Chế đó có nghĩa là gì?

? Định nghĩa của cơ chế theo Từ điển Tiếng Việt [ Viện ngôn ngữ học 1996] giảng nghĩa thì Cơ chế là ” Cách thức theo đó là một quá trình thực hiện. Nếu bạn chưa có câu trả lời cho câu hỏi này, hãy xem ngay bài viết sau đây về khái niệm cơ chế là gì.

Định nghĩa cơ chế là gì?

Định nghĩa cơ chế là gì?

Để có khái niệm về cơ chế giải quyết tranh chấp, trước hết hãy tìm hiểu “cơ chế ” là gì. Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam- tập 1 năm 1995 không có khái niệm cũng như định nghĩa về “cơ chế”.

Tuy nhiên, trong Đại từ điển Tiếng Việt [Nhà xuất bản Văn hóa thông tin – năm 1998] có nêu ra một khái niệm về cơ chế, đó là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện, đồng thời đưa ra ví dụ “cơ chế thị trường” để minh họa cho khái niệm này [trang 464].

Cơ chế là gì? Định nghĩa của cơ chế theo Từ điển Tiếng Việt [ Viện ngôn ngữ học 1996] giảng nghĩa thì Cơ chế là ” Cách thức theo đó là một quá trình thực hiện“.

Ban đầu, từ cơ chế được chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Và theo Từ điển Le Petit Larousse [1999] giảng nghĩa thì nó là ” cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau”.

Từ cơ chế được sử dụng rộng rãi hơn trong lĩnh vực quản lý từ năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý tới nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như là quy định về quản lý.

Xem thêm: Lý luận chung về cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật

Một số định nghĩa có liên quan về cơ chế

Mặc dù không có khái niệm chung về “cơ chế ” nhưng trong Từ điển Bách khoa Việt Nam- tập 1 đã đưa ra khái niệm về “cơ chế kinh tế” , “cơ chế thị trường”, “cơ chế lập luận”, “cơ chế điều chỉnh pháp luật”, “cơ chế tâm lý”.v.v. Đây là những cơ chế về từng lĩnh vực cụ thể được sử dụng trong thực tiễn.

Cơ chế kinh tế được định nghĩa là “phương thức vận động của nền sản xuất xã hội được tổ chức và quản lý theo những quan hệ vốn có và được Nhà nước quy định; nó phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế, với đặc điểm của chế độ xã hội theo từng giai đoạn phát triển của xã hội ” [trang 612].

Trong lĩnh vực tin học, cơ chế lập luận dược giải thích là phần chương trình thuộc hệ chuyên gia có chức năng thực hiện tự động các lập luận logic để từ cơ sở tri thức của hệ chuyên gia rút ra các kết luận mới hoặc chứng minh một kết luận mong muốn [trong 613].

Trong khoa học pháp lý, “cơ chế điều chỉnh pháp luật ” được hiểu là “hệ thống các biện pháp pháp luật tác động đến quan hệ xã hội , bao gồm toàn bộ những mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành: chủ thể pháp luật , quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý” [trang 612] . 

Qua những khái niệm nêu liên có thể nói ngắn gọn “cơ chế ” là “phương thức vận động” , là “cách thức sắp xếp tổ chức”, là “hình thức và phương pháp điều tiết”, là “hệ thống các biện pháp tác động”.v.v. Từ đó có thể hiểu cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của sự vật hay hiện tượng. 

Trên cơ sở khái niệm cơ chế nói chung , chúng ta có thể hiểu được ” Cơ chế là gì” nếu bạn có những nguồn tài liệu khác vui lòng comt bên giới để chúng ta có thể thảo luận thêm.

Nguyễn Lê Hà Phương

Content Manager tại Tri thức Cộng đồng

Website //trithuccongdong.net/

Xin chào, tôi là Hà Phương. Hiện tại Quản lý nội dung [Content Manager] của Tri Thức Cộng Đồng. Từ bé tôi đã yêu thích đọc sách và sáng tác nội dung, tôi đã nuôi dưỡng ước mơ và phấn đấu trong 5 năm để trở thành Quản lý nội dung tại Tri Thức Cộng Đồng. Với tôi mọi sự thành công đều cần ước mơ và nỗ lực. Bạn hãy tham khảo website //trithuccongdong.net để tìm hiểu rõ hơn về công việc của tôi nhé.

Chế độ là gì? Đây là một khái niệm rất rộng và được hiểu theo nhiều nghĩa tương ứng với từng lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết này, trong lĩnh vực chính trị, ta sẽ tìm hiểu khái niệm chế độ là gì? Nội dung của chế độ chính trị bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi các thông tin chi tiết sau đây bạn nhé.

