Có nên cho người thân vay tiền

Chẳng phải tự dưng mà ca dao chúng ta có câu: "Nghèo giữa thị thành không người hỏi, giàu tại rừng sâu lắm kẻ tìm". Khi bạn có tiền, dù là người thân hay không thân, người quen hay không quen đều có thể tìm đến nhờ cậy ngay cả khi bạn tránh ở vùng núi xa. Ngược lại, khi không có tiền, thì dù là bạn bè thân thiết, người thân quyến thuộc đều tìm cách trốn tránh không để ý tới. Đây chính là hiện thực phũ phàng mà mọi người có muốn trốn tránh cũng không được.

Chính vì lẽ đó, người ta mới cho rằng, vay tiền là một phương pháp nhanh chóng nhất để đánh giá một mối quan hệ. Lời này có vẻ thực dụng nhưng thể hiện đúng bản chất cuộc sống đang diễn ra ngay xung quanh chúng ta. Khi không có gì trong tay, chúng ta sẽ biết đâu là người mình không thể nhờ cậy, đồng thời cũng biết được ai mới là người luôn sẵn sàng giúp đỡ chân thành hết khả năng có thể.

Trong thời điểm thất bát hay khó khăn, điều đáng buồn nhất thường không phải là thiếu thốn vật chất, nghèo túng về tiền bạc, mà là sự khinh miệt và thờ ơ của người khác. Trong mắt người xung quanh, bạn bỗng nhiên trở thành một người không đáng tin cậy, cũng chẳng đem lại lợi ích gì lâu dài. Cho nên, họ cũng không cần phải xây dựng mối quan hệ tốt với chúng ta nữa. Vì thế, rất ít người có thể vô tư chấp nhận lời đề nghị vay tiền của bạn.

Đặc biệt, có những đối tượng mà dù thế nào bạn cũng không nên vay tiền. 

Có nên cho người thân vay tiền

Người thân coi thường mình

Người thông minh sẽ làm 4 điều này trước khi cho ai đó vay tiền, kể cả người thânNhiều người vẫn nghĩ "một giọt máu đào hơn ao nước lã", người thân dù gì cũng sẽ không "chơi xấu" mình, nên chuyện liên quan đến tiền bạc sẽ không đáng lo. Thực tế chưa chắc như vậy. Sẽ có một số người ngoài mặt tỏ ra thân thiết nhưng trong lòng thường xuyên đố kỵ. Sự thất bại của người khác lại khiến họ thích thú.

Khi bạn thành công, họ sẽ tung hô, khen ngợi, nhưng không phải thật lòng. Họ muốn nói những lời tốt đẹp với mong muốn nhận được sự giúp đỡ trong tương lai. Tuy nhiên khi bạn "sa cơ lỡ vận", những người này sẽ "lộ" bản chất thật. Họ sẽ chẳng hỏi thăm lấy một lời chứ đừng nói đến giúp đỡ hay cho vay tiền.

Họ sẽ chỉ coi thường, dè bỉu, thậm chí sẽ viện lý do này nọ để không cho vay. Do đó, dù cần tiền đến mấy cũng không nên vay của người thân nhưng coi thường mình.

Người yêu tiền như mạng sống

Có người trên danh nghĩa là bạn bè nhưng không làm những việc không mang lại lợi nhuận. Họ là người ích kỷ, không chấp nhận bất kỳ ai được hưởng lợi từ mình. Họ cũng không chấp nhận chịu thiệt thòi, dù chỉ là bé nhất.

Ngay cả khi họ sẵn sàng cho bạn vay tiền, cũng yêu cầu trả lãi suất cao. Hơn nữa dù chưa đến kỳ trả nợ, bạn vẫn phải nghe lời thúc giục trả tiền đúng hạn từ họ. Những người này sẽ không quan tâm đến khó khăn của người khác mà chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân.

Bởi vậy, dù túng thiếu cũng không nên vay tiền của những người yêu tiền như mạng sống. Bạn vẫn có thể vượt qua được những khó khăn này mà không cần phải dùng đến tiền của họ.

