Chế độ tập luyện vận động cho người copd

 Xương cũng như cơ bắp sẽ phát triển mạnh hơn khi được tác động bởi luyện tập. Các môn tập chịu sức nặng như đi bộ, chạy chậm, tập tạ hay tập với dây băng kéo giãn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của xương, tăng mật độ xương, bảo vệ xương không bị giảm khối lượng, làm cho xương chắc khỏe hơn./.

Ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [BPTNMT], các đường dẫn khí không còn được thông thoáng mà bị hẹp lại do có nhiều chất đàm, nhớt vào hay có hiện tượng sưng phù do viêm nhiễm kéo dài. Các phế nang cũng bị chai đi, mất tính co giãn và làm cho khí bị ứ lại trong phổi khó thoát ra ngoài. Hậu quả của 2 tình trạng trên đều làm cho phổi không lấy đủ oxy cần thiết cho nhu cầu cơ thể dẫn đến khó thở. Cảm giác khó thở là nỗi ám ảnh thường xuyên của người bị BPTNMT.

Tập thể dục thường xuyên

Những bệnh nhân BPTNMT nên thường xuyên tập thể dục, thay vì hạn chế vận động vì sợ mệt mỏi, khó thở. Tập thể dục đều đặn giúp máu lưu thông tốt và cơ thể sử dụng oxy tốt hơn, tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống loãng xương, chống teo cơ cứng khớp. Hơn thế nữa, khi người bệnh vận động tốt sẽ cảm thấy ăn uống ngon miệng, ngủ ngon hơn và nếu có dư cân béo phì thì vận động cũng sẽ giúp giảm lượng mỡ dư thừa. Vận động còn đem lại cho người bệnh cảm giác tự tin, tự chủ, không lệ thuộc vào người khác, đem lại tinh thần thoải mái và có được niềm vui sống.

Cơ thể của mỗi người đều không hoàn toàn giống nhau, hơn thế nữa, mức độ và sự tiến triển bệnh của mỗi người cũng khác nhau. Vì vậy, chế độ tập luyện như thế nào cho phù hợp và bảo đảm an toàn là vấn đề cần được lưu ý. Để vận động thể lực một cách an toàn và đạt được hiệu quả tốt trong việc kiểm soát căn bệnh, người bệnh nên tham gia chương trình phục hồi chức năng hô hấp dành cho bệnh nhân BPTNMT tại các bệnh viện. Chương trình phục hồi chức năng hô hấp là một trong những biện pháp điều trị thông dụng nhằm hỗ trợ cho người bệnh bị BPTNMT, song song với việc sử dụng thuốc.

Người bệnh tham gia chương trình sẽ được hướng dẫn các bài tập vận động tay để tăng cường sức cơ chi trên, cơ hô hấp. Các loại hình vận động tay thường dùng là nâng tạ, máy tập chi trên đa năng. Các bài tập vận động chân, ngoài việc giúp cho các cơ bắp ở chân rắn chắc hơn còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp cải thiện chức năng tim phổi, giúp cho cơ thể có được sức bền cần thiết, dẻo dai và người bệnh sẽ lâu mệt hơn khi phải gắng sức. Các bài tập này sẽ được xây dựng phù hợp với khả năng và thể lực của từng người và được tăng dần cường độ để đạt được hiệu quả cần thiết. Các loại hình thường được sử dụng là xe đạp lực kế, thảm lăn, đi bộ trên mặt phẳng…

Một điều rất quan trọng là khi tham gia chương trình phục hồi chức năng hô hấp, người bị bệnh BPTNMT phải thu xếp thời gian để tham gia đầy đủ và liên tục trong thời gian 8 tuần lễ, một tuần ít nhất 3 buổi nhằm đem lại hiệu quả như mong muốn.

Điều chỉnh dinh dưỡng cho người bệnh bị BPTNMT

Suy dinh dưỡng sẽ làm cho căn bệnh diễn tiến xấu thêm. Vì vậy, khi đã bị suy dinh dưỡng, người bệnh nên có những biện pháp tích cực để khắc phục.

Để xác định mình có bị suy dinh dưỡng không, người bệnh nên tính toán chỉ số khối lượng cơ thể [BMI] của mình. Chỉ số BMI được tính theo công thức: khối lượng cơ thể [kg]/chiều cao2 [m]. Khi chỉ số BMI< 18,5 tức là đã bị suy dinh dưỡng. Việc điều chỉnh dinh dưỡng hiếm khi có kết quả ngay trong vài tuần nên cần phải kiên nhẫn và xây dựng kế hoạch cụ thể, cần có sự tham vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Để cung ứng cho hoạt động hô hấp, nhu cầu năng lượng của người BPTNMT phải rất cao, nhu cầu này còn tăng cao hơn nữa đối với người bệnh bị BPTNMT bị suy dinh dưỡng. So với người bình thường, nhu cầu này gấp từ 1,5-2 lần. Việc xây dựng thực đơn cần dựa trên những nguyên tắc sau:

- Chia nhỏ bữa ăn, từ 5 -6 bữa ăn thay vì 3 bữa ăn lớn mỗi ngày.- Ăn điểm tâm sớm và đầy đủ năng lượng.- Chọn thức ăn dễ tiêu, dễ chế biến, hình thức hấp dẫn kích thích sự thèm ăn, chứa nhiều năng lượng mà dễ hấp thu. Uống sữa mỗi ngày.- Tăng cường lượng chất béo, chất đạm có trong thức ăn. Khi sử dụng chất béo, người bệnh nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật, ăn ít chất đường bột. Tuyệt đối không dùng các loại chất béo động vật để phòng tránh các bệnh tim mạch, như: thiếu máu tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Các loại dầu thực vật dùng tốt nhất là dầu cải, dầu mè, dầu oliu, dầu đậu nành. - Uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất qua đường hô hấp, làm loãng đàm, giúp khạc đàm tốt hơn. Uống 1.500 - 2.000ml nước/ngày.- Ăn trong trạng thái thoải mái, thư giãn, giúp bữa ăn ngon miệng.- Tránh các thức ăn không có năng lượng hoặc năng lượng quá ít.- Tránh ăn các thức ăn gây sình hơi: Bắp, đậu hũ, dưa, bắp cải, đồ uống có ga,...- Ngồi thẳng người, tư thế thoải mái giúp phổi và dạ dày hoạt động dễ dàng hơn.- Nếu người bệnh phải thở oxy tại nhà thì nên thở oxy cả trong lúc ăn.

Thể dục và vận động liệu pháp là một phương pháp giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ. Trong COPD, thể dục và vận động liệu pháp giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tật tốt hơn, dễ thích nghi với bệnh tật và mang lại niềm vui sống cho bệnh nhân.

2.3.    Tập thể dục và luyện tập


2.3.1.    Xây dựng chương trình luyện tập:


Thể dục và vận động liệu pháp là một phương pháp giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ. Trong COPD, thể dục và vận động liệu pháp giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tật tốt hơn, dễ thích nghi với bệnh tật và mang lại niềm vui sống cho bệnh nhân.  


-    Tập thể dục giúp cho khí huyết lưu thông, cơ bắp mạnh khỏe hơn, cơ hô hấp mạnh hơn.


-    Các bài tập được xây dựng phù hợp với khả năng và thể lực của từng người và được tăng dần cường độ để đạt được hiệu quả cần thiết.


-    Các động tác đơn giản, từ nhẹ đến nặng, khi bệnh nhân cảm thấy khó thở thì dừng lại.


2.3.2.    Các bài tập vận động:


Bài tập vận động tay


-    Bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập vận động tay để tăng cường sức cơ chi trên, cơ hô hấp.


-    Các bắp cơ vai, ngực và cánh tay khỏe mạnh sẽ hỗ trợ tốt cho động tác hô hấp và những động tác thường ngày như nấu ăn, quét dọn, vệ sinh cá nhân…


-    Các loại hình vận động tay thường dung: nâng tạ, máy tập chi trên đa năng…


Bài tập vận động chân


-    Giúp cho các bắp cơ ở chân rắn chắc hơn, bên cạnh đó còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện chức năng tim – phổi, giúp cho cơ thể có được sức bền cần thiết, dẻo dai và người bệnh sẽ lâu mệt hơn khi phải gắng sức.


-    Bài tập vận động chân còn giúp cho người bệnh đi lại tốt hơn, đem lại sự năng động và tự tin cho bệnh nhân và không lệ thuộc vào người khác.


-    Bài tập được xây dựng phù hợp với khả năng và thể lực của từng người và được tăng dần cường độ để đạt được hiệu quả cần thiết.


-    Loại hình thường được sử dụng: xe đạp lực kế, thảm lăn, đi bộ trên mặt phằng, leo cầu thang…


2.3.3.    Thời gian, liệu trình tập luyện


-    Chương trình tập luyện được xây dựng trong khoảng thời gian ít nhất 8 tuần, mỗi tuần 3 buổi. Bệnh nhân COPD tham gia chương trình phải tham gia đầy đủ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi đã thành thạo các bài tập, bệnh nhân sẽ tự tập luyện tại nhà.


-    Luyện tập vận động không đều đặn, không đầy đủ, không đúng phương pháp sẽ không đem lại những kết quả như mong muốn.


2.3.4 Hướng dẫn bệnh nhân tập luyện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày


1.    Đi bách bộ


-    Bắt đầu bằng đi bộ một thời gian ngắn trên mặt phẳng, có thể dung oxy nếu cần thiết. Khi có cảm giác khó thở phải dừng lại ngay.


-    Khuyên bệnh nhân đi theo tốc độ của riêng, phù hợp với gắng sức của bệnh nhân.


-    Trong khi đi bách bộ cần kết hợp với bài tập thở hoành, khi hít vào bụng giãn nở to, khi thở ra bụng xẹp lại.


Lưu ý:


-    Tránh những động tác thừa không cần thiết, tránh mang những vật nặng.


-    Kéo dài khoảng cách đi bộ của mình theo nỗ lực tập luyện hang ngày của bệnh nhân. Dần dần bệnh nhân sẽ thấy hài lòng vì khả năng gắng sức đã được cải thiện.


-    Đặt mục tiêu hợp lý để đạt được, không nên cố gắng mọi cách để đạt được mục tiêu đó.


2.    Leo cầu thang


-    Leo cầu thang là một gắng sức thể lực nặng do vậy có thể phải thở oxy bổ sung trong quá trình leo.


-    Bệnh nhân cần bước từng bước một tay bám vào tay vịn của cầu thang để giữ thăng bằng tránh ngã.


-    Vừa leo cầu thang vừa phối hợp với thở hoành và thở chúm môi để giảm khó thở và tang khả năng gắng sức.


-    Khi bệnh nhân cảm thấy khó thở thì dừng lại và ngồi nghỉ tại bậc hoặc chiếu nghỉ của cầu thang.


3.    Tắm rửa, vệ sinh cá nhân


-    Tự tắm rửa, vệ sinh cá nhân là 1 trong những việc thường gây khó thở.


-    Không nên tắm khi thấy trong người không khỏe và ở nhà một mình.


-    Nên dùng vòi hoa sen loại cầm tay, ống dẫn nước đủ dài di động dễ dàng.


-    Dùng bàn chải có cán dài để kỳ cọ, tránh phải cúi người hoặc với tay.


-    Để tránh khó thở, nên dùng ghế để ngồi khi tắm. Chọn ghế loại chắc chắn, nhẹ, chiều cao thích hợp, có chỗ dựa hoặc không tuỳ ý.


-    Nên đặt những thanh vịn trong nhà tắm để có chỗ bám, tựa khi cần thiết.


-    Không nên dùng các loại xà bông, dầu gội… có mùi hắc khó chịu.


-    Nếu tắm nước nóng, không khí ẩm rất dễ gây mệt cho nên cần mở rộng cửa hoặc dùng quạt thông gió.


-    Nếu bệnh nhân đang thở oxy dài hạn tại nhà, trong khi tắm cũng vẫn cần phải thở oxy. Đặt bình oxy đặt cạnh cửa phòng tắm, dây dẫn oxy đủ dài đưa vào nhà tắm.


4.    Mặc quần áo


-    Sắp xếp tủ quần áo gọn gàng, ngăn nắp sao cho dễ lấy, vừa tầm tay.


-    Tránh các loại quần áo chật, bó sát, quá nhiều lớp, các loại áo cổ kín, cổ cao, áo cài nút sau lung…


-    Nếu khó chịu khi dùng thắt lưng, nên thay bằng quần chun hoặc quần có dây đeo vai.


