Chẩn đoán nguyên nhân của viêm bàng quang

Viêm bàng quang cấp là bệnh lý thường gặp do vi khuẩn đi ngược dòng từ niệu đạo vào bàng quang gây bệnh.

Nguyên nhân viêm bàng quang cấp

Phụ nữ khi đi tiểu, dòng nước tiểu xoáy dọc theo thành niệu đạo có thể làm những vi khuẩn ẩn náu quanh lỗ ngoài niệu đạo, sau đó đi ngược vào niệu đạo.
Sau khi đi tiểu, niệu đạo khép từ trước ra sau, đẩy những giọt nước tiểu quanh lỗ ngoài niệu đạo đi vào trong bàng quang.Uống nhiều nước trong ngày sẽ ngừa viêm bàng quang cấp.

Ở phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ, dưới sự hỗ trợ nội tiết tố nữ, niêm mạc âm đạo, niêm mạc niệu đạo và niêm mạc bàng quang cùng với các hệ thống tuyến như tuyến skene, tuyến bartholine tiết ra những chất nhờn làm bôi trơn các thành ống.

Có tác dụng kháng khuẩn giúp cho bộ phận sinh dục ngoài luôn luôn được cân bằng nên vi khuẩn không có khả năng gây bệnh; đồng thời đi tiểu hết bãi không còn tồn dư nước tiểu và nước tiểu.

Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh do nội tiết tố nữ giảm thấp nên vai trò của chất này không còn bao nhiêu kiến cho thành ống của đường tiết niệu cũng như đường sinh dục trở nên khô và teo.

Đồng thời, các tế bào tuyến của biểu mô thành ống cũng không còn tiết nhiều chất nhờn nữa. Đây chính là yếu tố mà vi khuẩn có cơ hội phát triển gây bệnh.

Bệnh viêm bàng quang cấp còn có thể do các nguyên nhân khác như vi khuẩn được đưa vào bàng quang qua các thủ thuật như đặt sonde tiểu, soi bàng quang, vi khuẩn theo đường máu từ thận xuống bàng quang.

Chẩn đoán nguyên nhân của viêm bàng quang

Viêm bàng quang cấp

Các dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang cấp

Người bệnh đái buốt như cảm giác bị bỏng mỗi khi đi tiểu, kèm theo đau sau xương mu. Đái rắt, nhiều khi mỗi lần đi tiểu, chỉ ra vài giọt nước tiểu hoặc rất ít nước tiểu.

Đái nhiều lần, đái đêm nhiều lần và có thể đái ra máu cuối bãi. Nước tiểu thường đục, mùi khó ngủi và đôi khi có máu. Các dấu hiệu toàn thân ít xảy ra, chỉ khi có dấu hiệu nặng, cảm giác ớn lạnh, sốt và đau nhiều vùng sau xương mu khi ấn vào.

Làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, có thể xuất hiện nhiều hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn. Khi cấy nước tiểu có thể xác định vi khuẩn gây bệnh.

Siêu âm ở những bệnh nhân viêm bàng quang cấp: thấy thành bàng quang dày, bờ thành không đều, có thể có cặn lắng trong bàng quang.

Chẩn đoán phân biệt viêm bàng quang cấp

– Viêm bàng quang do lao: bệnh lý thường hay tái phát, triệu chứng hay gặp đái ra mủ, cấy nước tiểu không tìm ra vi khuẩn, ngược lại có thể thấy trực khuẩn lao. Điều trị thuốc kháng sinh thông thường, không đáp ứng.

– Viêm bàng quang kẽ: đây là thể bệnh bàng quang còn chưa rõ ràng về nguyên nhân và cơ chế. Triệu chứng cơn đau bàng quang ngắt quãng, rối loạn đi tiểu. Soi bàng quang có thể thấy niêm mạc thành bàng quang loét và xơ hóa. Điều trị chống viêm nhiễm, giảm đau, kháng viêm. Nhưng kết quả tạm thời.

