Có nên cho be uống sữa vào sáng sớm không

Nhiều bà mẹ chỉ biết tầm quan trọng của bữa sáng đối với trẻ mà không biết con nên ăn gì buổi sáng và làm thế nào để ăn.

Chúng ta đều biết bữa sáng có ý nghĩa quan trọng đồi với cơ thể và trí não của trẻ. Không ăn sáng kém thông minh, thiếu hụt năng lượng là điều hiển nhiên. Nhưng nhiều bà mẹ chỉ biết tầm quan trọng của bữa sáng đối với trẻ mà không biết con nên ăn gì buổi sáng và làm thế nào để ăn.

Trẻ ăn sáng chỉ bằng việc uống sữa

Nhiều cha mẹ lầm tưởng sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ và chỉ cần uống sữa là có thể đủ năng lượng cho buổi sáng của trẻ. Tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói.

Trong sữa chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, nhưng trong sữa cũng chứa nhiều hoạt chất gây mệt mỏi, trấn an tinh thần. Lúc đói bụng mà uống sữa dễ gây tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột do chưa bị tiêu hóa hết. Vì vậy trẻ cần ăn nhẹ trước khi uống sữa thì sự tiêu hóa mới được đầy đủ hơn.

Cho con ăn sáng bằng thức ăn thừa từ hôm trước hay cơm chiên, mì gói với thức ăn tối qua

Nhiều gia đình các bà mẹ thường sẽ nấu bữa tối nhiều hơn một chút rồi cất tủ lạnh hôm sau làm cơm rang hoặc đun nóng thức ăn hôm qua lên ăn lại. Nhiều bà mẹ cho rằng bữa sáng như vậy là bổ dưỡng vì bữa tối và bữa sáng không có gì khác nhau, nhiều chất, phong phú lại đơn giản nhanh gọn.

Tuy nhiên ít ai biết, thức ăn thừa để qua đêm có thể chưa hỏng nhưng cũng đã sản sinh ra các chất độc hại. Ví dụ như rau có thể sản sinh ra nitric [một chất gây ung thư], nếu ăn lâu dài có hại đến sức khỏe của trẻ.

Do đó, tốt nhất rau củ còn thừa từ tối hôm trước mẹ nên mạnh dạn vứt bỏ, các loại thực phẩm khác như thịt cé nếu ăn lại cũng nên hạn chế.

Ăn đồ ăn nhanh kiểu Tây

Các món đồ ăn nhanh kiểu Tây như cánh gà chiên, bánh mì kẹp thịt…ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều tại các thành phố lớn và hấp dẫn trẻ em như một xu hướng thời thượng. Nhiều bà mẹ bắt đầu có thói quen mua đồ ăn sáng cho trẻ tại đây với lý do thuận tiện, hương vị cũng ngon.

Tuy nhiên kiểu bữa sáng giàu năng lượng như thế này dễ dẫn đến béo phì, các loại thực phẩm chiên rán nếu ăn lâu dài sẽ gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, những vấn đề như mất cân bằng dinh dưỡng, nhiệt tương đối cao, nhiều chất béo nhưng lại thiếu thiếu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất dinh dưỡng khác khiến cho việc cho trẻ ăn đồ ăn nhanh kiểu Tây vào bữa sáng là một lựa chọn tồi.

Cho trẻ ăn đồ ăn nhanh kiểu Tây vào bữa sáng là một lựa chọn tồi [ảnh minh hoạ]

Ăn bim bim, bánh quy, socola cho bữa sáng

Nhiều khi vì buổi sáng dậy thiếu thời gian, một số bà mẹ nảy ra ý định dự trữ sẵn trong nhà vài hộp bánh quy, bim bim…để con ăn uống gọn nhẹ rồi đi học.

Theo các chuyên gia: khi đói có thể cho trẻ ăn tạm bánh quy, sô cô la và đồ ăn nhẹ nhưng ăn sáng bằng các loại bánh kẹo này thì rất không khoa học. Hầu hết các món ăn nhẹ này đều là thức ăn khô. Buổi sáng ngủ dậy cơ thể trẻ thường mất nước, nếu lại ăn đồ khô thì không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ.

