Câu hỏi về giáo dục và sự phát triển nhân cách

Giáo dục và sự phát triến cá nhân

Bài tiểu luận bắt buộc. Nộp vào tuần 12 của kì học.
  • UniversityĐại học Quốc gia Hà Nội

  • CourseKhoa học giáo dục [CHUMCHUM]

  • Academic year

    2020/2021

Helpful?50
Share

Comments

  • Please sign in or register to post comments.
  • ĐL
    Đan14 days ago

    great

Students also viewed

  • CVA Anh 9 02 - Practice test
  • Đề cương XHH - Đề cương XHH
  • BÀI TẬP LỚN triết kì 1 năm 1
  • Principles of Marketing- Biti's Hunter
  • Unit 1 - Practice exercises
  • Câu hỏi ôn tập Triết học Mác Lê-nin
  • Tổng hợp kiến thức vi mô - bài tập môn vi mô
  • Cơ sở văn hóa việt nam
  • GIÁO Trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  • De-Cuong giao duc quoc phong

Preview text

Giáo dục và sự phát triến cá nhân

1. Khái niệm sự phát triển hình thành nhân cách, sự phát triển cá nhân

Sự phát triển nhân cách là quá trình cải biến một cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất và tinh thần ở trẻ diễn ra theo quy luật tích lũy về lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa cá thể người thành một chủ thể có ý thức trong xã hội. Sự phát triển nhân cách được thể hiện trên cả 3 phương diện như: Sự phát triển thể chất, sự phát triển về tâm lý và sự phát triển về phương diện xã hội.

Sự hình thành và phát triển của cá nhân là một quá trình biến đổi tổng thể liên tục, toàn vẹn theo các giai đoạn lứa tuổi kế tiếp nhau. Mỗi giai đoạn được nhận dạng bởi sự phát triển đặc trưng về thể chất, tâm lý và những mối quan hệ xã hội của lứa tuổi đó. Giữa các giai đoạn có mối quan hệ mật thiết với nhau: giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau, giai đoạn sau phát triển và hoàn thiện giai đoạn trước giúp cho cá nhân không ngừng đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống và hoạt động trong môi trường xã hội.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phất triển hình thành nhân cách

Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hình thành nhân cách gồm: yếu tố sinh học [bẩm sinh di truyền], môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân. Trong đó:

  • Yếu tố sinh học là các yếu tố bẩm sinh di truyền. Bẩm sinh là những đặc điểm sinh học của cá nhân đã có từ khi mới sinh ra. Di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học giống với cha mẹ; là sự truyền lại từ cha mẹ sang con cái những phẩm chất và đặc điểm sinh học đã được ghi lại trong hệ thống gen. Di truyền quyết định những đặc điểm sinh học chung của loài người về hình dáng cơ thể, cấu tạo của bộ não và hệ thần kinh...

  • Môi trường là hệ thống những hoàn cảnh bên ngoài, những điều kiện tự nhiên, xã hội có tác động đến cuộc sống và hoạt động của con người. Nói cách khác, môi trường là hệ thống các nhân tố kích thích mang tính xã hội, văn hóa và tự nhiên tác động đến con người và ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của họ.

  • Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đối với người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người được giáo dục theo những yêu cầu của xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định

  • Hoạt động của chủ thể là phương thức tồn tại và biểu hiện của con người với thể giới xung quanh, trong quá trình con người tác động biến đổi vad cải tạo thế giới theo mục đích của mình.

3. Vai trò của các yếu tố trong sự phát triển nhân cách cá nhân

  • Bẩm sinh di truyền là tiền đề, là cơ sở , nền tẳng sự phát triển nhân cách cá nhân

  • Môi trường là phương tiên, điều kiện quyết định gián tiếp phát triển nhân cách cá nhân

  • Hoạt động cá nhân quyết định trực tiếp đến sự phát triển nhân cách cá nhân.

  • Giáo dục đóng vai trò chủ đạo đ đến sự phát triển nhân cách cá nhân.

4. Chứng minh vai trò của yếu tố bẩm sinh và di truyền trong sự phát triển cá nhân

A, Chứng minh Bẩm sinh là những đặc điểm sinh học của cá nhân đã có từ khi mới sinh ra truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học giống với cha mẹ; là sự truyền lại từ cha mẹ sang con cái những phẩm chất và đặc điểm sinh học đã được ghi lại trong hệ thống gen. Di truyền quyết định những đặc điểm sinh học chung của loài người về hình dáng cơ thể, cấu tạo của bộ não và hệ thần kinh...

Những đặc điểm bẩm sinh và di truyền này điều khiển những phản xạ không điều kiện những bản năng] có liên quan đến những nhu cầu sinh vật của cơ thể con người [nhu cầu về không khí, thức ăn, nước uống, vận động và một số chức năng về cảm giác, vận động...] mà mỗi cá nhân sinh ra đã có sẵn trong cấu tạo cơ thể. Có thể nói, những đặc điểm này có vai trò rất quan trọng đối với sự sống và hoạt động của con người, tạo nên sự tồn tại của con người với tư cách là một cơ thể sống, tạo ra khả năng tiếp thu những kinh nghiệm xã hội ở mỗi con người. Số lượng những nhu cầu bẩm sinh và di truyền không nhiều, một số xuất hiện ngay sau khi sinh, một số bộc lộ dần trong quá trình phát triển của cơ thể.

Thực tế đã chứng minh rằng, những khiếm khuyết về mặt cơ thể, về gen... đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển con người, tới thế giới quan, định hướng giá trị... của họ, hay những năng khiếu bẩm sinh, những tài năng như tai nghe nhạc của Moza, mắt hội họa của Raphaen... chính là do các yếu tố sinh học chi phối.

tính các sau này của con người mặc dù chúng có ảnh hưởng đến sự hình thành các nét tính cách đó. Có những nét tính cách khác nhau được hình thành trên cùng một kiểu hoạt động thần kinh và ngược lại, trong các kiểu thần kinh khác nhau lại có những nét tính cách giống nhau. Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định, khi sinh ra con người không có một sự định trước nào về hành vi và các giá trị xã hội. Con người khi mới sinh ra chưa bị lệ thuộc gì vào các giá trị đạo đức và những quan niệm đối xử sẵn có trong xã hội. Các phẩm chất của nhân cách chỉ có thể có được trong quá trình sống và hoạt động trong xã hội, trong hoạt động và giao tiếp với những người xung quanh với những điều kiện độc đáo, không lặp lại. Ngay trong những điều kiện giống nhau, cách phản ứng của con người cũng khác nhau do mỗi người có những vốn hiểu biết và kinh nghiệm ứng xử được hình thành trong các trường hợp khác nhau của cuộc sống. B, Kết luận sư phạm

  • Trong công tác giáo dục nhà giáo dục cần quan tâm đúng mức tới bẩm sinh, di truyền, đến sức khỏe và tư chất của học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh có được sự phát triển thể chất lành mạnh, tạo cơ sở để phát triển những giá trị đạo đức và trí tuệ cho các em. Quan tâm đến bẩm sinh, di truyền là quan tâm đến việc phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng nhân tài, tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển tài năng ở các em. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh thấy được mặt mạnh và yếu về thể chất và năng khiếu của mình để học tập và lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với khả năng của cá nhân và yêu cầu xã hội. ..

  • Quan tâm đến sự sự phát hiện năng khiếu nhưng cần tránh đề quá cao vai trò của năng khiếu, chỉ quan tâm đến bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu mà bỏ qua các học sinh khác trong công tác giáo dục. Cũng cần tránh quan tâm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu quá sớm của học sinh, làm phát triển lệch lạc nhân cách của các em,..

  • Phủ nhận hoàn toàn vai trò của yếu tố bẩm sinh và di truyền đối với sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân cũng không đúng. Nếu không có những tiền đề vật chất loài người thì không thể phát triển thành con người.

  • Đánh giá đúng vai trò của bẩm sinh, di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách là đấu tranh chống lại tư tưởng xem thường [hạ thấp] cũng như đề cao quá mức vai trò của môi trường tới sự hình thành và phát triển nhân cách.

5. Chứng minh vai trò của yếu tố môi trường trong sự phát triển cá nhân

A, Chứng minh

Môi trường là hệ thống những hoàn cảnh bên ngoài, những điều kiện tự nhiên, xã hội có tác động đến cuộc sống và hoạt động của con người. Nói cách

khác, môi trường là hệ thống các nhân tố kích thích mang tính xã hội, văn hóa và tự nhiên tác động đến con người và ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của họ. Có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; môi trường lớn và môi trường nhỏ..

Môi trường tự nhiên là những hoàn cảnh bên ngoài, những điều kiện sống tự nhiên bao quanh cá nhân có ảnh hưởng tới cuộc sống và hoạt động của mỗi cá nhân. Có thể hiểu môi trường tự nhiên gồm các điều kiện tự nhiên, sinh thái, là nguồn cung cấp những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể, cung cấp các năng lượng khác nhau đảm bảo mối liên hệ thường xuyên của cơ thể với môi trường.

Đứa trẻ không chỉ sống trong môi trường của những sự vật hiện tượng tự nhiên với những kích thích mang tính sinh học, vật lí mà chủ yếu sống trong các môi trường xã hội, chịu sự tác động của các yếu tố mang tính xã hội. Môi trường xã hội là môi trường trong đó các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người thể hiện và thực thi. Nó bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo... được thể hiện thông qua những mối quan hệ và lối sống, những đồ vật do loài người tạo ra.

Ví dụ: Ở nhiều vùng quê Việt Nam ngày nay vẫn còn truyền thống làm lễ cầu mua, cầu mưa hay mừng gặt ... phong tục này bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên của nước ta [ thích hợp trồng lúa nước, nhiệt đới có mưa theo mùa].

Môi trường tự nhiên và xã hội tồn tại thống nhất và tác động qua lại với nhau tạo nên môi trường sống của con người. Môi trường xã hội luôn luôn biến động, thay đổi cùng với sự thay đổi của lịch sử loài người. Ngày nay, ngay các yếu tố tự nhiên, môi trường tự nhiên cũng mang đậm dấu ấn tác động của con người, phục vụ cho sự phát triển của con người.

Xem xét các yếu tố tác động đến sự phát triển nhân cách cá nhân người ta còn phân biệt môi trường lớn và môi trường nhỏ. Môi trường lớn được đặc trưng bởi các yếu tố có tính nhà nước như thể chế kinh tế, chế độ chính trị - xã hội, các hoạt động của pháp luật, chính sách của chính phủ... Môi trường nhỏ được xem là bộ phận của môi trường lớn, là môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống và hoạt động của cá nhân. Môi trường nhỏ bao quanh cá nhân và có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Đó là các mối quan hệ trong gia đình, những tác động của nhóm bạn, tác động giáo dục của nhà trường, các cơ sở văn hóa xã hội ở địa phương... Giữa môi trường lớn và môi trường nhỏ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường lớn tác động đến cá nhân thông qua môi trường nhỏ, thông qua các mối quan hệ xã hội với những người xung quanh.

B, Kết luận sư phạm

  • Trong công tác giáo dục chúng ta phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường giáo dục, phát huy những yếu tố tích cực của môi trường, hạn chế những tác động tiêu cực đến sự phát triển cá nhân, đồng thời phải quan tâm đến hoạt động tích cực của học sinh.

  • Trong quá trình các cá nhân cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội thì họ cũng cải tạo chính bản thân mình và trở thành con người thực sự. Giáo dục học sinh chính là tổ chức các hoạt động của cá nhân, quan tâm đến vai trò của cá nhân, làm. cho cá nhân phát triển tối đa những cái gì mình có mà người khác không có. Phát huy những nỗ lực cố gắng của tuổi trẻ trong việc đấu tranh chống lại tác động của môi trường không lành mạnh, giáo dục ý chí, tư tưởng lập trường, thái độ đúng đắn đối với cuộc sống cho trẻ.

Không quá đề cao vai trò của môi trường, tuyệt đối hoá chúng hay ngược lại, phủ nhận hoàn toàn vai trò của môi trường đối với sự phát triển cá nhân.

6. Chứng minh vai trò của yếu tố giáo dục trong sự phát triển cá nhân

A, Chứng minh

Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp, thống nhất của chủ thể - nhà giáo dục và đối tượng người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là một quá trình toàn vẹn được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của nhân loại.

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Lịch sử phát triển của giáo dục nhà trường đã chứng minh vai trò to lớn của giáo dục trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đối với sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo của giáo dục được thể hiện ở những điểm sau đây:

  • Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh mà còn tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo những chiều hướng đó.

  • Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có đượcí dụ: Trẻ con không cần yếu tố giáo dục, đến 2 tuổi sẽ biết đi, 3 tuổi sẽ biết nói [ đó là những cái mà yếu tố bẩm sinh di truyền đem lại] nhưng trẻ không thể tự biết đọc, biết

viết nếu không được dạy [ là cái mà chi có yếu tố giáo dục có thể đem lại].

  • Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật, có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Nhờ sự can thiệp sớm với những tác động đặc biệt là những phương tiện hỗ trợ, giáo dục có thể phục hồi ở những người có tật những chức năng đã mất, hoặc có thể phát triển trí tuệ như những trẻ bình thường nhờ những biện pháp giáo dục hòa nhập. Ví dụ, đối với những trẻ bị khuyết tật, có thể sử dụng phương pháp giáo dục chuyên biệt như sử dụng chữ nổi đối với trẻ khiếm thị, ngôn ngữ hình thể với trẻ bị câm điếc bẩm sinh.

  • Giáo dục có thể uốn nắn, làm thay đổi những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi, thói quen không phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội [do ảnh hưởng tiêu cực của môi trường, sự lôi kéo của bạn bè xấu...] giúp học phát triển theo yêu cầu của nhà giáo dục. Đó chính là hiệu quả của qúa trình giáo dục lại đối với các trẻ em hư hoặc những người phạm pháp.

B, Kết luận sư phạm

  • Giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo đường hướng đó. Giáo dục không chỉ là sự tác động một chiều của nhà giáo dục tới học sinh mà còn bao gồm cả hoạt động tích cực, chủ động tự giáo dục của học sinh trong mối quan hệ qua lại giữa những người được giáo dục với nhau.

  • Để phát huy được tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình giáo dục, cần phát huy triệt để những yếu tố sinh học, những tư chất tốt đẹp vốn có của trẻ em.

  • Cần làm cho học sinh luôn ý thức và chấp nhận những yêu cầu của nhà giáo dục và của tập thể với tư cách là phương tiện và môi trường giáo dục. Có như vậy, bản thân học sinh mới biết tự đề ra cho mình những mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống, biết tự bồi dưỡng, tự rèn luyện những phẩm chất và năng lực mới cho bản thân mình, bởi lẽ hoạt động cá nhân là yếu tố quan trọng, là điều kiện quyết định trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách.

6. Chứng minh vai trò của hoạt động cá nhân giáo dục trong sự phát triển cá nhân

A. Chứng minh

Hoạt động và giao tiếp là hai mặt cơ bản của quá trình sống của con người, là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

trường, vừa là chủ thể hoạt động chọn lọc các tác động của môi trường, cải biến mới trường, làm cho môi trường phục vụ cho cuộc sống và hoạt động của con người. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân phụ thuộc vào "mắt lưới" các quan hệ xã hội mà đứa t r ẻ tham gia cũng như các hoạt động cải biến thế giới của chúng.

Ví dụ như hiện nay, các trường tiểu học trong thành phố Hà Nội đang tổ chức mô hình học tập mới: Định kì mỗi hai tháng nhà trường lại tổ chức cho các em học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Qua hoạt động ngoại khóa này, các em được kích thích hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu, giao tiếp xã hội ...ừ đó hình thành nên lòng ham mê lịch sử và yêu thương gắn bó với đất nước mình.

Ví dụ: Hoạt động trồng cây gây rừng của các bạn thanh niên hiện nay không chỉ giúp cho môi trường thêm xanh sạch đẹp mà còn góp phần cải tạo môi trường đất, giữ đất, chống lũ quét, sói mòn ...

Có thể khẳng định rằng, chỉ những yếu tố nào của nền văn hóa loài người mà hoạt động của đứa trẻ hướng vào mới được xem là có tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của chúng.

Hoạt động và giao tiếp của cá nhân là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhân cách được hình thành đến một mức độ nhất định thì chính chúng lại trở thành các điều kiện bên trong, quy định ngày càng lớn các hoạt động của con người. Đó là các cấp bậc của nhu cầu và động cơ, sự định hướng giá trị và thế giới quan, hệ thống thái độ, tâm thế, ý thức bản ngã được kết hợp thành chỉnh thể, tạo nên một "lăng kính chủ quan" khúc xạ các tác động bên ngoài và quy định hoạt động tâm lí bên trong mỗi con người.

B, Kết luận sư phạm

  • Mỗi người sinh ra trong một xã hội nhất định, xã hội đó độc lập với ý muốn và nguyện vọng của họ, nhưng con người bằng hoạt động thực tiễn của mình làm biến đổi thực tiễn và xã hội, qua đó làm biến đổi bản thân mình, hình thành nhân cách của mình với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, chủ thể của hoạt động và giao tiếp.

  • Hình thành nhân cách con người không phải chỉ là việc tạo ra những điều kiện tốt đẹp cho đứa trẻ hoặc thay đổi những điều kiện xã hội mà chúng đang sống cho phù hợp với những quan điểm của thời đại.

  • Muốn hình thành và phát triển nhân cách học sinh cần tổ chức cho họ tham gia vào các hoạt động thực tiễn, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Hoạt động thực tiễn là trường học thực sự để mỗi người khẳng định mình, tạo ra phẩm

chất, năng lực và nhân cách của mình. Giáo dục học sinh chính là việc tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống của học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề