Có lộc là gì

Chữ Lộc tiếng Trung là một chữ được nhiều người chọn trong tục xin chữ đầu năm mới với mong muốn có một năm thuận lợi, nhiều tài lộc đến nhà. Nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Lộc trong tiếng Trung như thế nào? Cùng Tiếng Trung Toàn Diện tìm hiểu trong bài học này nhé!

A. Kết cấu và ý nghĩa văn hóa của chữ Lộc 禄

Chữ 禄 /lù/: lộc gồm 12 nét, có kết cấu trái phải, gồm bộ Thị 礻ở bên trái và chữ Lục 录 ở bên phải. Chữ 禄 là một chữhình thanh. Những chữ có chứa bộ 礻thường là những chữ có liên quan đến chúc phúc, lễ bái thờ cúng tế tự hoặc thần tiên. Có thể giải thích là người xưa quan niệm lộc là do trời ban nên có bộ 礻, còn chữ 录 [/lù/: thu âm; ghi chép] ở đây đóng vai trò biểu âm, nó tạo âm “lu” cho chữ Lộc].

Bạn đang xem: Lộc có nghĩa là gì

Chữ 禄 có nghĩa gốc là phúc khí, tốt lành, bổng lộc. Người xưa coi việc có thể hưởng bổng lộc triều đình là nguyện vọng chính của mình, đồng thời quan lộc cũng là một loại đại diện cho sự vinh dự. Văn hóa “Lộc” vẫn còn truyền đến đời nay và ý nghĩa của nó ngày càng được mở rộng hơn, không chỉ đại diện cho quan lộc và còn đại diện cho của cải và địa vị. Nếu như muốn cầu thăng quan tiến chức thì thường sẽ bày tranh con gà trống và hươu nai [hai con này cùng xuất hiện trong tranh].

“Lộc” thường đi kèm với cụm “Phúc Lộc Thọ” 福禄寿 /fú lù shòu/, là thuật ngữ được sử dụng trong văn hóa Trung Hoa và những nền văn hóa chịu ảnh hưởng từ nó, để nói về ba điều cơ bản của một cuộc sống tốt đẹp là: những điều lành [Phúc], sự thịnh vượng [Lộc], và tuổi thọ [Thọ]. Mỗi điều tượng trưng cho một vị thần, ba vị này thường gọi chung là ba ông Phúc-Lộc-Thọ hay Tam Đa. Ông Lộc hay Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Theo truyền thuyết, Ông Lộc được sinh tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán của Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, “lộc” phát âm gần với lục”, tay cầm “cái như ý” hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh [hươu 鹿 /lù/ cũng được phát âm giống “lộc”].

B. Các từ ghép có chứa chữ Lộc 禄 và các ví dụ:

– 避禄/ bì lù/ : từ quan– 受禄/shòu lù/ : thụ lộc, hưởng lộc- 赋禄/fù lù/ : cấp bổng lộc- 禄气/lù qì/: khí vận, số kiếp có lộc- 利禄/lì lù/: lợi lộc- 财禄/ cái lù/: tài lộc- 大禄/ dà lù/: đại lộc, hậu lộc- 发禄/ fā lù/: phát tài, thăng chức- 算禄/ suàn lù/: tuổi thọ và bổng lộc chức vị- 解禄/ jiě lù/: đình chỉ bổng lộc- 俸禄/ fèng lù/: bổng lộc- 禄食/ lù shí/: bổng lộc, hưởng bổng lộc- 辞禄/cí lù/: từ bỏ, từ chối tước vị bổng lộc- 福禄/fú lù/: phúc lộc- 倍禄/ bèi lù/: từ bỏ lợi lộc/ bổng lộc gấp bội- 有禄/ yǒu lù/: có lộc- 偷禄/tōu lù/: để chỉ làm quan không tận chức, chỉ lo hưởng bổng lộc- 给禄/ gěi lù/: ban bổng lộc- 求禄/qiú lù/: cầu thu được bổng lộc

– 加官进禄/ jiā guān jìn lù/: thăng quan tiến lộc- 福禄双全/fú lù shuāng quán/ : phúc lộc song toàn- 禄无常家,福无定门/lù wú cháng jiā , fú wú dìng mén/: chỉ phúc lộc không có con số nhất định- 贪位慕禄:/ tān wèi mù lù/ : tham quyền chức, lợi lộc- 高官厚禄:/gāo guān hòu lù/ : chỉ chức vị cao, đãi ngộ tốt- 福禄长久:/fú lù cháng jiǔ/ : phúc lộc lâu dài

– 贪禄/ tān lù/: tham lợi lộc.

VD:既然“怀道”,就不该“贪禄”/ jì rán “ huái dào ” , jiù bù gāi “ tān lù ” / : đã theo đạo thì không nên tham lợi lộc.

Xem thêm: Kinh Doanh Vàng Bạc Phải Thành Lập Doanh Nghiệp, Điều Kiện Kinh Doanh Vàng, Trang Sức, Mỹ Nghệ

– 功名利禄/ gōng míng lì lù/: công danh lợi lộc.

VD:这个世界上能躲过功名利禄没有几个/ zhè gè shì jiè shàng néng duǒ guò gōng míng lì lù méi yǒu jǐ gè/: trên cái thế giới này, có thể thoát khỏi công danh lợi lộc chả được mấy người.

– 大难不死,必有后禄/dà nàn bù sǐ , bì yǒu hòu lù/: đại nạn không chết, ắt có hậu lộc

VD:古人常说大难不死,必有后禄/gǔ rén cháng shuō dà nàn bù sǐ , bì yǒu hòu lù/ : cổ nhân thường nói : “ đại nạn không chết, ắt có hậu lộc”

– 无功不受禄/ wú gōng bú shòu lù/ : vô công bất thụ lộc, không có công lao gì thì không nhận quà, thưởng..

VD: 无功不受禄, 我也没帮你什么忙, 这份礼物我不能收下/wú gōng bú shòu lù, wǒ yě méi bāng nǐ shén me máng , zhè fèn lǐ wù wǒ bù néng shōu xià /: vô công bất thụ lộc, tôi cũng không giúp gì cho cậu, món quà này tôi không thể nhận.

– 怀禄贪势:/ huái lù tān shì/ : tham quyền chức lợi lộc

VD: 他是一个怀禄贪势的人。/ tā shì yí gè huái lù tān shì de rén /Hắn ta là một kẻ tham quyền chức lợi lộc.

Page 2

Hôm nay [20/7], Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ chính thức hội quân trở lại với 22 cầu thủ được triệu tập, chuẩn bị cho vòng chung kết FIFA Futsal World Cup 2021 tại Lithuania.

Danh sách 22 cầu thủ được gọi lên tuyển futsal Việt Nam: Hồ Văn Ý, Trần Văn Vũ, Phạm Đức Hòa, Nhan Gia Hưng, Nguyễn Mạnh Dũng, Châu Đoàn Phát, Lý Đăng Hưng, Lê Quốc Nam, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Thịnh Phát, Nguyễn Anh Duy ; Nguyễn Thành Tín, Từ Minh Quang, Vũ Đức Tùng, Phạm Văn Tú ; Nguyễn Hoàng Anh, Mai Xuân Hiệp, Khổng Đình Hùng, Nguyễn Đắc Huy ; Nguyễn Văn Hiếu ; Nguyễn Anh Quý, Nguyễn Trần Duy.

Người dẫn dắt 22 cầu thủ là HLV Phạm Minh Giang.

Theo Tuổi Trẻ, do ảnh hưởng dịch COVID-19, lượt về Giải futsal vô địch quốc gia 2021 chưa thể diễn ra theo kế hoạch. Điều này đã khiến việc chuẩn bị về chuyên môn cho đội tuyển futsal Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Vì thế, VFF đã quyết định tập trung đội tuyển futsal Việt Nam sớm hơn 2 tuần so với kế hoạch nhằm giúp đội tuyển có thêm thời gian tập luyện, rèn kỹ chiến thuật.

Toàn bộ các thành viên trong đội tuyển đã được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Nếu có kết quả âm tính, ngày mai toàn đội sẽ bước vào tập luyện.

Theo kế hoạch, ngày 25/8 đội tuyển sẽ lên đường sang Tây Ban Nha tập huấn. Thời gian này đội futsal Việt Nam sẽ tham dự giải fustal Tứ hùng, diễn ra từ ngày 28/8 đến 31/8. Giải đấu có sự góp mặt của các đội: Việt Nam, Nhật Bản, Guatemala, Tây Ban Nha.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh nhân nhiễm Covid-19 hồi phục kỳ diệu nhờ phương pháp dân gian
  • Quảng Bình: Đã chuẩn bị lo hậu sự, chàng trai bất ngờ khỏi bệnh ung thư máu
  • Trung Quốc cho ‘thổi bay’ tượng Phật Quan Âm cao nhất thế giới
  • Video: Cảnh sát phá hủy nhà thờ Kitô lớn nhất Trung Quốc

Page 3

Giận bố vì bố để vợ con khổ sở, oán hận anh trai vì nghiện ngập, cô giáo vùng cao sẽ không thể buông bỏ tâm oán hận nếu như không có một cơ duyên diệu kỳ…

Sống trong căn nhà mái rơm trên đỉnh đồi khi bố là Sư phó Sư đoàn 391

Từ khi tôi biết nhớ, tôi thấy mình sống trong căn nhà rơm nhỏ bé trên đỉnh đồi. Nhà tôi nghèo lắm, sống rất khổ…

Tôi là Bùi Thị Bình, sinh năm 1976, là con út trong gia đình. Bố mẹ tôi quê ở Tam An, Tam Kỳ, Quảng Nam. Bố tôi đi bộ đội từ khi 17 tuổi, sau đóng quân tại Sơn La. Mẹ tôi làm công nhân tại Thái Nguyên nên chị em chúng tôi sinh ra và lớn lên tại đây.

Mẹ tôi sau khi sinh anh cả, sức khỏe giảm sút. Sau một trận ốm, mẹ bị nặng cả 2 tai. Từ đó, 4 chúng tôi phải làm thay hầu hết công việc của mẹ. Mỗi khi mẹ đi làm đều đưa các con đi nhưng công việc từ rãy cỏ, xúc đất, đổ đá đều do mấy anh em làm. Anh cả làm nhiều công việc nặng nhọc, còn chị hai thì thay mẹ chăm sóc các em. Bát cơm anh em chúng tôi ăn không mấy khi có màu trắng, toàn là cơm độn khoai, độn sắn.

Căn nhà mái rơm trên đỉnh đồi, trông nó thật nhỏ bé, mong manh trước những trận mưa bão. Tôi không hiểu sao nó có thể trụ vững và che chở cho mẹ con chúng tôi những ngày gian khó ấy.

Tuổi thơ đầy vất vả của tôi trong căn nhà mái rơm ấy [ảnh minh họa]

Bố công tác trên vùng Tây Bắc xa xôi, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Cứ hai năm, mỗi lần bố về là mẹ tôi lần lượt sinh ra 4 anh chị em chúng tôi. Lúc đó tôi biết bố mình là thủ trưởng, tôi luôn thắc mắc: “Sao bố lại để vợ con nghèo khổ thế?”

Không buông bỏ được tâm oán hận

Khi tôi học lớp 4 thì bố chuyển gia đình đến Chiềng Pấc, Thuận Châu, Sơn La. Không có nhà, bố để gia đình ở nhờ nhà xưởng của đơn vị. Mọi người đều chào bố là thủ trưởng, tôi nghĩ cuộc sống của mình sẽ sung sướng. Các bạn nói: “Nhà mày tha hồ ăn lương khô, vì bố mày làm thủ trưởng”.

Nhưng bố không mang lương khô về, ngay cả bò, căn nhà ở Hà Nội được cấp bố cũng không nhận. Với cương vị ấy, bố có thể thừa sức  lo cho vợ con một cuộc sống sung túc nhưng bố chọn cách sống nơi xóm nhỏ này, trong căn nhà cấp 4.

Một lần, tôi được bố cho vào đơn vị chơi, hôm đó Sư đoàn có buổi tập hợp rất hoành tráng. Quân lính đứng từng hàng ngay ngắn, trang phục chỉnh tề. Tôi thấy bố mình đứng ở bên trên, mọi người đều giơ tay chào bố. Tôi ấn tượng sâu sắc. Bố tôi có vị thế không giống những người bên dưới. Tôi cũng được đứng bên trên.

Bất giác tôi nhìn xuống đôi chân mình, có cái gì đó cay cay nơi khóe mắt…Tôi đi một đôi dép nhựa trắng đã cụt mõm. Cái mõm dép nó gãy và bay đi đâu lúc nào không hay, những ngón chân thò hết ra ngoài. Tôi mặc cái quần phin đen đã cộc quá mắt cá chân và chiếc áo màu nâu đã sờn cổ của chị. Nhìn mình và nhìn bố, tôi không hiểu: “Sao bố ở vị trí như thế mà để vợ con mình khổ thế?” Nỗi trách giận bố tiếp tục xâm chiếm trái tim non nớt của tôi…

Bố tôi tuyệt vời hơn tất cả những gì tôi đã từng nghĩ

Khi xây nhà, bố chỉ nhờ đơn vị xây cho phần cứng, còn lại bố và anh em chúng tôi làm hết. “Bố chỉ cần nói một câu là lính sẽ làm ngay, sao bố phải tự làm khổ vậy?” Thắc mắc ngày càng to lớn trong tôi. Có lần tôi nói thẳng: “con tưởng bố đưa gia đình mình đến đây sẽ đổi đời, ai ngờ vẫn khổ thế này”. Bố tức giận lấy que củi to, đánh tím cả chân, hôm sau tôi không đi học nổi.

Đại tá Bùi Văn Luy, nguyên Sư phó Sư đoàn 391 trong những năm từ 1985 đến 1989

Khi tôi học chuyên nghiệp, trường Sư phạm I Sơn La, khoa Âm nhạc 3. Bạn bè được bố mẹ cho số tiền khá dư dả trong quá trình học, còn tôi thì ngược lại. Tiền lương của bố còn có phần mang về quê giúp đỡ các cháu học hành. Mỗi khi nhìn tấm hình chụp tôi với đôi dép lê cụt mõm ngày duyệt binh đó, sống mũi tôi lại cay cay. Tôi giận bố và xé đi tấm ảnh. Đó là điều hối tiếc nhất khi tôi đã hiểu về bố của mình.

