Chích ngừa chó cắn có tác dụng bao lâu

Phóng to

Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Ảnh do nhân vật cung cấp

Chúng tôi đã trao đổi với TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - xung quanh vấn đề này. TS Châu cho biết:

- Ngay sau khi bị chó cắn phải sơ cứu lập tức bằng cách rửa vết thương liên tục dưới dòng nước sạch và xà phòng [hoặc các loại dung dịch sát khuẩn như iodine có hiệu quả tiêu diệt virut tốt] trong vòng 15 phút. Sau đó lập tức đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng bằng chích kháng huyết thanh dại và chích văcxin ngừa dại.

Hai ngày nữa mới tiêm văcxin cho nạn nhân

Ngày 1-5, bác sĩ Nguyễn Hùng, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên, cho biết đến ngày 4-5 sẽ mời sáu nạn nhân bị chó dại ở nhà ông Nguyễn Văn Trường cắn cách đây ba tháng đến trung tâm để tư vấn và có thể sẽ tiêm văcxin chống dại cho họ.

Trả lời thắc mắc của chúng tôi về quan điểm tiêm văcxin chống dại cho các nạn nhân càng sớm càng tốt như đề nghị của một cán bộ tại Viện Pasteur Nha Trang trước đó, ông Hùng cho rằng so với thời gian bị con chó cắn kéo dài hơn ba tháng, việc tiêm văcxin chậm một vài ngày là không đáng kể. Việc phải để đến ngày 4-5 mới tiêm văcxin không phải vì các đơn vị nghỉ bù lễ mà để có thời gian tư vấn tại cơ sở và tư vấn đồng thời cho cả sáu nạn nhân.

Việc sử dụng kháng huyết thanh dại phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn và không quá 24 giờ.

Cần lưu ý dù đã chăm sóc vết thương đúng cách và chích kháng huyết thanh lập tức ngay sau khi bị chó cắn, y văn vẫn ghi nhận một số trường hợp tử vong do chó dại cắn [hiệu quả không đạt 100%].

Ngoài ra, thời gian điều trị càng muộn thì hiệu quả càng kém và thông thường sau 24-48 giờ, việc điều trị có lẽ không còn ý nghĩa do virut đã xâm nhập và ẩn nấp an toàn bên trong tế bào thần kinh.

* Các nạn nhân nói trên đã bị chó dại cắn cách đây hơn ba tháng, vậy họ có được chích huyết thanh kháng dại không, hiệu quả ra sao?

- Việc sử dụng kháng huyết thanh muộn [sau 48 giờ] không có chống chỉ định [nghĩa là không cấm sử dụng]. Như vậy vẫn có thể sử dụng kháng huyết thanh [dù quá muộn], nhưng như đã trình bày ở trên, hiệu quả của kháng huyết thanh khi đó rất thấp, thậm chí không còn.

Ngoài ra, kháng huyết thanh hiện đang sử dụng tại nước ta chủ yếu sản xuất từ huyết thanh ngựa, do đó khi sử dụng có thể gặp những tai biến huyết thanh [tuy ít gặp] như dị ứng hoặc sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong.

Các bệnh nhân ở Phú Yên không cần phải vào TP.HCM chích cho tốn kém mà nên đến Viện Pasteur Nha Trang để xin chích kháng huyết thanh dại.

* Phòng tránh bệnh dại an toàn như thế nào, thưa ông?

- Bệnh dại có thể phòng ngừa chủ động bằng cách tiêm phòng văcxin và có thể kiểm soát, ngăn chặn nguồn lây bằng cách tiêm phòng dại cho chó. Nếu chó không bị bệnh dại thì người sẽ không bị lây bệnh dại khi bị chó cắn.

* Phải xử lý chó như thế nào sau khi nó cắn người?

- Bà con mình thường có thói quen tai hại là đập chết chó khi chó cắn bậy. Cách xử lý đúng là nên nhốt chó lại để theo dõi, nếu có điều kiện thì mang chó đến các cơ sở thú y để được xác định có nhiễm virut dại hay không. Nếu sau đó chó vẫn khỏe mạnh thì người bị cắn có thể an tâm hơn.

Việc ăn thịt chó dại đã nấu chín trên lý thuyết có thể không sao vì virut đã chết. Tuy nhiên, người làm thịt chó nếu bị dính nước bọt hoặc dịch trong não tủy của chó vào mắt hay bị các vết trầy xước ở tay do chạm vào răng chó thì có thể nhiễm bệnh. Tốt nhất nên chôn và rắc vôi xử lý xác chó bệnh dại.

Nên cấp tốc tiêm huyết thanh

Bệnh dại có thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 ngày đến 2 năm, tùy theo vị trí vết thương bị chó cắn. Nếu chó cắn ở chân thì ủ bệnh rất lâu, nếu ở đầu hay mặt thì thời gian ủ bệnh rất ngắn.

Với một ít kinh nghiệm lâm sàng, tôi đã tư vấn cho gia đình của một cháu trai 4 tuổi bị chó cắn ở bàn tay, sau một tuần chó chết nhưng người nhà sợ tác dụng phụ của văcxin nên không đưa cháu đi tiêm phòng. Mãi một tháng rưỡi sau, người nhà nghe lời khuyên mới đưa cháu đi tiêm và đến nay đã năm năm cháu vẫn khỏe bình thường.

Đối với những người ở Phú Yên bị chó cắn cách đây khoảng ba tháng thì nên cấp tốc tiêm huyết thanh dại, vì chúng tôi vẫn hi vọng rằng virut dại chưa xâm nhập hệ thần kinh trung ương. Đây là cơ hội diệt được virut dại.

DUY THANH

Như đã nói ở bài viết trước, bài viết này mình xin chia sẻ về bệnh dại và trả lời câu hỏi: “tiêm phòng dại cho chó có tác dụng bao lâu?”. Đây là câu hỏi mà nhiều người mới nuôi chó thường thắc mắc.

Tại sao mình lại quan tâm câu hỏi này? Đó là vì bệnh dại có liên quan trực tiếp đến cộng đồng của chúng ta.

Tiêm phòng cho chó có tác dụng bao lâu?

Ở Việt Nam một số nơi vùng sâu vùng xa không có điều kiện tiêm phòng chó, mèo. Hoặc ý thức chủ nuôi vùng đó không xem việc tiêm phòng dại là quan trọng. Cho nên thực tế vẫn cứ diễn ra những ca bệnh dại ở trên người.

TIÊM PHÒNG DẠI CHO CHÓ ĐỂ BẢO VỆ THÚ NUÔI VÀ GIA ĐÌNH CHỦ NUÔI

Hiện nay mọi người rất quan tâm đại dịch Corona virus Vũ Hán hay có tên gọi là COVID 19. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đang tập trung phát triển vắc xin phòng chống dịch. Ở đây vấn đề lo ngại của ngành y tế chính là sự lây nhiễm chéo giữ động vật và con người. Tuy nhiên, tổ chức WHO khuyến cáo không có bằng chứng rõ ràng cho sự lây nhiễm chéo của COVID 19.

COVID-19 [Coronavirus n19] – tiêm phòng cho chó có tác dụng bao lâu?

Còn trên bệnh dại thì là bệnh có khả năng lây nhiễm chéo từ thú cưng sang người. Trong trường hợp chúng ta tiếp xúc với dịch tiết qua vết thương. Nhưng thú cưng nhiễm bệnh từ đâu? Chính là từ dịch tiết của các loài động vật hoang dã như: khỉ, chó, mèo, chồn, chuột, chó sói, cầy hương… những loài động vật có vú khác.

Virus dại [Rabies virus] – tiêm phòng cho chó có tác dụng bao lâu?

Chính vì vậy việc tiêm phòng cho thú cưng chính là bảo vệ những người trong gia đình. Nói như vậy không có nghĩa là bạn có thể sử dụng vắc xin dại của thú cưng lên cho người. Vì quy trình tiêm phòng khác nhau. Ở trên người quy trình tiêm phòng dại đến 5 mũi. Còn trên thú cưng chỉ tiêm 1 mũi vắc xin dại.

Tiêm phòng bảo vệ thú cưng – tiêm phòng cho chó có tác dụng bao lâu?

VIRUS DẠI NHIỄM BỆNH TRÊN CHÓ MÈO NHƯ THẾ NÀO?

Nhiều chủ nuôi thiếu kiến thức về tiêm phòng dại cho chó mèo. Hoặc họ nghĩ chó, mèo nuôi trong nhà luôn khỏe mạnh. Và không có sự tiếp xúc với chó mèo lạ ở bên ngoài. Một số người còn nhầm lẫm rằng bệnh dại là bệnh của chó thả rông ngoài đường phố. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Chó thả rông ngoài đường phố cũng có khả năng là chó dại. Nhưng không vì thế mà gán ghép “hoàn toàn” cho chó chạy rông là chó dại. Sau đây là một số trường hợp chó, mèo nhiễm bệnh dại mà bạn không kiểm soát được.Trường hợp mắc bệnh là do trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với dịch tiết có chứa virus dại.

  • Chó, mèo nuôi trong nhà cũng có thể tiếp xúc với chuột ăn vụng. Và khi chuột nhiễm bệnh dại thì qua vết cào, vết cắn chó cũng sẽ ủ bệnh dại.
  • Chủ nuôi dẫm chân lên dịch tiết có chứa virus dại ở bên ngoài trước khi về nhà. Chó, mèo mừng chủ có thể liếm dịch tiết này và ủ bệnh dại.
  • Ở khu vực có nhiều tán cây, loài dơi có thể sinh sống và bay vào nhà để kiếm ăn. Chó nhà cũng có thể tiếp xúc với dơi. Dơi là loài chứa rất nhiều virus độc hại.
  • Chó thả rông ngoài đường phố vô tư tiếp xúc với những loài động vật khác. Và vô tình tiếp xúc với đông vật mắc bệnh dại [chó, mèo, trâu, bò, ngựa, dê, cừu, chồn,…] hoặc động vật đang ủ bệnh dại.
  • Chó mèo săn bắt rượt đuổi con mồi [chuột, thỏ,… đang nhiễm hoặc ủ bệnh] chạy trên đường, trên ngoài đồng
  • Chó, mèo con hiếu động tiếp xúc với dịch tiết có nguồn chứa virus dại của loài động vật nhiễm bệnh dại.

TIÊM PHÒNG DẠI CHO CHÓ CÓ TÁC DỤNG BAO LÂU?

Theo các nhà cung cấp vắc xin, kháng thể sau khi tiêm phòng được tế bào miễn dịch ghi nhớ. Thường sẽ có thời gian là 12 tháng. Có nghĩa là tế bào ghi nhớ và tạo kháng thể dại là 12 tháng. Chính vì vậy bạn hãy tiêm nhắc lại hằng năm 1 lần để kích thích tế bào ghi nhớ.

Việt Nam đã có luật tiêm phòng dại cho chó, mèo nuôi trong hộ gia đình. Không thả rông chó, mèo. Khi ra đường phải có rọ mõm, chuồng, túi đeo,… Để tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa các động vật với nhau. Vừa bảo vệ cộng đồng người vừa bảo vệ cho thú cưng của bạn.

Mình xin kể câu chuyện mà mình nhìn thấy ở công viên bên Quận 6. Một nhóm bạn chơi Rottweiler dẫn theo những chú chó của mình ra công viên chơi. Ý thức của họ rất kém không đeo rọ mõm cho chúng. Dẫn đến 2 chú chó trong hội cắn nhau, đến người chủ nuôi cũng không thể can ngăn cản. Vì lực cắn của chó Rottweiler rất mạnh. Tạo ra một cảnh hoảng loạn trên, trên phố lúc này có trẻ em và người đi đường. Mọi chuyện kết thúc khi 1 chú chó bị cắn gục xuống. Nếu bạn thích chó to là việc của bạn nhưng bạn “Đừng để thú vui của bạn là nỗi đau của người khác”

Qua bài viết: “tiêm phòng dại cho chó có tác dụng bao lâu”, mình muốn gửi đến các bạn thông điệp yêu thương đến chú chó của mình. Hãy nuôi vì bạn yêu thương loài chó và xem chúng là bạn.

“Hãy tiêm phòng dại để bảo vệ thú cưng và người thân của mình”

Bài viết số: 35

BSTY – Hồ Minh Hoàng

PetAha.com

Hominhhoang.com

Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM

Điện thoại: 090 252 9302

Bài viết liên quan: TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CẦN KIÊNG GÌ? – BÀI SỐ 34

Bài viết liên quan: TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT? – BÀI SỐ 33

Bài viết liên quan: CÁCH TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON – Bài số 32

Bài viết liên quan: CẢNH BÁO: TẠI SAO PHẢI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ?

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề