Có mấy cách hoán dụ

“Cô cậu học hành thế này à, đây là hoán dụ mà, có phải ẩn dụ đâu.” Đây là câu nói quen thuộc học sinh luôn nghe khi mới học hoán dụ. Làm thế nào để nhận biết hoán dụ là gì bây giờ? Bạn đừng lo, tham khảo bài này nhé!

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là biện pháp tu từ sử dụng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm này để gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Bạn cần đặc biệt lưu ý là 2 sự vật, hiện tượng, khái niệm này nó phải “có quan hệ gần gũi với nhau” để phân biệt với ẩn dụ nhé. Ví dụ: áo xanh có liên quan tới bộ đội, áo trắng liên quan đến bác sĩ, má hồng liên quan đến phái nữ…

Phép hoán dụ giúp nhấn mạnh, làm nổi bật đặc tính, đặc điểm sự vật, sự việc; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu. Hoán dụ còn làm nổi bật bút pháp nghệ thuật, phong cách văn học hay là cái riêng của mỗi tác giả. Mỗi ngôn ngữ, mỗi nền văn hóa tạo ra nét đặc biệt riêng của phép hoán dụ.

Muốn sử dụng được biện pháp hoán dụ, bạn cần hiểu rõ đặc điểm, tính chất và mối quan hệ gần gũi của 2 sự vật, sự việc, khái niệm được nói đến trong nó. Có 3 cặp đôi thường được sử dụng trong hoán dụ là:

  • Bộ phận và toàn thể: Nghĩa là lấy cái bộ phận [cái nhỏ] để nói cái toàn thể [cái lớn, cái khái quát chung]. Ví dụ: dùng áo xanh [bộ phận] để chỉ bộ đội [toàn thể], dùng bàn tay [bộ phận] để chỉ sức lao động [cái toàn thể]...

  • Đồ vật và vật liệu: Nghĩa là nói chất liệu của đồ vật để chỉ đồ vật đó và ngược lại. Ví dụ: Dùng vàng, bạc để chỉ đồ trang sức làm bằng 2 chất liệu này. 

  • Đồ vật và người làm ra nó: Nghĩa là dùng tên người để gọi chung những đồ vật người đó làm ra. Ví dụ: Có thể dùng “Nam Cao” để chỉ chung những tác phẩm của nhà văn Nam Cao.

Có những kiểu hoán dụ nào?

Dựa vào các cặp đối tượng sử dụng trong phép hoán dụ, nó được chia thành 4 kiểu như sau:

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: Sử dụng từ ngữ đơn lẻ hay cái riêng để chỉ cái chung, cái trừu tượng.

Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non./ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Trong câu này phép hoán dụ được thể hiện như sau:

  • Cái cụ thể là: 1 cây, 3 cây, chẳng nên non, nên hòn núi cao

  • Cái trừu tượng là: 1 cây chỉ sự đơn lẻ, rời rạc còn 3 cây chỉ sự đoàn kết cùng hành động, chẳng nên non nghĩa là chẳng làm được gì, nên hòn núi cao nghĩa là làm được việc to lớn.

Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Sử dụng tên bộ phận cơ thể người hay con vật để chỉ hành động, chức năng của bộ phận đó.

Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Trong câu này phép hoán dụ thể hiện như sau:

  • Cái bộ phận: Bàn tay là bộ phận trên cơ thể con người

  • Cái toàn thể: Sử dụng bàn tay để chỉ sức lao động của con người vì con người dùng đôi tay để làm việc.

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Sử dựng vật lớn hơn để chỉ vật nhỏ hơn chứa bên trong nó. 

Ví dụ:  Ngày Huế đổ máu – Chú Hà Nội về – Tình cờ gặp cháu – Gặp nhau Hàng Bè.

  • Vật chứa đựng: Huế - một địa điểm.

  • Vật bị chứa đựng: Huế ở đây chỉ những người đang sống tại Huế.

Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật: Sử dụng dấu hiệu đặc trưng nào đó của sự vật để nói đến sự vật đó.

Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

  • Dấu hiệu sự vật: Áo chàm - đặc trưng là áo màu tím

  • Sự vật: Gọi áo chàm để chỉ người dân Tây Bắc vì họ thường mặc áo màu tím.

Người dân Tây Bắc với trang phục truyền thống là áo chàm

Một vài ví dụ phép hoán dụ phổ biến

Để hiểu rõ hoán dụ là gì và cách sử dụng, cách làm các dạng bài tập hoán dụ, bạn tham khảo các ví dụ dưới đây nhé!

Ví dụ 1: Áo nâu liền với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên.

Câu này sử dụng phép hoán dụ lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật và lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, trong đó:

  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Tác giả lấy áo nâu để gọi người nông dân, lấy áo xanh để chỉ người công nhân vì thời xưa nông dân thường mặc áo vải màu nâu còn đồng phục làm việc của công nhân thường màu xanh.

  • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Tác giả lấy nông thôn để chỉ người dân sống ở nông thôn, lấy thành thị để chỉ người dân sống ở thành phố.

Ví dụ 2: Đầu xanh có tội tình gì – Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

Trong câu trên sử dụng phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật. Cụ thể, đầu xanh để chỉ người còn trẻ, người trẻ tóc còn đen hay tóc xanh, má hồng chỉ người thiếu nữ đẹp, người thiếu nữ đẹp thường có má hồng. 

Ví dụ 3: Kiên là một chân sút tài giỏi trong đội bóng.

Trong câu trên sử dụng phép hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Trong đó, bộ phận là chân sút, cái toàn thể là cầu thủ bóng đá. Tác giả sử dụng chân sút để chỉ cầu thủ bóng đá.

Ví dụ 4: Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh

Câu trên sử dụng phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. Dấu hiệu của sự vật là đầu bạc và đầu xanh, trong đó, đầu bạc là dấu hiệu của người lớn tuổi được sử dụng để chỉ người lớn tuổi còn đầu xanh là việc tóc còn đen khi còn trẻ được sử dụng để chỉ người trẻ tuổi.

Ví dụ 5:

Vì sao? Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

[Tố Hữu]

Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng phép tu từ hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Cụ thể, nhà thơ sử dụng “Trái đất” - vật chứa đựng để nói đến “người sống trên trái đất” - vật bị chứa đựng.

Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Hoán dụ và ẩn dụ đều lấy sự vật, sự việc này để chỉ sự vật, sự việc khác nên khiến nhiều bạn nhầm lẫn, không biết phân biệt thế nào cho đúng. Chúng có điểm khác biệt cơ bản như sau:

  • Hoán dụ: Lấy tên sự vật hiện tượng này gọi tên sự vật, hiện tượng khác với điều kiện 2 sự vật, hiện tượng đó có mối quan hệ gần gũi với nhau, nhắc đến sự vật này người ta sẽ tự động liên tưởng ngay đến sự vật kia. 

  • Ẩn dụ: Lấy tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác nhưng 2 sự vật hiện tượng này chỉ có nét tương đồng với nhau mà thôi, mọi người chỉ liên tưởng 2 sự vật này với nhau nếu chúng được đặt trong ngữ cảnh cụ thể.

Ví dụ: 

Phép hoán dụ: Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Nhắc đến đầu bạc mọi người sẽ liên tưởng ngay đến người cao tuổi có mái đầu bạc trắng, tương tự người đầu xanh sẽ được liên tưởng ngay đến người còn trẻ, tóc đen. 

Phép ẩn dụ: “Thuyền đi để bến đợi chờ/ Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau”. Trong ngữ cảnh bài thơ này, thuyền chỉ người ra đi còn bến chỉ người ở lại. Nét tương đồng thể hiện ở chỗ, thuyền có thể rời bến đi nơi khác, bến thì mãi ở đó không đi đâu cả. Nếu tách rời thuyền và bến khỏi ngữ cảnh bài thơ, thuyền và bến sẽ không được liên tưởng ngay đến người đi người ở lại như vậy nữa.

Trên đây là những giải nghĩa hoán dụ là gì cùng những ví dụ cụ thể minh họa 4 kiểu hoán dụ khác nhau. Nắm rõ những nội dung này, bạn dễ dàng giải quyết các bài tập liên quan đến hoán dụ, không còn bị nhầm lẫn hoán dụ và ẩn dụ nữa. 

Hoán dụ là gì? Hoán dụ tiếng Anh là gì? Có mấy kiểu hoán dụ? Đặt câu có phép hoán dụ?

Hoán dụ là một biện pháp tu từ. Mang đến các ý nghĩa thể hiện cho giá trị nghệ thuật độc đáo. Do đó, thường được sử dụng trong thơ văn. Mang đến sự liên tưởng, gợi nhắc khéo léo đến các chủ thể, đối tượng. Qua đó cũng mang đến các ý nghĩa và giá trị sáng tạo độc đáo trong cách thức triển khai nội dung. Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày cũng có sự xuất hiện và sử dụng biện pháp này. Mang đến ý nghĩa thể hiện đầy đủ trong nội dung. Vẫn đảm bảo với ý nghĩa thể hiện. Và mang đến ý nghĩa độc đáo trong cách truyền đạt.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Hoán dụ là gì? 

Hoán dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn học nghệ thuật. Với cách thức độc đáp trong sử dụng từ ngữ thay thế. Mang đến các liên tưởng cho sự vật, hiện tượng thực tế tác giả muốn nhắc đến. Biện pháp này cũng được sử dụng trong đời sống hằng ngày với ý nghĩa tương tự.