Lấy chồng, ra công tác, tôi gần bố hơn và hiểu bố là người sống thanh đạm như vậy. Chỉ từ khi tôi bước vào tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn, tôi mới hiểu sâu sắc về bố của mình. Nỗi giận bố tan biến. Tôi hiểu ra bố là một sĩ quan mẫu mực, một thủ trưởng đầy nhân cách, một người cha nghiêm khắc, một người chồng thủy chung, hết lòng yêu thương vợ con, một lối sống thanh đạm, luôn vì người khác… Bố tuyệt vời hơn tất cả những gì tôi nghĩ…!

Làm sao buông bỏ tâm oán hận khi có anh trai nghiện hơn 20 năm

Anh cả tôi vướng vào ma túy khi học xong phổ thông. Ở nhà, không nghề nghiệp, rồi lấy vợ, sinh được 2 con trai. Gia đình nhiều lần giúp anh cai nghiện nhưng không thành. Dù có trói, buộc chân, nhốt trong phòng nhưng được vài bữa anh lại tái nghiện.

Vì buôn bán ma túy anh bị bắt giam 4 lần. Mỗi lần đến thăm anh ở trại, anh chỉ có xin. Xin chuyển cho anh chỗ tốt hơn, xin mua cái này, cái kia, xin hết tiền trong túi, thậm chí cái đồng hồ đeo tay cũng bị lột lấy…. Lần giam thứ 4 anh bị tai biến trong tù, tôi và chị gái phải vào bệnh xá chăm anh.

Nơi bệnh xá ngột ngạt, tập hợp bao loại người, loại bệnh, cảm giác ghê sợ. Tôi phải quay mặt vào tường mới nuốt nổi miếng cơm. Chịu đủ thứ khổ trong đó để chăm anh nhưng tâm thần anh bắt đầu hoảng loạn, gào thét. Anh ra tù với bệnh án rối loạn tâm thần sau tai biến. Tôi lại vào viện tâm thần chăm anh lần nữa…

Vợ con rời bỏ anh. Đồng lương của bố và chị em chúng tôi lo cho anh. Khi giặt giũ, quét nhà, rửa từng cái bát, cắt tóc, móng tay, móng chân cho anh,… tôi vừa làm vừa mắng anh… Nỗi khó chịu, oán hận chồng chất: “người ta là anh cả chăm em, đằng này ngược lại”. Chặng đường từ nhà anh về nước mắt tôi chảy dài cay đắng: “Có biết tôi mệt mỏi lắm không? Sao ai cũng bấu vào tôi mà đòi hỏi thế?…”

Cô giáo vùng cao mang một thân đầy bệnh và nỗi khổ nội ngoại đôi bên

Đời tôi có hai người đàn ông tuyệt vời nhất. Bố tôi và chồng tôi. Chồng tôi là một người tuyệt vời. Đối với gia đình bên vợ anh không từ chối điều gì, không nói một lời khó nghe, cái gì cũng nhường nhịn, giúp đỡ người khác. Mâu thuẫn trong gia đình đều là do tôi. Tôi đành hanh, ghê gớm, lúc nào cũng nổi đóa, cáu giận, chẳng ai muốn gần…

Truy cầu tiền bạc, tôi vừa đi dạy vừa làm thêm nghề uốn tóc, trang điểm

Mẹ chồng tôi mắc bệnh ung thư và qua đời. Em trai chồng bị bệnh tim ra đi khi tuổi còn trẻ. Bố chồng sau đó bị tai biến nằm liệt giường. Mẹ đẻ tôi cũng bị tai biến rồi qua đời. Anh trai vào tù tai biến rồi chuyển bệnh tâm thần. Cuối cùng đến lượt bố đẻ tôi bị tai biến…

Ham muốn kiếm tiền khiến tôi càng vật lộn hơn. Vừa dạy học, vừa tranh thủ làm nghề uốn tóc, trang điểm cô dâu trong khi một thân đầy bệnh. Dạ dày, dị ứng, viêm xoang mũi, thoái hóa 2 đốt sống cổ L5, L6, đại tràng… khiến cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi. Dù chăm chỉ sáng tập yoga, chiều leo núi, thực phẩm chức năng nhưng bệnh không khỏi. Nghĩ buồn bực: “Mới 40 tuổi mà bệnh tật, yếu đau thế này sao chăm được người thân?”

Tôi cứ tất bật, xoay vòng như thế, nỗi khổ không bút nào tả xiết. Trong lòng tôi chất chứa nhiều nỗi sầu muộn và oán trách, sao tôi có đủ vị tha để viên dung tất cả…?

Có một Pháp giúp con người đủ lòng vị tha và viên dung tất cả

Tôi quen một anh thợ cắt tóc gần nhà anh chị tôi ở Hà Nội. Thỉnh thoảng anh lại nhắn tin hỏi thăm sức khỏe, hỏi tôi đang làm gì. Thấy tôi luôn tất bật, người nhà toàn đau ốm, anh bảo có môn tập giúp cho thân thể khỏe mạnh, lợi ích cả gia đình. Anh bảo tôi vào mạng tìm hiểu môn Pháp Luân Công.

Sau nhiều lần anh nói, buổi trưa từ viện về nhà, tôi tập thử 5 bài tập Pháp Luân Công. Động tác rất nhẹ nhàng mà người tôi đổ mồ hôi như tắm. Tập xong một cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái xung khắp cơ thể. Tôi chưa bao giờ có được cảm giác thân thể nhẹ nhõm như thế khi tập yoga và leo núi. Tôi chợt thốt lên: “A, đây rồi, đây là môn tập rất hợp với mình, mình vẫn luôn tìm kiếm”.

Hàng ngày tôi đều đặn luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Công

Tôi nhờ anh gửi sách, đó là vào tháng 4/2017. Nghĩ quyển sách này bình thường nhưng khi đọc tôi lại chẳng hiểu gì. Nghĩ lạ: “Mình học không đến nỗi nào, sao đọc cuốn Chuyển Pháp Luân này mình chẳng hiểu gì?” Tôi đọc đi đọc lại bài 1 nhưng không hiểu gì cả. Sau khi chia sẻ, tôi mới hiểu ra cần đọc hết cuốn sách. Đọc đến bài 7 tôi đã minh bạch và buông bỏ ngay việc sát sinh. Càng đọc tôi dần dần hiểu ra những pháp lý, hiểu tu luyện là gì và từ đó tôi thay đổi bản thân, chân chính đi trên con đường tu luyện.

Bước vào tu luyện, tôi đã buông bỏ được tâm oán hận

Đọc sách được 4 tháng, tôi chợt ngộ ra việc tôi đang làm. Tôi vất vả, tất bật kiếm tiền để làm gì? Tiền dư đó lại nướng cho bác sĩ hay tiêu đi hết. Tôi lại giật mình khi nghĩ về bố chồng. Bố bị tai biến, ở một mình, con cái thuê người chăm, chị em muốn vợ chồng tôi lên ở cùng nhưng tôi không chịu. Những lời Pháp Sư phụ dạy làm người tốt theo Chân Thiện Nhẫn, làm gì luôn phải nghĩ cho người khác đã giúp tôi nhận ra: “tôi chưa làm tròn trách nhiệm người con dâu…”

Nhờ đọc sách chị Bình đã hiểu ra nhiều đạo lý từ đó thay đổi chính mình.

Khi tôi nói sẽ chuyển lên ở với bố, cả nhà tôi tròn mắt ngạc nhiên, ai cũng vui mừng. Nghề làm tóc, trang điểm tôi cũng bỏ luôn từ đó. Tôi chăm sóc cho bố chồng bằng tất cả tấm lòng mà tôi tu được nhờ Pháp Luân Công. Tôi gắn kết gia đình, giữa bố và con cái, giữa ông và cháu chắt. Bố tôi vui lắm, không khí gia đình khác hẳn…

Tôi đã buông bỏ được tâm oán hận của bản thân mình.

6 tháng sau tu luyện, tự nhiên tôi nhớ ra bệnh của mình. Ô sao không thấy các cơn đau nào, bệnh của tôi đi đâu hết rồi? Chẳng phải tâm tính tôi đề cao, bệnh tật theo đó mà hết sao? Sư phụ đã gỡ hết thứ bệnh đó và sắp đặt mọi chuyện tốt đẹp cho tôi. Bố chồng tôi ra đi thanh thản sau 8 tháng tôi chuyển đến ở. Vợ chồng tôi ở hẳn nhà bố để lo hương khói.

Sự hồi phục kỳ diệu của bố đẻ sau tai biến nhờ nghe bài giảng Pháp Luân Công

Năm 2017, bố tôi bị biến chứng tiểu đường rất trầm trọng. Lúc đó, ông 83 tuổi. Ông khó thở, lưỡi đã rụt hết lại, không tiếp nhận đồ ăn, liệt toàn thân. Bác sĩ khuyên cho ông về nhà hoặc chuyển tuyến. Gia đình xin một phòng điều trị riêng cho ông.

Tôi bắt đầu mở các bài giảng của Sư phụ Lý cho ông nghe. Nghe đến bài giảng thứ 4, da dẻ bố tôi hồng hào trở lại, ông có thể ngồi dậy ăn. Nghe xong 9 bài giảng thì ông khỏe, dần dần hồi phục và ra viện. Bác sĩ vô cùng ngạc nhiên: “Ồ! Ông này tưởng chết mà lại hồi phục và khỏe nhanh vậy?”. Khi tôi cho ông nghe đài, bác sĩ hỏi: “Cho ông nghe gì vậy?” Tôi nói, tôi tu luyện Pháp Luân Công, tôi cho bố nghe các bài giảng Pháp. Bác sĩ không nói gì và sau đó chứng kiến điều kỳ diệu xảy ra với bố tôi.

Bố đẻ tôi hồi phục thấy rõ sau khi nghe các bài giảng Pháp Luân Công

Về nhà tôi kiên trì cho ông nghe Pháp. Bố tiếp tục hồi phục. Bố có thể ngồi dậy, tự cầm đồ ăn được, đó là điều không thể đối với người liệt toàn thân. Bố nhớ và nói được tên tất cả con cháu, đếm được từ 1 – 100, mà tình trạng trước đó lưỡi rụt, còn phải thuê người rút lưỡi cũng không được. Bố tăng cân, từ 53kg lên 68kg, da dẻ hồng hào. Bố sống được 4 năm rồi ra đi thanh thản. Tôi biết, đó là điều kỳ diệu và phúc báo nhờ hồng ân Đại Pháp mà tôi đang tu luyện.

Anh trai nghiện ma túy hơn 20 năm, bỗng nhiên bỏ hút nhờ nghe bài giảng Pháp Luân Công

Khi xuống nhà anh trai, thấy anh tiều tụy quá, sống lay lắt một mình. Hơn 20 năm nghiện ngập, chẳng còn gì ngoài cái khung xương.

Không cầm được lòng, tôi nói với anh:

– “Chỉ có một con đường duy nhất cứu anh, anh có muốn không?”

Anh nói: “Có”

– Đó là tu luyện Pháp Luân Công.

Anh khóc! Không biết là giọt nước mắt khổ đau, ân hận hay mừng khi nghe nói đến tu luyện…

– Nhưng anh phải đọc sách. Tôi nói.

– Anh không muốn đọc.

– Vậy thì anh luyện công và nghe Pháp.

Anh đồng ý. Khi anh tập mồ hôi toát ra rất nhiều, người run rẩy… sau đó, anh ăn được cơm, người khỏe hẳn ra. Những ngày sau đó có thêm anh nghiện hàng xóm sang tập cùng. Được 2 tháng thì người vợ không cho chồng sang nữa. Anh trai tôi không có người luyện cùng nên chán, bỏ cuộc, chỉ nghe giảng và niệm 9 chữ chân ngôn.

Anh trai [áo trắng] và người bạn nghiện đang tập bài 1 Pháp Luân Công

Tận 5, 6 tháng sau chị em tôi mới phát hiện tiền trong túi anh rất nhiều. Hóa ra anh đã dừng hút thuốc từ ngay sau khi nghe Pháp. Tính tình anh cũng thay đổi, không còn biểu hiện tâm thần, thuần tính hơn, không đòi hỏi, làm phiền các em như trước. Vợ anh tự nhiên về dọn dẹp nhà cửa giúp; con trai quan tâm bố hơn, bảo sửa nhà đón bố về chăm… Đó là điều mà chính anh hay tất cả mọi người đều không thể ngờ tới. Anh đã được Đại Pháp ban phúc lành. Tôi cũng buông bỏ được tâm oán hận với anh trai mình.

Buông bỏ được tâm oán hận với anh trai

Một cô giáo vùng cao như tôi, tuy nhỏ bé trong dòng đời nhưng cũng phải nếm trải đủ cay đắng ngọt bùi. Tôi sinh ra với một tâm hồn thuần thiện nhưng cuộc sống với bao truy cầu, mong muốn cá nhân dần hình thành những quan niệm, tính cách xấu. Tôi ích kỷ, luôn cho mình đúng, sẵn sàng trút giận, trách cứ lên người khác. Tôi từng trách giận bố, nhất là oán anh trai rất nhiều. Việc buông bỏ được tâm oán hận này thật khó làm lắm thay.

Nhờ tu luyện tôi hiểu ra: hạnh phúc là thay đổi chính mình

Bao lần trên đường từ nhà anh về tôi rơi nước mắt. Khóc vì tức anh, vì thấy mình khổ, thấy nặng nợ,…Về đến nhà mặt nặng nhẹ với chồng, đến trường thì đủ thứ bất bình trong tâm. Tôi không bao giờ nghĩ rằng bản thân mình có một ngày thay đổi, trở thành một người khác, buông bỏ hết tâm oán hận, vui vẻ, an lạc trong tâm hồn và thiện lương với tất cả mọi người. Tất cả là nhờ khi tôi tu luyện Pháp Luân Công.

