Chỉ số xét nghiệm máu rbc là gì năm 2024

RBC là một xét nghiệm thường quy để đánh giá số lượng hồng cầu trong máu từ đó theo dõi, tầm soát hay chẩn đoán một số vấn đề sức khỏe. Vậy xét nghiệm RBC là gì và giá trị RBC như thế nào là bình thường?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì? RBC giúp chẩn đoán bệnh lý gì?

Trong kết quả của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, thường thấy ký hiệu RBC nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của RBC trong máu là gì. RBC là viết tắt của Red Blood Cell - tế bào hồng cầu, đây là thành phần chính của máu, chiếm số tỷ lệ cao trong các tế bào máu. Hồng cầu được sản xuất từ tủy xương, công dụng chính là vận chuyển oxy từ phổi đến tế bào và vận chuyển CO2 về phổi để thải trừ ra ngoài. Chu kỳ sống thường kéo dài từ 90 đến 120 ngày. Do đó, số lượng hồng cầu sinh ra và chết đi hàng ngày luôn ở mức cân bằng để đảm bảo chức năng hoạt động sống của tế bào. Giá trị bình thường của RBC ở người khỏe mạnh từ 4.0 - 5.9 triệu tế bào/cm3 thể tích máu (hay T/L). Chỉ số RBC ở nữ giới thường thấp hơn nam giới do họ trải qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Chỉ số xét nghiệm máu rbc là gì năm 2024
Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì là vấn đề nhiều người thắc mắc

Để kết quả RBC chính xác nhất thì máu lấy phải là máu từ tĩnh mạch (trừ một số trường hợp đặc biệt phải lấy máu từ động mạch). Giá trị RBC bình thường ở nam giới là 4.32-5.72 T/L và ở nữ giới là 3.90-5.03 T/L, giá trị này có thể thay đổi tùy thuộc từng giá trị tham chiếu của các dòng máu đếm khác nhau. Chỉ số RBC tăng cao dẫn đến hiện tượng cô đặc máu, dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, một số nguyên nhân hay gặp:

  • Tăng hồng cầu sinh lý ở những người sống trên vùng cao, vận động viên thể thao,...
  • Bị mất nước (nôn nhiều, đi ngoài, đổ mồ hôi,...).
  • Bệnh lý đa hồng cầu.
  • Bệnh tim bẩm sinh khiến tế bào thiếu oxy phải tăng sản sinh hồng cầu;
  • Bệnh lý hẹp động mạch phổi.
  • Thiếu oxy mạn tính làm cơ thể tăng sinh hồng cầu để đảm bảo nhu cầu oxy của tế bào.
  • Người thừa cân, béo phì, người mắc các bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp có nguy cơ bị tăng hồng cầu cao hơn. Do đó, những đối tượng này cần kiểm tra sức khỏe định, xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện và tầm soát sớm bệnh lý.

RBC giảm có thể là tình trạng thiếu máu do các nguyên nhân:

  • Mất máu (xuất huyết tiêu hóa, chảy máu sau chấn thương, phụ nữ mang thai, rong kinh ở phụ nữ, ...)
  • Thiếu sắt, thiếu acid folic, thiếu vitamin B12 - các yếu tố cấu tạo hồng cầu.
  • Bệnh nhân suy tủy.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Chế độ dinh dưỡng kém, hội chứng kém hấp thu ở người già.
  • Bệnh lý thận.
  • Bệnh lý ung thư.

3. Cần làm gì khi chỉ số RBC bất thường

Thông thường, không thể kết luận bệnh lý khi chỉ số RBC bất thường, dựa vào bệnh sử bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác để chẩn đoán. Một số xét nghiệm phối hợp khác như: WBC (chỉ số bạch cầu); HB (Hemoglobin); HCT (Hematocrit); LYM (Lymphocytes); NEUT (tỷ lệ bạch cầu trung tính),... và một số xét nghiệm chuyên sâu khác như chọc dò tủy sống. Sau khi xác định nguyên nhân, tùy từng tình trạng bệnh cụ thể sẽ có các biện pháp điều trị can thiệp dinh dưỡng, điều trị thuốc hay điều trị ngoại khoa. Để tránh tình trạng giảm RBC do thiếu máu cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Ở những người thiếu hụt dinh dưỡng hay kém hấp thu nên bổ sung các yếu tố từ bên ngoài như viên sắt, acid folic, vitamin B6 và vitamin B12 để cung cấp nguyên liệu tạo hồng cầu. Một số lưu ý khi làm xét nghiệm máu RBC là gì?

  • Những người sống trên vùng núi cao, nhu cầu oxy sẽ cao hơn người sống ở đồng bằng do đó chỉ số RBC của họ có thể cao hơn giới hạn bình thường của mức tham chiếu.
  • Trẻ sơ sinh trước khi ra đời sống nhờ máu từ nhau thai mẹ, do đó số lượng hồng cầu thường thấp hơn người trưởng thành, RBC thường ở mức 3.8 T/L.
  • Kết quả RBC ít chính xác ở những người vừa mới bị mất máu, mất nước hay đổ mồ hôi nhiều sau vận động. Do đó, cần thực hiện lại xét nghiệm sau mỗi 24 giờ hoặc ít hơn (nếu có chỉ định) để xác định chẩn đoán.
    Chỉ số xét nghiệm máu rbc là gì năm 2024
    Biết được xét nghiệm rbc là gì sẽ giúp bạn kiểm tra phát hiện được nhiều bệnh lý

Như vậy, RBC trong máu giúp đánh giá tình trạng tăng hay giảm số lượng hồng cầu của cơ thể. Đây là xét nghiệm thường quy trong sàng lọc, theo dõi và chẩn đoán hầu hết các bệnh lý của cơ thể. Những đối tượng có nguy cơ cao như thừa cân - béo phì, nhẹ cân, rối loạn chuyển hóa nên làm xét nghiệm máu thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh tật cũng như nâng cao sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đặt hẹn ngay Tại đây

Chỉ số RBC bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số hồng cầu thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu được tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9x1012 tế bào/l. Giá trị chuẩn của chỉ số RBC ở trẻ sơ sinh là 3.8 M/μl, với nữ giới là 3.9 – 5.6 M(million) /μl, còn với nam giới là 4.5 – 6.5 M/μl.

Hồng cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Từ 80 – 100 g/l: thiếu máu ở mức độ vừa phải, có thể cân nhắc đến việc truyền mắc nếu cần thiết. Từ 60 – 80 g/l: thiếu máu mức độ nặng, cần phải truyền máu. Thấp hơn 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu ngay.

RBC giảm khi nào?

Chỉ số RBC giảm. Chỉ số RBC giảm dưới mức chuẩn, có thể xảy ra trong các tình huống như: người bệnh thiếu máu, mất máu (do chảy máu bên trong đường tiêu hóa như dạ dày hoặc tá tràng), thiếu sắt, thiếu axit folic hay vitaminB12 do thói quen ăn uống không đầy đủ.

RBC tăng là bệnh gì?

hay bệnh đa hồng cầu thực. Ngoài ra, hiện tượng hồng cầu tăng có thể là biểu hiện của các bệnh: rối loạn tuần hoàn tim, tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi, hoặc thiếu oxy,... Những người xảy ra hiện tượng hồng cầu cao có thể gặp sinh lý trong các trường hợp người sống ở các vùng núi cao hay vận động viên sử dụng dopping.