Hoán dụ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Trong đó, các liên hệ có quan hệ gần gũi giữa tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm. Nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Cũng như khiến người nghe, người đọc phải thực hiện các liên tưởng. Dựa trên hoàn cảnh, không gian hay bối cảnh. Từ đó thấy được ý tứ chính mong muốn được truyền tải.

Hoán dụ thường được sử dụng trong thơ văn. Mang đến sự mềm mại, uyển chuyển cũng như giá trị nghệ thuật.

Hoàn cảnh sử dụng:

Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng khác, Xác định trong hàm nghĩa gắn với nội dung được phản ánh.Để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau. Từ nội dung thể hiện để thấy được hàm ý. Trong khi các sự vật được nhắc đến có vẻ không liên quan trực tiếp đến mạch nội dung.

Thực hiện biện pháp hoán dụ bằng cách chuyển đổi tên gọi, dựa vào sự liên tưởng. Qua đó gán cho tên của các sự vật, hiện tượng khác.

Cách thức sử dụng:

Dựa trên mối quan hệ tương đồng [giống nhau] về một trong các khía cạnh sau:

– Phẩm chất.

– Hình thức.

– Cách thức.

– Chuyển đổi cảm giác.

Tác dụng của hoán dụ:

Được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có sự tương đồng giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Qua đó thấy được giá trị nghệ thuật được truyền tải. Cũng như thông điệp gắn với nội dung thơ, văn. Để người đọc dễ dàng liên tưởng, kề cận của hai đối tượng. Khi mà xét trên phương diện nhất định, có thể thấy được giá trị hàm ý cao hơn.

Người nghe, người đọc phải có các hiểu biết nhất định. Khi đó mới có thể xác định được từ ngữ hoán dụ. Cũng như thông qua liên tưởng để thấy được giá trị đằng sau của nó.

– Chức năng của hoán dụ.

Tăng nhận thức, với cách sử dụng nghệ thuật trong câu. Là một biện pháp tu từ được học trong trương trình Trung học cơ sở. Giúp người đọc có thể hình dung được sự tương đồng của 2 sự vật hiện tượng. Thấy được lớp nghĩa cao hơn với cách thức thể hiện của người viết. Cũng như lớp nghĩa mà người viết muốn thể hiện một cách sâu sắc hơn. Mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều. Bởi biện pháp này thể hiện tương đối dễ nhận biết.

Và đặc biệt là không ẩn đi một phần ý nghĩa như biện pháp ẩn dụ.

– Cơ sở hình thành hoán dụ:

Thông qua sự liên tưởng của người tiếp nhận. Phát hiện ra mối liên hệ gần gũi của sự vật, hiện tượng. Cũng như gắn với bối cảnh, nội dung và ý nghĩa muốn biểu đạt.

2. Hoán dụ tiếng Anh là gì?

Hoán dụ tiếng Anh là Metonymy.

3. Có mấy kiểu hoán dụ?

Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp. Với cách thức sử dụng khác nhau mang đến độc đáo. Và cũng thường được sử dụng trong thơ, văn. Đó là:

3.1. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

Bộ phận là các sự vật, hiện tượng cụ thể. Tuy nhiên lại thuộc vào phạm vi nhỏ hơn khi xét tương quan với toàn thể. Do đó mà gắn với các liên tưởng đối với sự vật, hiện tượng trong phạm vi lớn hơn.

Với phép hoán dụ này, người nói, người viết có thể thực hiện với một số hướng tiếp cận sau:

– Lấy các bộ phận của cơ thể như tay, chân,…để thay thế cho cơ thể. Gắn với các hoạt động có thể thực hiện mang đến các đặc trưng.

– Dùng một mùa để thay thế cho năm. Khi có sự liên tưởng được thực hiện trong tính chất bắt đầu, tiếp diễn hay kết thúc một năm.

– Dùng số ít để chỉ số nhiều.

– Dùng thành phần để chỉ tổng thể kết cấu.

Ví dụ:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”

[Hoàng Trung Thông]

Nói về một bộ phận trên cơ thể người, là bàn tay. Từ đó, để liên tưởng đến một hành động được thực hiện.

– Có thể thấy “bàn tay” giúp liên tưởng đến “người lao động”. Khi các hoạt động được thực hiện trong làm việc, lao động. Bàn tay ở đây được cộng hưởng với từ “sức người” ở câu phía dưới. Qua đó mà ta thấy được đối tượng chính mà tác giả nhắc tới. Không phải chỉ đơn thuần là một bộ phận cơ thể. Còn có ý nghĩa sâu hơn với đối tượng thực tế. Từ “bàn tay” và “người lao động” là mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể.

3.2. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

Sử dụng các sự vật, hiện tượng có tính bao quát hơn, không gian rộng hơn để nói về sự vật, hiện tượng bao trùm trong đó. Mang đến các nét thể hiện cho cái bị chứa đựng gắn với hoàn cảnh cụ thể đó.

