Cảm nhận về câu thơ đường ra trận mùa này đẹp lắm

Nhắc tới tên tuổi nhà thơ Phạm Tiến Duật [1941 -2007], rất nhiều bạn yêu thơ nước ta nhớ tới chùm thơ của ông đoạt giải Nhất cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ [1969 -1970], trong đó có bài thơ "Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây". Bài thơ càng có sức vang xa, là nhờ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc...

Bạn đang xem: Đường ra trận mùa này đẹp lắm


Thuở nhỏ, Phạm Tiến Duật đã phải sống xa quê ở Thị xã Phú Thọ, đi trọ học. Tốt nghiệp phổ thông, ông thi đỗ vào khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội. Ra trường, đúng vào thời điểm cả đất nước bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, ông xung phong vào quân đội. Sau này, nhà văn Đỗ Chu trong cuốn tuỳ bút Thăm thẳm bóng người [2008], phần viết về Phạm Tiến Duật, đã nhớ và ghi lại cái không khí náo nức mà cảm động sau đây: "Một hôm, đồng chí Phạm Văn Đồng tới nói chuyện với tập thể thầy trò Trường đại học sư phạm Hà Nội, lúc sắp về đã hỏi, những ai ở đây tình nguyện đi chiến đấu? Hàng nghìn cánh tay con trai, con gái lập tức đưa lên, mái gồi hội trường lớn lay động trong tiếng hô Lên đường! Lên đường! Ông Thủ tướng tóc hoa râm từ trên bục nhìn xuống đám đông rừng rực, miệng thì cười mà đôi mắt lại rơm rơm muốn khóc. Rồi ông nắm chặt hai tay mình mà đưa lên cao...". Dĩ nhiên, trong số hàng ngàn cánh tay con trai đưa lên hôm ấy, có anh sinh viên trẻ Phạm Tiến Duật. Ông đã cùng hàng trăm anh em khác thành người lính trong cuộc lên đường có ý nghĩa mở đầu của sinh viên thủ đô. Họ là sinh viên của năm thứ tư, khoa Ngữ văn, vừa đi dạy thực nghiệm về!Hoà số phận mình vào số phận nhân dân, đất nước trong môi trường mới là quân đội, rồi được vào Trường Sơn đầy hy sinh, gian khổ nhưng cũng rất hào hùng, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã cho ra đời nhiều bài thơ nóng hổi chất lính, tinh nghịch, trẻ trung, sâu thẳm tình đời, trong đó có bài thơ "Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây". Bài thơ gồm 7 khổ, 28 câu, viết khoảng năm 1969, 1970- câu thơ thứ 3 của khổ thơ đầu: "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" đã nói hộ cho rất nhiều bạn trẻ hăm hở ra trận những tháng năm ấy... Sau ngày đất nước ta hoà bình [1975], có lần một người cũng cầm bút thời chống Mỹ đã chê câu thơ "Đường ra trận mùa này đẹp lắm", và cho rằng phải nghĩ "ngược lại" mới đúng?! Quả là, người đó đã nhìn cuộc chiến tranh của ta một cách phiến diện, bi thương. Họ đã không hiểu rằng, nhà thơ Phạm Tiến Duật từng có 14 năm quân ngũ, trong đó có 8 năm gắn bó với Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn - phản ánh rất chính xác một hiện thực của đất nước ta, và cả của ông nữa, vào một thời điểm lịch sử! báo nghệ an điện tử báo nghệ an tlpd.vn chinh tri xa hoi kinh te theo dong su kiem du lich phong su ky su the thao giai tri van hoa nghe thuan quoc phong an ninh dat va nguoi xu quang toa soan ban doc media vckm cms vsolutions

Quan hệ Nga - Gruzia: Chưa thể tìm ra dù chỉ là ‘ngõ lỗ thủng’

Video: Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về công tác cán bộ

Video: Bế mạc kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII


Xem thêm: Trương Vũ Kỳ Sinh Năm Bao Nhiêu, Trương Vũ Kỳ

- Chọn website - Thông tấn xã Việt Nam Báo Nhân dân Báo QĐND Báo Hà Nội Mới Báo Thái Nguyên Người Lao Động Báo Đồng Nai Báo Lao Động Sài Gòn Giải phóng Báo Hưng Yên Báo Lào Cai Báo Hải phòng Báo Đà Nẵng Báo Cần Thơ Báo Hà Giang Báo Tuyên Quang Báo Điện Biên Báo Sơn La Báo Bắc Cạn Báo Phú Thọ Báo Vĩnh Phúc Báo Bắc Giang Báo Bắc Ninh Báo Quảng Ninh Báo Hòa Bình Báo Ninh Bình Báo Thanh Hóa Báo Nghệ An Báo Hà Tĩnh Báo Quảng Nam Báo Bình Định Báo Quãng ngãi Báo Phú Yên Báo Khánh Hòa Báo Bình Thuận Báo Bình Dương Báo An Giang Báo Vĩnh Long Báo Hậu Giang Bao Bà rịa - Vũng tàu Thời báo kinh tế Tuần báo quốc tế Báo đầu tư VnExpress VDC Media Tạp Chí Quê Hương Sài Gòn tiếp thị Đài truyền hình VN Đài tiếng nói VN Đài PT TH Hà Nội Đài PT TH PT.HCM Báo Thừa Thiên Huế Báo Lai Châu

18 cán bộ quân y tình nguyện tham gia đội cơ động chống dịch Covid - 19

Bộ CHQS tỉnh tập huấn về diễn tập phòng thủ cho các huyện

Hủy nổ thành công quả bom nặng 113 kg

Nghệ An đảm bảo cơ sở vật chất để cách ly công dân về từ các tỉnh phía Nam

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tăng cường lực lượng ra Quỳnh Lưu chống dịch

Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2021 - 2026

Phát động thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2021

Bộ CHQS tỉnh tổng kết Quy tập hài cốt liệt sỹ mùa khô 2020 – 2021

Thời sự Xây dựng Đảng Kinh tế Xã hội Phóng sự Giáo dục Pháp luật Quốc tế Thể thao Sức khỏe Giải trí Vô xứ Nghệ Báo Nghệ An Bạn cần biết Media


Báo Nghệ An điện tử - Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Nghệ An

Giấy phép hoạt động báo điện tử số: 304/GP-BTTTT

Sáng nay chợt nghe nhà bên cạnh vang lên tiếng máy cát sét cũ kỹ. Chờ đợi một giai điệu tình yêu lãng mạn để tiếp tục vùi trong chăn. Thật thích thú, mưa rò rõ kiểu này mà trùm mền nghe nhạc thì còn gì bằng. Đây là giây phút hiếm hoi tôi tự thưởng cho mình điều giản dị đáng yêu đó.

“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây”

Thu Hiền và Trung Đức song ca bài hát Trường Sơn đông, Trường Sơn tây của nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Tôi thích nhất bài thơ này của Phạm Tiến Duật nên nhận ra ngay. Không có cảm giác thất vọng nào cả vì tình yêu trong giây phút chiến tranh tôi nghĩ cũng sẽ đẹp vô ngần. Ca khúc yêu đương lãng mạn đương đại chỉ dành cho những cá nhân riêng lẻ, đôi khi còn là tình yêu cực đoan ích kỷ. Tình yêu trong chiến tranh không thế, nó vừa rõ ràng lại có cái gì xa xăm. Người lính có thể thương nhớ đến người tình thật của mình hay lắm khi nhớ nhung đến một gương mặt tự tưởng tượng nào đó. Cái cốt lõi là hy vọng, lạc quan hướng đến một hạnh phúc tốt đẹp mà chiến tranh đang nghiền nát nó.

Phạm Tiến Duật viết bài thơ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Không biết thân phận bài hát sau khi được phổ nhạc nó có long đong như bài thơ hay không. “Đường ra trận mùa này đẹp lắm. Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây” – hai câu này thì cực kỳ lãng mạn. Ra trận đối mặt với chiến tranh chỉ có bom đạn, chết chóc; trước mắt người lính nếu không là một màu thê lương thì cũng buồn bã sao lại đẹp được. Nhưng ta hãy ghi nhận cái đẹp đẽ trong lòng, trong đôi mắt, trong sự lạc quan tin tưởng vào thắng lợi có như thế mới thấy vẻ đẹp anh hùng của đoàn quân ra trận.

Không hạn hẹp trong tình yêu cá nhân. Tình yêu trong chiến tranh còn là sự gắn kết anh – em, đông – tây, Nam – Bắc, rộng ra là tình yêu đất nước, đoàn kết dân tộc.

“Trường Sơn tây anh đi, thương em Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo Muỗi bay rừng già cho dài tay áo

Rau hết rồi, em có lấy măng không?

Em thương anh bên tây mùa đông Nước khe cạn, bướm bay lèn đá Biết lòng anh say miền đất lạ

Chắc em lo đường chắn bom thù”

Chiến tranh đã khốc liệt, người lính còn phải đương đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, rừng núi, những nơi hành quân gian khổ: “Muỗi bay rừng già cho dài tay áo. Rau hết rồi, em có lấy măng không?” – khó khăn, gian khổ vất vả là thế. Sống trong thời bình ta nghe giai điệu réo rắt còn có sự xốn xang trong lòng, nhưng chưa là lính chắc không thể hiểu thấu đáo những hình ảnh như “Nước khe cạn, bướm bay lèn đá”. Hình ảnh “bướm bay lèn đá” thì rất đẹp đẽ, rất mộng mơ nhưng “nước khe cạn” lúc ấy có lẽ mới là sự thật đáng lo âu.

“Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ; Em xuống núi nắng về rực rỡ

Cái nhành cây gạt mối riêng tư

Chiến tranh tàn khốc bởi bom đạn, máu lửa; thiên nhiên cũng không hiền hòa bởi mưa bão, nắng gió, rừng núi hiểm nguy. Nhưng nổi bật trên đó là màu xanh của những chiếc áo bộ đội, của bổn phận và trách nhiệm, thật đẹp đẽ và da diết khi:

“Từ nơi em đưa đến nơi anh

Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến

Như tình yêu nối lời vô tận

Đông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn”.

Thiện Mỹ - DH10C

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Chủ Đề