-    Phụ nữ nên dùng áo ngực loại mềm mại, co giãn hoặc thay bằng áo lót.


-    Nên ngồi xuống giường hoặc ghế khi mặc quần áo để tránh khó thở.


-    Nếu thấy mệt khi cúi gập người, nên sử dụng các dụng cụ mang tất có dây kéo, dụng cụ mang giày có cán dài. Tốt nhất dùng các loại giày không cột dây.


5.    Làm việc nhà


-    Sắp xếp để có thể đi một vòng, tránh đi tới đi lui nhiều lần.


-    Nên dùng loại xe đẩy nhỏ có bánh xe để chất đồ đạc lên.


-    Hạn chế đi cầu thang. Nếu bắt buộc phải đi, nên nghỉ ở khoảng giữa cầu thang và đặt ghế ở cuối để ngồi nghỉ.


-    Tránh dùng các loại có mùi gắt như dầu lửa, long não, thuốc tẩy…


6.    Làm bếp


-    Sắp xếp các dụng cụ làm bếp vừa tầm tay, dễ lấy, tránh đi tới, đi lui.


-    Nên ngồi khi chuẩn bị món ăn. Chọn món ăn đơn giản, dễ làm, không cầu kỳ. Ưu tiên cho các thức ăn làm sẵn và tận dụng khả năng bảo quản thức ăn của tủ lạnh.


-    Khi dọn dẹp nên dùng mâm hoặc xe đẩy nhỏ.


-    Tuyệt đối tránh các loại bếp có nhiều khói hoặc các món nướng. Ưu tiên sử dụng bếp điện hoặc lò vi sóng.


-    Nhà bếp cần thông thoáng, nên có quạt thông gió hoặc quạt máy nhỏ.


7.    Ra ngoài


-    Sắp xếp công việc sao cho không lúc nào phải vội vã, làm việc gì cũng khoan thai, vừa với sức mình.


-    Không nên đi xe điện ngầm. Nếu đi xe buýt, tránh đi những xe quá đông người. Nếu đi ô tô riêng, tránh vào xe ngay sau khi xe đỗ lâu ở ngoài nắng. Nên vặn máy điều hòa trước hoặc mở toang cửa xe cho thoáng.


-    Tránh đến những nơi đông người mà kém thoáng khi như trong tầng hầm, trong nhà kín vì không khí có nhiều CO2 và dễ bị lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp.


-    Chú ý giữ ấm nếu khí hậu bên ngoài lạnh và nhiều gió.


-    Nên tiêm vaccine phòng cúm hàng năm và vaccine phòng phế cầu mỗi 3 - 5 năm.


8.    Đi mua sắm


-    Nên sử dụng các loại xe đẩy khi đi mua sắm, tránh xách hoặc mang vác nặng.


-    Mua và thử quần áo có thể làm cho bệnh nhân rất mệt. Nên biết trước số đo của mình hoặc mang theo thước dây. Cách khác là chỉ mua sắm ở những tiệm quen để có thể đổi lại nếu không vừa.

Xem thêm : Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mạn tính Phần 1, Phần 2


Tài liệu tham khảo:


1.    Bartolome R Celli, “Pulmonary rehabilitation in COPD” UpToDate version 19.1 [2011].
2.    Nici L, Donner C, Wouters E, et al. American Thoracic Society/European Respiratory Society statement on pulmonary rehabilitation. Am J Respir Crit Care Med 2006; 173:1390.
3.    Troosters T, Casaburi R, Gosselink R, Decramer M. Pulmonary rehabilitation in chronic obstructive pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med 2005; 172:19.
4.    Seymour JM, Moore L, Jolley CJ, et al. Outpatient pulmonary rehabilitation following acute exacerbations of COPD. Thorax 2010; 65:423.
5.    Geddes EL, O'Brien K, Reid WD, et al. Inspiratory muscle training in adults with chronic obstructive pulmonary disease: an update of a systematic review. Respir Med 2008; 102:1715
6.    Salman GF, Mosier MC, Beasley BW, Calkins DR. Rehabilitation for patients with chronic obstructive pulmonary disease: meta-analysis of randomized controlled trials. J Gen Intern Med 2003; 18:213.

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Chủ Đề