Vật chứa đựng lớn như vật thành phố, nông thôn để chỉ vật bị chứa đựng. Đó có thể là người nông dân, công nhân.

Ví dụ:

“Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.”

[Tố Hữu]

– Huế là tên một địa danh. Với hoàn cảnh sáng tác trong chiến tranh. Do đó, mang đến các liên tưởng. Từ “Huế” gợi liên tưởng đến những người sống ở Huế. Bởi đổ máu là các tàn khốc xảy ra trong chiến tranh khi có thương vong. Như vậy, giữa “Huế” và “người sống ở Huế” có mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng. Huế mang đến sự bao chùm cho con người, không gian,…

– Giữa “đổ máu” và “chiến tranh” có mối quan hệ gần gũi, Phản ánh với dấu hiệu của sự vật và sự vật mang dấu hiệu.

3.3. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật:

Phép hoán dụ dựa trên sự tương cận, gần gũi giữa hai sự vật, hiện tượng. Các dấu hiệu mang đến nét đặc trưng nhắc nhớ đến sự vật tổng thể. Để giúp câu văn, lời nói trở nên hấp dẫn hơn. Cũng như đạt được giá trị nghệ thuật với tính liên tưởng được thực hiện. Mà vẫn đảm bảo người đọc, người nghe hiểu hết được ý mà tác giả muốn truyền đạt. Mang đến các thông tin và ý nghĩa phản ánh trong đặc trưng đó.

Sử dụng những dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Như tiếng cho sủa, tiếng chim hót,… để nói đến chủ nhân của âm thanh đó. Hay với các nét độc đáo, đặc sắc trong văn hóa để nói đến một dân tộc, một cộng đồng. Tất cả đều được lột tả với các thông tin đặc trưng mà người đọc có thể dễ dàng tiếp nhận và xác định.

Ví dụ:

“Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”

Áo chàm là loại áo đặc trưng của đồng bào, người dân Tây Bắc. Được sử dụng như trang phục độc đáo, gắn liền với họ. Từ Áo chàm muốn nói đến tình cảm mà người dân Tây Bắc thể hiện với các chiến sĩ bộ đội Việt nam. Trong hoàn cảnh phân ly và lưu luyến, không muốn rời.

3.4. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Cách sử dụng này dựa trên sự gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng được nhắc đến. Các đơn lẻ cụ thể được nhắc đến. Nhưng lớp nghĩa thể hiện phía sau mới mang đến giá trị xác định. Lấy những cái cụ thể, dễ hiểu, dễ nhìn thấy, cảm nhận được. Để chỉ những cái mơ hồ, trừu tượng, chưa rõ nghĩa. Với mục đích giúp người đọc, người nghe cảm thấy dễ hiểu hơn. Cũng như phân tích trên lớp nghĩa liên tưởng đó.

Sử dụng các từ ngữ đơn lẻ, cái riêng để liên tưởng đến cái chung, cái trừu tượng.

Ví dụ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

[Ca dao]

Một cây là số lượng ít, đơn lẻ, với công việc mang tính cá nhân. Ám chỉ sự không đoàn kết, rất khó để làm nên việc lớn.

Ba cây là số lượng nhiều, và mang đến các cộng tác. Ba cây chụm lại ý chỉ sự đoàn kết.

Tuy nhiên, ở đây không phải ba cây là số nhiều. Ba cây với sự đại diện, thể hiện cho nhiều người, nhiều ý chí. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, dẫn đến sự thành công. Và được đảm bảo với các sức mạnh to lớn có thể được tìm thấy. Giữa một – sự đơn lẻ và ba – sự đoàn kết nhận thấy đó là mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng. Cái trừu tượng thể hiện với chung ý chí, lý tưởng, và sự đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau.

4. Đặt câu có phép hoán dụ?

Các câu được đặt như sau:

– Hoa được cả lớp quý mến.

– Tuấn vừa bước vào lớp, cả phòng liền ồ lên.

Ở đây, có thể thấy các tính chất quý mến hay ồ lên được thực hiện bởi con người. Với các thể hiện trong cảm xúc, trạng thái tình cảm. “Cả lớp”, “cả phòng” ở đây dùng để chỉ tất cả các thành viên trong lớp, trong phòng của Hoa và Tuấn. Gắn với chính không gian, đối tượng trong phạm vi được nhắc đến. Đây là phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

– Gia đình tôi có 5 miệng ăn.

Miệng ăn cũng dùng để chỉ với các đối tượng có hoạt động ăn. Và với phạm vi xác định của gia đình, có thể hiểu được ý nghĩa trong câu. Từ miệng ăn dùng để chỉ các thành viên trong gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề