Cán cân công lý là gì

Tượng nữ thần công lý được xem như là một biểu tượng công lý, pháp luật, tư pháp. Đối với người học luật thì biểu tượng nữ thần công lý cũng không quá xa lạ. Mình cũng rất thích biểu tượng này nên chia sẻ vài điều liên quan tìm hiểu được.

1. Nữ thần công lý là ai?
Nữ thần công lý trong tiếng Anh được gọi là Lady Justice, tiếng Latin là Justitia [Iustitia]. Justitia là hiện thân của nữ thần công lý trong thần thoại La Mã cổ đại. Justitia cũng tương đương với thần Themis và thần Dike trong thần thoại Hy Lạp; thần Maat của Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, tượng nữ thần công lý hiện nay [được cho] là khắc họa theo hình tượng nữ thần Justitia của La Mã.

2. Ý nghĩa của các biểu tượng
Tượng nữ thần công lý thường được tạo theo dáng đứng hoặc ngồi trên ghế và thường gắn liền với ba biểu tượng đặc trưng: dải băng bịt mắt, cán cân và thanh gươm.
Về dải băng bịt mắt: Được giải thích với ý nghĩa là đảm bảo sự độc lập, vô tư, khách quan của thần công lý, không bị tác động, ảnh hưởng bởi áp lực bên ngoài hay ngoại cảnh. Tuy nhiên, theo một số tài liệu chỉ ra thì chỉ đến thế kỷ 16, dải băng bịt mắt mới được bổ sung vào tượng nữ thần công lý và được sử dụng không liên tục, không phải tượng nữ thần công lý nào cũng có dải băng bịt mắt vì với quyền năng của nữ thần công lý, người ta tin rằng dù có bịt mắt hay không thì nữ thần công lý vẫn đảm bảo sự vô tư, khách quan.
Về cán cân: tượng trưng cho sự suy xét cẩn trọng và công bằng các chứng cứ, tình tiết của vụ việc để đưa ra phán quyết; biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng, chính trực, nghiêm minh, không thiên vị.
Về thanh gươm: Biểu tượng cho sức mạnh cưỡng chế, quyền uy, bảo đảm công lý phải được thực thi. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì đó là thanh gươm còn trong vỏ và trong tư thế hạ xuống chứ không phải trong tư thế vung cao sẵn sàng tấn công ai đó. Điều đó cho thấy công lý không phải là sự sợ hãi, cưỡng chế phi lý mà phải trải qua quá trình suy xét cẩn trọng [bởi cán cân] và thanh gươm chỉ được rút ra khi thực sự cần thiết.
Người ta nói nhiều về 03 biểu tượng trên nhưng dưới chân nữ thần còn có hình tượng quyển sách và con rắn [không phải tượng nào cũng có]. Quyển sách này là sách luật, sách về công lý và con rắn quấn quanh quyển sách này tượng trưng cho thế lực cản trở pháp luật, cản trở công lý và sẽ bị trừng trị bởi nữ thần công lý.

Related

  • PHẠT NẶNG TIỀN ĐỂ RĂN ĐE NHỮNG NGƯỜI LÀM LOẠN TRÊN MẠNG XÃ HỘI
  • 17/10/2021
  • Trong "Góc nhìn pháp lý"
  • NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI, DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?
  • 24/09/2021
  • Trong "Góc nhìn pháp lý"
  • Luật sư Kiều Anh Vũ chia sẻ về hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý với sinh viên Luật UEF
  • 05/12/2021
  • Trong "Góc nhìn pháp lý"

Video liên quan

Chủ Đề