Chăm sóc sức khỏe cộng đồng PDF

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019MỤC LỤCCHƢƠNG TRÌNH CHI TIẾT ..............................................................................................3BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG CHĂM SĨC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG .....................................4I. Lịch sử phát triển của y tế cộng đồng ...............................................................................4II. Tuyên ngôn Alma - Ata và các chiến lược về CSSKBĐ .................................................4II. Các khái niệm: ................................................................................................................6III.Các tổ chức hình thành nên y tế cộng đồng ...............................................................91. Các tổ chức hình thành nên y tế cộng đồng......................................................................92. Hệ thống y tế tại Việt nam ................................................................................................9IV. Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu ...................................................................10V. Triển vọng cho y tế cộng đồng trong thế kỷ 21 ...........................................................14BÀI 2: QUY TRÌNH CHĂM SĨC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG .....................................16I.Khái niệm .....................................................................................................................16Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng [CSSKCĐ] ........................................................................16Các yếu tố ảnh hưởng đến SKCĐ .................................................................................161.3. Phòng chống bệnh tật và các điều kiện y tế ...................................................................18IV. Quy trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ......................................................................201.Cộng đồng tổ chức ........................................................................................................202.Quy trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ......................................................................21V. Vai trò và trách nhiệm của nhân viên CSSKCĐ trong thực hiện quy trình chăm sóc ...25VI. Quy trình CSSK trong trị liệu bằng thuốc và sự an toàn của bệnh nhân .......................251. Lượng giá .......................................................................................................................252. Chẩn đốn chăm sóc ........................................................................................................273. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc ................................................................284. Đánh giá ..........................................................................................................................295. Ngăn ngừa các sai lầm trong sử dụng thuốc ...................................................................296. Vai trò của bệnh nhân .....................................................................................................29BÀI 3: QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI CỘNGĐỒNG ....................................................................................................................................31I.Khái niệm .....................................................................................................................31II. Nguyên tắc của quản lý trường hợp trong CSSK tại cộng đồng .................................31III. Các yêu cầu về kiến thức, thái độ, kỹ năng của NVCSSKCĐ ...................................321.Kiến thức ..................................................................................................................322.Thái độ ......................................................................................................................323.Kỹ năng .....................................................................................................................321 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019IV. Quản lý trường hợp trong CSSK tại cộng đồng .......................................................32BÀI 4: MƠ HÌNH CHĂM SĨC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG..........................................37I.Tổng quan.....................................................................................................................37II. Khái niệm .....................................................................................................................38III. Mục tiêu .......................................................................................................................38IV. Tiếp cận sự chăm sóc cấp cộng đồng ..........................................................................38V. Dược cộng đồng ..........................................................................................................401.Sự cần thiết của dược sĩ tại cộng đồng ....................................................................402.Mơ hình dược cộng đồng - Khái niệm và cơ sở pháp lý.........................................41VI. Dược cộng đồng và vai trò của dược sĩ trong CSSKCĐ .............................................42BÀI 5: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP ...........................................................................46Trường hợp 1 .....................................................................................................................46Trường hợp 2 .....................................................................................................................46Trường hợp 3 .....................................................................................................................46Trường hợp 4 .....................................................................................................................46Trường hợp 5 .....................................................................................................................47Tài liệu tham khảo ................................................................................................................482 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019CHƢƠNG TRÌNH CHI TIẾTCHĂM SĨC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNGTTNỘI DUNGSỐ TIẾTLý thuyết Thực hành1 Đại cương chăm sóc sức khoẻ cộng đồng202 Quy trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng403 Quản lý trường hợp trong CSSK CĐ304 Mơ hình CSSK tại Cộng đồng305 Nghiên cứu - Học tập dựa trên vấn đề30153 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019BÀI 1: ĐẠI CƢƠNGCHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNGMỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học bài này, sinh viên sẽ1. Trình bày được ý nghĩa của Tuyên ngôn Alma - Ata và phân tích được nội dung 05nguyên tắc và 10 yếu tố CSSKBĐ của Việt Nam;2. Trình bày được các khái niệm về cộng đồng, y tế cộng đồng, sức khoẻ, chăm sóc sứckhoẻ ban đầu và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng;3. Trình bày được vai trị của NVSKCĐ trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng4. Nhận thức được các thách thức trong CSSKCĐ và nghiên cứu để hiểu rõ các chủtrương, chính sách, pháp luật liên quan của Việt Nam.I. Lịch sử phát triển của y tế cộng đồngY tế cộng đồng được hình thành và phát triển liên tục cùng với sự phát triển của xã hội.- Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng lá cây để tự chữa bệnh, thương tật, vệ sinhmôi trường và lựa chọn thức ăn dinh dưỡng.- Thời trung cổ con người đã có các biện pháp kiểm sốt một số dịch bệnh.- Ở Mỹ, trong khoảng các năm từ 1729 đến 1805, đã xây dựng được nền y tế cơ sở.- Thế kỷ 20, ở các nước Đông Âu, y tế được xã hội hoá và được quản lý như một lĩnhvực của xã hội.- Năm 1920, bộ môn Y học xã hội đầu tiên được ra đời tại trường ĐHTH Berlin, Đức.- Năm 1922, bộ môn vệ sinh xã hội và tổ chức y tế được thành lập thuộc khoa Y, đạihọc tổng hợp Mascow, Nga- Ở Việt Nam, vào thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông đã tổng kết những quan điểm về yhọc dự phòng và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và thực hiện thành cơng việc chăm sócngười bệnh về cả ba mặt chữa bệnh, ăn uống và tập luyện phục hồi từ những quanđiểm này. Sau Cách mạng tháng 8, định hướng y tế cơ sở được phát triển mạnh mẽ vàtoàn diện, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người đã có công xây dựng đường lối y tế côngcộng ở Việt Nam, mà sau này được mở rộng thành 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ banđầu của Việt Nam, trên cơ sở Tuyên ngôn Alma-Ata [1978].II. Tuyên ngôn Alma - Ata và các chiến lƣợc về CSSKBĐTrước Hội nghị về Chăm sóc sức khỏe ban đầu [CSSKBĐ] tại Alma-Ata năm1978, Tổ chức Y tế Thế giới [TCYTTG] nhận định:- 80% dân chúng khơng được chăm sóc sức khỏe một cách thỏa đáng và tình trạng sứckhỏe nói chung là khơng thể chấp nhận được;4 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019- Nhân sự, kinh phí và trang thiết bị phân phối không công bằng - tập trung chủ yếu ởđô thị trong khi đa số dân chúng sống ở vùng nông thôn;- Hệ thống y tế rập khuôn theo tây phương, là một hệ thống chủ yếu dựa vào điều trị,vào bệnh viện với kỹ thuật học cầu kỳ, tốn kém, khơng quan tâm đến bối cảnh kinh tếvăn hóa và nếp sống của người dân địa phương;- Đào tạo theo kiểu cũ, không phù hợp;- Môi trường xã hội và thiên nhiên thay đổi. Nhiều bệnh tật mới xuất hiện, phức tạp,phản ánh tình trạng kinh tế - xã hội - chính trị, nên khơng thể giải quyết vấn đề đơnthuần bằng cách tiếp cận lâm sàng, cá thể như trước mà địi hỏi phải có một phươngpháp tiếp cận mới;Hội nghị quốc tế về Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu được tổ chức từ ngày 6-12 tháng9 năm 1978 tại Alma-Ata, Kazakhstan, do WHO và UNICEF bảo trợ, với sự tham dựcủa 134 nước [trong đó có Việt Nam] và 67 tổ chức quốc tế. Hội nghị đưa ra Bản Tuyênngôn về CSSKBĐ, được gọi là Tuyên ngôn Alma- Ata, là chiến lược y tế toàn cầunhằm đạt mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người”.Tám nội dung chính của CSSKBĐ theo Tuyên ngôn Alma Ata:1. Giáo dục sức khỏe2. Dinh dưỡng3. Môi trường – Nước sạch4. Sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa gia đình5. Tiêm chủng mở rộng6. Phòng chống bệnh dịch địa phương7. Chữa bệnh và chấn thương thơng thường.8. Thuốc thiết yếu.Ngồi 8 yếu tố trên, mỗi quốc gia đề ra thêm các yếu tố cần thiết khác theo tìnhhình thực tiễn của mình.Việt Nam bổ sung thêm 2 yếu tố, và trở thành 10 yếu tố CSSKBĐ của Việt Nam:9. Quản lý sức khỏe10. Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở.CSSKBĐ hiện vẫn là nền tảng triết lý và chính sách y tế của Tổ chức Y tế thế giới,nhằm xây dựng một hệ thống y tế phù hợp, đáp ứng tình hình mới với sự thay đổinhanh chóng về mơ hình bệnh tật, về dân số học và về kinh tế - xã hội.Việt Nam là một trong những nước đầu tiên cam kết thực hiện mục tiêu Phát triểnThiên niên kỷ, với quan điểm xuyên suốt: Con người là vốn qúy của xã hội và sức khỏe5 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019là vốn quý của con người; Lấy phòng bệnh làm gốc, điều trị là quan trọng. Mạng lưới ytế 4 cấp với nhiều thành tựu nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn trong tình hình mới.Để thực hiện thành cơng cơng tác CSSKBĐ cần nắm vững 5 nguyên tắc: [1] Côngbằng; [2] Tăng cường, dự phòng và phục hồi sức khoẻ; [3] Sự tham gia của cộng đồng;[4] Kỹ thuật thích hợp; và [5] Phối hợp liên ngành.II. Các khái niệm:Sức khỏeSức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứkhông chỉ bao gồm tình trạng khơng có bệnh hay khơng bị thương tật [WHO 1948].Sức khoẻ toàn diện bao gồm sức khoẻ thể lực, tâm thần, cảm xúc, sức khoẻ về xãhội, tâm linh và mơi trường xã hội.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu [CSSKBĐ] :CSSKBĐ là sự chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹthuật học thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về mặt xã hội, phổ biến đếntận mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng, qua sự tham gia tích cực của họ với mộtphí tổn mà cộng đồng và quốc gia có thể đài thọ được ở bất cứ giai đoạn phát triển nào,trên tinh thần tự lực và tự quyết. Nó là một bộ phận hợp thành vừa của hệ thống y tếNhà nước – mà trong đó, nó giữ vai trị trọng tâm và là tiêu điểm chính – vừa là của sựphát triển chung về kinh tế xã hội của cộng đồng. Nó là nơi tiếp xúc đầu tiên của ngườidân với hệ thống y tế, đưa sự chăm sóc sức khỏe đến càng gần càng tốt nơi người dânsống và lao động, trở thành yếu tố đầu tiên của một quá trình săn sóc sức khỏe lâudài.12. Cộng đồngCộng đồng là một nhóm người, hoặc một tập đồn người có chung phong tục, tậpqn, lối sống, văn hố, lịch sử và tín ngưỡng.2Khái niệm trên chỉ đề cập đến phạm trù con người, tuy nhiên “cộng đồng” có thểđược hiểu rộng hơn thế. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ “cộng đồng”, ngồi yếu tốcon người, nó cịn liên quan đến địa lý, lãnh thổ, các đặc điểm kinh tế- xã hội v.v…3. Y tế cộng đồngY tế cộng đồng, một lĩnh vực thuộc y tế công cộng, một ngành liên quan đến sựnghiên cứu và cải thiện các đặc điểm sức khoẻ của các cộng đồng sinh học. Trong khithuật ngữ “cộng đồng” được định nghĩa theo phạm vi rộng thì y tế cộng đồng cókhuynh hướng tập trung vào khu vực địa lý hơn là con người với các đặc điểm chung.Y tế cộng đồng được nghiên cứu theo ba phạm trù lớn:- CSSK cấp 1: là các biện pháp can thiệp tập trung vào cá nhân và gia đình như là tiêmchủng, vệ sinh, chế độ ăn, cải thiện lối sống…6 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019- CSSK cấp 2: Các hoạt động tập trung vào môi trường như là thoát nước gần nhà,phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt côn trùng…- CSSK cấp 3: kể đến các can thiệp mà xảy ra trong bối cảnh bệnh viện, ví dụ nhưtruyền dịch chống mất nước, phẫu thuật…Sáu thành tố của thực hành y tế cộng đồng- Tăng cường/thúc đẩy sức khoẻ- Phòng ngừa các vấn đề về sức khoẻ- Điều trị các rối loạn chức năng- Phục hồi- Đánh giá- Nghiên cứu và thực hành dựa trên bằng chứngY tế cộng đồng là một quy trình làm cho người dân có thể thực hiện trách nhiệmcủa mình mang tính tập thể đối với sức khoẻ của bản thân và thực hiện trách nhiệm đốivới nhu cầu sức khoẻ như là quyền vốn có của mình. Y tế cộng đồng liên quan đến việcgia tăng quyền tự quản lý cộng đồng, gia đình và cá nhân trên phương diện sức khoẻ,và phương diện tổ chức, phương tiện, cơ hội, kiến thức, kỹ năng và các cấu trúc hỗ trợmà khiến đạt được sức khoẻ.Các thành tố của hoạt động y tế cộng đồng- Đồng bộ hoá điều trị với các hoạt động phòng ngừa, thúc đẩy và phục hồi.- Thử nghiệm với các kỹ thuật phù hợp, hiệu quả và chi phí thấp.- Thu hút kiến thức sức khoẻ, nguồn tài nguyên và nhân lực địa phương- Đào tạo nhân viên y tế cấp cơ sở/thôn bản.- Khởi xướng và hỗ trợ các tổ chức cộng đồng trên mọi phương diện về lập kế hoạchvà quản lý sức khoẻ.- Phát động hỗ trợ cộng đồng bằng cách vận động nguồn tài chính, kỹ năng làm việcvà nguồn nhân lực từ cộng đồng.34. Sức khoẻ cộng đồng [SKCĐ]SKCĐ là trạng thái thăng bằng từ sự cân bằng giữa các nỗ lực tự giữ trạng tháithoải mái của cá nhân và tập thể và những ước lệ về môi trường văn hố, xã hội, tâm lývà thể chất.45. Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng [CSSKCĐ]CSSKCĐ là làm cho cộng đồng khoẻ mạnh. Điều này có nghĩa là nâng cao sứckhoẻ con người qua cách sống lành mạnh và xây dựng những quan điểm sức khoẻđúng đắn, khoa học, có thể thực hiện được tại cộng đồng.56. Nhân viên sức khoẻ cộng đồng [NVSKCĐ]:7 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019Là những người sống tại cộng đồng, được huấn luyện và làm việc cùng với cácnhân viên y tế khác và các nhân viên thuộc chương trình phát triển của địa phươngtrong một ê kíp. NVSKCĐ là nơi tiếp xúc đầu tiên giữa cá nhân và hệ thống y tế. Tùytheo nhu cầu và phương tiện của từng nơi, mỗi cộng đồng có thể có các loại NVSKCĐkhác nhau. Thường đó là những người sống tại cộng đồng, được cộng đồng chọn lựa,và làm việc ngay tại cộng đồng đó. Ở một số nước, NVSKCĐ là những người tìnhnguyện, làm việc toàn thời gian hay bán thời gian, được cộng đồng hay cơ quan y tế trảcông bằng tiền mặt hay hiện vật.6NVSKCĐ là chìa khóa để thực hiện thành cơng CSSKBĐ. Tại nhiều nước, cónhững cách tổ chức mạng lưới này khác nhau tùy yêu cầu của mỗi chương trình sứckhỏe, khơng có nơi nào hồn tồn giống nơi nào, nhưng có một số kinh nghiệm bướcđầu quý báu và một số nguyên tắc chung cần nắm chắc.NVSKCĐ không phải là nhân viên y tế mà là “cầu nối” giữa cộng đồng với y tế,có vai trị trung gian, mơi giới, xúc tác nhằm tạo chuyển biến, thay đổi có lợi cho sứckhỏe và sự phát triển chung của cộng đồng.Là cầu nối, NVSKCĐ:– Giúp cộng đồng xác định các nhu cầu, những vấn đề sức khỏe ưu tiên, đối tượngnguy cơ; đồng thời tác động tạo sự tham gia, đưa cộng đồng tiếp cận với dịch vụ y tế;– Giúp y tế lập kế hoạch quản lý có hiệu quả và đưa các dịch vụ săn sóc sức khỏe[phịng bệnh, điều trị, giáo dục sức khỏe, phục hồi] đến tận nơi người dân sống và laođộng.NVSKCĐ phải cắm rễ vào cả hai phía, y tế và cộng đồng. Thiếu gắn bó với cộng đồngkhơng tạo được sự tham gia; thiếu hỗ trợ của y tế hoạt động sẽ không có hiệu quả.nghiệm cho thấy thất bại thường là do mối quan hệ này chứ không phải do hoạt độngcủa NVSKCĐ.Là người của cộng đồng, NVSKCĐ biết rõ hơn ai hết những vấn đề và đặc điểmcủa cộng đồng, những tài nguyên đang có, những nhu cầu bức thiết cũng như cơ cấuquyền lực địa phương, cấu trúc gia đình và xã hội, các phong tục tập quán v.v… Do đó,nếu được hướng dẫn tốt cách làm họ sẽ tham gia với y tế xây dựng chương trình sứckhỏe trong suốt q trình từ chẩn đốn cộng đồng đến tổ chức thực hiện và lượng giá.Chức năng và nhiệm vụ cụ thể tùy y tế và cộng đồng đề ra cho họ. Nói chung,dựa trên các yếu tố của CSSKBĐ bao gồm các mặt phòng bệnh, điều trị và giáo dục sứckhỏe, đồng thời tham gia vào các hoạt động phát triển khác của địa phương. Họ cầnthiết phải biết sơ cấp cứu, điều trị bệnh và chấn thương thông thường trong phạm vicho phép. Đừng quên điều trị tốt có thể nâng uy tín, nhưng nếu chỉ chú trọng điều trị sẽthất bại vì họ tự biến mình thành một “y tá dở”.Phòng bệnh và GDSK sẽ là nhiệm vụ chính của NVSKCĐ: Vệ sinh mơi trường,8 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019Vệ sinh lao động, Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Kế hoạch hóa gia đình, Dinh dưỡng, Tiêmchủng v.v… NVSKCĐ chịu trách nhiệm vãng gia, thu thập thông tin, lưu giữ hồ sơ,tham gia các công tác phát triển khác do cộng đồng đề ra.Họ cần được làm trong một ê-kíp có thể kết hợp với Chữ thập đỏ, vệ sinh viên, cômụ vườn được tái huấn luyện, thầy lang v.v…Về tỷ lệ, tùy nơi, tùy chương trình, trung bình 1 NVSKCĐ cho 50 hộ gia đình.7TCYTTG đề nghị tỷ lệ 1 dược sĩ/2000 dân phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ tối ưuIII. Các tổ chức hình thành nên y tế cộng đồng1. Các tổ chức hình thành nên y tế cộng đồngCác cơ quan y tế nhà nướcCác cơ quan y tế nhà nước là một phần của hệ thống cấu trúc nhà nước. Quỹ hoạtđộng chủ yếu dựa vào nguồn thu thuế và do nhân viên nhà nước quản lý. Mỗi một cơquan y tế nhà nước như vậy được quy định có thẩm quyền trên khu vực lãnh thổ nàođó. Các cơ quan như vậy có các cấp độ quốc tế, quốc gia và địa phương.Các tổ chức y tế “nửa nhà nước”Các tổ chức này có một số nhiệm vụ y tế nhà nước nhưng hoạt động của nó, mộtphần giống như các tổ chức y tế tình nguyện, góp phần quan trọng vào y tế cộng đồng.Mặc dù các tổ chức này nhận một phần kinh phí và tính pháp lý từ nhà nước và thựchiện các nhiệm vụ mà thường được nghĩ là công việc của nhà nước nhưng các tổ chứcnày hoạt động độc lâp dưới sự giám sát của nhà nước. Trong một số trường hợp họcũng nhận hỗ trợ tài chính từ các nguồn tư nhân. Các tổ chức như thế này ở các nước,Hội chữ thập đỏ là một ví dụ và các viện nghiên cứu khoa học quốc gia.Các cơ quan y tế phi chính phủCác cơ quan này có quỹ hoạt động từ các nguồn quyên góp tư nhân hoặc của cácthành viên. Có hàng ngàn các cơ quan như thế này và chúng có một điểm chung làchúng được hình thành từ nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ chưa được thảo mãn. Phầnlớn các đơn vị này hoạt động không chịu sự can thiệp của chính phủ miễn là họ đáp ứngđược các quy định, hướng dẫn của nhà nước, đặc biệt là về thuế. Các kiểu loại của cáccơ quan này có thể là tình nguyện, cơ quan chun mơn, nhân đạo, dịch vụ, xã hội, tơngiáo hoặc đồn thể. Ví dụ ở Mỹ và một số nước có Hiệp hội ung thư, Hiệp hộ điềudưỡng, tạp chí y khoa, tạp chí giáo dục sức khoẻ, Ford Foundation v.v…2. Hệ thống y tế tại Việt namVề cơ bản cơ cấu tổ chức hệ thống y tế Việt Nam bao gồmTuyến trung ương [tuyến 1] bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [KCB] sau:a] Bệnh viện hạng đặc biệt;b] Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế;9 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019c] Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được BộY tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật;Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [tuyến 2] bao gồm các cơ sở KCBsau:a] Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế ;b] Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác [trừ cácquy định khác].Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh [tuyến 3] bao gồm các cơsở KCB sau:a] Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chứcnăng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xácơng an tỉnh;b] Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.Tuyến xã, phường, thị trấn [tuyến 4] bao gồm các cơ sở KCB sau:a] Trạm y tế xã, phường, thị trấn;b] Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;c] Phịng khám bác sỹ gia đìnhCơ sở KCB tư nhân:Căn cứ năng lực thực hiện kỹ thuật, phạm vi hoạt động chun mơn, hình thức tổchức, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của cơ sởKCB tư nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền [Bộ Y tế hoặc Sở Y tế] cấp giấy phéphoạt động cho cơ sở KCB tư nhân quyết định [bằng văn bản] tuyến chuyên môn kỹthuật của cơ sở KCB tư nhân phù hợp với các quy định hiện hành.IV. Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầuChăm sóc sức khỏe ban đầu được tổ chức y tế thế giới nhận định là cách chăm sóccó hiệu quả nhất và chi phí thấp mà cộng đồng có thể chấp nhận được. Nhiều nước trênthế giới đã thực hiện và cho kết quả khả quan. tại hội nghị ở Alma- Ata đã khẳng địnhvị trí của chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể áp dụng thành cơng ở các nước khi có sựtham gia của các chính phủ.Tại Việt nam, từ 12 tháng 9 năm 1978 sau khi tuyên ngôn Alma –Ata ra đời,ngành Y tế Việt Nam đã tập trung xây dựng ngành đặc biệt là tuyến y tế cơ sở [trạm ytế cơ sở] để chăm sóc sức khỏe tồn dân ở mức cao nhất.Do điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, tình hình chính trị, nên Việt Nam đưa thêm 2nội dung nữa vào 8 nội dung CSSKBĐ của tun ngơn Alma- Ata đó là nội dung thứ 9và 10; nội dung CSSKBĐ gồm:10 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 20191. Giáo dục sức khỏe [GDSK] nhằm thay đổi những thói quen và lối sống khơnglành mạnh,có hại thành có lợi cho sức khỏe.GDSK nhằm giúp người dân có kiến thức tự bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Khichính người dân tự nhận ra được những thói quen, lối sống và phong tục tập qn có hạicho sức khỏe thì chính họ sẽ tự thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe. Họ sẽ thấytrách nhiệm của họ trước bản thân và cộng đồng. GDSK có vị trí quan trọng trong cơngtác y tế,nhưng nó đặc biệt quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu [CSSKBĐ] vìGDSK có liên quan đến tất cả các nội dung khác của chăm sóc sức khỏe ban đầu, bởikhi Việt Nam hội nhập với các nước trên thế giới thì những thói quen, phong tục tậpqn và lối sống đơi khi sẽ là rào cản trong sự hội nhập.Như vậy, giáo dục sức khỏe là phương tiện để thực hiện các nội dung CSSKBĐ.2. Cải thiện điều kiện dinh dƣỡng và ăn uống hợp lýĂn uống là một nhu cầu cơ bản của con người. Cải thiện điều kiện dinh dưỡng làyêu cầu cấp thiết của các nước đang phát triển. Điều kiện kinh tế của Việt Nam cịnnhiều khó khăn, mục tiêu của chúng ta là xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng dinhdưỡng, dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm. Chúng ta đã xây dựng cơ cấu bữa ănhợp lý đảm bảo đủ năng lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng [đạm, đường, mỡvà các chất vi lượng, vitamin]. Giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao nhận thức của cộngđồng về dinh dưỡng hợp lý, để đảm bảo phòng tránh được những bệnh do dinh dưỡnggây ra. Vận động cộng đồng tự giải quyết vấn đề dinh dưỡng và sử dụng hợp lý nhữngnguồn lương thực, thực phẩm sẵn có ở địa phương như: Phát triển hệ sinh thái V. A. C[vườn, ao, chăn nuôi]. Giúp cho cộng đồng biết cách tổ chức bữa ăn hợp lý vừa đảm bảodinh dưỡng, vừa phù hợp với khẩu vị con người tại từng địa phương.3. Cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng- Đẩy mạnh giáo dục vệ sinh môi trường: Giáo dục cho thế hệ trẻ và cả những ngườiít có khả năng tiếp cận các thông tin về vấn đề môi trường. hướng dẫn trên cácphương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, trong nhà trường … tất cả các thôngtin nên ngắn gọn, dễ hiểu và dễ thực hiện.- Giải quyết tốt các chất thải bỏ, tiêu diệt các trung gian truyền bệnh, đẩy mạnh việctrồng cây xanh giúp điều hòa khí hậu đồng thời tránh xói lở đất khi có lũ lụt xảy ra...- Đẩy mạnh việc cung cấp nước sạch cho nhân dân tại các khu vực dân cư và vùng,miền.4. Chăm sóc sức khỏe trẻ em và kế hoạch hóa gia đình- Đẩy mạnh giáo dục về dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm làm cho chất lượng cuộcsống của người dân ngày càng được cải thiện một cách tốt nhất. muốn được như vậycần giáo dục cho người dân nhận thức được vấn đề phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển11 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019dân số, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, đẩy mạnh phong trào nuôi conkhỏe dạy con ngoan.- Tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, nhất là tử vong sơ sinh.- Giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em: Trẻ em được chăm sóc tốt từtrong bụng mẹ sẽ phát triển về tinh thần và thể chất tốt,điều đó có nghĩa là giống nịiđược cải tạo nhờ dinh dưỡng. Người mẹ được đảm bảo dinh dưỡng tốt ngay từ lúcmang thai sẽ sinh ra những em bé không bị suy dinh dưỡng bào thai.- Nội dung công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em [tóm tắt trong chương trìnhGOBIFFF] chương trình này gồm: Sử dụng biểu đồ tăng trưởng theo dõi sự phát triển về thể chất và sức khỏetrẻ em [Growth monitoring], Bù nước và điện giải bằng đường uống [Oral rehydratation], Ni con bằng sữa mẹ [Brest feeding] vì những lợi ích của sữa mẹ, Tiêm chủng phịng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm [Immunisation]. Kế hoạch hóa gia đình [family planning] Để hạn chế bùng nổ dân số, các quốc giaphải tham gia vào chương trình nhằm đưa tỷ lệ sinh trong tầm kiểm soát, Thực phẩm bổ sung cho bà mẹ và trẻ em [Food supplements] với một chế độ ănuống hợp lý giàu dinh dưỡng, Giáo dục nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong việc ni, dạy con [Femaleducation].5. Tiêm chủng mở rộng phịng 6 bệnh dịch lƣu hành phổ biến ởTE tại địa phƣơng.Tiêm chủng mở rộng nhằm phòng chống 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến và nặng nềở trẻ em là: Bạch hầu, Ho gà,Uốn ván, Lao, Sởi, Bại liệt. Tiêm chủng góp phần giảm tỷlệ mắc và chết ở trẻ em do 6 bệnh trên gây nên. Mục tiêu của Việt nam là tiếp tục thựchiện tiêm chủng mở rộng duy trì tỷ lệ tiêm đầy đủ 6 loại vacxin ở mức cao nhất. Ngoàira các loại vacxinViêm ganB, vacxin thương hàn, Viêm Não Nhật bản B, Rubella,…đang được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Tùy từng vùng, địa phương màtriển khai thêm các vacxin phù hợp với hoàn cảnh, tình hình bệnh tật của vùng đó.6. Phịng chống các bệnh dịch lƣu hành phổ biến tại địa phƣơng.Chủ động phịng chống khơng để dịch bệnh xảy ra là điều quan trọng của công tácy tế. Mục tiêu của chúng ta là tiếp tục chủ động khống chế tiến tới thanh toán với nhiềumức độ khác nhau một số bệnh dịch lưu hành: Sốt rét, Dịch hạch, Dịch Tả, sốt xuấthuyết, Thương hàn…7. Điều trị các bệnh và vết thƣơng thông thƣờng12 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019- Điều trị bệnh là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống vì vậy nâng cao chấtlượng khám và chữa bệnh là công tác trọng tâm của ngành y tế. Chữa trị các bệnhthông thường tại tuyến y tế cơ sở là góp phần giảm chi phí cho người bệnh, nhànước và giảm quá tải bệnh nhân ở tuyến trên.- Thực hiện quản lý các bệnh mãn tính và các bệnh xã hội tại nhà ngày càng hiệu quả.8. Cung cấp đủ thuốc thiết yếu- Phấn đấu cung cấp đủ thuốc phục vụ cơng tác phịng bệnh và chữa các bệnh thôngthường cho nhân dân trọng tâm tại tuyến y tế cơ sở. Ngoài các thuốc tây y, các câythuốc nam cũng được ưu tiên trồng để điều trị cho người dân khi họ có nhu cầu.Đồng thời đẩy mạnh quan điểm kết hợp Đông – Tây y.- Ưu tiên thuốc thiết yếu phục vụ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, nhữngngười nghèo khó.9. Quản lý sức khỏe toàn dânQuản lý sức khỏe toàn dân là mục tiêu lâu dài mà ngành y tế cần đạt được,chămsóc sức khỏe theo quan điểm dự phịng là biện pháp chăm sóc sức khỏe tiên tiến. Nhànước khuyến khích và tạo điều kiện để thực hiện bảo hiểm y tế tồn dân với các loạihình phù hợp nhằm góp phần hạn chế những rủi do trong cuộc sống do bệnh tật. Đồngthời bình đẳng quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân.- Đối tượng ưu tiên: Trẻ < 1 tuổi và trẻ từ 1 đến < 5 tuổi Phụ nữ có thai Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ [ 15-49 tuổi]- Đối tượng chính sách Bệnh xã hội Bệnh nghề nghiệp Người cao tuổi, diện hộ nghèoViệt Nam có một số kinh nghiệm quản lý tại trạm y tế cơ sở được thế giới đánh giácao do chi phí ít mà kết quả thu được rất lớn. Nhiều năm qua, các chính sách của Đảngvà nhà nước đang được triển khai và mang lại nhiều thuận lợi cho người dân trong chămsóc sức khỏe. Việt Nam cũng là nước được đánh giá là chi phí cho y tế ít [tính trên đầungười dân] nhưng ngành y tế vẫn đáp ứng sự chăm sóc sức khỏe người dân có hiệu quả.10. Củng cố màng lƣới Y tế cơ sở[Theo mơ hình chuẩn y tế quốc gia].Củng cố màng lưới y tế cơ sở vừa là nội dung vừa là biện pháp để thực hiệnCSSKBĐ. Mục tiêu của ngành y tế là củng cố và tăng cường màng lưới y tế cơ sở về cơsở vật chất, trang thiết bị y tế và nguồn nhân lực. Củng cố nguồn nhân lực mỗi xã có 4- 6cán bộ Y tế, họ được đào tạo và đào tạo lại, đào tạo liên tục. Đồng thời, vừa trang bị tốithiểu các điều kiện, phương tiện để cán bộ y tế cơ sở khi thực hiện các chương trình y tế13 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa phát triển mạng lưới y tế tư nhân nhằmphối hợp và triển khai nhịp nhàng dưới sự chỉ đạo thống nhất của ngành y tế cơng, gópphần thúc đẩy cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được hồn thiện.V. Triển vọng cho y tế cộng đồng trong thế kỷ 21Như chúng ta đã biết, mục tiêu cao nhất “sức khoẻ cho mọi người trước năm 2000”tại các hội nghị y tế quốc tế từ 1977 đến 1981 và được hầu hết các đại biểu chấp thuận,cho đến nay vẫn không thể đạt được, mặc dầu cũng đã có một số thành tựu đáng kể.Chương trình của mục tiêu này đã được đặt tên lại là “Sức khoẻ cho mọi người”, màtiếp tục tìm kiếm để tạo điều kiện cho người dân có cơ hội đạt và duy trì mức cao nhấtcủa sức khoẻ.Vì vậy, tầm nhìn ở thế kỷ 21, các thách thức cần được giải quyết để cải thiện sứckhoẻ của thế giới là:1. Giảm đáng kể gánh nặng tỷ lệ bệnh tật và tử vong quá mức mà người nghèo đangphải gánh chịu. Điều này có nghĩa là chính phủ các nước trên tồn thế giới phảithay đổi cách sử dụng nguồn lực của mình. Điều đó cũng có nghĩa là phải tập trungvào các biện pháp can thiệp khiến cho có thể đạt được sức khoẻ tốt nhất bằng cácnguồn lực có sẵn để mà bệnh tật khơng thể ảnh hưởng đến người nghèo nhiều.2. Kiểm sốt các mối đe doạ đến sức khoẻ do kết quả từ các cuộc khủng hoảng kinh tế,môi trường không lành mạnh, hoặc do từ các hành vi nguy cơ. Phát triển nền kinh tếổn định trên tồn thế giới, mơi trường với nước sạch và khơng khí trong lành, vệsinh đầy đủ, chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ, giao thơng an tồn hơn, vàgiảm các hành vi nguy cơ như hút thuốc lá, thì sẽ kiến tạo nên một thế giới khoẻmạnh hơn.3. Phát triển nhiều hơn các hệ thống y tế hiệu quả. Các mục tiêu của các hệ thống nàynên nhằm để nâng cao tình trạng sức khoẻ, giảm sự mất chất lượng y tế, tăng cườngtính pháp lý, tăng hiệu suất, bảo vệ người dân khỏi hao tổn về tài chính, và tăngcường sự công bằng trong việc cấp vốn và cung ứng chăm sóc sức khoẻ.4. Đầu tư vào việc mở rộng nền tảng tri thức. Nền tảng tri thức được gia tăng ở thế kỷ20 đã giúp ích nhiều để nâng cao sức khoẻ. Nghiên cứu về tri thức mới phải đượctiếp tục bởi vì nó mang lại lợi ích cho tồn nhân loại. Hai lĩnh vực cần được chú ýđặc biệt là bệnh nhiễm trùng mà ảnh hưởng rất lớn đến người nghèo, và công nghệthông tin mà sẽ giúp định hình các hệ thống y tế tương lai.Những năm gần đây, chủ đề “bao phủ chăm sóc sức khoẻ tồn dân” được thảo luậnrộng rãi trên các diễn đàn quốc tế và được nhìn nhận như một q trình có tính quyếtđịnh để thực hiện tốt hơn sự nghiệp CSSK và như một mục tiêu nhất quán phát triển hệthống y tế.Theo Liên Hợp Quốc, "Bao phủ chăm sóc sức khỏe tồn dân có nghĩa là tất cả mọi14 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019người dân đều được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản về nâng cao sức khoẻ, dự phòng,điều trị, phục hồi chức năng và các loại thuốc thiết yếu, an tồn, bảo đảm chất lượng,với mức chi phí có thể chi trả được, bảo đảm người sử dụng dịch vụ, đặc biệt là ngườinghèo và các đối tượng thiệt thịi, khơng phải đối mặt với khó khăn về tài chính". Quanniệm này của Liên Hợp Quốc cũng trùng hợp với quan niệm của TCYTTG: “Bao phủtoàn dân, hoặc bao phủ CSSK toàn dân, được định nghĩa là sự bảo đảm để mọi ngườidân khi cần đều có thể sử dụng các dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự phòng, điều trị, phụchồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ có chất lượng và hiệu quả, đồng thời bảo đảm rằngviệc sử dụng các dịch vụ này không làm cho người sử dụng gặp phải khó khăn tàichính”.Những quan niệm nêu trên cho thấy bao phủ CSSK toàn dân nhằm 3 mục tiêu:- Công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế: Tất cả mọi người, ai có nhu cầu đều được sửdụng dịch vụ y tế, không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào khả năng chi trả;- Cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, toàn diện:Bao gồm dịch vụ y tế cơ bản về nângcao sức khoẻ, dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng có chất lượng đủ tốt để cóhiệu quả nâng cao sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ;- Bảo vệ người sử dụng trước rủi ro tài chính: Với mức chi phí có thể chi trả được,việc sử dụng dịch vụ không làm cho người sử dụng, đặc biệt là người nghèo và cácđối tượng thiệt thòi, gặp phải khó khăn về tài chính.Thực hiện bao phủ CSSK tồn dân là một q trình cần có sự tăng tiến về nhiềumặt: về sự sẵn có các dịch vụ y tế; về các điều kiện để cung cấp dịch vụ có chất lượngvà hiệu quả [quản trị hệ thống, tài chính y tế, nhân lực y tế, thuốc, trang thiết bị, vật tư ytế, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin y tế...]; về tỷ lệ dân số được bao phủ; về mức độbảo vệ tài chính khi sử dụng các dịch vụ y tế. Mục tiêu của bao phủ CSSK tồn dânkhơng chỉ là đạt được một gói dịch vụ tối thiểu cố định. Quan điểm bao phủ tồn dân làmột q trình hồn thiện liên tục và khơng có điểm “hồn thành” được nhiều tổ chứcquốc tế cơng nhận.Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm cho mọi ngườidân được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng tốt hơn, thơng qua cácchương trình nâng cấp hệ thống y tế, mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế [BHYT] vàtăng nguồn ngân sách nhà nước [NSNN] cho y tế. Tuy nhiên, cũng như các quốc giađang phát triển khác, để thực hiện bao phủCSSK toàn dân, Việt Nam cịn phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức.8 Hàngloạt các chủ trương, chính sách và pháp luật và các kế hoạch hành động liên quan đếnngành y tế và việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đã được ban hành để giải quyết dầntừng bước các thách thức và phấn đấu thực hiện bền bỉ và liên tục mục tiêu “bao phủCSSK toàn dân”.15 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019BÀI 2: QUY TRÌNH CHĂMSĨC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNGMỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong sinh viên sẽ1. Trình bày được khái niệm về CSSKCĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến SKCĐ;2. Áp dụng được các hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến SKCĐ, các chỉ số đolường sức khoẻ vào thực hành quy trình CSSKCĐ;3. Trình bày được 05 bước cơ bản của quy trình CSSKCĐ và vận dụng vào thực hànhtrong học tập và công việc;4. Áp dụng và vận dụng kiến thức về quy trình CSSKCĐ trong hành nghề dược tạicộng đồng.I. Khái niệm1. Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng [CSSKCĐ]Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng kể đến tình trạng sức khoẻ của một nhóm người xácđịnh và các hành động và các điều kiện [cả khu vực tư nhân và nhà nước] nhằm thúcđẩy/nâng cao, bảo vệ và duy trì sức khoẻ cho nhóm người này.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến SKCĐCó rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, do đó tình trạng sức khoẻcủa mỗi cộng đồng là khác nhau. Các yếu tố này có thể là yếu tố vật chất, xã hội và/hoặcyếu tố văn hoá. Chúng cũng bao gồm khả năng của cộng đồng tổ chức và làm việc cùngnhau như là một tập thể cũng như các hành vi cá nhân trong cộng đồng đó.Các yếu tố vật chấtCác yếu tố này là sự ảnh hưởng của địa lý, môi trường, quy mô cộng đồng và sựphát triển công nghiệp.Địa lýVấn đề sức khoẻ của cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi độ cao, vĩ độ [độ rộng],và khí hậu. Những nước nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều thì bệnh ký sinhtrùng và bệnh truyền nhiễm là vấn đề sức khoẻ hàng đầu. Ở những nước nhiệt đới, sốngsót thốt khỏi bệnh truyền nhiễm là điều rất khó khăn do điều kiện đất đai xấu dẫn đếnsản xuất thực phẩm không đủ và suy dinh dưỡng. Ở những nơi khí hậu ơn đới, ít bệnhtruyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng nhưng với việc cung ứng thực phẩm đầy đủ thì béophì, bệnh tim mạch lại là vấn đề quan trọng của cộng đồng.Môi trường16 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019Chất lượng mơi trường có liên quan trực tiếp với việc quản lý và chăm sóc của conngười đối với nó. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu chúng ta tiếp tục cho phép phát triểndân số khơng kiểm sốt và tiếp tục vắt cạn kiệt nguồn thiên nhiên không thể hồi phục thìthế hệ sau sẽ có mơi trường kém cỏi hơn chúng ta hiện nay nhiều. Nhiều người cho rằngchúng ta phải nhận lấy trách nhiệm vì sự quản lý môi trường kém cỏi này và cần giảmthiểu một cách triệt để tốc độ phá huỷ môi trường đất, nước, khơng khí hiện nay củachúng ta.Quy mơ cộng đồngCộng đồng càng lớn thì vấn đề sức khoẻ càng nhiều và nguồn lực y tế càng lớn. Vídụ cộng đồng lớn thì sẽ có nhiều chun gia và phương tiện và cơ sở vật chất y tế tốt hơncộng đồng nhỏ. Các nguồn lực này rất cần thiết vì bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh vàcác vấn đề môi trường thường sẽ nghiêm trọng hơn ở các vùng mật độ dân số đơng. Vídụ lượng rác thải được thải ra bởi gần 8 triệu dân [2014] ở TPHCM là khoảng7.000tấn/ngày, gấp 10 lần so với lượng rác thải khoảng 700 tấn/ngày ở Đà Nẵng vớikhoảng 1 triệu dân [2014].Điều quan trọng cần lưu ý là quy mô của cộng đồng ảnh hưởng cả hai mặt tích cựcvà tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng. Khả năng của cộng đồng đối với việc lập kế hoạch,tổ chức và sử dụng nguồn lực hiệu quả có thể xác định quy mơ của nó có thể được sửdụng để đạt lợi thế hay không.Sự phát triển công nghiệpSự phát triển công nghiệp cũng ảnh hưởng cả hai mặt, tích cực và tiêu cực, đến tìnhtrạng sức khoẻ cộng đồng. Phát triển cơng nghiệp có thể cung cấp thêm nguồn lực chocác chương trình chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng nhưng nó đồng thời cũng mang đếnsự ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp. Những cộng đồng mà đã từng trải qua pháttriển công nghiệp rốt cuộc phải đề ra quy định, trong đó các nhà máy phải [1] thu vật liệuthơ, [2] huỷ bỏ sản phẩm thứ cấp [sản phẩm phụ], [3] xử lý rác thải, [4] đối xử tốt và bảovệ cơng nhân của mình, [5] khơng để xảy ra tai nạn/thảm hoạ môi trường. Vấn đề khôngmay là rất nhiều các quy định và điều luật thường được ban hành sau khi các cộng đồngđã chịu nhiều tổn thất và suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của họ.Các yếu tố văn hoá- xã hộiCác yếu tố xã hội là những điều nảy sinh từ mối quan hệ của các cá nhân và cácnhóm trong cộng đồng. Ví dụ, người sống ở vùng thành thị với nhịp sống nhanh sẽ có tỷlệ bệnh liên quan đến stress cao hơn những người sống ở cộng đồng nơng thơn với cuộcsống bình lặng hơn. Ngược lại, người sống ở vùng nơng thơn sẽ khó tiếp cận hoặc chọnlựa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng tương đương như những người ở thành phố.Yếu tố văn hoá, nảy sinh từ các hướng dẫn mà các cá nhân, là một phần của mộtxã hội cụ thể, kế thừa từ xã hội đó. Các nền văn hố dạy cho chúng ta biết sợ cái gì, tơntrọng điều gì, những giá trị nào và điều gì được xem là thích hợp với cuộc sống của17 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019chúng ta.9 Một vài yếu tố đóng góp cho sự hình thành văn hố cộng đồng như tínngưỡng, phong tục tập qn, các định kiến; kinh tế, chính trị, tơn giáo, các chuẩn mực xãhội, tình trạng kinh tế- xã hội.Cộng đồng tổ chứcPhương thức mà trong đó cộng đồng tổ chức các nguồn lực của nó ảnh hưởng trựctiếp đến khả năng của cộng đồng để can thiệp và giải quyết vấn đề, bao gồm cả vấn đềsức khoẻ. Cộng đồng tổ chức là q trình mà thơng qua đó các cộng đồng được giúp đỡđể nhận diện các vấn đề thường gặp hoặc mục tiêu chung, vận động nguồn lực, và theonhiều cách khác nhau triển khai và thực hiện các chiến lược để đạt được các mục tiêu đềra. Đó khơng phải là một ngành khoa học mà là một nghệ thuật xây dựng sự đồng thuậntrong một quy trình dân chủ. Nếu một cộng đồng có thể tổ chức nguồn lực của nó hiệuquả thành một lực lượng thống nhất, nó hầu như sẽ sản sinh được các lợi ích dưới dạngnăng suất và hiệu quả ngày càng tăng bằng cách giảm được các nỗ lực dư thừa và các giảipháp sai lầm, không phù hợp với nhu cầu và văn hoá của địa phương.Hành vi cá nhânHành vi của từng cá thể thành viên cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của toànbộ cộng đồng. Ví dụ nếu mỗi cá nhân tái chế rác thải của họ hàng tuần thì cộng đồng táichế sẽ thành công. Tương tự, nếu mỗi cư dân đều mang dây bảo hiểm khi tham gia giaothông sẽ làm giảm đáng kể các thương tổn và tử vong do tai nạn giao thơng cho cộngđồng. Một ví dụ khác, nếu càng nhiều cá nhân tham gia tiêm chủng phòng một bệnhtruyền nhiễm thì xác suất bệnh đó lây lan rất thấp và rất ít người phơi nhiễm với bệnh.Cái này được gọi là “miễn dịch cộng đồng”.3. Phòng chống bệnh tật và các điều kiện y tếPhân loại bệnh và các vấn đề sức khoẻBệnh lây và không lây- Bệnh lây: là những bệnh mà tác nhân sinh học hoặc các sản phẩm của chúng có thểgây bệnh và làm làn truyền bệnh từ cá thể này sang cá thể khác. Quá trình của bệnh bắtđầu từ khi tác nhân ký sinh, phát triển hoặc sinh sản trong cơ thể vật chủ. Quá trình kýsinh và phát triển của vi sinh vật trong cơ thể vật chủ được gọi là nhiễm trùng.- Bệnh không lây: Là những bệnh mà không thể làm lây lan bệnh từ người nhiễm bệnhsang một người khoẻ mạnh, nhạy cảm. Tìm ra nguyên nhân của bệnh khơng lâythường rất khó khăn do có nhiều ngun nhân, yếu tố góp phần tạo nên bệnh.Bệnh cấp tính và mạn tính- Bệnhh cấp tính là những bệnh mà trong đó độ trầm trọng cao nhất của triệu chứng vàcơn lui bệnh xảy ra trong vòng 3 tháng và sự phục hồi của những bệnh nhân sống sótthường là hồn tồn. Các ví dụ về bệnh cấp tính thường gặp như là cảm lạnh thôngthường, cúm, thuỷ đậu, sởi, quai bị. Bệnh cấp tính khơng lây như viêm ruột thừa,thương tích do tai nạn giao thơng, ngộ độc rượu cấp tính, dùng thuốc quá liều, bong18 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019gân mắt cá chân…- Bệnh mạn tính là những bệnh mà thường kéo dài trên 3 tháng, và trong một số trườnghợp, kéo dài theo suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân. Sự phục hồi thường chậm vàkhơng hồn tồn. Các bệnh này có thể là bệnh lây hoặc khơng lây. Các ví dụ về bệnhlây mạn tính là AIDs, lao, nhiễm vi rút herpes, giang mai. Bệnh không lây mạn tínhnhư là cao huyết áp, bệnh tim mạch, cholesterol máu cao, bệnh tiểu đường, và nhiềuloại viêm khớp và ung thư.Nỗ lực phòng chống các bệnh ưu tiênCác cộng đồng đang đối mặt với vô số vấn đề sức khoẻ - các bệnh lây và không lây,tai nạn thương tích khơng chủ định, bạo lực, các vấn đề lạm dụng thuốc, v.v… Điều nàykhiến cho nhân viên y tế gặp khó khăn trong việc đưa ra các chọn lựa có trách nhiệm vàkhoa học để phân bổ nguồn lực của cộng đồng cho việc phòng chống các vấn đề sứckhoẻ này. Nhiều tiêu chí được đưa ra để xem xét tầm quan trọng của một bệnh cụ thể. Đólà, trong số các vấn đề sức khoẻ, cân nhắc xem [1] số người chết do một bệnh, [2] Sốnăm tuổi thọ bị mất do một nguyên nhân cụ thể, và [3] Chi phí liên quan đến một bệnhhoặc một tình trạng sức khoẻ cụ thể.Phịng ngừa, can thiệp, kiểm sốt, và xoá bỏ bệnh tậtMục tiêu của dịch tể học là phòng chống bệnh, trong một số trường hợp hiếm hoi,có thể xố bỏ được các bệnh tật và tai nạn thương tích.Các giai đoạn của bệnh- Giai đoạn tiền lâm sàng là giai đoạn đã có sự tác động của tác nhân gây bệnh đến cơthể nhưng người bệnh chưa có biểu bệnh lâm sàng. Giai đoạn này có thể phát hiệnbằng các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng để xác định tác nhân gây bệnh. Tuy nhiênnhiều trường hợp cũng chưa thể phát hiện được do độ nhạy của phương pháp chẩnđốn thấp, vì vậy cũng khơng thể loại trừ bệnh. Giai đoạn tiền lâm sàng có thể tiếntriển sang giai đoạn lâm sàng hoặc có thể tự khỏi bệnh mà không phát triển các dấuhiệu hoặc triệu chứng lâm sàng của bệnh.- Giai đoạn lâm sàng là giai đoạn người bệnh biểu hiện các triệu chứng lâm sàng củabệnh. Diễn biến của giai đoạn này là bệnh có thể tự khỏi, hoặc để lại di chứng hoặcthậm chí có thể tử vong.Các biện pháp dự phịngCó ba cấp độ dự phịng trong kiểm sốt bệnh tật. Dự phòng cấp I, II, III.- Dự phòng cấp I là bảo vệ người khoẻ mạnh không bị mắc bệnh. Áp dụng các biệnpháp phòng ngừa để ngăn chặn trước sự khởi phát của bệnh hoặc tai nạn thương tíchtrong suốt giai đoạn tiền lâm sàng. Dự phòng cấp I bao gồm giáo dục sức khoẻ, cácchương trình nâng cao sức khoẻ, dự án nhà an toàn và các dự án phát triển nhân cáchvà xây dựng tính cách; chương trình tiêm chủng phịng một số bệnh và thực hành vệsinh cá nhân và vệ sinh nguồn nước.19 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019- Dự phòng cấp II là phát hiện sớm những người vừa bị mắc bệnh để điều trị kịp thờivà dự phịng bệnh mạn tính hoặc di chứng.- Dự phịng cấp III là dự phòng biến chứng và tử vong ở những bệnh không thể chữakhỏi được; với mục tiêu là tái đào tạo, giáo dục lại, phục hồi cho bệnh nhân vốn đã bịdi chứng rồi. Dự phòng cấp III bao gồm những biện pháp được áp dụng sau khi bệnhđã phát sinh đáng kể rồi.IV. Quy trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồngĐể giải quyết các vấn đề sức khoẻ mà các cộng đồng đang đối mặt, các chuyên giachăm sóc sức khoẻ cộng đồng phải sở hữu các kỹ năng và kỹ thuật chun mơn. Họ phảicó thể nhận diện được các vấn đề, triển khai kế hoạch giải quyết từng vấn đề, tập hợpđược các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch và đánh giá các kết quả để xácđịnh tiến độ đạt được. Muốn làm được những điều này, NVCSSKCĐ phải nắm vững kỹnăng tổ chức cộng đồng và lập kế hoạch cho chương trình nâng cao/thúc đẩy sức khoẻcộng đồng.1. Cộng đồng tổ chứcCộng đồng tổ chức được định nghĩa như là một tiến trình mà thơng qua đó cáccộng đồng được giúp đỡ để nhận diện các mục tiêu hoặc vấn đề thường gặp, huy độngcác nguồn lực và các cách khác để triển khai và thực hiện các chiến lược để đạt được cácmục tiêu mà cộng đồng đã đề ra. Cộng đồng tổ chức không phải là một khoa học mà làmột nghệ thuật xây dựng sự nhất trí trong một tiến trình dân chủ.Các khái niệm liên quan khác:Năng lực cộng đồng: Các đặc điểm của cộng đồng mà ảnh hưởng đến khả năng củacộng đồng để nhận diện, huy động và tìm cách giải quyết vấn đề.Sự tham gia của cộng đồng: Một tiến trình mà những người liên quan ra nhữngquyết định mà có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.Cộng đồng trao quyền: Là cộng đồng trong đó các cá nhân hoặc tổ chức sử dụngcác kỹ năng và nguồn lực của mình trong nỗ lực chung để thoả mãn các nhu cầu của họ.Nguyên tắc của tổ chức cộng đồng- Người dân tự quyết: Mặc dù người dân nghèo, họ vẫn có những quyết định của riênghọ. Do đó, cần giúp người dân tăng khả năng, năng lực để tham gia vào tiến trình quyếtđịnh, để tự quyết định trong mọi vấn đề trong CĐ;- Không phê phán, phán xét người dân: Với tư cách một người làm tổ chức CĐ, chúng takhông phán xét người khác, mặc dù họ có thể là người nghèo, người bị lạm dụng, ngườikhơng có khả năng v.v.;- Chú trọng những hoạt động nhỏ và mối quan tâm trong cuộc sống hàng ngày, vìnhững điều này đều liên quan, và là một phần của tiến trình phát triển chung. Những20 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019hoạt động nhỏ dễ dẫn đến thành công nhỏ, sẽ tạo động lực cho người dân tham gia;- Xây dựng cơ cấu tổ chức CĐ sao cho đơn giản nhất, mọi người có thể hiểu được vềchức năng của tổ chức, sự vận hành của tổ chức v.v. Tôn trọng và biết cách làm việc vớinhững cơ cấu chính thức và khơng chính thức trong CĐ. Mời gọi sự tham gia của tất cảcác nhóm trong CĐ;- Đầu tư vào con người, và những tài sản vơ hình. Chúng ta tin ai cũng có thể làm việc,cần bồi dưỡng năng lực làm việc cho tất cả mọi người. Không chỉ dựa vào những tàinguyên hiện hữu mà còn phải phát hiện những tài nguyên tiềm ẩn, và những cảm xúc,cảm giác, sự u thương, đồn kết [tài sản vơ hình];- Tiến trình và mục tiêu đều quan trọng như nhau: Cơng việc CĐ là một tiến trình, cầnnhiều thời gian. Trong tiến trình tổ chức CĐ, cần giúp người dân học hỏi lẫn nhau, nângcao năng lực, và mục tiêu, kết quả cuối cùng là người dân tiến đến tự lực;- Mỗi CĐ có đặc thù khác nhau: Những hoạt động và kinh nghiệm của một CĐ khôngthể áp dụng rập khuôn cho CĐ khác nếu không phù hợp;- Đảm bảo cung cấp các dịch vụ công bằng, minh bạch: Để tránh tình trạng mất tin tưởnghoặc ghen tỵ, người dân cần được hiểu rõ vì sao cần giúp người này, hoặc nhóm ngườinày hơn là giúp người khác, hoặc nhóm người khác;- Xây dựng các chương trình, dự án phải bắt đầu từ các nhu cầu của người dân. Chú trọngan sinh của người dân hơn là lợi ích của cơ sở khi xác định một chương trình hành động;- Mở rộng giao tiếp, trao đổi, chia sẻ giữa người dân với nhau, và giữa lãnh đạo vớingười dân. Tổ chức nhiều thảo luận trong CĐ để biết được mối quan tâm của người dân,đồng thời tạo được sự đồng tâm, nhất trí trong CĐ khi người dân hiểu nhau hơn;- Tổ chức CĐ đòi hỏi sự hỗ trợ chuyên nghiệp: Khơng phải ai cũng có thể làm được.Người làm việc với CĐ phải có giấy phép hành nghề, kể cả tình nguyện viên cũng cầnđược đào tạo kiến thức chuyên ngành khi làm việc với CĐ.2. Quy trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồngMục tiêu CSSKCĐMục tiêu của CSSKCĐ là phục hồi sức khoẻ, duy trì, dự phịng nguy cơ và nângcao sức khoẻ, định hướng vào phục vụ cộng đồng, các nhóm người có nguy cơ, các giađình và các cá nhân một cách liên tục theo suốt cuộc đời họ,chứ không phải chỉ là khi họ bị bệnh hoặc thương tật.1‑ 2Mục tiêu đầu tiên là giúp cộng đồng bảo vệ và duy trì sức khoẻ của các thành viêncủa mình. Mục tiêu thứ hai là thúc đẩy việc tự chăm sóc của các cá nhân và trong gia đình.Trong mơi trường cải tiến việc chăm sóc sức khoẻ, CSSKCĐ chắc hẳn vẫn tiếp tụcchăm sóc cho các cá nhân và gia đình, đặc biệt là các khách hàng có nguy cơ cao vànhững đối tượng mắc bệnh truyền nhiễm. CSSKCĐ tham gia vào việc nhận diện các21 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019nhóm nguy cơ cao trong cộng đồng và sự phát triển các chính sách khả thi và phù hợp vàtham gia vào các biện pháp can thiệp để đảm bảo tất cả các nhóm dân cư đều có thể.Quy trình CSSKCĐLượng giá và xác định vấn đề sức khoẻ cộng đồngLượng giá là bước đầu tiên của quy trình. Trước khi thực hiện việc chăm sóc cho cánhân, gia đình và cộng đồng, NVCSSKCĐ cần thu thập các thông tin về tình hình bệnhtật, sức khoẻ, mơi trường và các nhu cầu chăm sóc của cộng đồng. Sau khi thơng tin đãđược thu thập theo mục tiêu, yêu cầu của chương trình CSSK, các dữ liệu sẽ được phântích để xác định tình trạng sức khoẻ của cá nhân, gia đình và cộng đồng và các nguyênnhân của các vấn đề sức khoẻ này.Có nhiều phương pháp để thu thập thơng tin và xác định vấn đề như: phỏng vấntrực tiếp, phương pháp gián tiếp, phương pháp dịch tể học cộng đồng, khám thực thể. Đểcó thể thu thập được các thơng tin cần thiết và có giá trị và phản ánh đúng tình trạng sứckhoẻ của cộng đồng địi hỏi NVCSSKCĐ phải có các kiến thức, thái độ và kỹ năng đượcđào tạo chuyên nghiệp và phù hợp với thực tế tại cộng đồng.Các nội dung chính để lượng giá cộng đồngMôi trường vật chấtThăm khám thể chất của bệnh nhân quan trọng như thế nào thì việc khảo sát môitrường vật chất của một cộng đồng cũng quan trọng như thế.Thanh tra, kiểm tra là việc sử dụng tất cả các cơ quan giác quan trong khi đi khảosát quanh khu vực cộng đồng đang sống hoặc thực hiện một lượng giá nhỏ về nhà cửa,không gian mở, các ranh giới, các trung tâm dịch vụ vận tải, chợ, gặp gỡ những ngườitrên đường, phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, đổ nát, chủng tộc, tôn giáo, sức khoẻ và tìnhtrạng bệnh tật, mơi trường chính trị.Lắng nghe cư dân trong cộng đồng phản ánh vấn đề môi trườngCác dấu hiệu sinh tồn quan sát khí hậu, địa hình, ranh giới tự nhiên như sông, đồi núi.Nguồn lực cộng đồng tìm hiểu các dấu hiệu của cuộc sống như các thơng tin, thơngcáo, áp phích quảng cáo, các tồ nhà, ngôi nhà mới.Xem xét tuổi của