Cành cây nào có mắt ghép tách được vỏ năm 2024

Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính cây trồng. Bằng nhiều bước kĩ thuật người ta làm cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới.

Đối với việc nhân giống cam, quýt… nên áp dụng phương pháp chiết cành. Chiết cành là cách tạo ra cành cây giống để trồng bằng cách tạo cho ra rễ trên vỏ li be của cành chiết. Cành chiết cần chọn cành khoẻ, không mọc xiên, cây có quả sai và ngon ngọt. Hiện tại phương pháp chiết cành dần được thay thế bởi phương pháp nhân giống bằng ghép nhưng phương pháp này vẫn được áp dụng phổ biến cho các loại cây ăn quả như chanh, vải, nhãn, mơ, mận [Prunus], hồng xiêm, khế, roi...

Cơ sở khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cơ sở của biện pháp chiết cành đó là hiện tượng nguyên phân
  • Nguyên lí: khoanh vỏ và bỏ một lớp vỏ kể cả mạch libe [mạch rây], chỉ chừa lại phần gỗ [mạch gỗ], trong thân cây, mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ dưới lên, và mạch rây dẫn chất tổng hợp từ lá xuống dưới như tinh bột, auxin... Khi auxin vận chuyển tới chỗ bị cắt, do mạch rây bị đứt, nên chất dinh dưỡng và auxin sẽ bị nghẽn lại do đó rễ được tạo ra tại phần thân, cành bị khoanh vỏ. Nếu ta cung cấp chất dinh dưỡng cho phần rễ này hấp thu thì nó sẽ càng phát triển mạnh cùng với đoạn cành nó mang. Từ đó có thể cắt dời đoạn cành từ chỗ mọc rễ đem trồng thì đoạn cành đó sẽ phát triển thành cây con mới.

Dụng cụ, nguyên liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm:

- Dao cắt tỉa chuyên dụng

- Dây buộc

- Bao bầu nilong hoặc vải, chai lọ...

- Phân, mùn, đất, rơm rạ...

- Cây mẹ dùng để chiết.

Các bước thực hiện[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bước 1: Chọn cành chiết

- Nên chọn những cành khỏe mạnh không bị sâu bệnh, mang đầy đủ các đặc điểm hình thái của giống.

- Những cành thường chọn là cành cấp 2 trở đi.

  • Bước 2: Khoanh vỏ cành chiết

- Đây là thao tác rất quan trọng nếu thực hiện không tốt sẽ làm cho cành chiết bị chết vì vết khoanh quá sâu, làm đứt các mạch dinh dưỡng, đối với các cây ít nhựa như cam quýt có thể tiến hành bó bầu ngay, đối với cây nhiều nhựa như xoài, mít cần cạo sach lớp màng nhày quanh thân gỗ chính và để khô 3-4 ngày rồi mới tiến hành bó bầu.

  • Bước 3: Làm bầu

- Quấn rơm nhào với đất bùn ướt, vôi, tro bếp …, bên ngoài bao một lớp vỏ chiếu cũ hoặc nylon có lỗ thoát nước vào phần cành đã khoanh vỏ

- Chú ý: không được quấn hở vùng khoanh vỏ vì nếu quấn hở sẽ khiến chỗ khoanh dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, vi sinh vật...làm hỏng, chết cành chiết.

  • Bước 4: Tách cây hoàn chỉnh

- Sau một thời gian chỗ cành chiết ra rễ khỏe, cành chiết phát triển tốt bình thường thì cắt hoặc cưa cả phần bầu rễ rồi đem đi trồng.

Điều kiện[sửa | sửa mã nguồn]

  • - Cành chiết: từ cây khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để cây con sau này khoẻ, khả năng phát triển tốt.
  • - Đất trồng thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp là từ 5-6, đất nên bón phân hữu cơ và phân tổng hợp đầy đủ.
  • - Các nguyên liệu bó bầu phải là nguyên liệu sạch tránh mang bệnh, vi sinh vật có hại cho cành ghép.
  • - Thời tiết: không nên chọn chiết cây vào những thời điểm nhiều mưa hoăc quá nắng nóng. Phù hợp nhất là vào những ngày mát trời.

Ứng dụng và lợi ích[sửa | sửa mã nguồn]

- Chiết cành rất thuận tiện sử dụng cho các trường hợp nhân giống cây trồng mà hạt của cây quá cứng hoặc thời gian sinh trưởng từ cây con đến trưởng thành quá dài. Vì vậy chiết cành giúp giảm thời gian cho đến khi cây trưởng thành.

- Cây con từ phương pháp chiết sẽ giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ [màu sắc, hương vị hoa, quả...]. Từ đó con người chọn lựa những tính trạng tốt của cây để nhân giống đại trà.

Nguồn: Tham khảo

Ngày nay, để làm tăng thêm sự hứng thú trong việc chơi mai các nghệ nhân thường sẽ áp dụng phương pháp ghép mai để tạo ra nhiều loại mai với màu sắc và số lượng cánh hoa khác nhau. Việc ghép mai cũng còn tạo ra được những thế mai lạ, đẹp mắt mà không mất quá nhiều thời gian, công sức uốn nắn chúng. Tuy nhiên để các bạn có thể thành công trong việc nhân giống và lai tạo ra những giống mai mới, việc ghép mai phải được tiến hành đúng thời điểm và đúng kỹ thuật ghép. Vậy nên ghép mai vào tháng mấy cho phù hợp? Các kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến hiện nay là gì? Cùng vườn mai Hoàng Long tìm hiểu thêm thông qua bài viết sau đây.

Kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến hiện nay

Cách chọn thời điểm thích hợp để ghép mai vàng

Tại thời điểm lúc mai ra hoa, cây sẽ tập trung hết dưỡng chất vào nuôi nụ và hoa. Vậy nên lúc hoa mai tàn, tức là thời điểm sau tết, nếu thực hiện việc ghép mai, cây mai sẽ không còn đủ dưỡng chất để nuôi sống mầm ghép nên tỉ lệ thành công sẽ rất thấp. Vì thế các bạn nên lựa chọn thời điểm lúc cây mai vàng đã hồi phục trở lại sau khi dồn hết dưỡng chất để nuôi hoa thì chồi ghép mới phát triển tốt.

Thường thì các nghệ nhân làm vườn mai vàng lâu năm sẽ thực hiện công việc ghép mai vào mùa khô. Tức là vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch. Ngoài ra, việc cấy ghép thân có thể thực hiện vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch.

Kỹ thuật ghép mắt ngủ trên cây mai vàng

Khi thực hiện ghép mai theo phương pháp ghép mắt ngủ, thì các bạn cần phải lựa chọn những mầm ghép không quá già hoặc quá non. Tiếp theo nên cắt hết lá mai đi và chỉ để lại phần cuống. Sau khi các bạn đã lựa chọn và xử lý xong phần mầm ghép, thì tiến hành ghép mai vàng theo các bước như sau:

Bước 1: Các bạn dùng dao tách một miếng vỏ hình chữ nhật có kích thước khoảng tầm 0.5 x 1 cm theo chiều dọc của mầm ghép.

Bước 2: Tại phần giống ghép các bạn cũng tách một lớp vỏ tương tự như trên.

Bước 3: Sau đó, nhanh chóng lấy mầm ghép áp khít vào giống ghép với nhau. Tiếp theo quấn lớp vỏ đã tách quanh mắt ngủ. Khi thực hiện công đoạn này, cần phải đảm bảo miếng ghép khít lại với nhau và không dính nước.

Bước 4: Dùng nilon quấn chặt mắt ghép và đưa cây mai vàng vào chỗ mát. Trong 3 ngày đầu, các bạn chỉ nên tưới phần gốc, không tưới phần cây. Tiếp đó, tưới nước cho cây trong khoảng 10 ngày. Sau 15 ngày thì đưa cây ra nắng và tháo bọc nilon ra. Nếu mầm ghép còn tươi và dính chặt trên giống ghép thì các bạn đã thành công.

Ghép mắt ngủ trên cây mai vàng

Vẻ đẹp độc đáo của giống mai vàng cúc thọ hương.

Kỹ thuật ghép mai cắm đọt trên cây mai

Vào mùa mưa, phương pháp ghép mắt ngủ sẽ không đem đến hiệu quả cao vì mầm ghép sẽ khó tránh khỏi nước khi mưa xuống. Vậy nên, người ghép mai sẽ sử áp dụng hai phương pháp ghép là cắm đọt và ghép mắt kim. Trong đó, cắm đọt là phương pháp dùng ngọn của nhánh mai vàng để cắm vào gốc ghép. Cách thực hiện ghép mai cắm đọt như sau:

Bước 1: Các bạn phải cắt đôi đọt ghép, vạt ngọn ghép hình cây nêm, cắm vào gốc mai ghép.

Bước 2: Tiếp theo cắt vỏ bên hông gốc ghép rồi cắm đọt vào.

Bước 3: Sử dụng dây nylon cột mối ghép đồng thời bao kín mặt ngoài trong vòng 2 tuần thì bỏ ra. Nếu các bạn thấy ngọn ghép dính chặt vào gốc và còn tươi thì đã thực hiện thành công.

Ghép mai cắm đọt trên cây mai

Kỹ thuật ghép mắt kim trên cây mai

Kỹ thuật ghép mắt kim là phương pháp sử dụng mắt lá đã lên mầm để ghép vào gốc. Kỹ thuật này có ưu điểm là mối ghép sau khi thành công sẽ rất đẹp, tỉ lệ sống sót cao và dễ dàng tạo kiểu. Cách thực hiện ghép mắt kim như sau:

Bước 1: Các bạn lựa chọn những chồi mai to, khỏe.

Bước 2: Sau đó, dùng dao rạch vào gốc ghép hai đường song song dọc và hai đường song song ngang để thành hình chữ H có hai gạch ngang.

Bước 3: Tiếp theo dùng mũi dao nhỏ, tách bỏ phần vỏ ở hai gạch ngang hình chữ H rồi đặt mầm ghép vào.

Bước 4: Chọn mầm kim của giống mai các bạn muốn thực hiện ghép. Dùng mũi dao nâng nhẹ hai phần vỏ ở gốc ghép rồi đưa mắt ghép vào vị trí các bạn đã bóc vỏ. Lúc này, hai đầu của mắt ghép sẽ được hai phần vỏ của gốc ghép đè lên, dùng dây nylon cột trùm mắt ghép lại. Khoảng tầm 2 tuần sau canh lúc trời mát thì tháo bao nylon ra, các bạn tiếp tục theo dõi đến khi thấy mầm lên mạnh, thì tháo nốt dây nylon cột ra để chồi tiếp tục phát triển.

Ghép mắt kim trên cây mai

Những chia sẻ về kỹ thuật ghép mai trong bài viết trên được vườn mai Hoàng Long tổng hợp từ kinh nghiệm của các nghệ nhân chơi mai vàng lâu năm. Hy vọng sẽ có thể giúp đỡ các bạn phần nào trong quá trình trồng mai vàng. Vườn mai vàng Hoàng Long là nơi tổng hợp chia sẻ những tin tức liên quan đến các giống mai vàng gửi đến bà con nông dân.

Chủ Đề