Chúng ta có nên tiweem phòng hay ko vì sao

Khám sàng lọc trước tiêm chủng

1. Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

2. Những thông tin cần thông báo cho bác sĩ là gì?

Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng như:

  • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh)
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không? Trẻ có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay.
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?

Với người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.

Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.

Hướng dẫn trước khi tiêm chủng

Với trẻ nhỏ:

  • Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc khỏi bệnh.
  • Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có).
  • Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ (người chăm sóc) cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
  • Tại cơ sở tiêm chủng, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ và đánh giá toàn diện thể trạng của trẻ. Căn cứ vào kết quả khám và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bố mẹ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo.
  • Bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.

Với người lớn

Người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, các loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.

>> NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT SAU KHI TIÊM CHỦNG

>> LỊCH TIÊM CHỦNG

>> DOWNLOAD CẨM NANG TIÊM CHỦNG

Chúng ta có nên tiweem phòng hay ko vì sao

Sốt hay không sốt sau tiêm vaccine không phản ánh hiệu lực của vaccine COVID-19.

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, nhiều người gặp phải các phản ứng phụ bao gồm đau cánh tay, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và sốt… Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang đáp ứng với vaccine. 

Nhưng cũng có người không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cũng như không bị sốt sau tiêm vaccine. Vậy, có phải với những người này vaccine không hoạt động hiệu quả?

Sốt sau tiêm vaccine COVID-19 tại sao người có, người không?

Trao đổi với Báo Sức khỏe & Đời sống, Ts.Ds. Tạ Thanh Sơn (tốt nghiệp tiến sĩ tại Viện công nghệ Dược sinh học, Đại học Marburg, CHLB Đức) cho biết: Mặc dù có những công nghệ vaccine mới xuất hiện, nhưng tất cả các loại vaccine đều phục vụ cùng một mục đích là làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể quen với mầm bệnh đó để hệ thống miễn dịch có thể xây dựng khả năng phòng thủ và giữ cho bạn khỏe mạnh.

Khi một mầm bệnh xâm nhiễm vào cơ thể, hệ thống phòng thủ của cơ thể chúng ta, được gọi là hệ thống miễn dịch được kích hoạt khiến mầm bệnh bị tấn công và tiêu diệt. Khi chúng ta tiêm vaccine là chúng ta đang tạo miễn dịch thích ứng để lần sau gặp lại tác nhân xâm nhập tương tự thì cơ thể sẽ đáp ứng lại nhanh và đủ mạnh để tiêu diệt chúng. 

Miễn dịch bẩm sinh phản ứng nhanh tức thì khi phát hiện ra các tác nhân lạ, nhưng tính đặc hiệu không cao, còn miễn dịch tập nhiễm cần thời gian để hình thành kể từ lần gặp đầu tiên.

Mục tiêu của bất kỳ loại vaccine nào là đạt được khả năng miễn dịch lâu dài bằng cách kích hoạt phản ứng miễn dịch thích ứng. Miễn dịch thích ứng được kích hoạt với sự hỗ trợ của các thành phần miễn dịch bẩm sinh và dẫn đến việc tạo ra các tế bào T và kháng thể, bảo vệ chống lại sự lây nhiễm khi tiếp xúc với virus sau này.

Phản ứng sau tiêm nên được hiểu là sự thể hiện đặc tính hệ miễn dịch của mỗi cá nhân và đặc tính của vaccine chứ không phải là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của vaccine. - Ts. Ds. Tạ Thanh Sơn

Không giống như các phản ứng miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thích ứng sẽ không khởi phát quá trình viêm. Hầu hết mọi người trải qua phản ứng viêm này bởi cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng đều bị phóng đại và biểu hiện như một tác dụng phụ. 

Do vậy có sốt hay không sốt sau tiêm vaccine, cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vaccine.

