Chứng tiền sản giật là gì

Tiền sản giật hiện nay là vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bà mẹ mang thai. Đối với các em bé, biến chứng này làm cho thai chết lưu, khiến cho trẻ sơ sinh bị chết non, để lại nhiều biến chứng và gây bệnh tật ở trẻ sơ sinh. Vậy tiền sản giật là gì? Cách chẩn đoán hội chứng này để tìm ra phương pháp xử lý kịp thời bảo vệ an toàn cho mẹ và bé.

1. Tìm hiểu về tiền sản giật

Cùng tham khảo về khái niệm, nguyên nhân và các biểu hiện của tiền sản giật sau đây:

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể của mẹ và nguy hại cho sức khỏe của thai nhi. Hội chứng thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ [từ tuần thứ 20] với các triệu chứng như tăng Huyết áp, protein niệu và phù.

Tìm hiểu tiền sản giật là gì để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Tiền sản giật được xem như biểu hiện ban đầu của hiện tượng sản giật ở phụ nữ mang thai gây nên các cơn co giật toàn bộ thân thể có thể xuất hiện vào thời kỳ chuyển dạ hay khoảng thời gian hậu sản.

Nguyên nhân gây nên tiền sản giật là gì?

Cho đến nay, vẫn chưa có nguyên nhân nào được công nhận là nguồn cơn chính gây nên biến chứng tiền sản giật ở các sản phụ. Tuy nhiên có nhiều chuyên gia và bác sĩ cho rằng, một trong những nguyên nhân tạo nên hiện tượng tiền sản giật có thể bắt nguồn từ bánh rau. Bởi lẽ, tiền sản giật chỉ xảy ra trong quá trình thai nghén, sau khi cắt bỏ bánh rau thì cũng biến mất, bệnh có thể xảy ra trong trường hợp chửa ở ổ bụng [không chửa ở tử cung như bình thường] hoặc trong trường hợp chửa không có phôi thai.

Tiền sản giật xảy ra ở cơ thể người mẹ và do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho răng yếu tố gây nên tiền sản giật liên quan đến người mẹ. Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ có sự thay đổi và rối loạn nội tiết tố, mẹ còn phải thích ứng với các chất đạm do thai nhi sinh ra. Khi cơ thể mẹ không kịp thời làm quen sẽ gây nên hiện tượng dị ứng, thông thường biểu hiện của dị ứng sẽ xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ được gọi là ốm nghén như cảm giác: nôn, buồn nôn, mệt mỏi,…Thế nhưng, một số trường hợp hiện tượng dị ứng này có thể kéo dài, gây nên hội chứng nhiễm độc thai nghén vào những thai cuối thai kỳ, cũng là nguyên nhân gây nên tiền sản giật ở các chị em phụ nữ đang có thai.

Hội chứng tiền sản giật cũng hay gặp đối với một sốt thai phụ mắc chứng rối loạn như máu khó đông, béo phì, thừa cân, tiền sử tiểu đường hoặc bệnh tự miễn như lupus.

Biểu hiện của tiền sản giật

Để có thể phòng tránh và phát hiện kịp thời các dấu hiệu của tiền sản giật thì các bà mẹ cần phải tìm hiểu kỹ biểu hiện của tiền sản giật là gì, để so sánh và đối chiếu với tình trạng của bản thân.

Huyết áp mẹ tăng cao là 1 trong 3 biểu hiện chính của tiền sản giật

Bạn sẽ bị nghi ngờ bị tiền sản giật nếu cơ thể gặp 3 vấn đề chính sau đây: huyết áp tăng cao, trong nước tiểu có protein tăng, bị phù nề. Cụ thể như sau:

  • Tiền sản giật nhẹ sẽ có các biểu hiện ban đầu xuất hiện sớm và hay gặp nhất như: đái ra protein trong khi bình thường trong nước tiểu của các mẹ bầu không có protein, tăng huyết áp bất thường lớn hơn 140/90mgH, bị thiếu máu với biểu hiện làn da hơi tái xanh, niêm mạc nhợt, mắt bị mờ, thị lực giảm so với bình thường.

  • Khi tiền sản giật đến mức độ nặng thì ngoài các biểu hiện trên bạn còn nhận thấy cơ thể có một số biểu hiện bất thường như: đau nhức đầu, vùng thượng vị bị đau nhức mỏi, nước tiểu ít đi, men gan tăng, chức năng gan thận bị suy giảm. Khi kiểm tra thai kỳ nhận thấy thai nhi kém phát triển.

Biết được biểu hiện tiền sản giật là gì, các bà mẹ sẽ có sự chuẩn bị để có thể nhanh chóng đến các cơ sở ý tế kiểm tra, tránh tiền sản giật chuyển sang giai đoạn nặng, gây nhiều hệ quả nguy hiểm.

2. Các biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu người mẹ bị tiền sản giật nhưng chủ quan, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Đối với sản phụ

Trong thời gian đang mang thai, tiền sản giật khiến cho rau thai bị bong non khiến cơ thể mẹ bầu bị chảy máu nhiều gây choáng váng đầu óc. Nguy hiểm hơn còn khiến máu của mẹ bị đông rải rác trong cơ thể - đây là một trong biến chứng vô cùng nguy hiểm và khó điều trị.

Tiền sản giật gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể của mẹ như làm gan bị suy giảm chức năng, suy thận cấp [biến chứng xảy ra chiếm tỉ lệ đến 23% sản phụ từng bị tiền sản giật], sau khi sinh hoặc trong quá trình chuyển dạ mẹ có thể bị suy tim cấp và phù phổi vô cùng nguy hiểm. Tiền sản giật cũng là một trong những yếu tố gây nên hội chứng HELLP ở mẹ với tỷ lệ tử vong chiếm hơn 35%.

Đối với thai nhi

Một số trường hợp tiền sản giật nặng thì bắt buộc phải kết thúc thời gian mang thai sớm vì vậy em bé phải sinh non thiếu tháng khiến cho bé ốm yếu và bị suy dinh dưỡng. Nặng hơn, thai nghi có thể bị mất sự sống ngay khi nằm trong bụng mẹ [thai chết lưu] hoặc tử vong ngay sau khi vừa chào đời.

3. Cách chẩn đoán tiền sản giật

Để chẩn đoán chính xác sản phụ có bị tiền sản giật hay không thì bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, từ đó xác định tình trạng tiền sản giật để có các phác đồ điều trị kịp thời.

Khám lâm sàng

Xem xét các dấu hiệu dễ thấy bên ngoài cơ thể và theo cảm nhận của người bệnh như: phát hiện phù, kiểm tra nồng độ protein ở mẫu nước tiểu trong 24 giờ, kiểm tra huyết áp lớn hơn 140/90mgH. Bên cạnh đó, còn tiến hành kiểm tra màu sắc da, niêm mạc dưới da, thị lực, phổi, tim và bụng của sản phụ.

Khám cận lâm sàng

Khi tiến hành khám cận lâm sàng thì mẹ bầu cần phải thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, chức năng thận, chức năng gan, protein máu, điện giải, đặc biệt cần quan tâm đến lượng hồng cầu, lượng tiểu cầu để chẩn đoán xem có gặp phải trường hợp HC HELLP hay không.

Ngoài ra, còn tiến hành kiểm tra thai nhi để đánh giá sự phát triển của thai nhi, đánh giá tình trạng thai thông qua chỉ số sinh tồn và xem xét nhịp tim của thai. Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật: XN máu để đo nồng độ PIGF [yếu tố tăng trưởng bánh rau] được thực hiện từ tuần 11 - 13 tuần 6 ngày.

Thăm khám thai định kỳ tại MEDLATEC để được tư vấn tiền sản giật là gì, giúp phát hiện sớm, điều trị tiền sản giật kịp thời

Nếu bạn đang có nghi ngờ bị tiền sản giật hoặc có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tiền sản giật là gì muốn được tư vấn có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi. Tại đây, khu vực khoa sản với hệ thống máy móc hiện đại, kỹ thuật cao, dịch vụ chăm sóc tận tâm và nhiệt tình sẽ giúp bạn thăm khám thai định kỳ, kiểm tra sự phát triển của thai cũng như nhận ra các dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua số hotline: 1900565656.

Thực tế là nhiều phụ nữ bị tiền sản giật mà không có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào. Thế nên, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ, bạn nên để ý kỹ các triệu chứng của cơ thể, nhất là các dấu hiệu tiền sản giật kể trên. Đồng thời, tuân thủ lịch khám thai và các hướng dẫn của bác sĩ một cách nghiêm túc.

Trong quá trình khám thai, bạn sẽ được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu để tìm protein, siêu âm nhằm đo lượng nước ối và đánh giá sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn xét nghiệm máu để xem chỉ số men gan có bất thường không và lượng tiểu cầu có ở mức thấp hay không.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể phải tiến hành thực hiện xét nghiệm non-stress test để theo dõi nhịp tim của thai nhi khi con di chuyển trong tử cung.

Huyết áp của mẹ bầu được xem là tăng khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 bất kể áp lực máu cơ bản. Điều này là tăng nguy cơ thai chết lưu hay sinh non, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nếu được chẩn đoán có nguy cơ tiền sản giật, bạn sẽ được các bác sĩ sản khoa theo dõi chặt chẽ hơn. Nếu nhận thấy nguy cơ xấu có thể xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé, các bác sĩ có thể chỉ định để bạn sinh con sớm hơn dự kiến. Lúc này, các biện pháp kích thích khởi phát quá trình chuyển dạ sẽ được áp dụng.

Tiền sản giật có thể dẫn đến sản giật, đột quỵ, co giật khiến mẹ hoặc cả mẹ lẫn bé tử vong. Trên thực tế, phụ nữ mang thai bị tiền sản giật có thể phải gánh chịu những hậu quả sức khỏe lâu dài. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ là gia tăng bệnh đột quỵ, bệnh tuyến giáp, sự phát triển của bệnh đái tháo đường và bệnh tim trong tương lai. Do đó, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có một trong các dấu hiệu tiền sản giật kể trên để họ lên phương án giúp phòng ngừa biến chứng cho bạn.

