Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học cho trẻ chính là cho trẻ học trước chương trình lớp 1

Dù ngành Giáo dục và Đào tạo không có một yêu cầu nào về việc thi tuyển học sinh vào lớp Một nhưng trong suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh, việc cho con học trước sẽ là bước “tạo đà” cần thiết cho con vào lớp Một. Họ cho rằng: con em mình được tiếp cận trước chương trình lớp Một sẽ là một lợi thế không nhỏ, khi vào học chính thức sẽ không phải mất nhiều thời gian bỡ ngỡ, làm quen, từ đó có thể tiếp thu bài học dễ dàng, chắc chắn hơn. Thậm chí, có bậc phụ huynh còn tỏ ra tin tưởng việc cho con đi học trước sẽ giúp con mình có được những “điểm số đẹp”, để có thứ hạng cao trong lớp. Do ảnh hưởng từ những “quan điểm” trên, trào lưu cho con học trước chương trình lớp Một vẫn còn đang diễn ra một số nơi.

Một số phụ huynh có con chuẩn bị bước vào lớp Một vào mỗi dịp hè hoặc cuối năm trẻ học Mẫu giáo lớn lại tất tả lo tìm chỗ học cho con. Thay vì cho con được nghỉ ngơi, thư giãn, cuộc chạy đua cho con “đọc thông, viết thạo” trước khi vào lớp Một lại diễn ra. Bố và mẹ đều sợ vào năm học con tiếp thu chậm, không theo kịp các bạn trong lớp. Vậy là những đứa trẻ mới lên 5, đang tuổi ăn, tuổi chơi đã sớm phải gò mình vào sách vở, “đánh vật” với từng con chữ, phép tính.

Không ít phụ huynh tìm mua sách hướng dẫn về nghiên cứu để tự luyện chữ cho con. Cuộc chạy đua ngầm của các bậc phụ huynh với lý do tạo cho con sự tự tin bằng việc luyện chữ đã khiến ngày hè của trẻ em chuẩn bị bước vào lớp Một là những chuỗi ngày gò mình với từng con chữ.

Nhưng, phụ huynh đâu biết rằng, ép cho trẻ học trước chương trình lớp Một là “Lợi bất cập hại”.

Theo các chuyên gia giáo dục, học trước chương trình sẽ khiến trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tập khi vào học lớp Một, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Với những trẻ biết đọc, biết viết trước thường mạnh dạn, tự tin hơn các bạn khác khi bắt đầu vào học, nhưng sau vài tuần, trẻ sẽ chủ quan khi cô giảng, trong khi đó những trẻ không được học trước sẽ háo hức và tập trung hơn.

Việc ép trẻ học trước chương trình khi các cháu còn đang ở độ tuổi ăn, tuổi chơi có thể tạo ra những áp lực tâm lý căng thẳng không đáng có, chẳng khác nào trái non mà cha mẹ ép chín.

Khi tâm lý căng thẳng, trẻ dễ gặp vấn đề trong tư thế ngồi sai, trở thành thói quen và sẽ ảnh hưởng đến cột sống. Ở tuổi này, độ cong sinh lý cột sống của trẻ chưa được hình thành, quá trình hóa thạch chưa được hoàn thành, xương dễ bị biến dạng. Và rất dễ hình thành các tư thế ngồi xấu như thắt lưng, cúi đầu và vặn người, có thể gây biến dạng cột sống.

 

Trẻ căng thẳng, mệt mỏi dễ ngồi sai tư thế.

Do khả năng tiếp thu của mỗi trẻ không giống nhau, những trẻ tiếp thu chậm hơn có thể mang tâm lý sợ hãi, ám ảnh nặng nề đối với việc học và về lâu về dài có thể làm mất hứng thú học tập của trẻ, trong khi chặng đường học tập phía trước còn rất dài. Hơn nữa, thái độ học của trẻ cũng có thể không tốt vì trẻ thường nghịch ngợm, quậy phá, không chịu ngồi im, lâu ngày sẽ thành thói quen.

