án là từng bước chuyển đổi bền vững phương thức chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao. Chăn nuôi nhỏ lẻ từng bước tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và bền vững. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác cải tạo giống vật nuôi bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, triệt sản vật nuôi có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp; tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi.

Bước vào năm mới 2022, UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương tập trung triển khai Đề án có hiệu quả. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các cơ chế, chính sách đã ban hành, kết hợp với các quy định mới của Trung ương để triển khai tổ chức thực hiện Đề án. Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện Đề án; chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước sản xuất các giống vật nuôi thích hợp với điều kiện trên địa bàn tỉnh để cung cấp cho nhu cầu phát triển chăn nuôi bền vững. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi; đồng thời, thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ về giống, tinh, phôi và giống nhập khẩu. Chỉ đạo công tác quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, các chế phẩm sinh học, thuốc thú y, kiểm soát môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Riêng Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng khoa học tỉnh xem xét ưu tiên các đề xuất nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn; hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi và hướng dẫn xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Đề cập đến lĩnh vực cải tạo giống vật nuôi, đồng chí Nguyễn Tin, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho rằng đây là khâu quan trọng nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo Trung tâm thực hiện trong thời gian qua và tiếp tục triển khai sâu rộng hơn trong thời gian tới. Thực hiện đề án cơ cấu lại ngành Chăn nuôi, năm 2021 Trung tâm đã chủ động lồng ghép các nguồn lực, nhân rộng được 7 mô hình cải tạo đàn bò; có 660 con bò cái của 171 hộ được thụ tinh nhân tạo. Cùng với đó, Trung tâm đã triển khai dịch vụ cung cấp tinh bò theo hướng xã hội hóa, đã cung cấp 503 liều tinh phối cho hơn 400 bò cái; đồng thời, tư vấn cho huyện Thuận Bắc xây dựng đề án thụ tinh nhân tạo, hỗ trợ trang thiết bị, dẫn tinh viên và hỗ trợ kỹ thuật, đã phối được 62 con bò cái; hỗ trợ điểm dịch vụ thú y ở xã Mỹ Sơn [Ninh Sơn], thực hiện công tác phối giống nhân tạo bò trên địa bàn tỉnh được 635 liều.

Đồng chí Nguyễn Tin, cho biết thêm: Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2025 đàn bò lai Brahman lai Sind và lai khác của tỉnh đạt 55% vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đạt 60%. Bảo tồn giống dê bản địa kết hợp với phát triển đàn dê lại, đưa số lượng dê lai của tỉnh lên 87% vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đạt trên 90%. Đưa số lượng cừu lai của tỉnh lên 85% vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đạt trên 90%. Hướng tới thực hiện đạt mục tiêu của Đề án, năm 2022 Trung tâm triển khai ứng dụng các tiếp bộ kỹ thuật hỗ trợ kịp thời để nhân rộng mô hình thụ tinh nhân tạo bò. Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước sản xuất các giống vật nuôi thích hợp với điều kiện trên địa bàn tỉnh để cung cấp cho nhu cầu phát triển chăn nuôi bền vững. Tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi; đồng thời, thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ về giống, tinh, phôi và giống nhập khẩu.

Với việc định hướng đúng để phát triển ngành chăn nuôi bền vững của tỉnh, nhất là đề cao nhiệm vụ cải tạo giống vật nuôi chất lượng cao, tin rằng hoạt động chăn nuôi sẽ chuyển biến tích cực.

Tuấn Anh

II. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI

Nhiều nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng…

1. Thức ăn

- Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người.

- Ví dụ:

+ Thiếu prôtêin, động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh.

+ Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người.

$ \Rightarrow$ Do đó cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

2. Nhiệt độ

- Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

- Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật, nhất là động vật biến nhiệt.

3. Ánh sáng

- Ánh sánh ảnh hưởng đến sinh trưởng vì:

+ Ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể.

+ Tia tử ngoại có tác dụng biến tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi hình thành xương.

* Riêng đối với người, còn có rất nhiều tác nhân như ma túy, rượu, thuốc lá… có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ sơ sinh.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI

1. Cải tạo giống

- Áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi… để tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao, thích nghi với các điều kiện địa phương.

+ Chọn lọc nhân tạo: khi nuôi động vật, người ta chọn những con khỏe mạnh, lớn nhanh để làm giống.

+ Lai giống giữa lợn, bò… địa phương với các giống nhập ngoại tạo ra những giống mới lớn nhanh, to khỏe.

2. Cải thiện môi trường sống của động vật

- Mục đích: làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, tăng năng suất vật nuôi.

- Biện pháp: áp dụng các chế độ ăn thích hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau, kết hợp vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh…

3. Cải thiện chất lượng dân số

- Mục tiêu: tăng chiều cao, cân nặng, không mắc dị tật… nhằm cải thiện chất lượng dân số.

- Biện pháp: Nâng cao chất lượng đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích [ma túy, thuốc lá, rượu bia…], phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai, giảm ô nhiễm môi trường…


Page 2

SureLRN

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 152 SGK Sinh học  lớp 11 Nâng cao. Nêu một số nhân tố của môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và con người. ; Nêu các biện pháp cải tạo giống vật nuôi [cải tạo giống và cải thiện môi trường].

Câu 1: Nêu một số nhân tố của môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và con người.

Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và con người:

* Thức ăn:

Thức ăn là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.

Nuôi lợn thịt ở giai đoạn cai sữa nếu tăng hàm lượng lizin trong khẩu phần ăn từ 0,45% lên 0,85% lợn sẽ lớn nhanh hơn [tăng trọng từ 80g/ngày lên 210 g/ngày tăng gấp 3 lần]. Chăn nuôi gia súc, gia cầm với thức ăn thiếu vitamin, thiếu nguyên tố vi lượng thì vật nuôi sẽ bị còi và sản lượng kém.

* Yếu tố môi trường:

Các yếu tố môi trường như lượng O2, CO2, nước, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… đều gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. Nòng nọc chỉ có thể lớn và phát triển trong môi trường nước. Cá sống trong các vực nước bị ô nhiễm, nồng độ ôxi ít sẽ chậm lớn, không sinh sản. Cá rô phi lớn nhanh nhất ở nhiệt độ 30°C, nếu nhiệt độ xuống quá 18°c chúng sẽ ngừng lớn và ngừng đẻ. Các chất độc hại, chất gây đột biến và gây quái thai đều có tác động làm sai lệch sự phát triển và gây nên quái thai.

Câu 2: Nêu các biện pháp cải tạo giống vật nuôi [cải tạo giống và cải thiện môi trường].

Các biện pháp cải tạo giống vật nuôi: Động vật là nguồn thực phẩm và nguyên liệu cho đời sống con người. Từ lâu con người đã tận dụng các hiểu biết về quy luật sinh trưởng và phát triển của vật nuôi để tìm ra các biện pháp cải tạo sự sinh trưởng và phát triển của chúng nhằm tạo ra những giống vật nuôi cho năng suất cao nhất trong thời gian ngắn nhất.

* Cải tạo giống di truyền:

Bằng phương pháp lai giống kết hợp với kĩ thuật thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi nhằm tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương. Ví dụ, lai lợn ỉ với lợn ngoại tạo ra giống ỉ lai, tăng khối lượng xuất chuồng từ 40kg [ỉ thuần] lên 100 kg [ỉ lai].

* Cải thiện môi trường:

Cải thiện môi trường sống thích hợp tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi nhằm thu được sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu. Có các biện pháp cải thiện môi trường như sử dụng thức ăn nhân tạo chứa đủ chất dinh dưỡng, cải tạo chuồng trại, sử dụng chất kích thích sinh trưởng, hoocmôn.

Câu 3: Nêu các biện pháp phòng tránh thai chủ yếu để bảo đảm kế hoạch hóa gia đình.

Các biện pháp phòng tránh thai chủ yếu là:

–  Dùng bao cao su

–  Đặt vòng tránh thai

–  Dùng viên thuốc tránh thai

–  Phẫu thuật đình sản

–  An toàn tự nhiên: giai đoạn an toàn [không có trứng rụng] và xuất tinh ra ngoài [ngăn tinh trùng không gặp trứng].

Câu 4: Hãy chọn phương án đúng. Các chất độc hại gây quái thai vì:

A. Chất độc gây chết tinh trùng.

B. Chất độc gây chết trứng.

C. Chất độc gây chết hợp tử.

D. Chất độc gây sai lệch quá trình sinh trưởng và phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề