Câu hỏi ma trận là gì

Trong những năm gần đây, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Khoa sư phạm trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau đang có xu hướng chuyển dần sang trắc nghiệm khách quan hay thực hành. Tuy nhiên một số môn học đặc thù về Phương pháp dạy học hay những môn đặc thù về chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phần lớn giảng viên chọn hình thức thi tự luận. Vấn đề đặt ra liệu thiết kế đề thi kết hợp nhiều hình thức thi có được không? Thiết kế như thế nào?. Bài viết này tôi xin chia sẻ kinh nghiệm khi thiết kế ma trận và biên soạn đề thi kết thúc học phần theo hai hình thức thi trắc nghiệm khách quan và tự luận. Việc thay đổi cách ra đề thi như thế nào thì mục đích cuối cùng của thầy và trò vẫn là góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo tại Khoa Sư phạm trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau.

Muốn thực hiện được mục tiêu trên thì công việc tạo ra một đề thi kết hợp giữa hai hình thức thi không thể là tùy tiện và thiếu cơ sở. Vì hình thức, nội dung của một đề thi có vai trò quyết định đến kết quả học tập của sinh viên, nó là cơ sở để phản ánh lại kết quả giảng dạy của giảng viên và kết quả học của sinh viên. Nhưng, để soạn một đề thi luôn phù hợp với nội dung giảng dạy, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học, đảm bảo kiến thức được dàn trải đều ở các nội dung và hạn chế được tiêu cực hay tính may rủi trong thi cử, tôi nhận thấy soạn đề thi dưới hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận là tối ưu nhất. Theo cách này còn hướng cho sinh viên tiếp cận dần cách đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22 ngày 6/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà khi ra trường các sinh viên này phải thực hiện.

1. Quy trình thiết kế ma trận đề thi

1.1 Cấu trúc ma trận đề: [theo thang tư duy 3 bậc]

+ Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của sinh viên theo các cấp độ: Nhận biết; Thông hiểu và Vận dụng [có thể sử dụng thang đo 6 bậc của Bloom].

+ Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

+ Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

1.2 Mô tả về các cấp độ tư duy

Cấp độ tư duy

Mô tả

Nhận biết

Nhận biết có thể được hiểu là sinh viên nêu hoặc nhận ra các khái niệm, nội dung,vấn đề đã học khi được yêu cầu. [sinh viên nhận thức được những kiến thức đã nêu trong giáo trình]

Thông hiểu

Sinh viên hiểu các khái niệm cơ bản, có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ sinh viên đã được nghe giảng.

Vận dụng

-Sinh viên vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp.

-Sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương.

1.3 Xác định cấp độ tư duy dựa trên các cơ sở sau

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của đề cương chi tiết học phần ta xác định mức độ tư duy như sau:

+ Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì xác định ở cấp độ biết;

+ Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng thì xác định là cấp độ vận dụng.

Tuy nhiên:

+ Kiến thức nào trong chuẩn ghi là hiểu được nhưng chỉ ở mức độ nhận biết các kiến thức trong giáo trình thì vẫn xác định ở cấp độ biết;

+ Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần biết được và phần kĩ năng thì được xác định ở cấp độ vận dụng.

+ Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần hiểu được và phần kĩ năng thì được xác định ở cấp độ vận dụng ở mức độ sâu hơn.

1.4 Các bước cơ bản thiết kế ma trận đề thi

Bước 1. Liệt kê tên các chủ đề [nội dung, chương, bài,] cần thi;

Bước 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;

Bước 3. Quyết định phân phối tỉ lệ % điểm cho mỗi chủ đề [nội dung, chương, bài,];

Bước 4. Tính số điểm cho mỗi chủ đề [nội dung, chương, bài,..] tương ứng với tỉ lệ %;

Bước 5. Quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng và điểm tương ứng;

Bước 6. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

Bước 7. Đánh giá lại ma trận đề và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

2. Khung ma trận đề thi theo hình thức trắc nghiệm và tự luận:

Tên chủ đề

[nội dung, chương]

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Chủ đề 1

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu .điểm=...%

Chủ đề 2

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

điểm=...%

...............

Chủ đề n

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thi

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%


Tài liệu tham khảo

1.Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 6/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Vũ Quốc Chung, Nguyễn Đức Mạnh, [2016] Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực ra đề thi môn toán theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 6/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ví dụ xem file đính kèm

Video liên quan

Chủ Đề