Chữa bệnh quai bị bằng mẹo

 - Quai bị là căn bệnh chẳng còn xa lạ với bất kỳ ai đặc biệt là trẻ em. Những đứa trẻ trong độ tuổi từ 5-15 có nguy cơ mắc quai bị cao gấp nhiều lần người lớn, vì vậy các mẹ cần hết sức chú ý.

Nam dễ vô sinh, nữ dễ sẩy thai khi mắc bệnh quai bị
25 học sinh mắc quai bị, trường tiểu học thành ổ dịch

Quai bị không phải căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nhưng nó có thể gây ra nỗi đau đến cuối đời. Một trong những biến chứng nghiêm trọng của quai bị là gây vô sinh, ảnh hưởng đến chuyện lập gia đình sau này.

Bài thuốc uống

1/ Lấy từ 9-15g rễ cây rẻ quạt tươi hay còn gọi là cây xạ can, bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng thuốc đông y. Ngày sắc một thang chia làm hai lần uống, liên tục trong tuần tuần, triệu chứng quai bị gây ra sẽ được giảm thiểu, bệnh nhanh khỏi hơn.

2/ Chuẩn bị 15g huyền sâm, 6g hạ khô thảo, 12g bản lam căn, cũng sắc uống mỗi ngày 1 thang, một thang chia làm ba lần uống.

3/ Với các trường hợp quai bị gây sốt cao mọi người hãy lấy 20g thổ linh, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16g và 12g mã đề, sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc đắp

Kết hợp bài thuốc uống và bài thuốc đắp sẽ mang lại kết quả nhanh chóng và hiệu quả hơn.

1/ Tìm lá na, lá gấc, lá cà độc dược, ba thứ lá này với lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhỏ và đắp vào vùng má bị sưng. Hiệu quả mang lại là tức thì, bạn sẽ thấy vùng má giảm sưng, giảm đau nhanh chóng.

2/ Lấy 3-4 hạt gấc, đốt thành than và lấy một nhúm chiếu rách cũng đốt thành than, trộn hai vị này với nhau sau đó đem hòa với dầu vừng và bôi vào vùng má sưng đau.

3/ 3 Nhân hạt gấc, 10ml giấm thanh. Đem mài hạt gấc vào giấm sao cho đều, rồi bôi vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày để thấy kết quả.

Chữa quai bị bằng lá nha đam

Bạn chỉ cần lọc lấy phần gel trắng bên trong lá nha đam, trộn với một ít bột nghệ sau đó chà xát lên vùng sưng ở cổ họng. Để như vậy trong nửa giờ, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm. Hãy thực hiện mẹo này 2-3 lần/ngày.

Ngoài ra, uống ít nhất hai cốc nhỏ nước ép nha đam mỗi ngày cũng sẽ kích thích hệ thống miễn dịch và tăng tốc độ quá trình chữa bệnh.

Chữa quai bị bằng măng tây

Măng tây có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu có thể giúp cơ thể bạn chống lại virus gây bệnh quai bị.

Trộn ba thìa cà phê bột hạt giống măng tây và bột hạt cỏ cà ri, thêm một chút nước để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.

Lấy hỗn hợp trên đắp vào khu vực sưng đau.

Để như vậy trong 30 phút đến khi nó gần khô, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.

Hãy áp dụng ngày hai lần đến khi nào bệnh thuyên giảm nhé.

Trên đây là một vài mẹo chữa quai bị bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, nó rất đơn giản, dễ làm mà hiệu quả cũng tốt. Nếu bệnh quai bị của bạn không có tiến triển giảm đi thì hãy đến bác sĩ để được chữa trị triệt để tránh gây hệ quả sau này nhé.

Thái Thị Hậu

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Chúng làm sưng tuyến nước bọt và gây đau cho người bệnh. 

Triệu chứng của quai bị xuất hiện nhanh, rầm rộ. Sau thời gian ủ bệnh khoảng 3 ngày, bạn sẽ thấy má sưng ở quai hàm, có thể một hoặc hai bên cùng một lúc, chỗ sưng ngày càng to, rất nóng và đau, nếu sờ vào sẽ thấy rắn. Cùng với các triệu chứng đó thì người bệnh còn xuất hiện biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, không muốn ăn, nhai rất đau nên chỉ nuốt chửng.

Chú ý kĩ sẽ thấy môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, người háo nhiệt và khát nước nhiều. Bệnh kéo dài khoảng từ 7-15 ngày có khi hơn. Trường hợp nặng thì còn sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, đau đầu dữ dội, thậm chí có thể nôn thốc nôn tháo...

Sau một đêm, người bệnh sẽ bỗng thấy sưng hai bên hàm má, nuốt nước bọt rất đau

Hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở trẻ em [trên 2 tuổi] vào mùa đông xuân. Quai bị do virus gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. 

 Phần lớn bệnh nhân sẽ thấy khó chịu 1-2 ngày trước khi các triệu chứng trên xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao [39-40 độ C] trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và hai bên má sưng to [có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc], gây đau khi cố nuốt nước bọt. Sau đó, người bệnh sẽ bị khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động. Bệnh thường sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Sau đó, bệnh nhân sẽ có kháng thể miễn dịch suốt đời.

2. Cách điều trị bệnh quai bị hiệu quả

Việc điều trị bệnh quai bị song song với dùng mẹo chữa quai bị bằng mật ong và vôi cũng rất quan trọng. Một số biện pháp điều trị bệnh với mọi bệnh nhân như sau:

Cách ly người bệnh

Cách ly bệnh nhân khoảng 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng viên uống có chứa paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn:  người bệnh nên mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.

Dùng thuốc Tây

Có nên dùng kháng sinh điều trị quai bị không? Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc này. Thông thường, bác sĩ sẽ cho dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu [60mg Prednisolon], sau đó sẽ giảm dần trong 7-10 ngày. Trường hợp nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.

Uống thuốc Tây điều trị quai bị phải theo  chỉ định của bác sĩ 

Uống nhiều nước

Nước là thức uống tốt nhất trong thời gian mắc bệnh quai bị. Bạn cần phải giữ cơ thể luôn đủ nước bằng cách uống nhiều nước hơn nhé. Tránh những thức uống chứa axít như nước ép hoa quả như hoa quả họ cam chanh vì chúng còn gây kích ứng các tuyến nước bọt gây đau nhiều hơn.

3. Mẹo chữa quai bị bằng mật ong và vôi

Như đã nói ở trên, cùng với việc điều trị cách ly thì mọi người có thể áp dụng thử mẹo chữa quai bị bằng mật ong và vôi

Mật ong từ lâu đã là vị thuốc dân gian có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Còn vôi lại có tác dụng khử trùng rất tốt. Kết hợp chữa quai bị bằng mật ong và vôi giúp rút ngắn quá trình điều trị bệnh nhanh chóng.

Mật ong và vôi có tác dụng kháng viêm rất tốt cho người bệnh quai bị

Bước 1:

Việc đầu tiên của bạn là lấy ít vôi cho vào miếng giấy nhỏ [chỉ đủ để đắp vào chỗ sưng của người bệnh]. Vôi có thể tìm mua các tiệm thuốc Tây hoặc tạp hóa.

Bước 2:

Trộn mật ong với vôi thành một hỗn hợp sệt và đắp vào chỗ sưng đó. Khi làm theo cách chữa quai bị bằng mật ong và vôi thì bạn nhớ là trộn ít một thôi nhé, đừng cho quá nhiều vôi, chỉ khoảng 1 cục bé là đủ. Một ngày bạn hãy thay miếng đắp cho người bệnh khoảng 2 lần, làm liên tục trong khoảng 3 ngày thì sẽ thấy kết quả rõ rệt. Chỗ quai bị hết sưng và sẽ không bị lan sang bên khác.

Lưu ý, không nên đắp bài thuốc chữa quai bị bằng mật ong và vôi khi còn hơi nóng và đắp thường xuyên vì nó sẽ làm ửng đỏ chỗ đắp. Ngoài bài thuốc chữa quai bị bằng mật ong và vôi được hướng dẫn trên, thì mọi người có thể bổ sung chăm sóc người bệnh bằng các món ăn sau:

Món ăn chữa quai bị

  • Đậu xanh khoảng 3 lạng và 3 cây cải trắng. Đậu xanh bạn nên ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.
  • Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu này rồi cho đường quấy đều, chia làm 2-3 lần ăn trong ngày.
  • Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, hỗn hợp này sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.
  • Mướp đắng lấy khoảng 100 g bỏ ruột, thái miếng nhỏ rồi chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.

Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể nên dùng kết hợp một bài thuốc uống Tây, dùng gừng chữa quai bị hiệu quả và một bài thuốc bôi đắp như cách chữa quai bị bằng mật ong và vôi và một món ăn bài thuốc như bài viết nhé.

Thanh Hoa

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH QUAI BỊ

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN

Bệnh nhân có sốt 3-4 ngày, mệt mỏi, đau đầu

Sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt; có thể kèm một hoặc một số triệu chứng: viêm tinh hoàn [ở nam giới, khoảng 20 - 30%] hoặc viêm buồng trứng [nữ giới, khoảng 5%], viêm màng não vô khuẩn, viêm tụy, viêm khớp, viêm thận, viêm tuyến giáp.

Kết quả dương tính của một trong những xét nghiệm phân lập vi rút quai bị hoặc xét nghiệm huyết thanh xác định dấu ấn của vi rút.
 

 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Quai bị thể nhẹ, viêm tuyến nước bọt không rõ ràng: cần được phân biệt với các bệnh sốt nhiễm vi rút đường hô hấp trên.

Quai bị có viêm tuyến nước bọt điển hình: được phân biệt với:

[i] viêm mủ tuyến mang tai do vi khuẩn, có sưng nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra từ đầu ống Stenon

[ii] viêm hạch góc hàm dưới do viêm nhiễm khuẩn khu vực xung quanh như răng, hàm, họng

[iii] viêm phì đại tuyến mang tai hoặc sỏi tuyến nước bọt mang tai.
 

LÂM SÀNG

-          Bị bệnh lần đầu

-          Có tiếp xúc với người bệnh quai bị khoảng 2 – 6 tuần trước

-          Bệnh nhân có sốt 3-4 ngày, mệt mỏi, đau đầu

-          Sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt góc hàm, dưới lưỡi

-          Tăng Amylase  trong máu.

-          Xét nghiệm:  Loại mẫu bệnh phẩm: [i] máu, nước bọt, dịch não tủy lấy trong giai đoạn cấp tính của bệnh để phân lập vi rút; [ii] máu, dịch não tủy lấy ở giai đoạn sớm [0-7 ngày] hoặc muộn [14 - 21 ngày] để làm xét nghiệm tìm kháng thể IgM hoặc biến động hiệu giá kháng thể IgG. Phương pháp xét nghiệm: [i] Các phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu [HI], cố định bổ thể [CI], trung hòa đám hoại tử [NT], miễn dịch gắn men [ELISA] để phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc dịch não tủy; [ii] Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp [IFA] phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể đặc hiệu.

BIẾN CHỨNG

·         Viêm não-màng não xảy ra sau viêm tuyến mang tai từ 3 – 10 ngày : sốt cao, nhức đầu, ói, cổ cứng, co giật.. Sau đó bệnh giảm dần trong khoảng một tuần.

·         Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn thường gặp ở thanh niên sau tuổi dậy thì, thường xảy ra sau viêm tuyến mang tai 7 – 10 ngày : sốt cao, ói, đau bụng, một bên tinh hoàn cứng, sưng, đau, da bìu đỏ thường bị một bên, hiếm khi bị cả hai bên [2%]

·         Một số biểu hiện ở nơi khác như tuyến tụy, buồng trứng,cơ tim…ít gặp hơn. 

ĐIỀU TRỊ

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh thường tự khỏi không để lại di chứng.

Điều trị triệu chứng: giảm sốt, giảm đau bằng Paracetamol

Nằm nghỉ, đắp ấm chỗ sưng, giữ sạch sẽ răng miệng.

TIÊU CHUẨN RA VIỆN

Hết sốt

Hết sưng đau góc hàm/ tinh hoàn 

PHÒNG BỆNH

Chích ngừa

Tránh tiếp xúc với bệnh nhân quai bị

Video liên quan

Chủ Đề