Khi học thêm, trẻ sẽ phải viết rất nhiều, viết là một kỹ năng rất tinh tế. Cơ bắp nhỏ của trẻ phát triển muộn. Khi viết, trẻ phải sử dụng nhiều lực hơn để cầm bút, sức mạnh và sức chịu đựng cơ bắp của trẻ em tương đối kém. Nếu trẻ viết lâu, rất dễ gây ra mệt mỏi và biến dạng xương ngón tay.

Ngoài ra, viết sớm ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của trẻ. Con phải đặt sách gần mắt để nhìn rõ, sự phối hợp của mắt và tay là thấp. Trẻ phải nhìn chằm chằm vào đầu bút để viết một từ, vì vậy mắt sẽ nhanh chóng bị mỏi. Theo thời gian, nó làm giảm khả năng điều chỉnh độ dài tiêu cự của mắt và có thể gây ra cận thị.

Chưa nói đến việc, hiện tại ngành giáo dục đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, việc phụ huynh lựa chọn giáo viên cho con mình học thêm liệu có cập nhật được phương pháp dạy học phù hợp với chương trình mới không?.

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học, tâm lý giáo dục cho rằng: 6 tuổi là độ tuổi vừa “chín” để có thể bước vào lớp Một. Do đó, khi chưa tròn 6 tuổi, các yếu tố về thể lực, kỹ năng, tâm lý của trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu về vận động, sinh hoạt, giao tiếp, học tập của học sinh lớp Một.

Như vậy, việc cho trẻ học trước chương trình lớp Một sẽ là lợi bất cập hại.

Do đó, các bậc phụ huynh không nên quá chú trọng đến việc trang bị kiến thức, mà cần chuẩn bị sẵn cho trẻ tâm lý vui vẻ, thoải mái, thân thiện khi bước vào ngôi trường tiểu học, quan trọng hơn cả là yếu tố sức khỏe và sự hứng thú đối với việc đến trường!

Để đảm bảo về mặt sức khoẻ cũng như tâm lý của trẻ khi vào học lớp một, các bậc cha mẹ nên có những chuẩn bị trước cho bé về tâm lý chuẩn bị thay đổi môi trường học tập, từ học mầm non được vui chơi thoải mái về thời gian và không gian vận động sang học tập ở môi trường mới học tiểu học, trong môi trường có kỷ luật, thời gian và không gian gò bó hơn trước. Để trẻ chuyển giai đoạn không làm ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập, bố mẹ nên cho bé tham gia vào các lớp kể chuyện sáng tạo, nhạc, vẽ …các lớp phát triển khả năng trí tuệ, phát triển kỹ năng xã hội...

Ở mầm non trẻ được tìm hiểu những kiến thức phù hợp với lứa tuổi.

Được thực hành những kỹ năng cơ bản.

Được tham gia trải nghiệm.

Phát triển tố chất vận động.

Cùng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ trước khi lên lớp Một.

Theo quy tắc tăng trưởng của trẻ em, sẽ có những cách học tương ứng theo từng độ tuổi để phát huy tối đa tiềm năng của trẻ. Phụ huynh không nên lo lắng về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, mà nên cho con theo học đủ 35 tuần thực học đối với trẻ Mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.

Nguyễn Thị Tâm - Giáo viên.

Như chúng ta cũng biết, tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo. Vì vậy trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học nhằm giúp trẻ tự tin bước vào lớp một. Hiện nay theo quan niệm của phụ huynh để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 cần quan tâm phát triển toàn diện: Về thể lực, các tố chất, năng lực nhận thức, khả năng sáng tạo, ngôn ngữ, tình cảm, hành vi đạo đức.

Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là một quá trình tác động nhằm hình thành ở trẻ sự sẵn sàng đi học, giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập ở lớp 1. Vì vậy để chuẩn bị tâm thế cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1 là cần phải chuẩn bị tốt về mặt thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học.

* Chuẩn bị về mặt thể lực

Cần cho trẻ có một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập một cách khoa học và hợp lý:

– Tăng cường tính tự lập trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Luyện tập thường xuyên khả năng vận động thô: chạy sức bền, trèo lên xuống thang, ném bóng, đá bóng…..

– Phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan, tự xỏ quai giày, tự cài nút áo, tự xếp quần áo sau khi thay đồ. Các thói quen này rất có ích cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác.

– Trẻ được phân công làm công việc trực nhật: Sắp xếp bàn ghế, tô muỗng trong giờ ăn, úp tô vào nơi quy định…giúp cô ở lớp.

* Chuẩn bị về ngôn ngữ

Đối với trẻ em 5 tuổi để giúp ích cho việc học tốt môn Tiếng Việt ở lớp một thì chúng ta cần tổ chức các hoạt động nghe nói như:

– Phát triển tư duy thông qua  hoạt động kể chuyện, đọc thơ.

– Cho trẻ xem hình ảnh, kể lại truyện theo sự ghi nhớ và tưởng tượng của trẻ, đàm thoại, đặt câu hỏi về nội dung, suy luận, phán đoán thông qua câu đố, trò chơi và thông qua câu trả lời của trẻ.

– Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép, điểm danh bằng bảng tên, nhận ra tên mình trên bài tập cá nhân. Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua một số trò chơi:

+ Tìm từ phù hợp với hình.

+ Tìm chữ cái đã học thông qua bài thơ.

+ Luyện phát âm thông qua thơ, đồng dao, câu chuyện.

+ Trò chơi sao chép chữ cái, chơi đóng vai

– Thông qua giờ phổ cập trẻ buổi chiều.

* Chuẩn bị về tình cảm kỹ năng – xã hội

Sự phát triển các mặt tình cảm quan hệ xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển nhân cách cho trẻ. Giáo dục cho trẻ ý thức về bản thân như:

– Thông qua hình thức đi tham quan, dã ngoại trẻ hiểu được và chấp hành những nội quy, quy định chung của nơi trẻ đến.

– Giáo dục trẻ ý thức và thái độ cư xử phù hợp đối với người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, chú, bác…

– Giáo dục trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và người lớn xung quanh. Thông qua các ngày lễ hội, tôi cho trẻ làm các tấm thiệp, khung ảnh và ghi vào đấy lời chúc mừng và treo ảnh của gia đình bé.

– Thông qua tranh ảnh, thơ truyện: Đặt câu hỏi kích thích trẻ biểu lộ cảm xúc, suy nghỉ của mình với người khác thông qua trò chơi phân vai, đóng kịch.

– Giúp trẻ tự lựa chọn và tham gia các hoạt động chơi nhằm phát triển tính tự tin, tự lực và sáng tạo của trẻ và phát triển tư duy. Từ đó kích thích lòng mong mỏi, háo hức được lên lớp 1 học tập của trẻ.

* Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ

– Tận dụng mọi cơ hội để kích thích hứng thú của trẻ đối với hoạt động trí óc: Trẻ biết tự giải quyết một số tình huống xảy ra hàng ngày, có sự hiểu biết cơ bản về bản thân, gia đình, xã hội, biểu tượng về thời gian, không gian, một số kĩ năng cơ bản về toán học. Chẳng hạn thông qua các tiết học: Kể chuyện, đọc thơ, làm quen chữ cái, làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với toán, hoạt động vui chơi…Trẻ cần đạt được những mục tiêu đề ra. Đó chính là hành trang và là vốn hiểu biết rất cần thiết để trẻ bước vào lớp 1 tự tin và vững vàng.

Thông qua những hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động… mỗi một hoạt động đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học của trẻ. Vì vậy trẻ cần có sự rèn luyện về thao tác trí tuệ.

* Chuẩn bị một số kĩ năng cần thiết cho hoạt động học tập

– Ngoài việc chuẩn bị thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ và tình cảm xã hội chúng ta cần chuẩn bị thêm một số kĩ năng cần thiết cho hoạt động học tập của trẻ. Tạo điều kiện rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập: Sắp xếp bàn ghế, hoạt động nhóm, cách cầm bút, tư thế viết.

– Làm quen một số đồ dùng học tập của trường tiểu học và môi trường của trường tiểu học.

– Tham quan trường tiểu học để trẻ hiểu rõ hơn về môi trường học mới và các hình thức hoạt động, vui chơi ở trường tiểu học. Sử dụng phương pháp dạy trẻ lấy trẻ làm trung tâm, cho trẻ tự phục vụ.

– Tuyên truyền cho phụ huynh nắm rõ việc chuẩn bị tốt các mặt phát triển cho trẻ trước khi vào lớp 1 về đức, trí, thể, mỹ.

Vì sao chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1?

Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 là rất cần thiết, vì: Trẻ từ mầm non sang lớp 1 là một bước chuyển lớn. Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và có thể gặp không ít khó khăn lúc mới vào lớp 1, khi đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển sang môi trường mới, với hoạt động học tập là chính, ngồi một chỗ, viết bài, làm toán trong thời gian dài.

Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của trường mầm non thông qua đó các cô giáo chuẩn bị cho trẻ bằng cách thiết kế những hoạt động, nội dung theo chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ.

Lợi ích của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1

– Phát triển khả năng tư duy của trẻ.

– Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin.

– Giúp trẻ hình thành những kỹ năng học tập, làm chủ việc học và những kỹ năng sống thiết yếu: Kỹ năng tự phụ vụ, kỹ năng giao tiếp.

– Giúp trẻ làm chủ bản thân tốt hơn và đặc biệt là cho trẻ một không gian chuyển tiếp để tự tin hòa nhập trong môi trường mới.

Chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp Một có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với trẻ. Để đáp ứng được những nhu cầu của hoạt động học tập khi lên tiểu học, vì vậy chúng ta luôn chú trọng trang bị cho trẻ về mọi mặt từ thể lực, nhận thức đến các kỹ năng sống cơ bản…góp phần tạo cho trẻ một tiền đề tốt, nhằm giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào lớp Một và học được tốt hơn.

Trường Mầm non Tràm Chim quan tâm đến việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một

Chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 có vai trò vô cùng quan trọng. Để đáp ứng được những nhu cầu của hoạt động học tập khi lên tiểu học, giáo viên phải luôn chú trọng trang bị cho trẻ về mọi mặt, từ thể lực, nhận thức đến các kỹ năng sống cơ bản…góp phần tạo cho trẻ một tiền đề tốt, để giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào lớp 1.

Hàng năm vào giữa tháng 4 Trường Mầm non Tràm Chim đều tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham quan trường Tiểu học Tràm Chim 1, Tiểu học Tràm Chim 2 và khu du lịch vườn Quốc gia Tràm Chim. Nhằm tạo điều kiện cho các cháu được tham quan một số hoạt động giúp hình thành một số kĩ năng xã hội cho trẻ như: Tự tin, biết cách thực hiện một số quy tắc, quy định sinh hoạt ở trường Tiểu học. Đồng thời hình thành và phát triển ở trẻ một số kĩ năng như hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Trẻ được vui chơi, giải trí và mở rộng hiểu biết về khu du lịch vườn Quốc gia Tràm Chim hình thành ở trẻ tình yêu quê hương, đất nước và có ý thức bảo vệ môi trường.

Vì vậy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 giáo viên và phụ huynh cần nắm chắc đặc điểm tâm lý của lứa tuổi và có kiến thức về lớp 1 để giới giới thiệu trước cho trẻ, biện pháp hình thức đúng đắn trong quá trình giáo dục trẻ, và bảo đảm cho giáo viên không chỉ là cô giáo mà còn là người bạn gần gũi thân thiết với trẻ.

Trần Thị Thúy Kiều – MN Tràm Chim

Video liên quan

Chủ Đề