Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa lam sơn ở đâu

Khởi nghĩa Lam Sơn là gì? Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra khi nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa ra sao? Là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc. 

Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa lam sơn ở đâu

Trong bài viết dưới đây Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết bài viết dưới đây.

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Bình Định vương Lê Lợi và Bộ thống soái tài ba kết thúc thắng lợi, chấm dứt 21 năm thống trị của chính quyền phong kiến nhà Minh, mở ra một giai đoạn phát triển mới của chế độ quân chủ tập quyền trong lịch sử Việt Nam với vương triều Lê Sơ (1428-1527).

1. Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

*Nguyên nhân bùng nổ

- Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khuungr hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.

- Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.

2. Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương (nổ ra tại Lam Sơn - Thanh Hóa) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.

- Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao.

  • Tư tưởng của “Bình Ngô đại cáo” là tư tưởng xuyên suốt phong trào đấu tranh.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”

  • Khi giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thể đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.

3. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Giai đoạn 1: Quá trình nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ở Thanh Hóa

  • Mùa xuân năm 1418, người anh hùng Lê Lợi đã cùng với 50 tướng văn tướng võ và một số chí sĩ như Nguyễn Lý, Lê Văn An… phất cờ khởi nghĩa. Ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi nhân dân đánh quân Minh cứu nước.
  • Lúc này, quân Minh cai trị đất nước ta với hơn 5 vạn quân lính với chế độ hà khắc và tàn bạo.
    Giai đoạn đầu này được coi là thời kì khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa khi vừa lực lượng mỏng, quân lương thì thiếu thốn. Đây là nguyên nhân khiến nghĩa quân của Lê Lợi giai đoạn này chỉ thắng được những trận nhỏ.
  • Do lực lượng quá chênh lệch cũng như điều kiện khó khăn, nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh vây đánh. Điển hình là ba lần trong năm 1418, 1419 và 1422 nghĩa quân phải chạy lên núi Chí Linh.
  • Tướng sĩ Lê Lai phải đóng giả Lê Lợi để nhử quân Minh giúp nghĩa quân có đường thoát, trong một lần quân Minh vay gắt tại núi Chí Linh.
  • Bên cạnh đó, một số tù trưởng miền núi và quân nước Lào đi theo quân Minh đã gây khó khăn cho nghĩa quân Lam Sơn.
  • Năm 1422, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh trước tình thế hết sức khó khăn đó.
  • Đến năm 1423, khi lực lượng đã củng cố, lấy lí do sứ giả bị quân Minh bắt giữ, Lê Lợi cắt đứt giảng hòa. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bước vào giai đoạn mới.

Giai đoạn 2: Nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nam

  • Lê Lợi quyết định đưa quân vào vùng Nghệ An trong năm 1424. Đây được xem là bước tiến mới trong chiến thuật lãnh đạo của Bình Định Vương.
  • Nghĩa quân Lam Sơn đánh bại thành Đa Căng, đồng thời đánh lui quân cứu viện của Cầm Bành. Sau đó, nghĩa quân của Lê Lợi tiếp tục đánh bại Trà Lân.
  • Tướng quân Minh là Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút về thành cố thủ khi Đinh Liệt được Lê Lợi giao mang quân vào đánh Nghệ An.
  • Theo lệnh của Lê Lợi, Đinh Liệt đem quân đánh Diễn Chau vào tháng 5 năm 1425. Sau khi giao chiến, quân Minh thua phải chạy về vùng Tây Đô (Thanh Hóa ngày nay). Tiếp đó, các tướng như Lê Triện, Lưu Nhân Chú ra tiếp viện cho Đinh Lễ đánh Tây Đô, quân Minh lại bị thua phải rút về thành để cố thủ.
  • Các thành trì từ Thanh Hóa đều bị Lê Lợi làm chủ từ cuối năm 1425.

Giai đoạn 3: Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Đông Quan

Trong giai đoạn này, nghĩa quan liên tục tiến đánh và giành chiến thắng ở nhiều trận khác nhau.

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

  • Tháng 8/1426, Lê Lợi chia nghĩa quân làm 3 cánh đánh vào bắc với 3 hướng Tây Bắc, Đông Bắc và Đông Quan.
  • Tướng Lê Triện của nghĩa quân đánh bại Trần Trí ở Đông Quan. Sau đó quân Vân Nam của nhà Minh đến tiếp viện thì Lê Triện chia quân cho các tướng khác để đánh quân Vân Nam.
    Năm 1426, trước tình thế nguy cấp đó, 20.000 quân Minh đến tiếp viện cùng với 30.000 thổ minh bản xứ đến cứu giúp quân Minh dưới sự chỉ huy của Vương Thông và Mã Anh.
  • Tuy nhiên, mặc dù quân Minh được tiếp viện nhưng tướng Đỗ Bí của nghĩa quân Lam Sơn vẫn đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm. Do Vương Thông đã phòng bị kĩ lưỡng nên tướng Lê Triện của nghĩa quân bị thuê đành rút về Cao Bộ và cầu cứu đến tướng Nguyễn Xí.
  • Tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí dụ quân Vương Thông vào trận Tốt Động, Chúc Động khiến quân Vương Thông thua to phải chạy về cố thủ ở Đông Quan.
  • Sau đó, Vương Thông nghĩ kế đòi lập con cháu nhà Trần lên làm vua (Trần Cảo) để tương kế tựu kế đánh lại nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, Lê Lợi đã phát hiện kịp thời và cắt đứt giảng hòa.
  • Để thống nhất đất nước, Lê Lợi sai quân đi chiếm các thành như Điêu Diêu, Tam Giang và Xương Giang, Kỳ Ôn.

Lê Lợi chiếm được thành Đông Quan vào năm 1427.

  • Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh dưới sự chỉ huy của Liễu Thăng tiến sang nước ta.
  • Lê Lợi dùng mưu trí cho đánh cánh quân của Liễu Thăng trước để làm nản lòng địch.
  • Các nhánh quân Minh đều bị thua dưới sự chỉ huy của Lê Lơi, các tướng Minh người bị giết, người tự vẫn, chỉ có Hoàng Phúc sống sót được thả về.
  • Quân Lam Sơn phục kích quân của Mộc Thạch khiến hắn thua to vào ngày 14/12/1427.
    Vương Thông sợ quá bèn xin giảng hòa, sau đó hai bên tiến hành làm lễ thề tại thành Đông Quan.
  • Đến tháng chạp năm 1427, quân Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc.

4. Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang. Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.

5. Kết quả của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

  • Sau diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, kết quả thu được là tiêu diệt 5 vạn quân Minh, bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông phải tháo chạy về Đông Quan.
  • Các tướng Minh như Lương Minh, Liễu Thăng cùng hàng vạn tên giặc đã bị giết.
  • Mộc Thạch phải tháo chạy, Vương Thông phải xin hàng và chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan.
  • Đến năm 1428, nước ta đã sạch bóng quân Minh. Chấm dứt 20 năm độ hộ phong kiến của nhà Minh => Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi vẻ vang và mang đến ý nghĩa lịch sử to lớn.
  • Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại được độc lập của nhân dân ta.
  • Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyên Trãi.
  • Chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
  • Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.
  • Sự thắng lợi của khởi nghĩa đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh.
  • Mở ra một thời kì mới của đất nước ta thời Lê Sơ
  • Đập tan những âm mưu xâm lược đô hộ của nhà Minh.
  • Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất cũng như tinh thần nhân đạo sáng ngời của dân tộc.

I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418 - 1423)

1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.

- Lê Lợi (1385 - 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở. Đây cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.

- Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về hội tụ ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.

+ Nguyễn Trãi (1380- 1442) là con của Nguyễn Phi Khanh. Cả hai cha con đều đỗ đại khoa và làm quan thời Hồ. Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước thương dân hết mực.

+ Quân Minh tìm đủ mọi cách để dụ dỗ ông nhưng đều thất bại. Từ thành Đông Quan, ông bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản Bình Ngô sách (Kế sách đánh quân Ngô).

- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa).

- Ngày 7/2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.

- Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan. Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa) và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của quân giặc. Trong gian khổ đã có rất nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

+ Lê Lai là người dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc – Thanh Hóa).

+ Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người đã hi sinh trong chiến đấu.

- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của Nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đầy, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa  để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5/1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Cuối năm 1424, do bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt, tấn công nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới.

II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 - 1426)

1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424).

- Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.

+ Nguyễn Chích là một nông dân nghèo ở Thanh Hóa, đã từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ở nam Thanh Hóa và hoạt động ở vùng bắc Nghệ An.

+ Năm 1420, Nguyễn Chích đem quân gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.

- Kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp nhận. Nghĩa quân theo đường núi tiến vào miền Tây Nghệ An. Ngày 12/10/1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân – Thanh Hóa) và thắng lợi, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.

- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh quân giặc ở Khả Lưu (tả ngạn sông lam thuộc Anh Sơn, Nghệ An). Bằng kế nghi binh, nghĩa quân đánh bại quân Trần Trí ở Khả Lưu, Bồ Ải. Được nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ. Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phòng trong thời gian một tháng.

2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425).

- Tháng 8/1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân... được lệnh chỉ huy một lực lượng từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế). Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

- Trong thời gian 10 tháng (từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425) nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải vân. Quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426).

- Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiên quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm ba đạo.

+ Đạo thứ nhất tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang.

+ Đạo thứ hai có nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang.

+ Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan.

- Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sau vào vùng chiếm đóng của địch, cùng với nhân dân nổi dậy bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.

- Nghĩa quân tiến đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt. Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.

III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI NĂM 1426 – CUỐI NĂM 1427)

1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426).

- Tháng 10/1425, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan, nâng số lượng quân Minh lên tới 10 vạn.

- Để giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn, đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông, nghĩa quân đã đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc, đánh tan tác đội hình của chúng, dồn quân giặc xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt. Kết quả, trên 5 vạn quân giặc tử thương, bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan; Thượng thư bộ binh Trần Hiệp cùng các tướng giặc Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận.

- Sau chiến thắng Tốt Động – Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng, vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.

2. Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10/1427).

- Đầu tháng 10/1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

- Ngày 8/10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

+ Khi quân Liễu Thăng tiến đến ải Chi Lăng (Lạng Sơn), nghĩa quân Lam Sơn do tướng Trần Lựu chỉ huy được lệnh vừa đánh vừa lui, nhử địch vào trận đại phục kích ở ải Chi Lăng.

+ Liễu Thăng thúc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, lập tức bị quân ta phóng lao đâm chết, quân Minh hoảng hốt, rối loạn.

+ Nghĩa quân mai phục do tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú chỉ huy, thừa cơ đổ ra đánh, tiêu diệt trên 1 vạn tên giặc.

- Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên. Tổng binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

- Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh, biết Liễu Thăng đã bại trận nên Mộc Thạnh hoảng sợ vội rút chạy về Trung Quốc.

- Được tin hai đạo viện binh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vội xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10/12/1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3/1/1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

- Đất nước được giải phóng hoàn toàn, Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo. Đây là một áng anh hùng ca tổng kết hết sức tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc từ những ngày gian lao ở núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến (gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân...).

- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.


Page 2

Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa lam sơn ở đâu

SureLRN

Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa lam sơn ở đâu