– Ung thư bàng quang: bệnh lý này ít gặp chỉ gặp trong trường hợp ung thư cổ tử cung di căn bàng quang. Người bệnh đau vùng tiểu khung, đái ra máu toàn bãi và các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung.

Chẩn đoán nguyên nhân của viêm bàng quang

Điều trị viêm bàng quang cấp

Sử dụng thuốc kháng sinh qua đường tiết niệu chủ yếu là thuốc dùng đường uống như: amoxicillin, augmentin, ciprofloxacin… Dùng thuốc kháng sinh trung bình 7 – 10 ngày. Kết hợp với thuốc chống co thắt như Spasmaverin, Spasless, Spasfon.

Cần ăn nhiều rau, trái cây, tránh dùng các chất khích thích như trà, cà phê, rượu. Uống nhiều nước trong ngày.

Vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ, bằng nước vệ sinh phụ khoa như dung dịch lactacyd FH, dung dịch gynofar. Mỗi lần đi tiểu cần lau bằng khăn giấy vệ sinh, tránh dùng vòi hoa sen rửa trực tiếp vào âm hộ, điều này giúp cho vi khuẩn ẩn náu ở lỗ ngoài niệu đạo có cơ hội vào trong niệu đạo rồi lên bàng quang theo dòng nước rửa.

Trường hợp nếu điều trị thuốc kháng sinh 10 ngày không kết quả, có thể cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ và điều trị thuốc theo kháng sinh đồ.

Viêm bàng quang cấp là bệnh lý thường gặp do vi khuẩn đi ngược dòng từ niệu đạo vào bàng quang gây bệnh.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đây là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn ở trong bàng quang gây ra. Tình trạng này rất phổ biến, nó chiếm khoảng hơn 50% số bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở một vài trường hợp, bệnh này có thể tái phát nhiều lần trong khoảng thời gian dài. Nguyên nhân mắc tình trạng này có thể do xạ trị, dùng một số loại thuốc hay là biến chứng từ bệnh lý khác.

Biến chứng nặng nhất của viêm nhiễm bàng quang là viêm đài, làm bể thận và dẫn tới suy thận.

Nhưng bệnh này nếu được chữa trị đúng lúc có thể làm giảm hoàn toàn biến chứng. Phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với viêm nhiễm bàng quang do vi khuẩn là dùng kháng sinh. Đối với các nguyên nhân khác nhau thì sẽ có cách áp dụng việc điều trị khác nhau.

Thông thường bệnh này ở giai đoạn viêm bàng quang cấp tính sẽ dễ điều trị hơn. Nhưng khi tình trạng này kéo dài lâu, nó sẽ gây nên mãn tính và nặng hơn có thể xuất hiện xuất huyết nguy hiểm.

Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khá phổ biến

Đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh viêm bàng quang

Viêm nhiễm bàng quang là một tình trạng khá phổ biến. Bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ xảy ra nhiều hơn ở nam giới. Theo thống kê có hơn 50% phụ nữ bị bệnh này ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, nếu bạn đã mắc bệnh này thì sẽ có khả năng tái phát hoặc tái nhiễm bệnh là rất cao.

Lý do phụ nữ dễ bị viêm nhiễm bàng quang hơn nam giới là niệu đạo của phụ nữ rất ngắn. Vậy nên vi khuẩn ở xung quanh tầng sinh môn có thể dễ dàng xâm nhập vào bàng quang.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng bệnh viêm nhiễm bàng quang ở nam giới có nguy cơ mắc gia tăng theo độ tuổi. Điều đó có nghĩa là nam giới càng lớn tuổi càng dễ mắc tình trạng này. 

Viêm bàng quang ở nữ giới thường gặp nhiều hơn ở nam giới

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu nói chung chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào từ bên ngoài và đi qua niệu đạo. Hệ tiết niệu bình thường đều có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, nước tiểu cũng có đặc tính kháng khuẩn và làm ức chế sự sinh sản của vi khuẩn.

Nhưng nếu cơ thể suy yếu, ví dụ như niệu đạo bị tổn thương, sức đề kháng bị giảm thì đây là một cơ hội tốt để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm nhiễm bàng quang bao gồm:

Viêm bàng quang do vi khuẩn gây ra

Đây là một nguyên nhân phổ biến nhất trong đa số bệnh nhân bị bệnh viêm ở bàng quang:

  • Vi khuẩn gây viêm nhiễm bàng quang thường thấy nhất là vi khuẩn Escherichia Coli hay viết tắt là E.coli.
  • Bên cạnh đó, còn có một số các vi khuẩn khác gây bệnh như: trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, Proteus, Mycoplasma, Chlamydia, Enterococcus Faecalis hoặc Klebsiella Pneumoniae.

Tác nhân gây bệnh chính của viêm nhiễm bàng quang chính là vi khuẩn E-coli

Các nguyên nhân khác làm bàng quang bị nhiễm trùng

Ngoài việc chủ yếu do vi khuẩn gây nên tình trạng viêm ở bàng quang thì còn một số tác nhân khác cùng gây ảnh hưởng như:

  • Viêm bàng quang kẽ.
  • Đặt ống thông tiểu trong thời gian dài.
  • Xạ trị, nhất là xạ trị vùng xương chậu.
  • Biến chứng của các loại bệnh khác, ví dụ như bệnh sỏi thận, tổn thương tủy sống, tiểu đường, nhiễm HIV hay phì đại tuyến tiền liệt. 
  • Dùng một số loại thuốc hóa trị như Ifosfamide hoặc Cyclophosphamide.
  • Các sản phẩm hóa chất: Sản phẩm vệ sinh phụ nữ dạng kem hay dạng xịt có thành phần kích ứng, tắm bồn với xà phòng tạo bọt. 
  • Việc vệ sinh vùng kín không đúng cách tạo cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. 
  • Quan hệ sinh hoạt tình dục không an toàn. 

Đặt ống thông tiểu trong thời gian dài dễ gây nên tình trạng bệnh viêm nhiễm ở bàng quang

Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang

Để phát hiện kịp thời và chữa trị bệnh sớm, bạn cần nắm rõ những triệu chứng và dấu hiệu viêm nhiễm bàng quang thường gặp. Những dấu hiệu bất thường dưới đây cho thấy bạn cần đi bệnh viện để thăm khám:

  • Bị sốt nhẹ.
  • Có cảm giác đau lưng ở hai bên hoặc đau ở giữa lưng.
  • Đau quặn bụng dưới.
  • Có cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
  • Thường xuyên có cảm giác phải đi tiểu gấp.
  • Đi tiểu tiện nhiều lần hơn bình thường trong một ngày nhưng mỗi lần đi chỉ tiểu ra một ít.
  • Đi tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi hoặc có màu đục (đối với viêm bàng quang ở nam giới).

Nước tiểu có lẫn máu, màu đục và có mùi hôi là biểu hiện tình trạng bệnh

Ngoài ra, các dấu hiệu đi kèm như đau lưng, đau bụng dưới, sốt nhẹ hay sốt có cảm giác gai rét người là xuất hiện thường xuyên. Nhiều bệnh nhân chủ quan và lầm tưởng các triệu chứng này là do làm việc quá nhiều hoặc mệt mỏi. Vậy nên họ không đi bệnh viện kiểm tra và làm cho tình trạng phát triển nặng hơn.

Đối với viêm bàng quang ở trẻ em, bệnh sẽ có dấu hiệu là hay tè dầm vào ban ngày. Tình trạng trên có thể diễn ra nhiều lần trong một tuần và khiến bẻ cảm thấy ngại, tự ti với bạn bè, mọi người xung quanh. 

Bị viêm bàng quang có nên quan hệ không?

Viêm bàng quang không phải là một bệnh chống chỉ định việc quan hệ tình dục. Nhưng nếu bạn bị viêm nhiễm bàng quang, thì việc quan hệ tình dục cần hạn chế để tăng sự hiệu quả trong quá trình điều trị. Điều đó cũng giúp tránh lây nhiễm cho đối phương. 

Trước khi quan hệ, bạn hãy tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh vùng kín cẩn thận để loại trừ bớt vi khuẩn và cũng tạo cảm giác thoải mái hơn cho cả hai. Sau khi quan hệ, bạn cần tạo thói quen đi tiểu ngay. Việc đó để giúp tạo điều kiện loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi vùng niệu đạo, tránh xâm nhập vào đường sinh dục gây viêm nhiễm. 

Bên cạnh đó, để phòng tránh viêm nhiễm bàng quang và bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn. Nếu không bệnh có thể gây ra những triệu chứng khó chịu, tế nhị và làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc tích cực và chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân cũng như đối phương là điều cần thiết.

Việc quan hệ khi bị bệnh sẽ tăng tình trạng bệnh và nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình

Chẩn đoán tình trạng viêm bàng quang

Khi bạn đến thăm khám tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ hỏi về các dấu hiệu, triệu chứng và tiền sử bệnh án. Sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định đi làm một số xét nghiệm làm rõ nguyên nhân bệnh như:

Nội soi bàng quang

Chuyên viên kỹ thuật sẽ đưa ống soi qua đường niệu đạo vào trong bàng quang để soi hình ảnh bên trong cơ quan này. Điều này giúp bác sĩ quan sát được tình trạng bệnh và đánh giá sự tổn thương của bàng quang. Trong khi soi bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ từ chỗ viêm đem đi nuôi cấy vi khuẩn để đưa ra phương pháp điều trị chính xác nhất.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-Quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ việc phát hiện những dấu hiệu bất thường của đường tiết niệu như: viêm tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang,...

Xét nghiệm mẫu nước tiểu

Lúc bệnh nhân nêu lên những biểu hiện được nghi ngờ xuất phát từ bệnh này, bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu. Việc này sẽ kiểm tra được sự hiện diện những tế bào bạch cầu, các tế bào máu, phản ứng của nitrit và đặc biệt phát hiện vi khuẩn gây nên bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ có cơ sở để đưa ra kháng sinh đồ phù hợp.

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện vi khuẩn gây nên bệnh

Các phương pháp điều trị viêm bàng quang

Việc điều trị viêm nhiễm bàng quang sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy viêm bàng quang uống thuốc gì sẽ được bác sĩ chỉ định từ tác nhân gây bệnh.

Điều trị viêm nhiễm bàng quang do nhiễm vi khuẩn

Kháng sinh chính là lựa chọn tốt nhất để điều trị viêm nhiễm ở bàng quang bởi các vi khuẩn gây ra. Những loại thuốc được sử dụng nhiều nhất để điều trị cho nguyên nhân này là Trimethoprim, Nitrofurantoin, Amoxicillin, Sulfamethoxazole và Ciprofloxacin. 

  • Nhiễm lần đầu: Bệnh nhân cần phải sử dụng kháng sinh trong khoảng từ 3 ngày đến một tuần, cho dù các triệu chứng bắt đầu được cải thiện trong vòng một ngày.
  • Nhiễm trùng tái phát: Lúc này bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh trong một khoảng thời gian dài hơn, từ 15 đến 20 ngày.
  • Bị viêm nhiễm bàng quang ở bệnh viện: Trường hợp này thì rất phức tạp, vì những vi khuẩn ở bệnh viện đa số đều kháng thuốc. 
  • Đối với phụ nữ mãn kinh: Cần phải dùng thêm các loại thuốc Estrogen ở dạng kem. 

Thuốc kháng sinh chính là phương pháp điều trị cốt lõi bệnh viêm nhiễm bàng quang

Điều trị viêm bàng quang bị gây ra do các tác nhân khác

Những phương pháp chữa trị thích hợp tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh này:

  • Viêm ở bàng quang do thuốc hay do xạ trị: Việc sử dụng thuốc sẽ làm giảm bớt các triệu chứng. Đồng thời uống nhiều nước mỗi ngày để đào thải các chất gây kích thích bàng quang.
  • Bệnh do hóa chất: Bạn cần tránh sử dụng các chất hóa học gây viêm nhiễm bàng quang để hạn chế các triệu chứng và phòng tránh bệnh tái phát.
  • Viêm nhiễm bàng quang do biến chứng của các bệnh khác: Bệnh nhân hãy điều trị bệnh nền, tăng sức đề kháng cho cơ thể và tránh các yếu tố có nguy cơ làm bệnh nặng hơn.

Các cách hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm bàng quang

Một số cách giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn và mau chóng giảm triệu chứng như:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Dùng khăn hoặc túi chườm nóng ở vùng bụng để giúp giảm cảm giác đau và căng tức bàng quang.
  • Hạn chế uống rượu, cà phê, nước cam, nước chanh và ăn những thức ăn cay nóng. Do những loại thực phẩm này có thể gây kích thích bàng quang và có cảm giác khó chịu hơn.

Viêm bàng quang có tự khỏi không là một thắc mắc chung của nhiều người. Đây là một căn bệnh khá phức tạp, có thời gian điều trị ngắn và khả năng tự khỏi cũng có. Nhưng vẫn còn những vi khuẩn vẫn sót lại bám lên trên thành bàng quang, điều đó sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Ngoài ra, nếu bệnh không điều trị dứt khoát, nó sẽ làm giảm tính đáp ứng với kháng sinh khi bị tái nhiễm. Khi bệnh bị tái phát nhiều lần sẽ tiến triển thành viêm bàng quang mãn tính. Vì vậy khi bạn chữa viêm bàng quang tại nhà cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đã chỉ định.

Không nên uống nước cam vì chúng kích thích bàng quang và gây cảm giác khó chịu hơn

Đối với trường hợp viêm bàng quang uống thuốc kháng sinh không khỏi, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật can thiệp khi bàng quang tắc nghẽn hoặc có áp xe. Ngoài ra với những bệnh nhân bị nặng, cường độ đau nhiều thì cần cắt bỏ bàng quang hay u nang.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm bàng quang

Bạn hãy áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh này cũng như bảo vệ sức khỏe cho bản thân:

  • Đi tiểu mỗi khi cảm thấy mắc tiểu, không nên nhịn tiểu.
  • Vận động cơ thể hoặc tập thể dục đều đặn mỗi ngày để hỗ trợ hệ bài tiết và lưu thông nước tiểu tốt hơn.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để tăng cường sức đề kháng chống chọi với các bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
  • Tắm bằng vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm cũng như tắm ở sông, suối, ao, hồ.
  • Nữ giới nên dùng băng vệ sinh thay vì tampon mỗi lần đến kỳ.
  • Tránh dùng các loại thuốc thụt rửa âm đạo và thuốc vệ sinh phụ nữ gây kích ứng.
  • Mặc quần lót rộng rãi, thoáng mát được làm từ chất liệu cotton và thay quần lót mỗi ngày.
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Không nên sử dụng màng ngăn và chất diệt tinh trùng.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày. Đối với những người bị bệnh bại liệt cần phải chú ý, vì họ tiểu không tự chủ và phải dùng bỉm. 
  • Chữa trị tích cực bệnh viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu và bệnh của tuyến tiền liệt. 

Đi tiểu ngay khi có nhu cầu là phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Những dấu hiệu viêm bàng quang rất dễ bị nhầm lẫn, nên bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe, quan sát đến những dấu hiệu bất thường để đi kiểm tra. Nếu được khám và điều trị kịp thời, điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt cũng như hạn chế những biến chứng về sau. Bệnh viện đa khoa Phương Đông mong rằng bạn đã có cho mình những cách phòng tránh bệnh này hiệu quả.