Chính trị học chuyên ngành truyền thông chính sách ra làm gì

1. Ngành chính trị học là gì?

Chính trị [Politics] chỉ một hoạt động quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, giai cấp về vấn đề giành, giữ và tổ chức quyền lực Nhà nước. Chính trị còn là hoạt động của quần chúng nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước, xã hội mang tính chính trị thực tiễn của các giai cấp, đảng phái chính trị thực hiện các chính sách, đường lối, mục tiêu nhằm thỏa mãn lợi ích.

Ngành chính trị học [khoa học chính trị] là khoa học xã hội nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chính trị như phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, các chính sách ngoại giao, luật và các chính sách xã hội…

Ngành chính trị học đào tạo ra các cử nhân ngành Chính trị học nắm vững các kiến thức về đường lối cách mạng của ĐCSVN, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin từ đó vận dụng các kiến thức lý luận, phương pháp, kỹ năng của ngành Chính trị học đến đời sống xã hội có đạo đức lối sống lành mạnh, tích cực tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

2. Chương trình giảng dạy ngành Chính trị học

Mỗi trường đại học có những chương trình giảng dạy khác nhau tuy nhiên sự khác nhau này không đáng kể. Bạn có thể tham khảo chương trình học của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn dưới đây:

Khối kiến thức chung

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1,2 và tư tưởng HCM

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

Tin học cơ sở 2

Ngoại ngữ cơ sở 1

Tiếng Anh cơ sở 1

Tiếng Nga cơ sở 1

Tiếng Pháp cơ sở 1

Tiếng Trung cơ sở 1

Ngoại ngữ cơ sở 2

Tiếng Anh cơ sở 2

Tiếng Nga cơ sở 2

Tiếng Pháp cơ sở 2

Tiếng Trung cơ sở 2

Ngoại ngữ cơ sở 3

Tiếng Anh cơ sở 3

Tiếng Nga cơ sở 3

Tiếng Pháp cơ sở 3

Tiếng Trung cơ sở 3

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng – an ninh

Kỹ năng bổ trợ

Khối kiến thức theo lĩnh vực

Các môn bắt buộc:

Các phương pháp nghiên cứu KH

Nhà nước và pháp luật đại cương

Lịch sử văn minh thế giới

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Xã hội học đại cương

Tâm lý học đại cương

Logic học đại cương

Các môn tự chọn:

Kinh tế học đại cương

Môi trường và phát triển

Thống kê cho khoa học xã hội

Thực hành văn bản tiếng việt

Nhập môn năng lực thông tin

Khối kiến thức theo chuyên ngành

Các môn bắt buộc:

Chính trị học đại cương

Tôn giáo học đại cương

Thể chế chính trị thế giới

Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam

Các môn tự chọn:

Lịch sử Việt Nam đại cương

Lịch sử triết học đại cương

Hiến pháp nước Cộng hòa XHCNVN

Phương pháp sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam

Nhân học đại cương

Báo chí truyền thông đại cương

Khối kiến thức theo nhóm ngành

Các môn bắt buộc:

Chính trị và chính sách

Chính sách công của Việt Nam

Chính trị học phát triển

Các môn tự chọn:

Hành chính học đại cương

Khoa học tổ chức

Dư luận xã hội

Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin

Khối kiến thức ngành

Các môn bắt buộc:

Lịch sử học thuyết chính trị

Phương pháp nghiên cứu chính trị học

Quyền lực chính trị

Đảng chính trị

Hệ thống chính trị Việt Nam

Văn hóa chính trị Việt Nam

Nhập môn chính trị quốc tế

Nhập môn Hồ Chí Minh học

Chính trị học so sánh

Chính trị và truyền thông

Phương pháp viết bài luận và thuyết minh chính trị

Thực hành văn bản chính trị

Các môn tự chọn chuyên ngành lý thuyết chính trị

Thực tập chuyên môn

Giới thiệu tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin và HCM về chính trị

Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị

Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị

Các môn tự chọn chuyên ngành chính trị Việt Nam

Thực tập chuyên môn

Chính trị Việt Nam thời kì quá độ lên CNXH

Nhà nước pháp quyền XHCNVN

Chính sách đối ngoại của VN

Các môn tự chọn chuyên ngành chính trị quốc tế

Thực tập chuyên môn

Chính sách đối ngoại của các nước lớn

Quan hệ chính trị quốc tế

Kinh tế chính trị quốc tế

Các môn tự chọn chuyên ngành Hồ Chí Minh học

Thực tập chuyên môn

Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam

Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam

Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng văn hóa, đạo đức, con người mới Việt Nam

Thực tập khóa luận tốt nghiệp và các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp

Thực tập tốt nghiệp

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

Chính trị học – những vấn đề cơ bản

Chính trị Việt Nam – những vấn đề cơ bản

3. Các trường đào tạo ngành Chính trị học

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Nội vụ
  • Đại học KHXH và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Đại học Sư Phạm Hà Nội
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Vinh

Khu vực miền Nam:

  • Học viện cán bộ TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Thủ Dầu Một

4. Các nhóm tổ hợp môn xét tuyển ngành Chính trị học

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D78: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh
  • D79: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Đức
  • D80: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nga

5. Ngành chính trị học ra làm gì?

Trở thành giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Chính trị học.

Công tác tại các cơ quan về lý luận chính trị, thực hiện nghiên cứu, tham mưu, tư vấn về các chính sách hoạch định đường lối, quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Làm phóng viên, biên tập viên cho các toàn soạn, đài truyền hình về thời sự, tin tức từ địa phương đến trung ương.

Nhân viên hành chính thực hiện công tác chính trị tại các cơ quan, đơn vị nhà nước từ cấp phường, xã đến tỉnh, thành phố.

6. Những tố chất cần có để học ngành Chính trị

Ngành chính trị cũng như các ngành học khác đều đòi hỏi người học có những phẩm chất và kỹ năng như:

  • Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, tôn trọng tuân thủ các nguyên tắc một cách nghiêm túc.
  • Luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng vì cộng đồng, luôn biết giúp đỡ, sẻ chia.
  • Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với con đường Đảng đã lựa chọn. Am hiểu, nhạy bén với các vấn đề chính trị.
  • Có tư duy độc lập, tự chủ, tự giác và phát huy tính sáng tạo.
  • Khả năng thuyết trình, diễn giải trước đám đông tự tin, có sức thuyết phục, lưu loát.
  • Luôn biết tạo cơ hội để học tập, tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề.
  • Có trách nhiệm cao trong các nhiệm vụ, công việc được giao phó. Ý thức kỷ luật tốt, tôn trọng ý kiến cá nhân và sẵn sàng bảo vệ các lợi ích chung của tổ chức, nhà nước.

Chính trị học là ngành học đòi hỏi người học có tính đào sâu suy nghĩ, nghiêm túc nghiên cứu các vấn đề. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có những cơ hội việc làm tốt để phát huy bản thân. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về ngành Chính trị học.

Vì sao bạn nên chọn ngành Chính trị học - chuyên ngành Quản lý xã hội?

Trong xã hội của chúng ta, Chính trị học là một ngành học rất cần thiết vì nó cung cấp cho con người hệ thống tri thức nền tảng, cơ bản nhất về các vấn đề chính trị, xã hội cùng những kỹ năng giải quyết vấn đề có thể gặp trong sự biến chuyển phức tạp của cuộc sống. Vì vậy, ngành Chính trị học thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ theo học. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin chi tiết về ngành Chính trị học.

Ngành Chính trị học - chuyên ngành Quản lý xã hội là một ngành học mới thuộc Bộ môn Lý luận chính trị của Trường Đại học Tân Trào, bắt đầu tuyển sinh từ năm 2020.  Để cung cấp thêm thông tin về chuyên ngành đào đạo cho các bạn tân sinh viên tương lai muốn tìm hiểu thêm về chuyên ngành Quản lý xã hội thì bài viết này sẽ thực sự rất bổ ích. Các bạn ước mơ sau này trở thành nhà quản lý tương lai thì đừng chần chừ gì nữa mà hãy thử tìm hiểu về chuyên ngành Quản lý xã hội.

Khuôn viên Trường Đại học Tân Trào

Chính trị học hay khoa học về chính trị là một ngành nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn chuyên về chính trị, mô tả và phân tích các hệ thống chính trị và những cách ứng xử chính trị. Các lĩnh vực cơ bản của chính trị học gồm có triết học chính trị, lý thuyết chính trị, giáo dục công dân và chính trị đối sánh, phân tích chính trị [cross-national political analysis], các hệ thống quốc gia, phát triển về mặt chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường chính sách ngoại giao, hệ thống luật pháp quốc tế, quản lý hành chính đi đôi với ứng xử quản lý hành chính, luật, hệ thống chính sách xã hội,...

Ngành chính trị học - chuyên ngành Quản lý xã hội đào tạo chính quy tập trung 4 năm và theo tín chỉ. 
 

Sinh viên Đại học Tân Trào

Co hội việc làm như thế nào?

Ngành chính trị học là một chuyên ngành rộng. Sinh viên sẽ được trang bị những nền tảng vững chắc về xã hội trước khi tốt nghiệp, đặc biệt là các về pháp luật. Vì vậy cơ hội việc làm cũng nhờ đó rất phong phú và đa dạng. Sinh viên có thể:

- Tham mưu, tư vấn cho các cấp lãnh đạo của Nhà nước;

- Trực tiếp tham gia lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước và cả những tổ chức có yếu tố nước ngoài;

- Trở thành giảng viên, nghiên cứu sinh trong các trường chính trị ở Trung ương và địa phương;

- Làm công tác chính trị – tư tưởng ở các cơ quan thuộc khối Đảng, khối văn xã cấp tỉnh, huyện;

- Công tác nghiên cứu ở các cơ quan lý luận chính trị;

- Giảng dạy Giáo dục công dân trường trung học phổ thông [nếu tích lũy thêm tín chỉ sư phạm dạy nghề];

- Nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường Đại học, Cao đẳng và các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

Những tố chất thích hợp để theo học ngành Chính trị học?

Để học tập và tiến xa hơn trong ngành Chính trị học, học sinh cần hội tụ các tố chất sau đây:

- Tôn trọng và tuân thủ một cách nghiêm túc Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

- Có ý thức phục vụ hết mình vì cộng đồng.

- Có tác phong “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".

- Có sự tư duy độc lập và mang tính sáng tạo.

- Có sự bản lĩnh chính trị thật vững vàng.

- Có khả năng thuyết trình trước đám đông và trình bày lưu loát những vấn đề.

- Có niềm đam mê nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi.

Điểm chuẩn các năm trước của ngành Chính trị học như thế nào?

Thang điểm chuẩn tại Trường Đại học Tân Trào đối với ngành Chính trị học dao động từ 15 - 16 điểm xét theo kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia hoặc xét học bạ.

Qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng các bạn sẽ có được một cái nhìn tổng quan về ngành Chính trị học. Từ đó, các bạn sẽ xác định bản thân có phù hợp với ngành này hay không và tự tin đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Tân Trào nhé!

Tin và ảnh: CLB Truyền thông

Video liên quan

Chủ Đề