Ở một số người, mặc dù hoạt động bình thường, nhưng phản ứng không ở mức độ có thể gây ra các tác dụng phụ đáng chú ý. Nhưng dù bằng cách nào, khả năng miễn dịch chống lại virus cũng được thiết lập.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng sau tiêm vaccine

Cũng theo Ts.Ds.Tạ Thanh Sơn, các phản ứng khác nhau với vaccine có thể do một số yếu tố như sức khỏe, tuổi tác, giới tính, khả năng miễn dịch sẵn có, di truyền, dinh dưỡng, môi trường, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc chống viêm…

Phản ứng của hệ thống miễn dịch có xu hướng suy yếu dần theo tuổi tác. Đây là một lý do tại sao những người trẻ tuổi báo cáo các tác dụng phụ thường xuyên hơn những người lớn tuổi.

Phụ nữ cũng thường xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm nhiều hơn nam giới là do hormone testosterone được biết là có hiệu quả làm giảm các phản ứng viêm thường cao hơn ở nam giới. Bệnh nhân đang phải dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng thường ít khi gặp tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine do các cơ chế viêm đang bị kìm hãm.

Vì vậy, việc sau tiêm vaccine, một số người có thể có một hoặc vài trong số các dấu hiệu thường gặp như sốt sau tiêm vaccine, ớn lạnh, khó chịu, mệt mỏi, đau/sưng/đỏ tại chỗ tiêm… là hiện tượng bình thường, không nên quá lo lắng. Ngược lại với những người, nếu không có phản ứng gì, thì cũng không vì thế, mà băn khoăn, nghi ngờ về tác dụng của vaccine.

Những lợi ích to lớn của việc tiêm vaccine phòng COVID-19 là không thể bàn cãi. Tiêm vaccine có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tỉ lệ tử vong và giảm tỉ lệ lây lan dịch bệnh, là biện pháp hiệu quả để phòng chống dịch COVID-19.

https://suckhoedoisong.vn/tiem-vaccine-covid-19-xong-khong-sot-co-phai-khong-hieu-qua-169210905171415536.htm

Bích Thủy (Nguồn: suckhoedoisong.vn)

Vaccine tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch bằng cách giúp hệ miễn dịch có khả năng phát hiện một cách rất tinh vi, chính xác đâu là những vi khuẩn, virus xâm nhập từ ngoài vào, và đâu là những tế bào tốt của chúng ta. 

Cụ thể hơn, vaccine chỉ đưa vào cơ thể của chúng ta một phần của con virus đó, hoặc con virus đó đã bị vô hiệu hoá hoàn toàn. 

Vì vậy, virus trong vaccine đã bị giảm đi rất nhiều phần công hiệu, nếu chúng ta không muốn nói rằng vaccine đã giảm đi hoàn toàn sức mạnh tàn phá của nó.

Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ của vaccine

Khi cơ thể chúng ta tiếp nhận một loại vaccine, phản ứng của cơ thể cũng giống như khi chúng ta bị nhiễm trùng: Cơ thể sẽ có những kháng nguyên ngoại lai. Đó là những kháng nguyên đến từ bên ngoài, có thể đe doạ sức khoẻ người đang bị nhiễm. Những kháng nguyên này phải được tiêu trừ bằng những tế bào của hệ miễn dịch như những tế bào bạch cầu đa nhân và những tế bào lympho. 

Những tế bào của hệ miễn dịch sẽ giao tranh với những kháng nguyên ngoại lai. Sự giao tranh này sẽ gây ra hiện tượng viêm. Biểu hiện của viêm bao gồm đau, sốt, và phù. Đây cũng chính là những triệu chứng phổ biến của người được tiêm 1-2 ngày sau khi tiêm.

Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng, những kháng nguyên ngoại lai ở đây chỉ thuộc một thành phần rất nhỏ của virus SARS-CoV-2. Chúng được đưa vào cơ thể chúng ta để huấn luyện những tế bào miễn dịch, giúp những tế bào này có khả năng nhận diện ra những kháng nguyên ngoại lai đó, thích ứng, cô lập, và tiêu diệt chúng.

 Chính vì những kháng nguyên ngoại lai này được đưa vào cơ thể chúng ta qua vaccine rất ít, những tác dụng phụ như đau, sốt, và phù, rất ngắn hạn. Không có gì phải sợ hãi vì hầu hết các triệu chứng sẽ tự biến mất và mọi người có thể quay trở về trạng thái bình thường sau 1-2 ngày.

Có nên tiêm trộn hai loại vaccine?

Chúng ta có nên tiweem phòng hay ko vì sao

Nên tiêm vaccine đủ 2 mũi, bất cứ loại vaccine nào đã được Bộ Y tế thông qua.

Hiện nay, tình trạng nguồn cung hạn chế đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt vaccine ở một số quốc gia, vì vậy việc có thể phối trộn vaccine từ các nhà sản xuất khác nhau có thể giảm áp lực cung ứng vaccine. 

Hiện tại, Bộ Y tế Việt Nam đã cho phép tiêm phối hợp AstraZeneca cho mũi 1 và Pfizer cho mũi 2. Vậy, tiêm phối hợp 2 loại vaccine COVID-19 khác nhau có ảnh hưởng đến hiệu quả không?

Theo kết quả đến từ nghiên cứu của nhóm bác sĩ Tina Schmidt và cộng sự từ đại học Saarland tại thành phố Homburg, Đức; đã so sánh việc sử dụng AstraZeneca cho 2 mũi tiêm với việc sử dụng AstraZeneca cho mũi đầu và Pfizer/ Moderna (vaccine dùng công nghệ mRNA) cho mũi thứ 2. Đây là nghiên cứu mới được đăng tại trên tạp chí Nature Medicine vào ngày 26 tháng 7 vừa rồi.

Đương nhiên, chúng ta sẽ có nhiều những công trình nghiên cứu khác sẽ được công bố trong khoảng thời gian sắp tới. Vì vậy, những thông tin đề cập đến ngày hôm nay sẽ giữ sự chính xác cho đến khi có thông tin mới hơn từ các nghiên cứu khoa học trong tương lai.

Trong bài báo cáo, các bác sĩ đã so sánh 3 biện pháp tiêm vắc-xin COVID-19 khác nhau:

Mũi đầu: AstraZeneca - Mũi thứ hai: AstraZeneca

Mũi đầu: AstraZeneca - Mũi thứ hai: Pfizer/Moderna

Mũi đầu: Pfizer/Moderna - Mũi thứ hai: Pfizer/Moderna

Kết quả cho thấy việc miễn dịch tế bào đã được kích hoạt một cách tương đối hiệu quả ở những người tiêm trộn vaccine so với những người tiêm chuẩn. Khi so sánh nhóm tiêm trộn và nhóm tiêm 2 liều Astrazeneca cũng cho thấy biện pháp tiêm trộn có khả năng kích hoạt kháng thể trung hoà cao hơn một chút so với biện pháp tiêm 2 liều Astrazeneca.

Từ đó chúng ta có thể kết luận tạm rằng tiêm trộn AstraZeneca và Pfizer hoặc AstraZeneca và Moderna công hiệu bằng tiêm hai liều với cùng một loại thuốc.

Trong khi chờ đợi thêm các báo cáo khoa học so sánh giữa việc tiêm thường và tiêm phối hợp, chúng ta nên tiêm vaccine đủ 2 mũi, bất cứ loại vaccine nào đã được Bộ Y tế thông qua.

Với mức độ lây lan rất cao của chủng Delta mới, thì cách tốt nhất để chống lại những biến thể này là tiêm vaccine càng sớm càng tốt. 

Hãy nhớ rằng, tiêm chủng là điều tốt nhất bạn có thể làm để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

GS. TS. BS. Đinh Xuân Anh Tuấn (Chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Hô hấp tại Pháp và Châu Âu - Trưởng khoa Thăm dò chức năng Hô hấp tại Bệnh viện Cochin Paris, Pháp - Thành viên Ủy ban Phòng chống dịch - Hội chứng COVID mãn tính của Hội Hô hấp Châu Âu).

https://suckhoedoisong.vn/co-nen-tiem-phoi-hop-2-loai-vaccine-phong-covid-19-169210814174449635.htm