  • Tăng huyết áp mới khởi phát [HA > 140/90 mmHg] cộng thêm protein niệu không giải thích được [> 300 mg/24 giờ sau 20 tuần hoặc tỷ lệ protein/creatinin nước tiểu ≥ 0,3]

Chẩn đoán tiền sản được gợi ý bởi các triệu chứng hoặc hiện diện của cao huyết áp, được định nghĩa là HA tâm thu > 140 mm Hg, huyết áp tâm trương > 90 mm Hg, hoặc cả hai. Trừ trường hợp cấp cứu, cao huyết áp nên được ghi lại trong > 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ. Sự bài tiết protein nước tiểu được đo trong tổng lượng nước tiểu 24 giờ.

Đạm niệu được định nghĩa là > 300 mg/24 giờ. Ngoài ra, đạm niệu được chẩn đoán dựa trên tỷ lệ protein/creatinine ≥ 0,3 hoặc đọc que 1+; phép thử que định tính chỉ được sử dụng nếu các phương pháp định lượng khác không có sẵn. Không thấy protein niệu trên các xét nghiệm ít chính xác hơn [ví dụ xét nghiệm thử que, xét nghiệm nước tiểu thông thường] không loại trừ chứng tiền sản giật.

Trong trường hợp không có protein niệu, tiền sản giật cũng được chẩn đoán nếu phụ nữ mang thai có tăng huyết áp mới khởi phát cộng thêm khởi phát bất cứ điều nào sau đây:

  • Suy thận [creatinine huyết thanh> 1,1 mg/dL hoặc gấp đôi creatinine huyết thanh ở phụ nữ không bị bệnh thận]

  • Chức năng gan bị tổn thương [men aminotransferases > 2 lần bình thường]

  • Triệu chứng não hoặc thị giác

Những điểm sau đây giúp phân biệt giữa các chứng tăng huyết áp ở phụ nữ có thai:

  • Cao huyết áp mạn tính được xác định nếu tăng huyết áp trước khi mang thai, có mặt tại 6 tuần [thường > 12 tuần] sau sinh [ngay cả khi cao huyết áp lần đầu tiên được ghi nhận tại > 20 tuần thai]. Tăng huyết áp mạn tính có thể được che đậy trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi sự giảm huyết áp sinh lý.

  • Tăng huyết áp thai nghén là cao huyết áp mà không có protein niệu hoặc các phát hiện khác của tiền sản giật; nó lần đầu tiên xảy ra tại > 20 tuần tuổi ở phụ nữ được biết là không bị tăng huyết áp trước khi mang thai và sẽ mất đi sau 12 tuần [thường là 6 tuần] sau sinh.

  • Chứng tiền sản giật là tăng huyết áp mới khởi phát [BP > 140/90 mm Hg] cộng với mới có protein niệu không rõ nguyên nhân [> 300 mg/24 giờ hoặc tỉ số protein/creatinin nước tiểu 0,3] sau 20 tuần hoặc các tiêu chuẩn khác [xem ở trên].

  • Tiền sản giật chồng lên cao huyết áp mạn tínhĐược chẩn đoán khi xuất hiện protein niệu không rõ nguyên nhân mới hoặc protein niệu xấu đi sau 20 tuần ở một phụ nữ được biết là bị tăng huyết áp với mức tăng HA trên mức ban đầu hoặc khi TSG với các đặc điểm nghiêm trọng phát triển sau 20 tuần ở một phụ nữ được biết là có tăng huyết áp và protein niệu.

Nếu tiền sản giật được chẩn đoán, các xét nghiệm gồm có xét nghiệm nước tiểu, công thức máu, số lượng tiểu cầu, acid uric, các xét nghiệm chức năng gan, và điện giải đồ huyết thanh, BUN, creatinine và sự thanh thải creatine. Thai nhi được đánh giá bằng cách sử dụng thử nghiệm không áp lực hoặc hồ sơ sinh lý [bao gồm cả đánh giá lượng nước ối] và các xét nghiệm ước tính trọng lượng bào thai.

Hội chứng HELLP được nghĩ tới bởi những dấu hiệu bệnh mao mạch [ví dụ như tế bào lươn, tế bào mũ bảo hiểm] trên các vết loét máu ngoại biên, tăng men gan, và số tiểu cầu thấp.

Chứng tiền sản giật với các tính chất nghiêm trọng được phân biệt với mức độ nhẹ bởi một hoặc nhiều điều sau đây:

  • Rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương [ví dụ, nhìn mờ, điểm đen, tình trạng tinh thần thay đổi, nhức đầu trầm trọng không khỏi khi dùng acetaminophen]

  • Các triệu chứng giãn căng bao gan [ví dụ đau 1 phần 4 trên phải hoặc đau thượng vị]

  • Aspartate aminotransferase huyết thanh [AST] hoặc alanine aminotransferase [ALT] > 2 lần bình thường

  • HA tâm thu > 160 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương > 110 mm Hg trong cả 2 lần đo cách nhau 4 giờ

  • Số lượng tiểu cầu

Chủ Đề