các hệ thống thoát nước, kiến trúc, vật liệu xây dựng đã được sửdụng, các dấu hiệu hư hỏng, nguồn nước chảy, hệ thống bơm nước, vệ sinh, cửa sổ[kính…], các cơ sở kinh doanh, những nơi thờ tự.Các nghiên cứu thực nghiệm các dữ liệu điều tra dân số, các ngiên cứu quy hoạchcho việc lập bản đồ cộng đồng.Sức khoẻ và hệ thống xã hộiCần có sự phân biệt các cơ sở đặt tại cộng đồng và ngoài cộng đồng. Bệnh viện: sốgiường bệnh, đội ngũ nhân viên, ngân sách, các trung tâm y tế, phòng khám, các dịch vụ22 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019y tế cơng, phịng khám tư nhân, nhà thuốc, phịng khám nha khoa và các dịch vụ khác…Các dấu hiệu của việc lạm dụng thuốc và chất gây nghiện, chứng nghiện rượu, các dịchvụ xã hội bao gồm các nhu cầu về nhà ở, thực phâmt, quần áo, tham vấn và hỗ trợ và cácnhu cầu đặc biệt khác cũng như các khu chợ và cửa hàng.Kinh tếThu nhập bình quân của hộ gia đình, tỷ lệ hộ nghèo, đặc điểm nguồn lực lao động,thực trạng việc làm của dân số tuổi 18 trở lên, lĩnh vực nghề nghiệp, tỷ lệ cán bộ côngchức nhà nước, nông dân, các chuyên gia, thợ lành nghề, lao động phổ thông, các dạngkinh doanh/công nghiệp.An tồn và giao thơngAn ninh trật tự, vệ sinh [nguồn nước, chất thải rắn, hệ thống nước thải và chấtlượng khơng khí] và dịch vụ cứu hoả. Các phương tiện giao thơng chính. Taxi, đi bộ,máy kéo, xe bt, tàu hoả, xe ô tô tư nhân, và dịch vụ hàng không. Các phương tiện vậntải giá rẻ và thường xuyên của nhà nước và tư nhân, chất lượng đường xá.Chính trị và chính phủXã phường, hội nơng dân, liên đồn doanh nghiệp, các nhóm tơn giáo, hội phụ nữ,đồn thanh niên, các hiệp hội nghề nghiệp, các ban dân tộc, các nhà hoạt động chínhtrị… Mơ tả các mục tiêu và hoạt động của các hội này.Truyền thôngTập san, quảng cáo, truyền miệng, truyền thanh, truyền hình, báo chí, dịch vụ bưuchính viễn thơng. Tìm kiếm ăng ten truyền hình, dây điện thoại, tạp chí và đĩa vệ tinh.Giáo dụcCác loại trường học, cao đẳng và đại học. Chú ý ngơn ngữ được sử dụng, các bậchọc, các khố học, tỷ lệ người theo học [nam/nữ]. Nền giáo dục chấp nhận được, tiếpcận được và đầy đủ phù hợp. Số năm trung bình của một người để hồn thành chươngtrình học tại trường.Giải tríLưu ý các cơ sở như sân vận động, các nơi giải trí, các khu vui chơi, thể thao, bảotàng, rạp hát/chiếu phim. Ai là người ra ngoài chơi nhiều vào buổi tối/sáng. Thanh thiếuniên, bà mẹ và trẻ em, người vô gia cư?Công cụ lượng giá cộng đồng [Phiếu câu hỏi]Khi lượng giá cộng đồng, các lĩnh vực sau cần được quan tâm để giúp cho việcchẩn đốn chăm sóc cộng đồng: tầm nhìn đị lý [vị trí], dân số, hệ thống xã hội, đặc điểmbản chất của cộng đồng.Phân tích và chẩn đốn cộng đồng23 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019Phân tích cộng đồng là nghiên cứu và xem xét các dữ liệu thu thập được. Phân tíchcác dữ liệu là cần thiết để xác định nhu cầu và sức mạnh của cộng đồng cũng như các mơhình sức khoẻ và các khuynh hướng trong sử dụng chăm sóc sức khoẻChẩn đốn chăm sóc cộng đồng là để xác định độ bền của sức khoẻ, các vấnđề sức khoẻ, các nguy cơ về sức khoẻ của cộng đồng.Chẩn đốn chăm sóc gồm ba phần: mô tả vấn đề, nhận diện các yếu tố liên quan đếnvấn đề, các biểu hiện đặc trưng của vấn đề.2.2.3 Lập kế hoạch CSSKCĐGồm 4 bước:- Chọn lựa vấn đề chăm sóc ưu tiên- Xác định mục tiêu chăm sóc- Lựa chọn các hoạt động chăm sóc- Viết bản kế hoạch chăm sócKhi lập kế hoạch ln phải đặt ra câu hỏi: Cái gì, điều gì? Tại sao? Làm như thếnào? Ở đâu? Ai làm? Khi nào làm?Người xây dựng kế hoạch cần dựa vào các dữ liệu thu thập từ trước trong bướclượng giá để thực hiện các bước trên.Trọng tâm của quy trình CSSKCĐ là kế hoạch chăm sóc, và phần chính của kếhoạch chính là xây dựng mục tiêu để có căn cứ thực hiện kế hoạch, đánh giá hiệu quảchăm sóc từng giai đoạn và tồn bộ q trình chăm sóc.Thực hiện kế hoạch CSSKCĐThực hiện kế hoạch CSSKCĐ đã được lập trước đó là phải bám sát mục tiêu, thựchiện các hoạt động đúng theo tiến độ của kế hoạch và có sự phân cơng trách nhiệm rõràng, phù hợp với chức năng, vai trị của cá nhân hoặc nhóm CSSKCĐ; đảm bảo cácnguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động chăm sóc.Góp phần vào việc thực hiện kế hoạch chăm sóc có hiệu quả, mỗi NVCSSKCĐhoặc từng thành viên trong nhóm CSSKCĐ phải đáp ứng tiêu chuẩn của một người làmcơng tác chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, ứng dụng được các kiến thức, thái độ, kỹ năngđã được đào tạo vào công việc thực tế, thực hiện đầy đủ các vai trò của mộtNVCSSKCĐ.Việc thực hiện kế hoạch không thể đạt thành công và hiệu quả cao nếu khơng có sựtham gia của cộng đồng. Sự tham gia của các cá nhân, gia đình và cộng đồng là yếu tốquan trọng trong việc thực hiện thành công các chương trình chăm sóc sức khoẻ tại cộngđồng.Đánh giá kết quả thực hiện24 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – SPM 300 2019Đánh giá kết quả thực hiện được tiến hành theo từng hoạt động, từng giai đoạn vàtoàn bộ kế hoạch. Đánh giá phải dựa vào mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra. Việc đánh giádiễn ra trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch, bao gồm công tác theo dõi, giám sát,kiểm tra nhằm phát hiện các thiếu sót hoặc sai sót, các điểm chưa chưa phù hợp để kịpthời điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa đổi. Đánh giá không phải là khâu cuối cùng trong trongquy trình mà nó cũng là sự khởi đầu cho một quy trình chăm sóc mới, trong đó kết quảđánh giá của kế hoạch này có thể là nội dung lượng giá cho kế hoạch tiếp theo và làm cơsở cho việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch hành động và đánh giá kết quả của việc thựchiện kế hoạch tiếp theo đó.V. Vai trò và trách nhiệm của nhân viên CSSKCĐ trong thực hiện quy trình chămsócVai trị và trách nhiệm của nhân viên chăm sóc sức khoẻ cộng đồng [NVCSSKCĐ]của mỗi quốc gia thường được xác định thông qua các chức năng của môi trường dịch vụtrong hệ thống chuyển giao dịch vụ y tế. Trong môi trường làm việc, NVCSSKCĐ đóngvai trị như [1] một thầy thuốc, [2] người biện hộ, [3] cộng tác viên, [4] tư vấn viên, [5]tham vấn viên, [6] giáo dục viên, [7] nhà nghiên cứu, [8] người quản lý ca, và [9] Kết nốinguồn lực.Quan trọng là, NVCSSKCĐ thoả mãn các yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cho toàn bộcộng đồng, nơi mà các cá nhân và gia đình hợp lại thành thể thống nhất. Vì vậy, nói mộtcách thực tế và lý tưởng là, NVCSSKCĐ kiêm ln việc chăm sóc lâm sàng đối với cáccá nhân khi cần thiết. Việc chăm sóc lấy gia đình làm trung tâm được định hướng đếnviệc tự chăm sóc, điều kiện sống khoẻ và các lựa chọn lối sống lành mạnh. Chăm sóc lấygia đình và cá nhân làm trung tâm được thực hiện để đạt mục tiêu chăm sóc tồn bộ cộngđồng. Mặt khác, điều dưỡng tại bệnh viện cung cấp chăm sóc cá nhân với hiểu biết về sựảnh hưởng của cộng đồng và gia đình đến sức khoẻ và sự hồi phục của bệnh nhân.VI. Quy trình CSSK trong trị liệu bằng thuốc và sự an toàn của bệnh nhân1. Lƣợng giáĐiều trị bằng thuốc là phần quan trọng và phức tạp trong chăm sóc sức khoẻ và cácnguyên tắc sử dụng thuốc phải được kết hợp chặt chẽ trong phần lượng giá nhu cầu chămsóc. Trong phần lượng giá nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, liên quan đến việc điều trị bằngthuốc và sử dụng thuốc, NVCSSKCĐ cần lưu ý:Tiền sử bệnh tật của bệnh nhân và tình trạng hiện tại:Tiền sử bệnh của một cá nhân là yếu tố quan trọng trong lượng giá liên quan đếnviệc sử dụng thuốc bởi vì các trải nghiệm bệnh trong quá khứ và bệnh tật sẽ ảnh hưởngđến tác dụng của thuốc. Nắm rõ các thông tin này trước khi sử dụng liệu pháp thuốc điềutrị sẽ giúp nâng cao tính an tồn và hiệu quả sử dụng thuốc và ngăn ngừa được các tácdụng phụ của thuốc, sự tương tác giữa thuốc và thuốc, giữa thuốc và thực phẩm, sự thayđổi thuốc và các sai lầm trong sử dụng thuốc.25

Video liên quan

Chủ Đề