Có bao nhiêu cảng biển thuộc quận Hải An?

Quận Hải An là địa bàn thuộc một trong 3 trung tâm đô thị mới của Hải Phòng [gồm trung tâm đô thị lịch sử và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm; trung tâm thương mại, tài chính quốc tế ở Hải An và Dương Kinh; đô thị sân bay Tiên Lãng]. Hải An cùng với quận Dương Kinh được định hướng sẽ trở thành trung tâm thương mại, tài chính quốc tế. Đây vừa mục tiêu và cũng là động lực cho quận phấn đấu. Những thành quả mà quận đã đạt được trong 20 năm qua là nền tảng vững chắc để thực hiện thành công mục tiêu này của Thành phố.

Quận Hải An được thành lập theo Nghị định 106/2002/NĐ-CP năm 2002 của Chính phủ. Đây là quận không chỉ có vị trí chiến lược, mà còn là địa bàn duy nhất của Hải Phòng hội tụ cả 5 phương thức vận tải, trong đó hệ thống 18 cảng biển [gồm 4 cảng nội địa và 14 cảng quốc tế] và cảng hàng không quốc tế Cát Bi đã đưa Hải An trở thành đầu mối giao thông kết nối quan trọng nhất của Thành phố.

Theo ông Dương Đình Ổn, Chủ tịch UBND quận, trải qua 20 năm thành lập, Hải An đã có sự phát triển toàn diện, bứt phát trên nhiều lĩnh vực. “Từ một quận thuần nông khi tách huyện An Dương, nay cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, trở thành động lực tăng trưởng và phát triển của Thành phố về công nghiệp và dịch vụ”, ông Ổn khẳng định.

Hải An là địa phương có số khu công nghiệp và diện tích đất công nghiệp tương đối lớn của Hải Phòng. Đến nay, trên địa bàn quận có 6 khu công nghiệp lớn, với tổng diện tích 3.355 ha, thu hút được 186 nhà đầu tư [trong đó có hơn 40 doanh nghiệp nước ngoài]. Tổng giá trị sản xuất của các nhóm ngành kinh tế trên địa bàn quận tăng từ 1.962,5 tỷ đồng năm 2004, lên 141.157,2 tỷ đồng năm 2022, đạt tốc độ tăng bình quân 25,2%/năm, tăng 71,9 lần so với ngày quận mới thành lập. Tổng giá trị sản xuất các nhóm ngành kinh tế do quận quản lý liên tục tăng trưởng, từ 651,4 tỷ đồng năm 2004, lên 14.461,6 tỷ đồng năm 2022, tăng bình quân 17,7%/năm.

Từ một địa phương có số thu ngân sách thấp nhất trong các quận, huyện của TP. Hải Phòng, đến năm 2017, Hải An đã tự chủ về ngân sách và vươn lên top đầu.

Nhờ đó, thu ngân sách của quận cũng đạt được sự tăng trưởng tốt, đóng góp chung cho sự phát triển của thành phố. “Từ một địa phương có số thu ngân sách thấp nhất trong các quận, huyện của TP. Hải Phòng, đến năm 2017, Hải An đã tự chủ về ngân sách và vươn lên top đầu. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn có tốc độ tăng bình quân đạt 29%/năm, tăng 126,1 lần so với năm 2004”, ông Ổn cho biết.

Với nguồn lực đầu tư trên địa bàn quận được tăng cường, nhiều công trình, dự án hạ tầng giao thông, đô thị được xây dựng, góp phần từng bước hiện đại hóa đô thị Hải An. Trong 20 năm qua, Trung ương đã đầu tư 4 dự án với tổng mức đầu tư đạt 24.060 tỷ đồng; Thành phố đã đầu tư 20 dự án với tổng mức đầu tư 3.785 tỷ đồng. Riêng quận Hải An đã làm chủ đầu tư 879 công trình, dự án với tổng mức đầu tư 2.427 tỷ đồng.

Nhờ vậy, Hải An đang là một quận có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, với nhiều khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ về hạ tầng. Có thể kể đến với công trình cầu Bạch Đằng, đường và cầu Tân Vũ - Lạch Huyện kết nối Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, đường Bùi Viện. Ngoài các khu đô thị mới tập trung ở dọc trục các tuyến đường Lê Hồng Phong, Bùi Viện, quận còn quy hoạch mới 3 khu đô thị hướng biển.

Hệ thống đường giao thông, ngõ tại các khu dân cư được xây dựng, cải tạo, nâng cấp với tổng số 155 km; 220.500 m2 hè đường với kinh phí đầu tư là 920,5 tỷ đồng. Để chăm lo tốt hơn cho người dân, quận đã đầu tư xây dựng công viên hồ Phương Lưu [diện tích 24 ha]. Năm 2022 đã hoàn thành được một công viên cây xanh trên địa bàn phường Đằng Hải.

Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân trong quận không ngừng được cải thiện và nâng cao. Quận đã hỗ trợ xây sửa, nâng cấp 564 căn nhà tình nghĩa; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn quận giảm từ 3,63% năm 2003, xuống 0% năm 2022, đến nay duy trì tỷ lệ hộ nghèo 0% theo chuẩn mới.


Năm 2002, Quận Hải An được thành lập theo Nghị định 106/NĐ-CP ngày 20/12/2002 của Chính phủ trên cơ sở chia tách 5 xã thuộc huyện An Hải [cũ] và phường Cát Bi thuộc quận Ngô Quyền, với diện tích hiện có là 10.492ha, dân số khoảng 77.600 người.


Trung tâm hành chính quận

Là quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng; phía Bắc giáp quận Ngô Quyền và huyện Thuỷ Nguyên, phía Nam giáp sông Lạch Tray và huyện Kiến Thuỵ, phía Đông giáp Sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra biển Bắc Bộ và huyện Cát Hải, phía Tây giáp quận Ngô Quyền, và sông Lạch Tray. Với vị trí đó, Hải An có thuận lợi cơ bản cả về giao lưu đường bộ và đường thuỷ. Ngoài ra, Hải An có các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng, bao gồm các tuyến đường bộ, đường thuỷ [cả đường sông và đường biển], đường sắt và cả đường Hàng không]. Địa bàn quận được bao quanh bởi hệ thống sông Lạch Tray, sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Trục đường giao thông liên tỉnh quan trọng nhất chạy qua địa bàn quận là Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng, các tuyến đường Trung tâm thành phố chạy đến quận như: đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, đường ra đảo Đình Vũ, Cát Bà; Có Cảng Chùa Vẽ, Cảng Cấm, Cảng Quân Sự và một số Cảng chuyên dùng khác; Có tuyến đường sắt từ Ga Lạc Viên đến Cảng Chùa Vẽ; Có sân bay Cát Bi với năng lực vận chuyển 200.000 lượt hành khách và gần 2.000 tấn hàng mỗi năm.
Toàn bộ lãnh thổ quận được phân thành 6 phường: Đông Hải, Đằng Hải, Đằng Lâm, Nam Hải, Tràng Cát và Cát Bi, với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển khác nhau. Phường Đông Hải có rất ít đất nông nghiệp [khoảng 80ha] nằm rải rác đan xen trong khu dân cư và các doanh nghiệp, còn chủ yếu là đất dành cho các khu công nghiệp Đình Vũ và Vũ Yên. Đằng Hải là phường trung tâm của quận nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp [158/307ha] với truyền thống trồng hoa. Phường Đằng Lâm có tổng diện tích tự nhiên khá lớn với 516ha, trong đó đất chuyên dùng là 320ha, đất nông nghiệp còn 106ha. Phường Nam Hải với diện tích 574ha, nhưng chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp, đất chuyên dùng 93ha, diện tích chưa sử dụng trên 76ha. Phường Cát Bi với diện tích 120ha, trong đó, đất ao hồ chiếm tới 32,5ha. Tràng Cát là phường rộng nhất với gần 3000ha đất tự nhiên, trong đó, đất nông nghiệp là 1.045ha, đất chưa sử dụng với 705ha.
Hải An mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, là khu vực ven biển của vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 32,60C; nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8 [nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 290C], lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2 [nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 16,80C].
Với ưu thế của quận mới có quỹ đất nông nghiệp dồi dào; giao thông thuận lợi cả đường biển, đường không và đường bộ nên hiện nay đã có rất nhiều các dự án lớn có ý nghĩa chiến lược và trọng điểm của thành phố Hải Phòng nối riêng và của cả miễn duyên hải Bắc bộ nói chung. Trong tương lai gần Hải An sớm sẽ trở thành quận phát triển mạnh về kinh tế, đô thị theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

quận Hải An có bao nhiêu cảng biển?

Giờ đây, nhắc đến Hải An là nhắc đến địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế cảng biển khi có tới hơn 20 đơn vị cảng, chiếm hơn 50% tổng số lượng cảng biển trên địa bàn thành phố. Đây cũng là địa phương cấp quận có số lượng cảng biển lớn nhất toàn quốc.

Trên địa bàn quận Hải An Hải Phòng có tất cả bao nhiêu cảng biển?

Trên địa bàn quận Hải An có tới 5 khu công nghiệp [KCN] với diện tích 3355 ha nằm trong Khu Kinh tế Đình Vũ- Cát Hải; có 3 trung tâm logictics; 98 kho bãi; 18 cảng biển… Thêm vào đó, quận có dư địa rất lớn để phát triển, mở rộng không gian đô thị hướng biển.

Cảng Hải Phòng có bao nhiêu bến cảng?

Hiện Hải Phòng có 52 bến cảng thuộc Hệ thống Cảng biển Việt Nam: Theo Bộ Giao thông vận tải vừa có Quyết định số 522/QĐ-BGTVT công bố Danh mục bến cảng thuộc các Cảng biển Việt Nam.

Cảng Hải Phòng có bao nhiêu cầu cảng?

Toàn cảng hiện có 19 cầu tàu với tổng chiều dài là 3.567m, bảo đảm an toàn với độ sâu trước bến thiết kế từ -7,5 m đến -9,4m.

Chủ Đề