Chế độ là gì

Nội dung bài viết:

1. Chế độ là gì?

Chế độ chính trị là tất cả những phương pháp và cách thức mà nhà nước sử dụng để thực hiện sự quản lí xã hội theo ý chí của nhà nước.

Có nhiều phương pháp và cách thức khác nhau mà nhà nước sử dụng, nhưng tụ chung lại có 2 phương pháp:

  • Phương pháp phản dân chủ là phương pháp khi thực hiện đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số trong xã hội;
  • Phương pháp dân chủ là phương pháp khi thực hiện phù hợp ý chí, mục đích, nguyện vọng của đại đa số trong xã hội.

Tương ứng với 02 phương pháp trên là 02 chế độ:

  • Chế độ dân chủ [chế độ nhà nước dân chủ chủ nô, chế độ nhà nước dân chủ phong kiến, chế độ nhà nước dân chủ tư sản, chế độ nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa].
  • Chế độ phản dân chủ [chế độ nhà nước độc tài chuyên chế chủ nô, chế độ phong kiến, chế độ nhà nước độc tài phát xít tư sản].

Về mặt chính thể là nhà nước chính thể cộng hòa dân chủ với đặc trưng cơ bản là nhân dân. Có cấu trúc nhà nước đơn nhất và trong chế độ chính trị thì nhà nước luôn sử dụng phương pháp dân chủ để thực hiện quyền lực nhà nước.

2. Nội dung chế độ chính trị

Chế độ chính trị là một khái niệm có nội dung phong phú, được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có những nội dung cơ bản sau:

  • Đầu tiên, xét ở góc độ chung: chế độ chính trị được hiểu là nội dung và phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia, mà trọng tâm là của nhà nước.

Theo đó, chế độ chính trị bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như các quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, phương pháp tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, quản lý và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,…

  • Tiếp theo, xét theo quan điểm cấu trúc hệ thống: chế độ chính trị là một bộ phận họp thành của chế độ xã hội.

Trong cấu trúc đó, chế độ chính trị là một hệ thống các thiết chế [nhà nước, đảng chính trị cầm quyền và các tổ chức chính trị – xã hội] và hệ thống các mối quan hệ trong lĩnh vực chính trị [tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước].

  • Thứ ba, xét từ góc độ phương pháp tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước: chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, cách thức, biện pháp tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.

Các phương pháp, cách thức và biện pháp đó phản ánh bản chất của chế độ chính trị. Các phương pháp này rất đa dạng và phức tạp nhưng nhìn chung gồm hai loại chính là các phương pháp dân chủ và các phương pháp phản dân chủ.

  • Thứ tư, xét từ góc độ pháp luật nói chung: chế độ chính trị là thể chế chính trị.

Tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ chính trị cơ bản của một quốc gia, trọng tâm là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
Đó là các nguyên tắc, quy định về chính thể, bản chất và mục đích của nhà nước, quyền lực nhà nước, chủ quyền nhân dân, chủ quyền quốc gia, dân tộc, về tổ chức và hoạt động của các thiết chế chính trị, về chính sách đối nội và đối ngoại,…

3. Những câu hỏi thường gặp.

Chế độ chính trị là gì?

Theo Wikipedia,khái niệm chế độ chính trị là gì được quy định như sau:

“Trong chính trị, chế độ là hình thức của chính phủ hoặc tập hợp các quy tắc, chuẩn mực xã hội, văn hóa,… có khả năng điều chỉnh sự hoạt động của một chính phủ hoặc thể chế chính trị và các tương tác của nó với xã hội.”

Một số nội dung trong chương quy định về Chế độ chính trị của Hiến pháp 2013?

– Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một đất nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

– Nhà nước của chúng ta là một đất nước xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân

– Nguyên tắc kiểm soát quyền lực đã được bổ sung để nâng cao sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp.

– Quy định về hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện để nhân dân thực hiện quyền lực của mình đã được bổ sung

– Tiếp tục khẳng định sự quan trọng, vai trò lãnh đạo của đảng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước

– Bổ sung quy định về ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt

– Bổ sung thêm một số vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay ra sao?

+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, sự quản lí thống nhất của Nhà nước ; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ ANQG làm nòng cốt.
+ Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ ANQG với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế – văn hoá, xã hội ; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng với hoạt động đối ngoại.
+ Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm ANQG.

Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ gồm nội dung nào?

Đó là các hoạt động bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam; giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước; bảo vệ các cơ quan đại diện, cán bộ, lưu học sinh và người lao động Việt Nam đang công tác, học tập và lao động ở nước ngoài.
Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá hệ thống chính trị, gây chia rẽ mất đoàn kết, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ luôn là nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu, thường xuyên và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về chế độ là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Chủ Đề