Bánh quy và các món ăn nhẹ khác có nguyên liệu chính là ngũ cốc, mặc dù ngũ cốc sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ trong một thời gian ngắn, nhưng ngay sau đó cơ thể sẽ cảm thấy càng đói hơn. Nhất là khi nồng độ glucose trong máu đến gần trưa sẽ được giảm đáng kể. Cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn nhẹ bữa ăn sáng dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến suy giảm về thể chất.

Vừa ăn sáng vừa đi học, ăn sáng khi cơ thể phải vận động, di chuyển nhiều

Trẻ nhỏ ở tuổi đi học, nhất là những em bé có nhà xa trường thì buổi sáng việc vừa ăn vừa đi học xảy ra “như cơm bữa”. Các món ăn lý tưởng nhất thường là bánh bao, bánh mì, xôi…mẹ chỉ cần mua cho con tại lề đường sau đó trẻ sẽ vừa đi đến trường vừa ăn.

Cách ăn này rất có hại bởi khi đi bộ, cơ thể bị xóc, dạ dày cũng không “yên ổn”, thực ăn vào dạ dày không được tiêu hoá kỹ, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, thường xuyên ăn đồ mua ngoài đường phố có thể bị lây bệnh từ bụi và virus trong không khí.

Nếu mẹ chọn hàng ăn sáng lề đường cho con, tốt nhất nên chọn nơi có vệ sinh sạch sẽ, hoặc tốt nhất nên nấu ở nhà cho con. Cố gắng không để ăn sáng trên đường đi học để tránh gây hại cho sức khỏe của bé.

[Theo Khám phá]

Thay vì cho bé uống sữa 2-3 lần vào các khoảng thời gian khác nhau, mẹ nên cho bé uống sữa đúng cách và đúng thời điểm để hấp thụ đầy đủ dưỡng chất.

Theo Health, sữa là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể vì chứa 4 nhóm chất gồm đạm, béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Nghiên cứu còn cho thấy sữa được cơ thể hấp thu tốt tại thời điểm cách xa bữa ăn chính 1-2 giờ và trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Uống sữa buổi sáng sẽ cung cấp năng lượng và dưỡng chất quan trọng cho cơ thể hoạt động cả một ngày dài. Uống sữa buổi tối giúp bé ngủ sâu hơn, tăng khả năng hấp thụ canxi hỗ trợ phát triển chiều cao của bé một cách hiệu quả.

Mặc dù sữa là thực phẩm thiên nhiên dễ tiêu hóa và hấp thụ, phụ huynh không nên cho bé uống sữa buổi sáng lúc bụng đói. Thay vào đó, mẹ nên uống kết hợp ăn đồ tinh bột như bánh bao, bánh mỳ, cháo… hoặc uống sữa cách bữa sáng một tiếng, như vậy thành phần dinh dưỡng trong sữa được hấp thụ tối đa.

Sữa là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Theo các chuyên gia, uống sữa lúc đói khiến bé khó tiêu hóa. Khi bụng đói, ruột vận động tương đối nhanh, sữa vào ruột sẽ bị đẩy nhanh xuống đại tràng, không kịp hấp thu dinh dưỡng. Chưa kể trong sữa, nước chiếm tỉ trọng khá lớn, uống sữa khi bụng đói sẽ làm loãng dịch vị, không tốt cho việc tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm.

Thay vào đó, trẻ uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ 2 tiếng đem lại hiệu quả cao. Uống sữa vào thời điểm này giúp hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Đồng thời, các chất dinh dưỡng trong sữa giúp cơ thể thư giãn tối ưu, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Một số phụ huynh có thói quen làm nóng sữa cho bé. Trong trường hợp này, mẹ cần lưu ý không nên đun sữa hay nấu sữa quá lâu, tránh làm mất chất dinh dưỡng.

Bé uống sữa đúng cách và đúng thời điểm sẽ hấp thu tối đa dưỡng chất.

Mẹ cũng không nên cho con uống thuốc kèm sữa vì thuốc có thể mất tác dụng. Nếu dùng sữa giúp bé tăng cân, mẹ không nên pha chung với nước trái cây để tránh làm mất tác dụng của sữa cũng như nước trái cây. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho bé uống sữa cùng các loại trái cây như cam, chanh vì chúng chứa axit, làm kết tủa protein có trong sữa, gây khó tiêu.

Việc uống sữa đúng thời điểm và đúng cách giúp bé hấp thu tối đa lượng dưỡng chất có trong sữa, hỗ trợ phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng, có sức khỏe tốt, phòng tránh những bệnh tật.

Các bậc phụ huynh cần lựa chọn nơi mua sữa đảm bảo chất lượng, uy tín và giá cả phải chăng.

Ngoài những lưu ý trên, mẹ cũng cần lựa chọn nơi mua sữa đảm bảo chất lượng, uy tín và giá cả phải chăng. Domy.vn [Đồ Mỹ] là một trong những nơi mua sắm hàng ngoại nhập uy tín tại Việt Nam. Các sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Pháp... Người dùng có thể chọn mua trực tiếp ở các cửa hàng hoặc đặt mua online.

Với hình thức cửa hàng online tiện lợi, đội ngũ chăm sóc khách hàng của Đồ Mỹ sẵn sàng trả lời những thắc mắc của các mẹ về từng loại sữa, tư vấn loại sữa phù hợp với thể trạng của trẻ. Dịch vụ vận chuyển tận tay, đúng thời gian yêu cầu, phong cách chuyên nghiệp là những điểm cộng lớn tạo nên thành công của thương hiệu này sau 5 năm phát triển trên thị trường.

Sản phẩm tại Đồ Mỹ được các mẹ tin tưởng.

Cửa hàng Đồ Mỹ

Chi nhánh 1: 35 Tân Hải, phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM.

Chi nhánh 2: 121 đường 3/2, phường 11, quận 10, TP.HCM.

Hotline: 19000113 - 0911012012.

Website: domy.vn; Facebook: Đồ Mỹ.

Một phần do quỹ thời gian buổi sáng eo hẹp, phần khác do không ít người nghĩ rằng ăn sáng như vậy là tốt cho con nên vẫn duy trì hàng ngày.

  • Định nghĩa mới về bữa sáng cho trẻ: Không phải cứ no là đủ!
  • Đừng biến bữa sáng của con thành bữa ăn căng thẳng và vô vị nhất trong ngày
  • 5 nguyên tắc vàng trong bữa sáng giúp con xóa tan mệt mỏi, ngủ gật gù ngay tại lớp học

Bữa sáng đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, trước khi bắt đầu một ngày học tập bận rộn, bữa sáng phong phú có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ em ngày nay vì đi học sớm, cộng với việc thích nằm ngủ nướng trên giường, nên thời gian buổi sáng bị thu hẹp.

Hơn nữa, một số bà mẹ không thích nấu ăn vào buổi sáng, kết quả là nhiều trẻ chỉ ăn một mẩu bánh mì đơn giản, hoặc đưa trẻ đến cửa hàng nhỏ mua một cái gì đó giúp thỏa mãn cơn đói của chúng, thậm chí nhiều trẻ còn nhịn ăn sáng.

Trẻ không ăn sáng, hoặc ăn sáng không đúng cách đều sẽ gây hại, ở mức độ nhẹ, cả ngày trẻ không hoạt bát, giảm sự tập trung trong lớp, trường hợp nặng có thể dẫn đến hạ đường huyết, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

3 kiểu ăn sáng dễ gây hại cho sức khỏe của bé có thể kể đến dưới đây:

1. Mì ăn liền

Thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ ảnh hưởng đến gan, dạ dày [Ảnh minh họa].

Mì ăn liền không cung cấp dinh dưỡng cần thiết, thậm chí có thể gây hại cho trẻ nếu ăn thường xuyên. Mì ăn liền chế biến nhanh chóng và dễ dàng nhưng nó được chiên đi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao nên dầu dễ bị oxy hoá. Hàm lượng chất béo khá cao và khi đi vào cơ thể có nguy cơ tồn đọng lại. Ăn nhiều mì ăn liền là một trong những nguyên nhân khiến bé bị táo bón do mì ăn liền không cung cấp vitamin và chất xơ. Ngoài ra trong gói gia vị của mì chứa rất nhiều chất phụ gia, tuy chúng có tác dụng tạo sự ngon miệng cho người ăn nhưng không có giá trị dinh dưỡng và cay nóng.

Giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền là không cân bằng vì thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Theo các chuyên gia tại Viện Dinh dưỡng của Học viện Khoa học Nga, thường xuyên sử dụng các sản phẩm ăn liền sẽ hại đến gan, tuyến tụy và gây chứng viêm dạ dày, vì vậy dù món ăn khá tiện lợi, các mẹ không nên cho con ăn mì ăn liền.

2. Chỉ uống sữa vào buổi sáng

Tuyệt đối không cho trẻ uống sữa buổi sáng khi chưa ăn gì. Nhiều phụ huynh cho rằng sữa cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé vào buổi sáng, tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói.

Tuy sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng trong sữa cũng chứa nhiều hoạt chất gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần. Lúc đói bụng mà uống sữa dễ gây tình trạng uể oải và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột do chưa bị tiêu hóa hết. Vì vậy trẻ cần ăn nhẹ trước khi uống sữa thì sự tiêu hóa mới được đầy đủ hơn.

3. Thức ăn thừa ngày hôm trước

Thực ra, thức ăn thừa thường ít gây hại đối với người lớn, nhưng lại không thích hợp làm bữa sáng cho trẻ nhỏ, điều này còn nguy hại hơn việc trẻ bỏ bữa sáng. Ăn những loại thức ăn thừa từ tối hôm trước, trẻ không những không được bổ sung dinh dưỡng mà còn có thể mắc các bệnh về dạ dày. Bởi vì, ngay khi thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh, sau một đêm "lên men" trong thực phẩm sẽ sản sinh rất nhiều các loại vi khuẩn, cộng với việc làm nóng trước khi ăn, dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện, rất dễ bị ngộ độc, tiêu chảy.

Dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện, ăn thức ăn thứa rất dễ bị ngộ độc, tiêu chảy [Ảnh minh họa].

Bữa sáng lành mạnh cho trẻ phải như thế nào?

Một bữa sáng lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng ít nhất phải chứa protein, carbohydrate và chất béo, tốt nhất là chứa cả các vitamin và khoáng chất như sắt và canxi.

Khi vừa thức dậy vào buổi sáng, khẩu vị của trẻ không được tốt, cha mẹ cần chuẩn bị bữa sáng đa dạng để trẻ ăn được nhiều hơn. Dưới góc độ dinh dưỡng, cần có bốn loại thực phẩm sau:

  • Mẹ bưng bữa sáng ra cho chồng con ăn, con gái òa lên thích thú còn bố thì quay mặt đi không muốn nhìnĐọc ngay

- Thực phẩm chủ yếu: cơm, bánh bao hấp, bánh mì…
- Trứng, các loại thịt và cá.
- Sữa hoặc sữa đậu nành.
- Hoa quả và rau củ.

Bữa sáng nên có ít nhất hai món, bữa sáng càng đa dạng, phong phú thì trẻ càng bổ sung nhiều dinh dưỡng. Đối với trẻ đang lớn và phát triển, điều quan trọng nhất là bổ sung canxi và protein, nhưng cũng phải chú ý kiểm soát khẩu phần ăn, tránh béo phì.

Nói một cách đơn giản, bữa sáng hàng ngày nên có một ly sữa, một quả trứng, trái cây, và sau đó là bất kỳ thực phẩm chủ yếu nào. Tốt nhất không nên ăn thức ăn có quá nhiều dầu và muối vào buổi sáng, những thức ăn nhạt sẽ thân thiện với dạ dày của trẻ hơn.

Điểm danh nhanh 5 kiểu ăn sáng "độc hại" cha mẹ hay cho trẻ ăn, đặc biệt là số 4 nhiều phụ huynh đang mắc phải

Video liên quan

Chủ Đề