Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở các nước đang phát triển thường có đặc điểm như thế nào

Cơ cấu dân số là gì? Những đặc trưng của cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là một trong các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Vậy bạn có biết cơ cấu dân số là gì? Đặc trưng của nó như thế nào không? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu ngay cơ cấu dân số là gì cũng như những đặc trưng liên quan đến cơ cấu dân số trong bài viết bên dưới!

Cơ cấu dân số là gì vốn là câu hỏi được nhiều người quan tâm và chú ý. Nhìn chung, khái niệm này có thể được hiểu là việc vào các tiêu chí như độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ… mà phân chia dân số thành các bộ phận khác nhau. Những bộ phận này biểu hiện đặc trưng của nhóm người nằm trong bộ phận đó.

Định nghĩa cơ cấu dân số vàng

Cơ cấu dân số vàng là gì?

Cơ cấu dân số vàng được hiểu là cơ cấu dân số có số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc [người già, trẻ em], thời hạn là 40 năm.

Với cơ cấu dân số vàng lượng lao động trẻ được tập hợp đông đảo và hùng hậu để vận dụng sức trẻ, trí tuệ làm ra khối lượng của cải vật chất, tích lũy lớn cho tương lai trước giai đoạn dân số già đến.

Đặc trưng của cơ cấu dân số

Dựa vào những tiêu chí nhất định, người ta phân chia dân số thành những nhóm khác nhau với những đặc trưng riêng biệt.

Cơ cấu dân số theo giới

Cơ cấu dân số là gì? Theo giới là khái niệm biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

Cơ cấu dân số theo giới thể hiện mối quan hệ, tỉ lệ giữa giới nam với giới nữ hoặc với tổng số dân

Cơ cấu dân số dưới tác động của trình độ phát triển kinh tế, sự di cư và tuổi thọ [nữ>nam] mà theo thời gian, theo từng khu vực có sự chuyển dịch nhất định.

Thường ở các nước phát triển, cơ cấu dân số theo giới thì nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam.

Cơ cấu dân số tác động đến sự phân bố sản xuất, đời sống sinh hoạt và các chính sách phát triển, an sinh của các quốc gia.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi

Cơ cấu dân số theo tuổi là việc tập hợp và sắp xếp con người vào những nhóm tuổi nhất định.

Việc phân chia dân số theo cơ cấu dân số nhóm tuổi giúp cơ quan chức năng nắm bắt được tình hình sinh, tử, tuổi thọ và có phương hướng xây dựng chính sách điều chỉnh, phát triển nguồn lao động hợp lý.

Trong cơ cấu dân số theo tuổi, có 3 nhóm tuổi:

  • Nhóm dưới tuổi lao động : từ 0 đến 14 tuổi
  • Nhóm tuổi lao động: từ 14 đến 59 [hoặc 64] tuổi
  • Nhóm  trên tuổi lao động: lớn hơn 60 hoặc 65 tuổi

Tháp dân số biểu hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính. Gồm 3 loại: tháp mở rộng, thu hẹp và ổn định.

cơ cấu dân số là gì và cơ cấu dân số việt nam qua các năm Cơ cấu dân số là gì? Những đặc trưng của cơ cấu dân số

Một đất nước có dân số trẻ khi: có trên 35% người từ 0-14 tuổi và số người trên 60 tuổi nhỏ hơn 10%. Dân số trẻ đem lại nguồn lao động dồi dào cho xã hội nhưng cũng tạo nên sức ép dân số lớn.

Một đất nước có dân số già khi: có dưới 25% người trong độ tuổi 0-14 tuổi, trên 15% người trên 60 tuổi. Dân số già thể hiện chất lượng cuộc sống cao do những lương dân số trên 60 tuổi đông và có nhiều kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức về nguồn lao động và gánh nặng về phúc lợi xã hội nhiều hơn cho đất nước.

Cơ cấu dân số theo lao động

Cơ cấu dân số theo lao động cho biết tại từng khu vực kinh tế tình hình dân số và nguồn lao động diễn biến ra sao.

Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế

Có 3 khu vực kinh tế: 

  • Nông lâm ngư nghiệp – KV1, 
  • Công nghiệp xây dựng -KV2,
  • Dịch vụ – KV3. 

Hiện nay xu hướng chuyển dịch dân số về KH2, 3, giảm thiểu ở KV1. Điều này rất phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguồn lao động

Là những người đang trong độ tuổi lao động, có đủ khả năng tham gia lao động.

Nguồn lao động được chia làm 2 nhóm.

Nhóm hoạt động kinh tế: là những người có việc làm tạm thời hoặc ổn định hoặc có nhu cầu lao động nhưng chưa tìm được việc.

Nhóm không hoạt động kinh tế: là học sinh, sinh viên, nội trợ và một số trường hợp khác không tham gia lao động.

Tình hình cơ cấu dân số Việt Nam

Tính đến tháng 7/2018 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của nước ta là 96.535.399 người, chiếm 1,27% dân số thế giới.

Độ tuổi trung bình ở nước ta 31 tuổi.

Cơ cấu dân số Việt Nam đang là cơ cấu dân số vàng, cần phải tận dụng và phát triển lợi thế này hơn nữa trong việc xây dựng nhân lực phát triển đất nước.

Trên đây là những thông tin về cơ cấu dân số là gì. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay tại đây nhé.

[Last Updated On: 17/12/2021]

Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu thức [mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học nào đó].

2. Cách phân loại cơ cấu dân số.

Tuổi và giới tính là những đặc trưng cơ bản nhất của một dân số. Mỗi dân số có một cơ cấu tuổi và giới tính khác nhau. Ngoài ra có nhiều loại cơ cấu dân số như: Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức sống, thành thị nông thôn…Việc nghiên cứu cơ cấu dân số cho phép chúng ta nghiên cứu một cách tỷ mỉ và kỹ lưỡng hơn dân số của một địa phương. Trong các loại cơ cấu dân số thì hai cơ cấu quan trọng nhất là cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính. Bởi vì cơ cấu theo tuổi và giới tính là các đặc tính quan trọng của bất kỳ nhóm dân số nào, nó ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết, di dân trong nước và quốc tế, tình trạng hôn nhân, lực lượng lao động, thu nhập quốc dân thuần túy, kế hoạch phát triển giáo dục và an sinh xã hội.

Cơ cấu dân số theo tuổi được thể hiện thông qua sự phân chia dân số theo từng độ tuổi, nhóm 5 độ tuổi hoặc 10 độ tuổi hoặc các nhóm tuổi trẻ em [0-14 tuổi], nhóm tuổi lao động [15-59 tuổi], nhóm tuổi già [trên 60 tuổi]. Cơ cấu giới tính là sự phân chia dân số thành hai nhóm nam và nữ.

2.1. Cơ cấu theo tuổi

Tuổi là khoảng thời gian được tính từ lúc một người được sinh ra đến thời điểm thống kê. Có thể phân thành 3 loại tuổi:

Tuổi đúng là độ tuổi được tính chính xác theo ngày, tháng, năm sinh, ví dụ 3 tuổi 2 tháng và 26 ngày. Tuổi tròn là độ tuổi tính theo số lần sinh nhật đã qua, cứ mỗi lần sinh nhật qua đi thì người đó lại được tính thêm một tuổi. Tuổi lịch là độ tuổi được tính bằng cách lấy năm thống kê trừ năm sinh. Trong dân số học, thông thường người ta tính theo tuổi tròn.

+ Tỷ trọng dân số ba nhóm tuổi cơ bản

Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi trong tổng số dân [t1] Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi trong tổng số dân [t2] Tỷ trọng người già trên 65 tuổi trong tổng số dân [t3]

Tỷ trọng dân số ở các nhóm tuổi được tính toán theo công thức sau:

ti = Pi / P *100

Trong đó:

  • Pi: Số dân thuộc nhóm tuổi i
  • P: Tổng số dân
  • ti : Tỷ trọng dân số thuộc nhóm tuổi i trong tổng số dân

Ví dụ: Số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009, Dân số của Tỉnh Nghệ An là 2912 nghìn người, trong đó dân số nhóm từ 0-14 tuổi là 749 nghìn người, dân số nhóm từ 15-64 là 1951 nghìn người, dân số nhóm trên 65 là 212 nghìn người. Vậy tỷ trọng dân số nhóm tuổi 0-14 của dân số Nghệ An là:

t1 = P0-14 / P * 100 = 749 / 2912 * 100 = 25,7%

Tương tự, ta tính được tỷ trọng [t1] của nhóm 15-64 tuổi là 67,0% và tỷ trọng nhóm tuổi trên 65 là 7,3%.