Sau 5 năm tu luyện, tôi không còn nước mắt oán giận mà là nước mắt hạnh phúc của sinh mệnh được đắc cứu. Tôi rơi nước mắt vì sự vĩ đại, khổ độ của Sư tôn, khóc vì thân mình hết bệnh, vì mọi điều tốt đẹp mà gia đình tôi nhận được từ Đại Pháp. Cảm giác bực bội, khó chịu mỗi khi xuống nhà anh tan đâu mất, chỉ còn nỗi thương và mong anh tu luyện tốt. Tôi đã buông bỏ được tâm oán hận anh trai mình. Tiếng cười trong gia đình cũng vì thế mà ngân vang mãi…

Lời kết

Tôi là một cô giáo vùng cao của một trường Tiểu học tại Thuận Châu, nơi Tây Bắc xa xôi. Hôm nay tôi chia sẻ câu chuyện này đến bạn đọc, tuy hơi dài nhưng là nỗi lòng của tôi. Tôi mong mọi người hiểu rằng: Bản tính con người không dễ thay đổi, nhất là không ai thừa nhận mình xấu. Nếu nói rằng tôi sẽ tự thay đổi trở thành tốt hơn, điều đó rất khó làm. Tu tâm tính mà không có Pháp lý chỉ đạo thì không tu nổi. Chỉ có pháp môn Pháp Luân Công mới thật sự cải biến tâm tính, quy chính con người dù xấu đến đâu cũng trở thành người tốt.

Thực hành Chân Thiện Nhẫn, tôi luôn nỗ lực là một giáo viên tốt

Việc thay đổi chính mình là điều khó làm nhất nhưng khi làm được thì đúng là sự thăng hoa của sinh mệnh. Pháp Luân Công sẽ giúp chúng ta làm điều đó nếu như chúng ta muốn và tin tưởng.

Câu chuyện thay đổi chính mình của cô giáo vùng cao là tôi: Bùi Thị Bình, quê Thuận Châu, Sơn La là hoàn toàn chân thực. Số điện thoại của tôi giúp bạn liên hệ trực tiếp 039 8971789. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính //vi.falundafa.org/  hay vào link //hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này. 

Theo Nguyện Ước

Page 4

Đôi lời về tác giả: GS.TS. Nguyễn Khắc Nhẫn nguyên là giáo sư Đại học Bách Khoa Grenoble, Cộng hoà Pháp; Cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện lực Quốc gia Pháp, và là giám đốc đầu tiên của Trung tâm quốc gia kỹ thuật Phú Thọ ở Sài Gòn [nay là Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh]. Hơn nửa thế kỷ xa quê hương, ông vẫn luôn hướng về Việt Nam thông qua những đóng góp về khoa học, giáo dục, đặc biệt dành cho miền Trung những tình cảm vô vàn yêu dấu. 

*** 

Tôi rất vinh dự được anh Trần Văn Trà đề nghị nhắc lại trên vài trang của Tập kỷ yếu và hồi ký đặc biệt này, một số công việc đóng góp, hợp tác Pháp – Việt và kỷ niệm của tôi, trong quá trình học tập, nghề nghiệp, với đôi lời nhắn nhủ, về Trường Quốc học Huế, nhân lễ trọng đại 110 năm thành lập trường.

Lời nói đầu của tôi, nặng tình lưu luyến, là không gian không chia cách, thời gian chẳng xoá nhoà! Gần 6 thập niên xa sông Hương núi Ngự, lòng tôi vẫn trọn vẹn với mái trường xưa.

Tôi chào đời ở cạnh Trường Quốc học Quy Nhơn. Tôi rời trường này một hai năm trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai chấm dứt, để ra Huế, cùng với Cha Mẹ và 5 anh chị em, tiếp tục vài niên khoá ở trường Khải Định mến yêu [3 anh em học Khải Định, 3 chị em Đồng Khánh].

Ở xóm An Cựu, rồi Kho Rèn, cạnh bờ sông Hương thơ mộng, tôi bắt đầu chăm học một cách say mê vào năm 15 tuổi thanh xuân. Tôi quyết tâm học giỏi, với hy vọng được cấp học bổng, để làm nhẹ phần nào gánh nặng cho Cha Mẹ. Mùa ve kêu phượng nở năm ấy, tôi triệt để tiết kiệm thì giờ vàng ngọc, tập trung tâm trí, đóng cửa học ráo riết một mình. Cũng may mà lúc bấy giờ tôi không bị máy truyền hình hay vi tính quấy rầy! Nhờ vậy, kỳ thi tuyển [concours] vào đệ nhất ban A – toán lý – tôi may mắn được chấm đậu hạng nhất [Bạn Võ Quang Yến, nguyên Chủ tịch Hội người yêu Huế ở Pháp, đậu đầu ban B]. Trong năm học tôi không muốn để ai qua mặt, nên thầy Nguyễn Duy Thu Lương có thưởng cho tôi một cuốn truyện với lời ghi trách móc sau đây : «Học không phải để đứng đầu trong lớp» !

Vì nghe lời cảnh cáo của thầy Thu Lương, hay bắt đầu lãng mạn thì đúng hơn, một hôm tôi nhảy dù, bỏ trường, trốn cả ngày, đi lang thang trên đường quê, về tận Hương Trà hái quýt, cùng với một bạn trai và một nữ học sinh Đồng Khánh, xinh tươi và thuỳ mị! Về đến nhà trễ cơm tối, tôi bị Ba tôi và ông anh cả la cho một trận hết hồn hết vía! Tà áo trắng năm xưa, đến nay vẫn chưa phai mờ trong ký ức!

Vốn say mê đá banh từ lúc còn thơ ấu, nhưng ở trường Khải Định tôi lại không dám chơi, vì đã 2 lần gãy 2 tay ở Quy Nhơn với môn thể thao này. Lần thứ hai, gãy tay trái, khá nặng, trước mặt em trai tôi, làm em tôi lo sợ, khóc nức nở từ ga xe lửa về đến nhà.

Ở miền Trung, cùng với vài bạn khác [trong đó có các anh Nguyễn Khoa Bồng, Châu Trọng Ngô, Võ Quang Yến …], tôi may mắn được chấm đậu, qua kỳ thi tuyển [20 sinh viên] toàn quốc, vào trường Vô tuyến điện Sài Gòn. Lúc học ở đây, tôi lại bị gãy tay lần thứ 3.

Vừa thi đậu lên năm thứ hai trường Vô tuyến điện, tôi được phép Cha Mẹ cho từ giã Sài Gòn đi Pháp, học lớp dự bị ở Chambéry, để soạn thi vào năm thứ nhất Đại học Bách khoa Grenoble. Trong suốt 7 năm đèn sách, tuy lòng dạ lo sợ, luôn hướng về Tổ quốc đang chìm trong khói lửa, tôi vẫn say mê đắm đuối học tập, không hề nhảy dù một lần nào khác nữa, không chơi bời lêu lổng! Sợ đá banh, tôi bắt đầu học đánh tennis và từ đó mê tennis đến nay. Tôi không dám đi trượt tuyết, sợ gãy chân mất năm học!

Đại học Bách Khoa Grenoble, nơi Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn từng giảng dạy. [Ảnh: i2en.fr]

Sau khi tốt nghiệp 2 bằng kỹ sư Điện và Thuỷ Điện ở Đại học Bách khoa Grenoble, tôi trở về nước cuối năm 1956, đành tạm gác một bên luận án Tiến sĩ ở Đại học Khoa học Grenoble. Xa quê hương, gia đình đã quá lâu, không tài nào chờ đợi mãi.

Tháng 7 năm 1957, sau một cuộc chọn lọc, dự án của tôi được chấp nhận và tôi vinh dự được ông Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Dương Đôn giao phó trọng trách tổ chức và điều khiển Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ ở Sài Gòn [nay là Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh] và Trường Cao đẳng Điện học. Mới 26 tuổi đầu, thiếu kinh nghiệm, tôi chỉ nhận chức giám đốc Trường Cao đẳng Điện học và từ chối chức giám đốc Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật. Để dung hòa quan điểm, ông Bộ trưởng yêu cầu tôi nhận thêm chức Phó giám đốc Trung tâm và ủy thác ngay cho tôi việc tổ chức, phối hợp cơ cấu các Trường Cao đẳng Công chánh [đã có tiếng từ lâu], Trường Kỹ sư Công nghệ, Trường Cao đẳng Điện học và Trường Hàng hải. Qua năm sau, kỹ sư kiều lộ Lê Sĩ Ngạc mới được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm, nhẹ bớt gánh nặng cho tôi. Lu bu công việc, vì tôi còn phải phục vụ ở Bộ Công chánh với tư cách Cố vấn kỹ thuật ông Bộ trưởng, về điện lực, và sau đó còn phải giữ chức Phó Tổng giám đốc Điện lực.

Năm 1964, tôi được đề cử đi dự Hội nghị Quốc tế về Hệ thống Điện cao thế ở Paris. Cũng vào thời điểm này, chiến tranh bắt đầu lan rộng trên toàn lãnh thổ. Để tránh nhìn thảm cảnh bom đạn giày xéo non sông, tôi đau lòng quyết định không trở về nước, để lại bao tình thương nhớ! Tôi hết sức quý sinh mạng con người [dù là kẻ thù đi nữa], thú vật [dù nhỏ như một con kiến], nên tôi không thể chấp nhận việc chém giết sát sinh.

Cuối năm 1980, Bộ Ngoại giao Pháp đề cử tôi về công tác ở quê hương. Nhân dịp này, tôi đề nghị với Bộ Giáo dục Việt Nam, nên tổ chức việc hợp tác giữa 3 Đại học Bách khoa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, với Đại học Bách khoa Grenoble, nơi tôi đang giảng dạy. Đồng thời, tôi cũng đề nghị Bộ Điện lực hợp tác với Công ty Điện lực Pháp [EDF], nơi tôi đang phục vụ. Từ đó trở đi, thú thật, tôi ít có rảnh giờ phút nào!

Như suốt thời gian hành nghề trong nước, ở Pháp tôi cũng được Phật Thánh ban duyên lành, nên được tiếp tục đi dạy buổi sáng, đi làm ở xí nghiệp buổi chiều. Vừa trau dồi lý thuyết, vừa thực hành là điều mà sinh viên rất hưởng ứng.

Trong khuôn khổ hợp tác Pháp – Việt này, trên 300 kỹ sư và giảng viên sang tu nghiệp ở Grenoble từ 1 đến 4 năm đã trở về nước, trong số ấy có khoảng 80 người đỗ bằng tiến sĩ. Ngoài các thực tập sinh và sinh viên, tôi cũng có dịp đón tiếp, giúp đỡ, và hướng dẫn hàng loạt những đoàn kỹ sư các Công ty Điện lực Việt Nam sang thăm viếng hoặc tập sự ở EDF.

Hiện nay Đại học Bách khoa Grenoble tiếp tục đóng vai trò quan trọng, trong số 6 trường lớn của Pháp hợp tác với ta, trong chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Cũng vì «Thương về miền Trung», tôi đã khởi xướng và thúc đẩy EDF Grenoble, cố vấn và hợp tác chặt chẽ với Công ty Điện lực 3 Đà Nẵng, trong công trình chi tạo và nâng cấp lưới điện thành phố Huế, và EDF Chambéry, giúp ta trong dự án thuỷ điện Vinh Sơn [2 x 33 MW].

EDF cũng có nhiều chương trình hợp tác khác với Công ty Điện lực 1 Hà Nội, Công ty Điện lực 2 Thành phố Hồ Chí Minh và trong những năm gần đây, với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, đặc biệt là nhà máy Phủ Mỹ chạy bằng khí [700 MW].

Sau năm 1980, theo lời yêu cầu của tôi, EDF đã gửi tặng cho Công ty Điện lực 2 hàng chục ngàn đồng hồ đo điện, hàng trăm máy biến thế và máy cắt điện cao thế. Trung tâm phân tích hoá học Thành phố Hồ Chí Minh cũng được tặng 2 máy biến thế 250 kVA. Những dụng cụ này, tuy đã được sử dụng, nhưng còn chạy rất tốt và có giá trị cao. Tôi cũng đã đề nghị với tổ chức «Năng lượng không biên giới» của EDF gửi nhiều phái đoàn đem máy móc biểu và thiết kế các lưới điện hạ thế ở một số địa phương và bệnh viện, như ở Điện Biên Phủ.

Từ cuối năm 2001, nhân cuộc viếng thăm của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ở Grenoble, với tư cách Uỷ viên Cố vấn Đoàn Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp, tôi đã làm cầu nối và đẩy mạnh sự hợp tác giữa nước ta và CEA [Commissariat à l’Energie Atomique] Grenoble, trong lĩnh vực công nghệ nano.

Suốt 3 năm nay, tôi đã say mê đầu tư trí não vào vấn đề Năng lượng [Thuỷ điện, Năng lượng tái tạo và nhất là Điện hạt nhân] ở Việt Nam. Tôi đã viết trên 15 bài, với tất cả nhiệt tình dành cho Tổ quốc, và trả lời phỏng vấn của các đài BBC và RFI [Radio France Internationale] về lĩnh vực tối quan trọng này. Xin mời các bạn độc giả xem trên mạng: www.tailieu.thoidai.org.

Vì quan niệm đó là bổn phận của một kỹ thuật gia, tôi luôn luôn thẳng thắng nói lên sự thật, trình bày những kinh nghiệm đã thu thập ở xứ người, góp ý kiến, phê bình xây dựng. Tôi nghĩ rằng thực hiện những công trình không kinh tế và nguy hiểm là phung phí công lao sức lực cũng như tiền bạc của Dân của Nước!

Bên lề đóng góp kỹ thuật của tôi, con cháu tôi cũng phụ lực, hướng về Quê hương. Tháng 5 vừa qua ở Paris, con gái tôi và 4 cháu ngoại, với sự khuyến khích và giúp đỡ của anh Nguyễn Thanh Tòng, anh chị Nguyễn Đắc Lộc, chị T.Nguyễn Văn Ký, đã tổ chức thành công một buổi hoà nhạc cổ điển, để góp tiền trùng tu một trường tiểu học ở Quy Hoà – Quy Nhơn. Với tư cách Chủ tịch Chi hội Grenoble Hội người Việt Nam tại Pháp, tôi vui mừng huy động được sự hảo tâm của một số bạn bè thân hữu xa gần cho dự án này.

Sau phần trình bày tóm tắt những nét chính của sự hợp tác và đóng góp cá nhân với Đất nước, cho phép tôi tâm sự đôi lời với các học sinh và sinh viên trẻ: nếu có công tâm, làm việc lương thiện, say mê đảm nhận trách nhiệm, với một ý chí vững chắc, thì các cháu không phải sợ chướng ngại vật nào và chẳng ai có thể ngăn cản mình được! «Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông !» 

Các cháu cũng đừng nên đề cao quá mức bằng cấp! Giá trị mỗi cá nhân không chỉ ở trong những mảnh giấy này. Theo tôi, tiềm năng trí tuệ của mỗi con người rất lớn. Điều khó cho cha mẹ và thầy cô, giáo sư, là làm sao triệt để khai thác có hiệu quả tiềm năng ấy?

Vì môi trường xã hội, hoàn cảnh gia đình, không đủ tiền hay sức khoẻ, mất thăng bằng… nên nhiều cháu không đỗ đạt, không thành công, tự xem như bị bỏ rơi ở dọc đường. Các cháu đừng chán nản, đừng bỏ cuộc. Các cháu phải kiên nhẫn, tự tin, giữ vững ý chí đèn sách, đem hết nghị lực phấn đấu. Rồi thể nào cũng có lối thoát vì mỗi bài toán đều có lời giải. Ở hiền các cháu sẽ gặp lành. Thua keo này bày keo khác! Buồn hay chán nản là kẻ thù số 1 của sức khỏe.

Các cháu nên trọng Đức hơn tài. Cao thượng, từ bi bác ái [không phân biệt màu da, xu hướng chính trị], đoàn kết, hiếu thảo, lễ độ, lương thiện, công bằng… là những đức tính quý báu mà quý vị tiền bối mong muốn được con cháu ghi nhớ và thực hành. Tôi muốn đặc biệt quan tâm đến các cháu có số phận hẩm hiu trước tiên. Tuy không biết các cháu, nhưng hằng ngày tôi vẫn niệm Phật phù hộ cho bất cứ ai không gặp may mắn, không có hạnh phúc trên đời.

Đối với những học sinh và sinh viên đã tốt nghiệp, tôi chỉ xin phép nhắn một điều: ra đời các cháu nên khiêm tốn và thận trọng. Chớ quên lời dạy của Rabelais: «Khoa học vô lương tâm là sự băng hoại của linh hồn». Nếu may mắn, có thể tìm cách say mê công việc, với lương tâm nghề nghiệp. Các cháu nên cố gắng tiếp tục trau dồi kiến thức, tìm lý tưởng cao đẹp, giúp ích xã hội với khả năng chuyên môn của minh.

Từ ngày hưu trí đến nay, tôi có cảm tưởng như thiếu thì giờ vì bể học mênh mông. Khoa học, mỗi ngày, vạch rõ thêm sự dốt nát của chúng ta!

Trọn đời, tôi say mê làm việc trong hai lĩnh vực Năng lượng và Giáo dục, với mơ ước có ngày góp được viên gạch bé nhỏ trong việc xây dựng Quốc gia.

Mỗi lần trở lại công tác ở Quê nhà, lẽ cố nhiên tôi không quên về miền Trung.

Qua cầu Trường Tiền, trên sông Hương, còn vương bao niềm thương… [Ảnh sưu tầm]

Qua cầu Trường Tiền, trên sông Hương, còn vương bao niềm thương, tôi ngậm ngùi nhớ đến câu thơ của Hàn Mặc Tử:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên…”

Tôi thành kính cảm tạ toàn thể những Thầy Cô cũ của tôi ở Trưởng Khải Định đã có công rèn luyện và gieo trong tâm trí tôi những mầm mống tươi tốt.

Tôi xin lỗi, chỉ nhắc lại đây vài tên: cô Trương Thị Hoa Diên, các thầy Nguyễn Duy Thu Lương, Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Khắc Trung… với tất cả tấm lòng quý mến.

Tôi không quên, với bao niềm nhớ nhung, thân gửi lời ân cần thăm hỏi sức khoẻ gia đình các bạn: Lê Đình Cát, Tôn Thất Đổng, Vô Hạnh Hồng, Tôn Thất Hưng, Đặng Như Mai, Nguyễn Khoa Mãn, Trần Đăng Nghi, Hồ Đắc Tâm, Bửu Tập, Phạm Thị Mộng Thu, Đoàn Trình, Võ Quang Yến… Làm sao chúng ta quên được những kỷ niệm êm đẹp của thời niên thiếu, mà muôn sợi ngàn dây đã thắt chặt, dưới mái Trường xưa? Tôi thành tâm lạy Phật Thánh phù hộ cho Trường Quốc học Huế mến yêu, toàn thể đội ngũ Thầy Cô, Nhân viên và Học sinh, cùng thân quyến, mọi sự an lành và mãi gặt hái được nhiều thắng lợi vẻ vang.

Grenoble 20-10-2006
Nguyễn Khắc Nhẫn

Video: Câu chuyện nhà tâm linh phương Đông và cuộc hành trình tìm kiếm kì lạ

videoinfo__video3.dkn.news||2fc53753a__

Page 5

Bảo Thoa và Đại Ngọc, một người là chiếc trâm vàng, một người là viên ngọc đen, so bề tài sắc cũng thật khó phân định kẻ hơn, người kém…

Trước nay, trong “Hồng học” luôn có hai phái tranh luận, một bên thì ủng hộ Đại Ngọc, còn một bên lại ủng hộ Bảo Thoa. Ủng hộ bên này mà lại bài xích bên kia, kỳ thật không có ý nghĩa gì. Bảo Thoa, Đại Ngọc nguyên là tài nữ thuộc hai lĩnh vực khác nhau, mỗi bên đều sở hữu vẻ đẹp bất hủ nghìn thu.

Tiết Bảo Thoa: Thục nữ Nho gia truyền thống

Bảo Thoa là mẫu đơn trong các loài hoa, đứng đầu trong hoa thơm cỏ lạ. Bảo Thoa thể thái phong mãn, phẩm cách đoan trang, tài đức vẹn toàn, tính cách đại độ, được xem là viên ngọc minh châu của nhà họ Tiết – một trong tứ đại gia tộc ở đất Kim Lăng. Tuổi tác trẻ trung nhưng lại vô cùng chững chạc, nàng hội tụ luân lý khuê các của một thiên kim tiểu thư cũng như cái đức công dung ngôn hạnh của người phụ nữ.

Nàng am hiểu hội họa, tinh thông điển tích, giỏi việc nữ công, biết văn thơ, nhìn rõ mọi việc nhưng lại rất bình tĩnh, học rộng biết nhiều nhưng luôn tỏ ra khiêm tốn, hiểu rõ nhân tình thế thái, trước sau xem việc giúp chồng dạy con, làm tốt bổn phận của người phụ nữ là điều quan trọng nhất. Bảo Thoa thông minh điềm tĩnh, là mẫu người phụ nữ Á Đông lý tưởng của Nho gia.

Nàng Bảo Thoa trong điện ảnh [Ảnh: blogsina].

“Gió tốt nhờ mượn sức, đưa ta lên trời xanh”, bài thơ trong “Liễu Nhứ Từ” đã cho thấy chí hướng của Bảo Thoa, đó là tu thân tề gia, đạt được công danh thành tựu. Dựa vào tư chất và thực lực của mình, Bảo Thoa vừa có tài năng quán xuyến gia đình, lại có cái đức dung hòa các mối quan hệ, đặc biệt là xử lý các mối quan hệ một cách điêu luyện. Tiến thì là hoàng hậu bậc mẫu nghi thiên hạ, quốc mẫu, thục phi, quý phu nhân; lùi thì là mẹ tốt vợ hiền dâu thảo trong gia đình.

Nếu như chị Bảo luân hồi chuyển sinh thành phu nhân Tổng thống hay một nữ doanh nhân thành đạt, hẳn nàng sẽ hoàn thành vai trò của mình một cách xuất sắc. Đáng tiếc là trong “Hồng Lâu Mộng” thời vận không hợp, làm lỡ cả đời của một tài nữ.

Lâm Đại Ngọc: Tài nữ Đạo gia phiêu dật thoát tục

Đại Ngọc là đóa phù dung sương gió điểm sầu, thanh lệ thoát tục, xinh đẹp mềm mại. Cô Lâm muội muội như Thần Tiên từ trên trời giáng hạ xuống nhân gian, vừa xinh xắn nhu mì, lại thanh nhã lanh lẹ. Đại Ngọc giữ vững tinh thần Đạo gia phản bổn quy chân, tiêu diêu tự tại, có phong thái nhàn nhã phiêu dật, dáng vẻ thanh cao thoát tục, phong nhã xuất thế siêu quần, tiên khí phiêu dật mỹ diệu, trên thế gian thật khó có ai sánh bằng.

Nàng Lâm Đại Ngọc trong điện ảnh [Ảnh: Xinhuanet].

Giáng Châu tiên tử đến thế gian con người, nguyện dùng nước mắt một đời để báo đáp ân huệ tưới nước cam lồ của Thần Anh thị giả [Bảo Ngọc] khi còn ở nơi thiên giới. Đại Ngọc vì tình yêu mà đến, chí tình chí nghĩa, đầy đủ công đức, dạt dào chất thơ. Nàng gảy đàn, ngâm thơ, thưởng nguyệt, vịnh hoa, khóc hoa, thương hoa, rồi lại chôn hoa, đốt bản thảo… cuối cùng lại cạn khô nước mắt mà qua đời. Quả đúng là: “Thân kia trong sạch muôn vàn, Đừng cho rơi xuống ngập tràn bùn nhơ”, “Hồn hoa chôn chặt dưới vành trăng trong”.

Đại Ngọc là cây bút đứng đầu trong làng thơ nơi vườn Đại Quan, vừa là một cầm sư tinh thông âm luật, lại là một tài nữ mang đậm khí chất nghệ thuật thi ca. Em Lâm trời sinh đã mang phong thái của nhà nghệ thuật, nếu sinh vào thời nay cũng sẽ là một nhà thơ, nhà văn, nhà âm nhạc giàu tính sáng tạo với phong cách riêng biệt, hoặc ít nhất cũng là một thi nhân trên văn đàn.

Nếu như Bảo Thoa bình dị dễ gần, là hình mẫu chung của đại đa số phụ nữ, thì Đại Ngọc lại giống như minh tinh nghệ thuật, chỉ phù hợp với một nhóm người thiểu số. Nhưng ai đã thấu hiểu nàng sẽ yêu thương nàng sâu sắc, mối tình khắc cốt ghi xương ấy thật khó có thể thay thế cho được.

Sự viên dung và tàng ẩn của Bảo Thoa

Bảo Thoa ôn nhu đôn hậu, an phận thiết thực, bình thản lý trí. Ở nơi phú quý mà không xa hoa, trang phục giản dị lại trang nhã hài hòa, thật đúng là: “Càng nhạt mới thấy hoa càng đẹp, vô tình cũng đủ động lòng người”.

Về mục đích đọc sách, Bảo Thoa khuyên bảo tha thiết: “Bậc nam nhi đọc sách hiểu rõ lý lẽ, giúp nước giúp dân, thế mới tốt… Còn như chị và tôi, chỉ nên kim chỉ dệt may mới đúng, lại biết được vài chữ. Đã biết chữ, thì chọn mấy kinh thư chính thống xem là được rồi, sợ nhất là xem mấy cuốn sách tạp nham, làm đổi thay tính tình, thì hết phương cứu chữa”.

Nếu như Đại Ngọc thường Thần du Thiên ngoại, thì Bảo Thoa lại để tâm trên mặt đất, dù học rộng tài cao, thông minh tuyệt đỉnh thế nào đi nữa cũng phải làm trọn bổn phận của phụ nữ truyền thống, giữ gìn vẻ đẹp cổ điển của tính tình.

Bảo Thoa và Bảo Ngọc trên màn ảnh.

Bảo Thoa thông minh tinh ý, cư xử thấu lý đạt tình. Tâm tư nàng cẩn mật, xét thời đoán thế, rất minh bạch thế nào là thích hợp, khi vừa vặn thì biết điểm dừng, lại hiểu được cần phải hành sự thuận thời thuận thế ra sao.

Bảo Thoa xem xét lời nói, quan sát nét mặt, đoán được tâm lý và nỗi khó xử của người khác. Thuận theo sở thích của người mà trao tặng cái người ta đang cần, chia sẻ mối lo nỗi buồn. Nàng giỏi lý giải tâm ý người khác lại quan tâm chu đáo, nên bất kể là Giả mẫu, Vương phu nhân, các chị em, hay những kẻ thấp kém, thậm chí ngay đến cả dì Triệu luôn làm mọi người ghét cũng phải khen ngợi nàng. Tính thích ứng, tính chừng mực thích đáng viên dung của Bảo Thoa đã hài hòa các mối quan hệ trong các mâu thuẫn phức tạp, rất thỏa đáng mà lại hợp lý hợp tình.

Hiểu rõ thế sự đều cần học hỏi, trong vườn Đại Quan có chuyện gì có thể giấu được con mắt của chị Bảo đây?! Tuy việc không liên quan đến mình, hễ hỏi đến chỉ lắc đầu, nhưng trong lòng sáng như gương vậy, thật là thâm thúy. Bảo Thoa giỏi thu mình giấu tài, giả ngốc giả vụng, không lộ tài năng, tránh gây đố kỵ, giấu kín thực lực, chờ khi hợp thời thì sử dụng.

Khi chị Phượng lâm bệnh, Bảo Thoa với thân phận người thân thích đã phụ giúp Lý Hoàn và Thám Xuân lo liệu việc nhà. Bảo Thoa chỉ mới lộ chút tài năng đã cho thấy nàng là tay cứng trong việc quản lý gia đình, tài sản, xem xét hết đại thể, chăm nom hết các phương diện, trên dưới ai ai cũng cảm nhận được.

“Thoa ư liêm nội đãi thời phi” [Trâm ở trong hộp chờ thời bay]. Bảo Thoa giỏi đọc hiểu lòng người, chỉ riêng với chuyện một mình khuyên bảo Bảo Ngọc không được, có lẽ nàng nghĩ, hôn nhân cần phải dành nhiều thời gian đầu tư lo liệu, nên hãy cứ từ từ.

Điều Bảo Thoa khiến người khác chê là, sự việc đình Trích Thúy dùng kế “Kim thiền thoát xác” khiến nha hoàn nghi là Đại Ngọc nghe trộm chuyện riêng, sau chuyện Kim Xuyến nhảy xuống giếng tự tử, Bảo Thoa đi an ủi Vương phu nhân, ngôn hành của nàng đã để lộ ra nhược điểm Bảo Thoa quá ư cầu toàn, không đủ chính trực, lại có phần lãnh đạm. Người ta thường nói con người vốn chẳng có ai hoàn thiện, bản tính con người ta nguyên vốn phức tạp, làm sao tránh khỏi tì vết?

Si mê và chân thành của Đại Ngọc

Thời kỳ đầu yêu, cặp Bảo Ngọc – Đại Ngọc lúc thì vui, lúc thì bực, Đại Ngọc ngước gió tuôn lệ, thương cảm thở than. Vì si tình, vì nhạy cảm tự ti và cảm giác bất an, nàng luôn dùng lời nói kháy ướm thử, nhưng khá chân thành với Bảo Ngọc. Bảo Ngọc tặng khăn, dặn nàng yên tâm, Đại Ngọc cuối cùng đã hiểu được ý tứ sâu xa của Bảo Ngọc, bèn không gây chuyện nữa. “Nhược thủy ba ngàn dặm, cũng chỉ cần một gáo nước mà thôi”. Thời kỳ sau, cặp Bảo – Đại đạt đến cảnh giới là tri kỷ tri âm, không thể xa rời.

Một cảnh quay trong bộ phim “Hồng Lâu Mộng” năm 1987 của đạo diễn Vương Phù Lâm.

Hai vị tiên khách từ thiên giới giáng trần này, họ rất coi thường công danh lợi lộc mà mọi người đang chăm chăm bon chen. Cặp Bảo – Đại phản nghịch như vậy, trong con mắt mọi người quả là “ngu si không thể nào dùng lý lẽ khuyên bảo được”. Bởi em Lâm chưa từng nói chuyện tầm phào mua danh bán tước, nên Bảo Ngọc càng thêm kính trọng. “Chỉ mong mọc ra đôi cánh, bay theo hoa đến tận cùng cõi trời. Đến tận cùng cõi trời, nơi nào có gò hương?”. Nỗi buồn cố hương thiên quốc từ đời trước, lại thấy lạc lõng trước xã hội thế tục, khiến Đại Ngọc đa sầu đa cảm vô cùng cô đơn, chỉ có Bảo Ngọc hiểu được nàng.

Bảo Thoa tính toán bước đệm rất tinh nhanh, trong khi Đại Ngọc lại đắm chìm trong ý thơ và thế giới nội tâm tự do. “Xa đời ngất ngưởng cùng ai đấy, Biếng nở lừ đừ khéo chậm sao?”, cũng giống như bài thơ hoa cúc của nàng, nàng là một người ở ẩn cao khiết phóng khoáng. Bảo Ngọc niệm rằng: “Trần trụi đến đi chẳng bận tâm”, đã đánh thức Phật tính. Đại Ngọc ngộ được “Không chỗ đứng lập thân, mới là sạch sẽ”, căn bản là không mưu cầu điều gì, đến thế gian dạo chơi một chuyến, mau chóng quay trở về cố hương nơi Thiên quốc không bị thế tục trói buộc.

Bảo Ngọc cả đời chỉ có cái chấp về tình là mãi không buông bỏ được. Đại Ngọc khóc trả hết nước mắt rồi rời đi, chàng ta còn có điều gì mà không buông bỏ được nữa, cuối cùng xuất gia là lẽ đương nhiên.

Hồi 87, Diệu Ngọc nghe thấy tiếng đàn của Đại Ngọc ở ngoài Tiêu Tương quán, tiếng đàn thanh thoát bi thiết. Đại Ngọc ngâm nga “Lòng canh cánh không ngủ, dải Ngân Hà mờ xa”. Diệu Ngọc nói: “Sao ưu tư quá thế!”. Cuối cùng tiếng đàn “bỗng chuyển thanh chủy”, Diệu Ngọc thất sắc nói: “Âm vận có thể tan vàng nát đá! Sai biệt quá rồi, e sẽ không được lâu!”. “Binh”, tiếng dây đàn đứt đoạn.

Đại Ngọc khiến tôi nghĩ đến nghệ sỹ đàn violin cello Jacqueline du Pré nổi tiếng có một không hai. Cô gái thiên tài này khi diễn tấu hoàn toàn quên bản thân, người và đàn hoà tan làm một, thần tình như chẳng còn ở chốn nhân gian, truyền ra một sức mạnh không gì sánh nổi, một nỗi bi sầu đẹp đến nỗi không thể thêm bớt chút nào.

Nhạc sỹ đàn violin cello Stark người Hungary nghe thấy tiếng đàn của Du Pré, cảm động than rằng: “Diễn tấu tài hoa như thế này, cô ấy chắc chắn sẽ không sống được lâu”. Một câu nói thành lời tiên tri, Du Pre quả nhiên ra đi khi tuổi còn xuân. Stark nghe tiếng đàn mà nghiệm được rằng Du Pre đang dùng sinh mệnh của mình diễn tấu.

Đại Ngọc dù là ngâm thơ, chơi đàn, hay yêu đương cũng đều vô cùng tinh tế, toàn tâm toàn ý đặt vào đó, đốt cháy hết mới thôi. Thơ của nàng chính là tính tình chân thực, tiếng đàn của nàng chính là tâm hồn, tình yêu của nàng chính là sinh mệnh.

Nước trong mọc phù dung, tự nhiên không trang sức, Đại Ngọc có sự thuần khiết thanh tịnh không thuộc về cõi trần thế. Vì chân thành, nên nàng không tính toán, cũng không cự tuyệt cầu toàn, nói chuyện nhiều khi đắc tội người khác. Vì nàng không có mặt nạ giả tạo, nên hiển nhiên khiến tâm thái giả tạo của người khác phải đeo các loại mặt nạ, khiến người ta không thoải mái. Vượt qua cái vẻ bề ngoài chua cay khắc nghiệt, cô độc cao ngạo không hòa đồng ấy, nàng là một nhi nữ có tấm lòng chân thành, xinh đẹp lanh lợi, giàu tình cảm thi vị. Nàng rất đặc biệt, vô cùng lãng mạn.

Vứt bỏ công danh lợi lộc, chỉ cầu cái đẹp và cái chân, kiên trì cái chí chân chí thuần của nội tâm — Làm được thuần túy triệt để như thế này, xưa nay có được mấy ai?

Vứt bỏ công danh lợi lộc, chỉ cầu cái đẹp và cái chân, kiên trì cái chí chân chí thuần của nội tâm — Làm được thuần túy như Đại Ngọc xưa nay có được mấy ai?

Thoa – Đại hợp nhất, Nho – Đạo viên dung

Bảo Thoa, Đại Ngọc là nhân vật của hai thái cực, tiêu biểu cho “Nho và Đạo”, “làm quan và ở ẩn”, “lễ và thơ” của văn hóa Trung Hoa. Tranh luận Thoa – Đại tốt xấu, cũng là thể hiện của mâu thuẫn trong đó.

Hình tượng Diêu Mộc Lan mà nhà văn Lâm Ngữ Đường xây dựng trong “Kinh hoa yên vân” là người phụ nữ lý tưởng mà Nho – Đạo dung hoà bổ trợ lẫn nhau, vừa có trí huệ sinh tồn thế tục của Nho gia, lại vừa có cái chân thực siêu thoát tiêu diêu tự tại của Đạo gia. Chỉ có điều nàng quá hoàn mỹ, thế gian thật khó tìm.

Lâm Thanh Hà hoa cười ngọc thốt đoan trang, thời thiếu nữ thật giống như Đại Ngọc, đến trung niên lại giống Bảo Thoa. Rất nhiều phụ nữ ngày nay đều như thế, thời thiếu nữ trong lòng là thơ ca, tuổi thanh xuân đa sầu đa cảm, giống hệt như Đại Ngọc. Đến khi bước vào đời, kết hôn, làm vợ, làm mẹ, họ hiểu rằng cần phải lanh lợi tinh ý giữa sự đời, họ càng ngày càng giống Bảo Thoa.

Mỗi một phụ nữ đều có thể tìm thấy bóng dáng mình trong “Hồng lâu mộng”, tính cách bạn có bao nhiêu giống Đại Ngọc, lại có mấy phần của Bảo Thoa? Hoặc trong các trường hợp khác nhau, hoàn cảnh khác nhau mà chúng ta đang lần lượt vào các vai diễn Thoa – Đại. Trên thân của người con gái luôn có nét ngây thơ dễ thương, nhưng cũng không kém phần tinh tế và ý vị. Giữa cõi mịt mù hỗn độn của thế nhân, dẫu bạn có thể lựa chọn làm Bảo Thoa, thì cũng đừng quên một phần Đại Ngọc trong tâm hồn…

Theo Epoch Times
Phi Long – Nam Phương biên dịch

Page 6

Hồng Kông là một thuộc địa cũ của Anh được tuyên bố là lãnh thổ tự trị từ năm 1997. Bối cảnh này đã cho phép nó phát triển và trở thành một trong những trung tâm tài chính quan trọng bậc nhất trên thế giới. Thế nhưng chính quyền Trung Quốc trong những năm gần đây đã không còn tôn trọng các thỏa thuận “không can thiệp” mà ngày càng thâm nhập sâu vào các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội của hòn đảo này. Kết quả là, Hồng Kông đã đánh mất vị thế uy tín trên trường quốc tế của mình và phương Tây không còn coi nó như là một trong những đồng minh chiến lược của mình ở châu Á nữa.

Đảng Cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ] đã thâm nhập và nắm quyền kiểm soát Hồng Kông trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng Luật An ninh Quốc gia gây tranh cãi vào tháng 6 năm 2020, chính quyền Trung Quốc mới thực sự can thiệp vào bộ máy quan chức thành phố.

Kể từ đó, nó đã không ngừng nỗ lực hòng kiểm soát và đàn áp báo chí độc lập, những người bất đồng chính kiến và tất cả các nhân tố thúc đẩy tự do và chống lại chế độ cộng sản.

>> Xem video trên kênh YouTube “China Revealed”:

Một quốc gia, hai chế độ

Sau nhiều năm đàm phán, vào năm 1997, Anh và chính quyền Trung Quốc đã đi đến thống nhất về tương lai của Hồng Kông. Người Anh đã trao trả lại thành phố đảo thịnh vượng này cho chính quyền cộng sản theo “Tuyên bố chung Trung-Anh”, dựa trên nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.

Như vậy, sau 156 năm là thuộc địa của Anh, Hồng Kông đã trở thành một phần quỹ đạo cộng sản Trung Quốc. Theo thỏa thuận, Bắc Kinh sẽ xử lý các vấn đề quốc phòng và ngoại giao, còn “người Hồng Kông” sẽ quản lý các vấn đề nội bộ của họ với “mức độ tự trị cao” trong ít nhất 50 năm sau đó.

Thỏa thuận quy định rằng Hồng Kông sẽ giữ nguyên hệ thống kinh tế tư bản và tiền tệ của mình, đồng đô-la Hồng Kông [HKD]. Điều tương tự cũng sẽ áp dụng với hệ thống luật pháp, hệ thống lập pháp, nhân quyền và các quyền tự do mà công dân Hồng Kông được hưởng.

Ngay từ khi bắt đầu chuyển giao quyền lực, một số nhà phê bình đã lên án rằng bất chấp những lời hứa hẹn với cộng đồng quốc tế, ĐCSTQ đã liên tục không tuân thủ các thỏa thuận rõ ràng và ngầm hiểu về cách Trung Quốc sẽ quản lý Hồng Kông và những quyền công dân mà người dân Hồng Kông được hưởng như được thiết lập trong “Tuyên bố chung Trung-Anh”.

Cùng với việc Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga [Carrie Lam] lên nắm quyền vào năm 2017, các cơ quan trung ương của chính quyền Trung Quốc đã siết chặt hơn các biện pháp kiểm soát đối với đặc khu.

Kết quả là, Trung Quốc đã trấn áp thành công những bất đồng chính kiến, làm xói mòn hệ thống luật pháp kế thừa từ thông luật và xóa bỏ các quyền công dân được hưởng.

Các phong trào chống chế độ và đòi độc lập của Hồng Kông đã phát triển trong suốt 20 năm qua, dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực, chủ yếu là của những người trẻ tuổi không chịu khuất phục trước các quy tắc áp đặt đầy tính cưỡng chế của ĐCSTQ.

Bắc Kinh đã đáp trả không khoan nhượng rằng vấn đề luật pháp và trật tự ở Hồng Kông có thể làm suy yếu an ninh của toàn quốc. Với lập luận đó, nó đã áp đặt hàng loạt điều luật khắc nghiệt, chấm dứt mọi hy vọng về “mức độ tự trị cao” kéo dài đến năm 2047 như thỏa thuận ban đầu.

Sự tăng trưởng và phát triển của Hồng Kông với tư cách cường quốc tài chính toàn cầu

Sau Thế chiến thứ hai, Hồng Kông trở thành một cầu nối quan trọng giữa chính quyền cộng sản Trung Quốc và các nền kinh tế lớn của phương Tây. Điều này cho phép thành phố phát triển ổn định thành một cường quốc kinh tế thực sự.

Trong khi Hồng Kông tiến hành phát triển nhanh chóng nhờ ngành công nghiệp dệt may dựa trên nền kinh tế thị trường tự do sau năm 1950, các cường quốc phương Tây như Anh và Hoa Kỳ đã thông qua thành phố này để kết nối với chính quyền cộng sản Trung Quốc. Vào thời điểm đó, họ đã phát triển kinh doanh sâu rộng với Trung Quốc mặc dù về mặt chính trị và ý thức hệ vẫn coi nó là kẻ thù như Xô Viết.

Đến năm 1997, Hồng Kông không đơn thuần chỉ là một lãnh thổ công nghiệp dệt may phát triển nữa. Thay vào đó, nó đã tự chuyển mình thành một trong những trung tâm thương mại, tài chính và kinh doanh hàng đầu thế giới chỉ trong vòng vài thập niên.

Mặc dù dân số tương đối ít, khoảng 7,39 triệu người, ít hơn Thụy Sĩ một chút, và diện tích 1.095 km vuông, chỉ lớn hơn khoảng 1/3 thành phố New York, Hồng Kông đã vươn lên thành một cường quốc kinh tế, với GDP tương đương 155 tỷ USD và tài sản ngân hàng trị giá hơn 1.000 tỷ USD vào năm 1996, theo dữ liệu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế cung cấp.

Những thành tựu này diễn ra trong bối cảnh các chính sách kinh tế ổn định và sự can thiệp của chính phủ là tối thiểu. Thông thường, các nhà chức trách sẽ cung cấp khuôn khổ pháp lý và hành chính cùng một phần cơ sở hạ tầng vật chất. Còn khu vực tư nhân sẽ quyết định cách thức phân bổ nguồn lực theo các tín hiệu rõ ràng của một thị trường tự do và minh bạch.

Cuộc biểu tình của sinh viên

Trong khoảng những năm 2000 đến những năm 2010, các cuộc biểu tình phản đối sự can thiệp quá mức của chính quyền cộng sản Trung Quốc tại Hồng Kông ngày càng nhiều đi kèm với mức độ bạo lực gia tăng. Nhưng phải đến khi Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga lên nắm quyền vào năm 2017, các cuộc biểu tình mới thực sự trở nên rầm rộ, được quốc tế biết đến rộng rãi và ủng hộ mạnh mẽ.

Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và các nhà hoạt động ngày càng ác liệt, các cảnh sát đàn áp đã bắn đạn chì vào người biểu tình, còn người biểu tình tấn công lại và ném các chai bom xăng [cocktail Molotov] vào lực lượng cảnh sát.

Theo BBC đưa tin vào thời điểm đó, người dân đang phản đối gay gắt các dự luật mà chính quyền cộng sản Trung Quốc cố gắng áp đặt thông qua các nhà cầm quyền của Hồng Kông để “hợp pháp hóa” việc nó can thiệp vào các vấn đề khác nhau ảnh hưởng đến quyền tự do của người dân xứ cảng thơm.

Dự luật dẫn độ được chính phủ Hồng Kông đề xuất vào tháng 2 năm 2019 cho phép dẫn độ công dân Hồng Kông sang Trung Quốc Đại lục để truy tố. Tuy nhiên, dự luật này đã vấp phải những phản đối gay gắt vì châm ngòi cho nguy cơ người dân Hồng Kông sẽ phải đối mặt với các phiên tòa bất công và bị đối xử bạo lực. Hàng trăm nghìn người đã xuống đường biểu tình phản đối dự luật.

Ngày 1 tháng 10 năm 2019, trong khi Đại lục đang tưng bừng kỷ niệm 70 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, thì Hồng Kông đã phải trải qua một trong những ngày “hỗn loạn và bạo lực nhất” trong lịch sử.

Khi mà ở Trung Quốc Đại lục, ĐCSTQ đang cố gắng dựng lên một hình ảnh giả tạo về đại đoàn kết dân tộc qua cuộc duyệt binh của hơn 15.000 quân nhân, huy động toàn bộ bộ máy tuyên truyền của nhà nước cho sự kiện, thì những người biểu tình ở Hồng Kông đã phải xuống đường để bảo vệ các quyền cơ bản của mình và phải hứng chịu làn đạn chì từ lực lượng cảnh sát.

Nhà lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã tuyên bố chống lại chủ nghĩa ly khai và cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm chia rẽ Trung Quốc sẽ hứng chịu kết cục “thịt nát xương tan”.

Các cuộc biểu tình tiếp tục kéo dài và lên đến đỉnh điểm cho tới ngày 30 tháng 6 năm 2020, khi chính quyền Trung Quốc thông qua Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông gây tranh cãi, qua đó ĐCSTQ đã đạt được tham vọng hợp pháp hóa sự can thiệp của mình vào hàng loạt các vấn đề nội bộ của Hồng Kông. 

Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông

Cơ quan lập pháp của chính quyền Trung Quốc đã thông qua cái gọi là “Luật An ninh Quốc gia” cho Hồng Kông vào tháng 6 năm 2020. Đạo luật cho phép chính quyền trung ương ở Bắc Kinh thành lập một văn phòng an ninh quốc gia ở Hồng Kông, có nhiệm vụ giải quyết các hành vi “lật đổ chính quyền trung ương, khủng bố, hành động ly khai và thông đồng với các thế lực nước ngoài”.

Phạm vi của những nhiệm vụ này quá trừu tượng nên cuối cùng các cơ quan có thẩm quyền được tự ý xác định những hành vi nào là không tuân thủ các quy định này. Đây là biện pháp được họ sử dụng trong suốt những tháng qua để chụp mũ bất kỳ sự bất đồng chính kiến ​​nào là bất hợp pháp và bịt miệng phe đối lập.

Biện pháp này đã giúp chính quyền cộng sản Trung Quốc can thiệp “hợp pháp” vào vấn đề nội bộ của thành phố để kiểm soát theo quỹ đạo của nó tất cả các bất đồng chính trị trên toàn lãnh thổ.

Luật an ninh quốc gia hạn chế nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận ở Hồng Kông. Nó cho phép chính quyền bắt giữ các nghi phạm trong đặc khu hành chính này và xét xử họ ở Trung Quốc Đại lục, nơi đầy những tai tiếng về việc tước đoạt các quyền tối thiểu của các tù nhân chính trị và những người bất đồng chính kiến.

Luật này cũng quy định việc thành lập một lực lượng cảnh sát bí mật, hoạt động trực tiếp theo lệnh của ĐCSTQ, đặt xứ cảng thơm dưới các quy tắc độc đoán giống như ở Trung Quốc Đại lục.

Theo BBC đưa tin, ngày 30 tháng 6 năm 2020, vượt mặt Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, Bắc Kinh cuối cùng đã thông qua Luật An ninh Quốc gia với 66 điều khoản được giữ bí mật cho đến khi được thông qua.

Kể từ thời điểm đó, quyền lực của ĐCSTQ đối với thành phố Hồng Kông dường như không còn chịu ràng buộc nào nữa. Các tội danh “ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với thế lực nước ngoài” sẽ bị phạt tù chung thân. Việc định nghĩa những hành vi nào là vi phạm những điều trên hoàn toàn nằm trong tay các thành viên của chính quyền Trung Quốc.

Cần lưu ý rằng Luật An ninh Quốc gia có hiệu lực cao hơn bất kỳ luật nào của Hồng Kông, vì vậy không có luật địa phương nào có thể bảo vệ công dân Hồng Kông trước sự lạm dụng luật pháp mà chính quyền Trung Quốc áp đặt.

“Rõ ràng là luật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do ngôn luận, nếu không muốn nói là an toàn cá nhân, của người Hồng Kông”, Giáo sư Johannes Chan, một luật sư tại Đại học Hồng Kông, chia sẻ với BBC trước khi Luật An ninh Quốc gia được thông qua.

Ông nói thêm: “Họ đang áp đặt hệ thống tội phạm của CHND Trung Hoa [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] vào hệ thống thông luật của Hồng Kông, để họ toàn quyền quyết định xem đối tượng sẽ thuộc hệ thống nào”.

Chính quyền Trung Quốc đàn áp truyền thông

Có thể lường trước được việc chính quyền Trung Quốc sử dụng Luật An ninh Quốc gia như một công cụ pháp lý để đàn áp và loại bỏ các hãng truyền thông đối lập cũng như các nhà báo độc lập dám chỉ trích các chính sách áp chế của ĐCSTQ và phe cánh của nó ở Hồng Kông.

Chính quyền cộng sản đã hành động không nao núng để loại bỏ ngay cả hãng truyền thông đối lập hàng đầu.

Ông Lê Trí Anh [Jimmy Lai], người sáng lập tờ báo chống cộng Apple Daily, một nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ, đã bị bỏ tù cùng với các nhà hoạt động nhân quyền và các quản lý khác của tờ báo trong năm 2021.

Sau vụ việc một số lãnh đạo của tờ báo bị bắt giữ, Ban biên tập của Apple Daily đã thông báo vào ngày 24 tháng 6 năm 2021 rằng họ sẽ ngừng xuất bản cả ấn bản in và kỹ thuật số của tờ báo này trong một thông cáo chính thức của công ty.

Trong 26 năm qua, tờ báo Hồng Kông này đã tiến hành các cuộc điều tra về ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh trên hòn đảo, đưa ra các bài xã luận mạnh dạn ủng hộ các cải cách dân chủ ở Hồng Kông và lên án những hành động tàn bạo và tham nhũng của các nhà lãnh đạo chính quyền cộng sản, điều này đã kích động sự phẫn nộ của ĐCSTQ.

Các nhà chức trách của chính quyền giải trình về cuộc đàn áp đối với Apple Daily, cáo buộc rằng các bài báo của nó là phản động và các nội dung được viết trong năm ngoái đã ủng hộ các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Trung Quốc, mà theo Luật an ninh quốc gia mới, đây chính là hành vi phạm pháp.

Theo Daily Caller đưa tin, trước khi bỏ tù các lãnh đạo của tờ báo, chính quyền đã đóng băng các tài khoản ngân hàng và các nguồn tài chính của nó. Trước tình hình đó, độc giả đã cố gắng ủng hộ bằng cách quyên góp tiền và mua quảng cáo. Tuy nhiên, tình hình không ổn định đã buộc tòa soạn phải quyết định đóng cửa.

Còn theo tin tức trên tờ Reuters, vào tháng 12 năm 2021, một trong số ít các kênh truyền thông ủng hộ dân chủ còn lại đang hoạt động, Stand News, cũng đã phải đóng cửa và hủy các ấn phẩm của mình sau khi hơn 200 cảnh sát đột kích văn phòng tòa soạn, đồng thời đóng băng tài sản của nó và bỏ tù các giám đốc của tờ báo với cáo buộc “xuất bản ấn phẩm phản động”.

Chỉ vài giờ sau cuộc đột kích, Stand News đã phải đưa ra thông báo ngừng hoạt động. Hiện tại, trang web của tờ báo không thể truy cập được và các tài khoản Facebook, Instagram và Twitter, thậm chí tất cả các video từ kênh YouTube của nó đều đã bị xóa sạch. 

Phần lớn cộng đồng quốc tế đã bày tỏ thái độ phản đối các biện pháp độc tài của chính quyền, dù rằng họ chẳng thể giúp được gì nhiều.

Liên hợp quốc [LHQ] cho biết họ sửng sốt trước “việc đóng cửa vô cùng nhanh chóng không gian dân sự và các tòa soạn nơi mà công dân Hồng Kông có thể tự do phát biểu và thể hiện bản thân”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cũng đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông trả tự do ngay lập tức cho các nhân viên truyền thông đã bị bắt trong các cuộc đột kích.

Trong một tuyên bố chính thức, ông Blinken nói: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông ngừng nhắm mục tiêu vào các kênh truyền thông tự do và độc lập của Hồng Kông và ngay lập tức trả tự do cho các nhà báo và giám đốc điều hành kênh truyền thông đã bị giam giữ và buộc tội vô cớ”.

Nhờ áp dụng Luật An ninh Quốc gia, sự kiểm duyệt của ĐCSTQ đã tăng lên theo cấp số nhân. Bên cạnh việc đóng cửa thành công các tờ báo ủng hộ dân chủ hàng đầu, nó cũng đã bịt miệng được rất nhiều nhà báo độc lập, những người có ảnh hưởng và các chuyên gia từng chỉ trích chính quyền.

Theo AP News đưa tin, ĐCSTQ cũng thắt chặt việc kiểm duyệt các sản phẩm phim, thông qua luật cấm chiếu những bộ phim bị coi là “trái với an ninh quốc gia” để hạn chế danh sách phim được phép phân phối và phát sóng tại Hồng Kông.

Cải cách bầu cử hay đánh cắp bầu cử?

Luật cơ bản Hồng Kông, được ký năm 1997 như một phần của Tuyên bố chung Trung -Anh, đã thiết lập sự đảm bảo cho người dân Hồng Kông được hưởng các cuộc bầu cử tự do và dân chủ để bầu ra các đại diện chính trị của mình trong nghị viện.

Đối với các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, những người luôn dốc sức hòng xóa bỏ mọi đảm bảo về dân chủ minh bạch, thì điều này quả là cái gai trong mắt.

Do đó, đầu năm 2021, Quốc hội Trung Quốc đã biểu quyết áp đảo cho một dự luật gây tranh cãi nhằm tăng cường kiểm soát của Bắc Kinh đối với hệ thống bầu cử yếu ớt của Hồng Kông. Bằng cách này, chính quyền Trung Quốc có thể yên tâm rằng những người chống đối chính quyền Hồng Kông và những người muốn rũ bỏ sự kìm kẹp của ĐCSTQ sẽ bị hạn chế tuyệt đối về khả năng tham gia chính trị.

Cải cách bầu cử đã làm xói mòn sự hiện diện của dân chủ ở Hồng Kông và đưa ra một cơ chế mà qua đó ĐCSTQ có thể kiểm tra “lòng trung thành của các chính trị gia” đối với chính quyền Trung Quốc. ĐCSTQ cố gắng đảm bảo rằng chỉ những người được cho là “yêu nước” mới có thể điều hành Hồng Kông. Như vậy, bằng việc áp đặt luật pháp, ĐCSTQ đã có thể loại bỏ mọi hình thức chống đối chính quyền Trung Quốc, Fox News đưa tin.

Trước đó, 35 trong số 70 ghế trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông [LegCo] được bầu trực tiếp bởi các cử tri. 35 ghế còn lại sẽ được chọn thông qua các nghiệp đoàn và các nhóm lợi ích đặc biệt như giới kinh doanh và thương mại với đa phần là thân Bắc Kinh.

Thông qua cải cách bầu cử, Bắc Kinh đã tăng quy mô của cơ quan lập pháp lên 90 ghế. Chỉ 20 trong số 90 ghế này là được bầu trực tiếp, còn 40 ghế do Ủy ban Bầu cử thân Bắc Kinh lựa chọn và 30 ghế được chọn bởi các nhóm lợi ích đặc biệt, cũng là giới thân cộng. Cải cách đã làm giảm đáng kể tỷ lệ các nghị sĩ đủ tư cách.

Cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp đầu tiên sau cải cách của Hồng Kông diễn ra vào Chủ nhật, ngày 19 tháng 12 năm 2021. Nhưng với việc các nhà lãnh đạo đối lập quan trọng nhất đã phải ngồi tù và cải cách luật bầu cử, kết quả rõ ràng có thể biết trước được.

Tờ The Guardian dẫn lời cựu nghị sĩ Hồng Kông Hứa Chí Phong [Ted Hui], hiện đang lưu vong tại nước ngoài: “Người dân Hồng Kông bây giờ không có nhiều lựa chọn ngoài việc chấp nhận các cuộc bầu cử bất hợp pháp. Hội đồng Lập pháp đang trở thành con dấu cao su[*] của Bắc Kinh còn cuộc bầu cử thì chẳng có yếu tố dân chủ nào cả”.

Con số ít ỏi 30,2% cử tri tham gia bỏ phiếu đã phản ánh sự thất vọng tràn lan trong cộng đồng người Hồng Kông và thái độ phản đối các biện pháp mà chính quyền thực hiện trong những tháng gần đó, đồng thời bộc lộ sự bất tín của người dân vào các cuộc bầu cử do chính quyền Trung Quốc tổ chức.

Theo CNBC đưa tin, số cử tri đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử gần đây của Hồng Kông là thấp nhất trong lịch sử kể từ năm 1997.

Di cư hàng loạt: Hậu quả của sự đàn áp từ ĐCSTQ

Người dân Hồng Kông đang trải qua một cuộc di cư lịch sử. Các thống kê công khai gần đây chỉ ra rằng dân số Hồng Kông đã giảm 1,2% trong năm 2021. Việc kiểm soát, đàn áp và hạn chế các quyền tự do mà chính quyền Trung Quốc áp đặt kể từ khi ban hành Luật an ninh quốc gia vào năm 2020 là nguyên nhân hàng đầu khiến hàng loạt cư dân phải rời xứ cảng thơm.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng [SCMP] đưa tin, sau nhiều năm đạt được tốc độ tăng trưởng cao và kinh tế phát triển, cùng với phúc lợi tốt cho người dân và sự gia tăng dân số hợp lý, Hồng Kông giờ đây, dưới sự đàn áp của chế độ chính trị, đã phải chứng kiến dân số của mình sụt giảm đáng kể do hàng nghìn người trẻ và toàn bộ gia đình họ buộc phải di cư ra nước ngoài.

Dân số Hồng Kông hiện chỉ còn 7,39 triệu người, giảm 1,2% so với lần điều tra trước đó. Đây là lần sụt giảm lớn nhất kể từ khi có những dấu hiệu đầu tiên về xu hướng dân số giảm ở Hồng Kông vào giữa năm 2020, với tỷ lệ khi đó là khoảng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước khi có sự sụt giảm này, ít nhất là từ năm 2003 trở đi, dân số Hồng Kông đã tăng lên hàng năm với tốc độ dao động trong khoảng 0,2% đến 1,1%.

Các chuyên gia về nhân khẩu học, chẳng hạn như Paul Yip Siu-fai, một giáo sư nổi tiếng tại Đại học Hồng Kông, cho rằng xu hướng này là “đáng báo động” và nói rằng một phần của sự suy giảm là do di cư thuần gia tăng mạnh và tỷ suất sinh cực thấp.

Giáo sư Yip cảnh báo về những vấn đề mà cuộc di cư nhân lực ồ ạt ra khỏi Hồng Kông có thể tạo ra trong ngắn hạn.

“Nếu bạn đến sân bay, bạn sẽ thấy các gia đình trẻ và trung niên đã chuẩn bị sẵn sàng để rời đi”, ông tiếp tục, “Khi họ rời Hồng Kông, họ sẽ mang theo kỹ năng và vốn liếng của mình ra khỏi Hồng Kông… sự già đi của dân số [Hồng Kông] sẽ trầm trọng hơn bao giờ hết”.

Các quốc gia như Anh, Canada và Hoa Kỳ đã công bố những cách thức mới để tạo điều kiện cư trú cho công dân Hồng Kông thoát khỏi chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Vương quốc Anh đã giới thiệu một chương trình thị thực mới, mở ra một con đường trở thành công dân Anh cho tối đa 3 triệu cư dân Hồng Kông có hoặc đủ điều kiện để có hộ chiếu quốc tịch Anh.

Kết luận và triển vọng

Chính quyền cộng sản Trung Quốc đã thành công mỹ mãn trong kế hoạch chiến lược với Hồng Kông. Trong những năm đầu tiên sau khi người Anh trao trả lại Hồng Kông, Trung Quốc đã duy trì một mức độ độc lập nhất định trên hòn đảo này. Nó đã lợi dụng tối đa vị thế cầu nối của Hồng Kông để thâm nhập vào phương Tây, từ đó đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế to lớn.

Giờ đây, khi mà nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên tốp đầu trên toàn thế giới, tạo ra sự phụ thuộc tuyệt đối trong chuỗi cung ứng của hầu hết các quốc gia, chính quyền Trung Quốc đã không ngần ngại tiến hành mọi biện pháp để trấn áp bất đồng chính trị và xã hội trên toàn lãnh thổ của mình, bao gồm cả Hồng Kông.

Mặc dù cộng đồng quốc tế đã có những nỗ lực nhất định nhằm lên án và bác bỏ các hành động của chính quyền cộng sản ở Hồng Kông, nhưng tác động chưa đủ mạnh để tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào.

Mặc dù không có nhiều tín hiệu lạc quan về triển vọng tự do cho người dân Hồng Kông và hệ thống dân chủ tại nơi đây, song có lẽ một hành động chung dứt khoát của các cường quốc phương Tây sẽ gây ra áp lực đủ lớn để thay đổi hiện trạng. Tuy vậy, thật không may cho người dân Hồng Kông, tính đến nay vẫn chưa có động thái nào như vậy…

Chú thích: 

[*] Con dấu cao su: nghĩa bóng là người/nhóm tán thành quyết định/hành động của người khác một cách nhanh chóng.

Tác giả: Andrés Vacca – The BL
Thanh Tâm biên dịch

>> Xem trọn bộ “Trung Quốc được tiết lộ”

Page 7

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ramanujan đã để lại gần 4.000 công thức và mệnh đề toán học. Vì ông không đưa ra quy trình chứng minh, nên đương thời không ai có thể hiểu được những công thức này. Các nhà toán học đã phải rất mất nhiều năm mới giải khai được một số công thức và mệnh đề trong đó, thậm chí nhờ đó mà đạt được những thành tựu toán học lớn…

Xin chào quý vị độc giả! Chào mừng các bạn đến tham khám những bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi.

Hôm nay, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu một bài toán: Tổng tất cả các số nguyên dương vô hạn, tức là 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + ….+ vô cùng, giá trị của nó là bao nhiêu? Có thể một số bạn độc giả nói rằng, dù tôi không thể đưa ra câu trả lời ngay lập tức nhưng chiểu theo logic thông thường, kết quả này hẳn phải là một con số phi thường lớn.

Tuy nhiên, trong toán học, khi liên quan đến số vô hạn, nó cũng giống như khi vật lý tiến nhập vào cơ học lượng tử, mọi thứ đều không thể dùng tư duy thông thường để suy nghĩ. 1 + 2 + 3 +… cộng thêm vào vô cùng, thì kết quả cuối cùng lại là -1/12. Và người đưa ra và chứng minh công thức này chính là nhân vật chính của câu chuyện hôm nay, ông được biết đến là Srinivasa Ramanujan, một nhà toán học thiên tài đến từ tương lai.

Tại sao nói Ramanujan là một thiên tài? Vì ông từ nhỏ hoàn toàn không được đào tạo chính quy bài bản, mà đã bộc lộ thiên tài toán học theo cách khác hẳn người thường, chỉ dùng “trực giác” mà có thể viết ra những công thức toán học cực kỳ phức tạp. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ramanujan đã để lại gần 4.000 công thức và mệnh đề toán học. Vì ông không đưa ra quy trình chứng minh, nên đương thời không ai có thể hiểu được những công thức này. Các nhà toán học đã phải rất mất nhiều năm mới giải khai được một số công thức và mệnh đề trong đó, thậm chí nhờ đó mà đạt được những thành tựu toán học lớn. Ví dụ, nhà toán học người Bỉ V. Deligne vào năm 1973 đã chứng minh một phỏng đoán do Ramanujan đề xuất vào năm 1916, và giành được giải thưởng Fields – giải thưởng toán học cao quý nhất trên thế giới, vào năm 1978.

Srinivasa Ramanujan. [Ảnh: Wiki]

Vậy tại sao lại nói rằng Ramanujan đã xuyên việt thời không, đến từ tương lai? Bởi vì khi các nhà khoa học đương đại nghiên cứu các công thức thần bí của ông, họ ngạc nhiên phát hiện rằng, một số định lý mà ông viết ra liên quan đến các lĩnh vực khác nhau như vật lý lạp tử, cơ học thống kê, khoa học máy tính, kỹ thuật mật mã và kỹ thuật không gian. Vào năm 1919, năm cuối cùng của cuộc đời Ramanujan, công thức cuối cùng mà ông viết ra vẫn chưa được giải khai cho đến năm 2012. Các nhà toán học nói rằng hàm này có thể được sử dụng để mô tả hành vi của các lỗ đen vũ trụ. Cần biết rằng, khi Ramanujan lần đầu tiên đề xuất hàm số này, mọi người thậm chí đều không biết lỗ đen là gì.

Bole, người là cố vấn và là bạn tốt của Ramanujan, từng được nhà toán học vĩ đại người Anh GH Hardy nhận định rằng, đóng góp lớn nhất của Bole cho lĩnh vực toán học là phát hiện ra Ramanujan, và ông cũng cảm thán, “Chúng ta đang học toán, nhưng Ramanujan đã phát hiện và sáng tạo ra toán học.”

Bản thân Ramanujan đã không chỉ một lần bày tỏ với Hardy, thậm chí còn khẳng định tài năng toán học của ông đến từ Thần, hết thảy đều khiến cho Hardy, người vốn có quan điểm vô thần luận, chấn động tâm can.

Thiên tài xuất thế

Vào ngày 12/12/1887, tại Erode, Ấn Độ, một thị trấn nhỏ xa Madras, thủ phủ của bang, một cậu bé chào đời và được gia đình đặt tên là Ramanujan. Erode là một thị trấn rất nghèo, cho dù gia đình Ramanujan thuộc tầng lớp cao nhất trong chế độ đẳng cấp của Ấn Độ, gia đình họ vẫn khá nghèo, cả gia đình sống bằng đồng lương 20 rupee hàng tháng của cha, cuộc sống rất eo hẹp.

Cậu bé Ramanujan không giống như một số đứa trẻ thiên tài, bộc lộ tài năng của mình khi mới 3 hoặc 4 tuổi. Tài hoa của cậu mãi đến năm 1898, khi cậu 10 tuổi, mới dần dần được phát hiện. Năm đó, cậu bé Ramanujan bước vào một trường học và lần đầu tiên được tiếp xúc với toán học chính quy. Vào thời điểm này, trong nhà cậu có hai người thuê nhà, và anh ta thỉnh thoảng dạy cho Ramanujan một số môn toán học. Khi Ramanujan 11 tuổi, hai người thuê nhà cảm thấy năng lực toán học của mình không còn khả năng dạy cho cậu bé. Hai người thuê nhà đó không phải là người bình thường, họ đang là sinh viên đại học của trường đại học chính phủ đương thời.

Khi Ramanujan 12 tuổi, các bạn cùng lớp của cậu đã cho cậu mượn một cuốn sách Lượng giác mặt phẳng “Plane Trigonometry” của S. L. Loney. Thật đáng kinh ngạc, Ramanujan đã tự học toàn bộ cuốn sách trong một khoảng thời gian ngắn, không chỉ trả lời tất cả các câu hỏi trong cuốn sách mà còn suy ra công thức của Euler một cách độc lập.

Sau khi Ramanujan nhập học trung học, cậu đã từng mượn cuốn sách “Tóm tắt các kết quả cơ bản trong Toán học thuần túy và toán học ứng dụng” [A Synopsis of Elementary Results in Pure and Applied Mathematics] của nhà toán học người Anh George Shoobridge Carr trong thư viện trường học. Đây là một cuốn sách toán học lớn, chứa hơn 5000 công thức về đại số, giải tích, lượng giác và hình học giải tích, nhưng không đưa ra các chứng minh chi tiết. Tuy nhiên, Ramanujan không thể đặt nó xuống, và cuối cùng đã chứng minh tất cả các công thức đó theo cách của riêng mình.

Ramanujan đã giành được học bổng vì điểm xuất sắc của mình trong môn toán, nhưng cậu quá mê môn Toán đến nỗi không quan tâm đến bất cứ điều gì ngoài toán học. Kết quả là vào cuối học kỳ, cậu bị mất học bổng vì Anh văn kém, cuối cùng bị buộc thôi học vì không đạt điểm chuẩn trong môn văn.

Lao đao khốn cùng trong nghèo đói

Sau khi rời ghế nhà trường, Ramanujan tiếp tục sống trong cảnh nghèo khó. Năm 1909, ông kết hôn, và theo truyền thống, ông phải ra ngoài mưu sinh nuôi gia đình. Ramanujan tiếp cận R. Aiyar, một trong những người sáng lập Hiệp hội Toán học Ấn Độ, thỉnh cầu ông ấy sắp xếp cho mình một công việc vặt để kiếm sống qua ngày. Nhưng vàng luôn tỏa sáng. Ramanujan sau đó đã được giới thiệu cho R. Rao, một sáng lập viên khác của Hội Toán học Ấn Độ. Rao rất quý trọng tài năng của Ramanujan và bày tỏ sẵn sàng cho Ramanujan một số tiền đúng hạn để duy trì cuộc sống của ông trong một thời gian. Đồng thời, ông ấy cũng tìm kiếm các khoản trợ cấp nghiên cứu cho Ramanujan từ các bên liên quan để ông an tâm vào việc nghiên cứu. 

Tuy nhiên, khi ông trời giao trọng trách lớn cho một người, trước tiên họ phải khổ tâm rèn luyện ý chí, lao lực gân cốt, khổ tận rồi cam lai. Khoản trợ cấp mà Rao xin cho Ramanujan đã không được nhận, và Ramanujan cũng rất có chí khí, không muốn trở thành gánh nặng tài chính cho người khác, nên một thời gian dài ông đã không đến chỗ Rao để nhận tiền. Vì không có tiền mua giấy, Ramanujan đã làm toán trên những phiến đá, sau đó dùng khuỷu tay lau nó, theo thời gian, khuỷu tay ông bị mòn, vừa đen và dày.

Cuộc sống vẫn tiếp diễn như vậy, may mắn thay, Rao và những người khác thực sự yêu mến chàng trai tài hoa này, họ đã giúp Ramanujan tìm được một công việc với mức lương hàng tháng là 25 rupee tại một cảng vụ ở Chennai, trước đây có tên là Madras. Lương tuy không nhiều nhưng giải quyết được chuyện cơm ăn áo mặc. Nhờ đó, Ramanujan đã dồn tâm sức vào nghiên cứu toán học, và thiên tài bắt đầu xuất đầu lộ diện.

Ông đã xuất bản một số bài báo trên Tạp chí uy tín của Hiệp hội Toán học Ấn Độ [Journal of the Indian Mathematical Society] và dần dần nổi tiếng trong giới toán học Ấn Độ. Bởi vì nghiên cứu toán học ở Anh đang hoạt động rất tốt vào thời điểm đó, một số người đề nghị Ramanujan liên hệ với các nhà toán học Anh.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Ramanujan đã gửi một bức thư giống hệt nhau cho một số nhà toán học lỗi lạc tại Đại học Cambridge ở Anh.

Bức thư bí ẩn từ bên kia đại dương

Vào một ngày mùa đông năm 1913, Hardy, một giáo sư toán học tại Trinity College, Đại học Cambridge, chọn tờ báo Times trên bàn làm việc của mình như thường lệ sau bữa sáng để xem tin tức trong ngày. Lúc này, một bức thư trên báo đã thu hút sự chú ý của ông. Phong bì mang một con tem của Ấn Độ và ghi “Madras, ngày 16 tháng 1 năm 1913”. Dù dường như không có người quen nào ở Madras, Ấn Độ, Hardy vẫn mở phong bì và lấy ra một bức thư dài 10 trang.

Là một nhà toán học nổi tiếng, Hardy thường xuyên nhận được những lá thư tự giới thiệu như vậy, nhưng lá thư của Ramanujan đã khiến ông kinh ngạc. Toàn bộ bức thư được viết bằng các ngôn ngữ toán học như đại số, hàm lượng giác và giải tích, ngoại trừ một vài lời giới thiệu bằng tiếng Anh. Trước mắt đầy công thức, người ta ước rằng Hardy sẽ hoa mắt.

Tối hôm đó, Hardy đã mời người bạn của mình, nhà toán học nổi tiếng J. E. Littlewood, để cùng nhau nghiên cứu bức thư. Từ 9:00 tối đến 12:00 sáng, ba giờ trôi qua, cả hai đều không hiểu hết công thức trong bức thư. Nhưng có một điều họ đã biết, đó là người viết bức thư hẳn phải là một thiên tài toán học.

Hardy hào hứng nhận lời đề nghị của Ramanujan và nộp đơn xin học bổng hậu hĩnh cho Ramanujan. Tuy nhiên, phía Ramanujan lại do dự vì gia đình ông lo sợ ông sẽ mất đi đẳng cấp quý tộc ở Ấn Độ nếu ra nước ngoài. Cho đến một ngày, mẹ của Ramanujan trong giấc ngủ mơ thấy Thần bảo bà không được cản trở tương lai của con trai, vì vậy bà mới hạ quyết tâm cho con trai mình ra nước ngoài.

Thời kỳ hoàng kim của thiên tài

Sau khi đến Vương quốc Anh, với sự giúp đỡ của Hardy và Littlewood và những người khác, Ramanujan đã học được rất nhiều kiến ​​thức cơ bản về toán học, cũng như các phương pháp nghiên cứu toán học chính thức. Tổng cộng ông đã có 21 bài báo được đăng trên các tạp chí toán học của Đức.

Trong một bài báo do Ramanujan và Hardy đồng tác giả, họ đã đưa ra một giải pháp đáng kinh ngạc cho vấn đề về phép chia số nguyên đã gây khó khăn cho các nhà toán học trong nhiều năm, đi tiên phong trong công thức tiệm cận cho số chia p [n] của một số nguyên dương n.

Dưới đây là một chút giới thiệu về phép tách các số nguyên dương, nghĩa là đối với một số nguyên dương n, nó có thể được tạo thành bằng cách chồng một hoặc nhiều số nguyên dương và p [n] đại diện cho các phương pháp chồng khác nhau.

Ví dụ: 1 = 1, p [1] = 1

2 = 2, 2 = 1 + 1, p [2] = 2

3 = 3, 3 = 1 + 1 + 1, 3 = 1 + 2, p [3] = 3

4 = 4, 4 = 1 + 1 + 1 + 1, 4 = 1 + 1 + 2, 4 = 1 + 3, 4 = 2 + 2, p [4] = 5

…… ..

Chúng tôi cũng hiển thị ở đây các công thức của Ramanujan và Hardy

Với công thức này, Ramanujan được bầu là thành viên của Hiệp hội Hoàng gia vào năm 1918, vinh dự cao nhất trong nền toán học Anh, và Ramanujan cũng là thành viên trẻ nhất từ ​​trước đến nay.

Hardy ngưỡng mộ tài năng của Ramanujan đến nỗi trên thang điểm không chính thức mà ông đã thiết kế về thiên tài toán học, ông tự chấm cho mình 25 điểm, người bạn và nhà toán học Littlewood 30 điểm, nhà toán học vĩ đại nhất đương thời, D. Hilbert, là 80 điểm, và chấm cho Ramanujan 100 điểm.

Hardy thường hết lời khen ngợi các công thức của Ramanujan, hỏi: Cậu đã viết chúng ra như thế nào? Còn Ramanujan thường chỉ trả lời đơn giản: Đây là điều mà Thần đã ban cho tôi trong mộng. Bản thân Ramanujan cho biết trong mộng, tư duy của ông trở nên rất minh triết, và ông có thể tiếp thụ cả biển thông tin. Trong mộng, Thần đã viết hết công thức này đến công thức khác trên tường, ông đã ghi nhớ những công thức đó, và khi tỉnh dậy, ông chỉ chép lại các công thức đó vào một cuốn sổ.

Lúc đầu, Hardy, một người tin vào vô thần luận, nghĩ rằng Ramanujan đang trêu chọc mình, nhưng hết lần này đến lần khác, Ramanujan sau khi tỉnh dậy đã đưa ra những đáp án khiến họ đau đầu, điều này làm cho Hardy ngạc nhiên không ngớt. Nhìn vào ba cuốn sổ ghi chép của Ramanujan, chứa đầy những công thức siêu phức tạp mà không có quá trình chứng minh, Hardy dần tin rằng Ramanujan thực sự có những khả năng đặc biệt khác với những người bình thường, và rằng cậu ta thực sự có thể giao tiếp với Thần.

Hardy rất vui vì đã khai quật được thiên tài Ramanujan. Tuy nhiên, cuộc hợp tác hạnh phúc của họ chỉ kéo dài ba năm.

Thời khắc cuối cùng

Ramanujan dành hết tâm sức cho việc nghiên cứu toán học trong sự say mê, thường quên ăn uống, nghỉ ngơi và cơ thể thường xuyên đau nhức. Cuối cùng, vào năm 1917, ông bị phát hiện mắc bệnh lao, và đã phải dành gần như toàn bộ năm cuối cùng của cuộc đời mình ở Anh trong một viện điều dưỡng. Tuy nhiên, trên giường bệnh, Ramanujan vẫn đang suy nghĩ về toán học.

Chỗ này còn một sáp khúc nhỏ. Một ngày nọ, Hardy bắt taxi đến thăm Ramanujan trong viện điều dưỡng. Hardy nói với Ramanujan, “Tôi đến bằng một chiếc taxi, và biển số xe là 1729, con số này thực nhàm chán. Tôi hy vọng nó không phải là điềm xấu.” Ramanujan nghĩ về nó và trả lời ngay lập tức: “Không, đây là một con số thật tuyệt vời. Trong mọi số có thể biểu đạt bằng tổng hai số lập phương, nó có hai phương thức biểu đạt, 1729 là số tối thiểu.”  Nghĩa là, 1729 = 1 ^ 3 + 12 ^ 3 = 9 ^ 3 + 10 ^ 3. Sau này những số kiểu như vậy được gọi là sĩ số. Không ngạc nhiên khi Hardy phải thốt lên: “Mọi con số đều là bạn của Ramanujan!”

Ramanujan chữa bệnh chưa được bao lâu thì vì nhớ quê hương, ông đã trở về Ấn Độ vào năm 1919. Tuy nhiên, điều này không làm ông khá hơn, đến tháng 4 năm sau, Ramanujan qua đời vì bạo bệnh khi mới 33 tuổi. Cả đời ông nghèo khó, sau khi mất chỉ để lại hai tấm ảnh, một bình nước để chườm nóng và một số cuốn sổ tay.

Trên giường bệnh, Ramanujan còn để lại cuốn sổ thứ tư dùng để ghi công thức, nó được gọi là “Cuốn sổ tay bị thất lạc” vì nó vẫn chưa được tìm thấy trong hơn 50 năm sau khi ông qua đời. Cho đến năm 1976, khi G. Andrews, một giáo sư tại Đại học Pennsylvania, đến thăm Trinity College, Đại học Cambridge, ông đã tìm thấy cuốn sổ tay này trong thư viện của trường. Cuốn sổ tay chứa hơn 600 công thức mà không có quá trình chứng minh.

Khi các nhà khoa học hiện đại nghiên cứu những cuốn sổ tay của Ramanujan, họ nhận thấy chúng giống như một kho báu khổng lồ, ẩn chứa nhiều bí ẩn khó làm sáng tỏ. Một số công thức của Ramanujan đóng một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khoa học tiên tiến, và thậm chí còn ẩn tàng bí mật của các lỗ đen.

Cả đời Ramanujan tin rằng nguồn cảm hứng toán học của ông đến từ Thần, và có lẽ chỉ điều này mới có thể giải thích tại sao ông có thể có được những thành tựu phi thường như vậy. Câu chuyện của Ramanujan sau đó đã được dựng thành phim “The man who knows Infinity” [Người đi tìm vô cực] vào năm 2015. Người ta nói rằng hàng chục nhà lãnh đạo công nghệ ở Thung lũng Silicon đã cùng nhau xem bộ phim trong một bữa tiệc, và nhiều người cuối cùng bước ra ngoài với đôi mắt đỏ hoe.

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Page 8

Home - HỌC TẬP - 7 TAO CHU LONG mới nhất

Prev Article Next Article

Tạo những bức ảnh ghép tên bạn và người ấy lên gối đôi ấn tượng – Tiện ích online viết chữ lên gối đôi được phát triển bởi thiepmung.com nhằm gắn kết yêu thương, sự lãng mạn trong tình yêu, gắn kết đôi lứa.

Bạn đang xem: Tao chu long

Sau những tiện ích độ đáo hàng được rất nhiều sự quan tâm như tạo thiệp online, viết chữ bánh sinh nhật, thư pháp online, …

Giúp các bạn tạo những chiếc gối đôi ý nghĩa nhanh chỉ với các bước sau :

– Bước 1 : Truy cập vào tiện ích : Tại Đây

– Bước 2 : Chọn mẫu gối đôi .

– Bước 3 : Điền tên bạn và người ấy :

– Bước 4 : Click tạo và tận hưởng.

Thích bài này:

Thích Đang tải…

Xem thêm: Để Học Tốt Địa Lí Lớp 9 – Địa Lý Lớp 9, Giải Bài Tập Địa Lý 9

Có liên quan

Tháng Một 11, 2016 capdoihoanhao.vnghep chu doi, khac chu len anh, thu phap online

Trả lời Hủy trả lời

Nhập bình luận ở đây…

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

Email [bắt buộc] [Địa chỉ của bạn được giấu kín]Tên [bắt buộc]

Trang web

Bạn đang bình luận bằng tài khoản capdoihoanhao.vn.com[Đăng xuất/Thay đổi]

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter[Đăng xuất/Thay đổi]

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook[Đăng xuất/Thay đổi]

Hủy bỏ

Connecting to %s

Nhắc email khi có bình luận mới.

Nhắc email khi có bài viết mới.

Δ

Điều hướng bài viết

Trước Bài cũ hơn: Viết chữ, khắc tên lên bánh sinh nhật độc đáoSau Bài tiếp theo: Hướng dẫn cách chế ảnh hãy như tôiThanh bên

Tìm kiếm cho:

Tài nguyên tham khảo

Niềng răng giá rẻ

Bài viết mới

Blog tại capdoihoanhao.vn.com.Theo dõiĐang theo dõiTheo dõi ngay

%d người thích bài này:

Prev Article Next Article

Video liên quan

Chủ Đề