Chiến lược chiến tranh đặc biệt thuộc học thuyết nào

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 142, kết hợp những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Giống nhau:

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ.

- Đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Đặc điểm

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Âm mưu

“dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

Thủ đoạn và hành động

“Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”

Lực lượng tham gia

Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ

Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh.

Địa bàn

[Quy mô]

Miền Nam

Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Tính chất ác liệt

Không ác liệt bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” [1961 - 1965] của Mỹ ở miền Nam Việt Nam thuộc học thuyết nào sau đây trong chiến lược toàn cầu?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” [1961 - 1965] nằm trong học thuyết “Phản ứng linh hoạt” của chiến lược toàn cầu.

Ken-nơ-đi chấp nhận chiến lược “phản ứng linh hoạt” do tướng Mỹ Mắc-xoen Tay-lơ đề xuất, được áp dụng thành chính sách quốc phòng của nước Mỹ từ năm 1961. Cái tên “phản ứng linh hoạt” nói lên rằng Mỹ cần có khả năng phản ứng lại bất kỳ một thách thức nào và Mỹ phải hành động “thành công” trong bất kỳ tình huống nào. Nếu trong chiến lược “trả đũa ồ ạt”, vũ khí hạt nhân là thanh kiếm dùng vào những đòn công kích hủy diệt, còn lục quân Mỹ ở châu Âu và Viễn Đông chỉ là chiếc lá chắn, thì ngược lại, trong chiến lược “phản ứng linh hoạt”, vũ khí hạt nhân đã trở thành chiếc lá chắn phòng ngự, còn quân đội tiến hành chiến tranh hạn chế bằng vũ khí thông thường mới là thanh kiếm linh hoạt dùng để thực hiện đòn tiến công hiệu lực.

Theo giới thân cận của tổng thống Kennơđi, “phản ứng linh hoạt” là chiến lược quân sự thích hợp nhất đối với Mỹ hồi đó, dùng để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở các nước trong thế giới thứ ba.

  1. Trang chủ
  2. Thi thử THPT Quốc gia
  3. Lịch sử

Câu hỏi:

13/02/2020 10,818

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” [1961-1965] của Mỹ ở miền Nam Việt Nam thuộc học thuyết nào sau đây trong chiến lược toàn cầu?

  1. Phản ứng linh hoạt

Đáp án chính xác

  1. Bên miệng hổ chiến tranh

Đáp án B

Kennơđi chấp nhận chiến lược “phản ứng linh hoạt” do tướng Mỹ Mắcxoen Taylơ đề xuất, được áp dụng thánh chính sách quốc phòng của nước Mỹ từ năm 1961. Cái tên “phản ứng linh hoạt” nói lên rằng Mỹ cần có khả năng phản ứng lại bất kỳ một thách thức nào và Mỹ phải hành động “thành công” trong bất kỳ tình huống nào. Nếu trong chiến lược “trả đũa ồ ạt”, vũ khí hạt nhân là thanh kiểm dùng vào những đòn công kích huỷ diệt, còn lục quân Mỹ ở châu Âu và Viễn Đông chỉ là chiếc lá chắn, thì ngược lại, trong chiến lược “phản ứng linh hoạt”, vũ khí hạt nhân đã trở thành chiếc lá chắn phòng ngự, còn quân đội tiến hành chiến tranh hạn chế bằng vũ khí thông thường mới là thanh kiểm linh hoạt dùng để thực hiện đòn tiến công hiệu lực.

Theo giới thân cận của tổng thống Kennơđi, “phản ứng linh hoạt” là chiến lược quân sự thích hợp nhất đối với Mỹ hồi đó, dụng để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở các nước trong thế giới thứ ba,

\=> Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” [1961 – 1965] nằm trong học thuyết “Phản ứng linh hoạt” của chiến lược toàn cầu

Gói VIP thi online tại VietJack [chỉ 200k/1 năm học], luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết.

Nâng cấp VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Xóa bỏ được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới
  1. Diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau
  1. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các chính đảng vô sản
  1. Bùng nổ sớm nhất và phát triển mạnh tại khu Nam Phi

Câu 2:

Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cách mạng mà các vị tiền bối đã chọn?

  1. Con đường của họ không có nước nào áp dụng
  1. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản
  1. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó
  1. Con đường cứu nước của họ thiếu tính sáng tạo, nặng cốt cách phong kiến

Câu 3:

Điểm giống nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là

  1. Những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp –Mỹ phải rút quân về nước
  1. Những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp –Mỹ phải ký các hiệp định với ta
  1. Những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp –Mỹ phải kết thúc cuộc chiến tranh
  1. Những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp –Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương

Câu 4:

Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam

  1. Là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
  1. Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
  1. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao
  1. Tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng miền Nam

Câu 5:

Chiến dịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 vì lý do gì dưới đây?

  1. Làm cho chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn
  1. Mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của chính quyền và quân đội Sài Gòn
  1. Đập tan đầu não và sào huyệt cuối cùng của chính quyền và quân đội Sài Gòn
  1. Đánh bại hoàn toàn chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của quân đội Sài Gòn

Câu 6:

Ý nào sau đây không phản ánh được điểm mới của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” so với các chiến lược trước đó?

Chủ Đề