+ Tỷ số phụ thuộc của dân số

Tỷ số phụ thuộc của dân số biểu hiện quan hệ so sánh giữa dân số dưới 15 và trên 65 tuổi với tổng số người trong khoảng 15-64. Công thức để tính tỷ số phụ thuộc của dân số như sau:


Trong đó:

  • DR: Tỷ số phụ thuộc chung
  • P0-14 : Dân số trẻ em từ 0-14 tuổi
  • P65+ : Dân số trên 65 tuổi
  • P15-64 : Dân số từ 15-64 tuổi

Tỷ số phụ thuộc chung của dân số cho biết cứ 100 người trong độ tuổi từ 15 – 64 [dân số lao động] có bao nhiêu người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi [dân số phụ thuộc]

Tỷ số phụ thuộc chung của dân số có thể chia ra thành tỷ số phụ thuộc trẻ và tỷ số phụ thuộc già:

– Tỷ số phụ thuộc trẻ:

Trong đó:

  • DRC: Tỷ số phụ thuộc trẻ
  • P0-14 : Dân số trẻ em từ 0-14 tuổi
  • P15-64 : Dân số từ 15-64 tuổi

Tỷ số phụ thuộc trẻ cho biết cứ 100 người trong độ tuổi từ 15-64 [dân số lao động] có bao nhiêu trẻ em từ 0 đến 14 tuổi.

– Tỷ số phụ thuộc già:

Trong đó:

  • DRA: Tỷ số phụ thuộc già
  • P65+ : Dân số trên 65 tuổi
  • P15-64 : Dân số từ 15-64 tuổi

Tỷ số phụ thuộc già cho biết cứ 100 người trong độ tuổi từ 15-64 [dân số lao động] có bao nhiêu người từ 65 tuổi trở lên.

Ví dụ, với số liệu của dân số Nghệ An nêu trên ta tính được tỷ số phụ thuộc của dân số Nghệ An như sau:

DR = [749+212]/1951 *100 = 49,3%

Với cách tính tương tự, ta tính được tỷ số phụ thuộc trẻ của dân số Nghệ An là 38,4 và tỷ số phụ thuộc già của dân số Nghệ An là 10,9.

Ở Việt Nam, cơ cấu dân số trẻ nên tỷ số phụ thuộc trẻ em lớn hơn tỷ số phụ thuộc người già. Tuy nhiên, tỷ số phụ thuộc trẻ em đang giảm dần vì mức sinh của Việt Nam đã giảm thấp trong những năm gần đây [bảng 2.4].

Bảng 1. Tỷ số phụ thuộc của dân số Việt Nam giai đoạn 1989-2010

+ Tuổi trung vị của dân số

Tuổi trung vị của một dân số là độ tuổi chia dân số đó thành hai nửa bằng nhau. Một nửa trẻ hơn và một nửa già hơn độ tuổi trung vị. Công thức tính tuổi trung vị như sau:

Trong đó:

  • Md: Tuổi trung vị của dân số
  • Lmd: Giới hạn dưới của nhóm tuổi có chứa tuổi trung vị
  • n: Khoảng cách tuổi của nhóm tuổi có chứa tuổi trung vị
  • ∑Pn : Số cộng dồn dân số từ nhóm tuổi nhỏ nhất cho đến nhóm tuổi sát trước nhóm tuổi có chứa tuổi trung vị
  • Pmd: Dân số của nhóm tuổi có chứa tuổi trung vị

Ví dụ: Tính tuổi trung vị của dân số tỉnh A năm 2009 với số liệu về cơ cấu dân số theo tuổi như sau:

Áp dụng công thức trên.

Trước hết xác định P/2 [Một nửa số dân] = 3758/2 = 1879 nghìn người

Xác định ∑Pn = 1499, bởi vì ta có 1499

Chủ Đề