Người thích lợi dụng 

Người xưa có câu: "Không nên có tâm hại người, nhưng cần phải có tâm phòng người". Đừng bao giờ tin tưởng một người trọn vẹn, bởi trái tim người đó có thể thay đổi, mọi việc trong cuộc đời đều tựa như một biến số, không thể đoán trước được điều gì.

Do đó dù nghèo đến mấy cũng không nên mượn tiền của những người bình thường vốn đã luôn lợi dụng người khác bởi có thể họ cho vay nhưng họ sẽ đòi hỏi, lợi dụng bạn để đạt được một lợi ích nào đó.

Những người như vậy, nói chuyện với bạn chỉ để "lợi dụng", bạn có giá trị thì họ tôn trọng, bạn không còn giá trị thì họ mặc kệ.

Bố mẹ

Bố mẹ là những người dù bụng đói miệng vẫn nói mình no để dành cho con cái những phần thức ăn ngon nhất. Họ là người đã làm lụng vất vả cả đời mong con có được cuộc sống bằng bạn bằng bè và tương lai tốt đẹp nhất.

Mỗi người con trưởng thành đều mong báo hiếu bố mẹ. Tuy vậy không phải lúc nào đường đời cũng bằng phẳng, con cái lúc nào cũng đủ đầy mà có lúc bị túng thiếu. Tuy nhiên khi khó khăn, đừng vay tiền bố mẹ mình. Họ đã là những người đã cho ta cả cuộc đời, chưa thể đền đáp thì cũng không nên làm bố mẹ lo lắng thêm.

Bạn kiểu "khi vui thì vỗ tay vào..."

Trong lúc vui vẻ, cao hứng, rất nhiều người dễ dàng nói rằng: "Anh em với nhau, có gì khó khăn chú cứ nói thẳng để mọi người giúp đỡ, không có gì phải ngại cả!". Thế nhưng nếu bạn coi những lời này là nghiêm túc 100%, vậy thì bạn sẽ chỉ nhận lại sự thất vọng. Vào thời điểm đó, đối phương chẳng những không hề giúp đỡ, thậm chí, chúng ta còn mất thêm cả một người bạn.

Khi cùng chung sở thích vui đùa, họ hễ gọi là có mặt. Nhưng đến lúc nhờ vả, hẹn chục cuộc đều không gặp được cả chục, dù có vô tình gặp mặt thì cũng chỉ coi nhau như một mối quan hệ không thân chẳng quen.

Kỳ thực, bạn bè chân thành sẽ luôn là người chủ động hỏi thăm hoàn cảnh của bạn. Nếu biết chúng ta đang gặp khó khăn, họ có thể tìm mọi cách hỗ trợ trong phạm vi khả năng của mình dù ít dù nhiều. Cho dù không thường xuyên gặp nhau, cũng chẳng có thời gian tụ tập chơi đùa, nhưng có khi chưa cần chúng ta mở miệng, họ đã nắm bắt được tình hình và vươn đôi tay giúp đỡ.

Người giàu chi li, động tới tiền là đổi thái độ

Có rất nhiều người dù điều kiện kinh tế tốt, tài chính dư dả, nhưng bản chất họ có phần tính toán chi li, hay cân đo đong đếm. Nếu đơn giản thì là coi trọng vật chất, nói nặng nề hơn thì chính là keo kiệt. Muốn vay tiền của những người này thì vô cùng khó khăn dù quan hệ của hai bên có tốt đẹp thân thiết đến mấy.

So với tình nghĩa lâu năm, tiền tài vật chất mới là thứ quan trọng nhất trong lòng họ. Một khi đã có tiền trong tay, nhóm người này rất ít khi chịu "nhả" ra ngoài.

Tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành từng nói: "Điều khó nhất là gì? Là vay tiền. Người sẵn sàng cho bạn vay tiền là quý nhân của bạn. Người cho bạn vay tiền khi bạn gặp khó khăn, không phải vì người ta lắm tiền, mà vì người ta muốn giúp bạn một tay. Thứ người ta cho bạn vay, không phải là tiền, mà là lòng tin, sự khích lệ, sự tin tưởng, là đánh cược vào con người bạn của ngày mai"

Tuy nhiên, ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Nếu không may gặp phải người lợi dụng lòng tốt của người khác, vay mãi không trả sẽ khiến bạn rất mệt mỏi. Chính vì vậy, khi ai đó hỏi vay tiền, hãy ghi nhớ kỹ những nguyên tắc dưới đây.

Có nên cho người thân vay tiền

Cho người khác vay tiền thì dễ nhưng yêu cầu trả lại tiền mới khó. Vì vậy, trước khi cho ai vay tiền, cần nắm rõ những quy tắc cho vay ngay từ đầu. Ảnh minh họa: The paper

Hãy hỏi rõ lý do, giảm số tiền cho vay càng ít càng tốt Trên mạng xã hội Zhihu (Trung Quốc) gần đây có cô gái kể: "Tôi vừa gặp lại đồng nghiệp cũ, cô ấy bị sảy thai do phải chen chúc trên tàu điện ngầm mỗi ngày. Người này ngỏ ý vay tiền để mua ô tô. Bởi vì đã làm việc cùng nhau ba năm, quan hệ rất tốt nên tôi không nỡ từ chối". Người này vay 5.000 tệ nhưng cô gái chỉ cho mượn 2.000 với suy nghĩ nếu người kia trả đúng hạn, đó coi như khoản tiết kiệm. Còn nếu không trả lại như cam kết, xem như đó là số tiền để mua một bài học. Cô gái tiết lộ, nguyên tắc cho người khác vay tiền là: "Hãy nói bạn không có nhiều, chỉ có bấy nhiêu, nếu muốn thì hãy cầm lấy". Bằng cách này, không những không làm tổn thương tình cảm mà còn giảm thiểu rủi ro. "Đó là một cách tốt để đặt quyền lựa chọn vào tay đối phương để họ quyết định có tiếp tục vay hay không", cô gái nhắn nhủ.

Hẹn thời gian trả nợ

Nhiều người thường nghe câu: "Khởi đầu và kết thúc của một mối quan hệ là đi vay tiền". Ở một mức độ nào đó, điều này là đúng vì "vay tiền thể hiện tính cách, trả nợ thể hiện tính nhân văn". Những ngày gần đây, ở Trung Quốc rộ lên vụ một đôi bạn thân vay tiền nhau ba lần với tổng số 800.000 tệ, viết giấy ghi nợ, hứa sau hai tháng sẽ trả. Đến kỳ hạn, bên vay không trả mà còn tránh gặp mặt. Từ bạn bè thân thiết, họ trở thành đối thủ của nhau tại tòa án. Bởi vậy, khi có người vay tiền, dù thân thiết đến đâu cũng không nên quá nhiệt tình. Nếu phải cho vay, bạn có thể giả vờ nghèo và nói về những khó khăn của bản thân, chẳng hạn như căng thẳng đang gặp phải khoản vay thế chấp và mua xe cộng với chi phí hàng ngày... Sau đó, nói rằng bạn sẽ cần số tiền đó để làm gì, nên họ phải trả lại vào đúng ngày nào. Bằng cách này, gánh nặng tâm lý của bên kia sẽ lớn hơn, họ sẽ lo lắng hơn về việc trả lại tiền. Ngoài ra, nếu quá thời hạn mà bên kia không trả tiền thì cũng có lý do để đòi lại mà không ngại ngùng.

Giả vờ đi vay hộ để tạo áp lực cho người vay

Nếu người thân hoặc bạn bè vay tiền mà không thể từ chối, bạn có thể kiếm cớ để bảo lãnh cho mình. Ví dụ, khi ai đó thân thiết vay tiền bạn để giải quyết việc cấp bách, trước khi đưa tiền cho họ nên nói rằng bản thân bạn cũng đang khó khăn, số tiền này là mượn của người quen và phải trả lãi. Nếu người đó chấp nhận vay, họ sẽ nghĩ đến việc trả lại tiền càng sớm càng tốt để giảm lãi vay. Thực tế, cho người khác vay tiền thì dễ nhưng yêu cầu trả lại tiền mới khó. Nếu tỉnh táo và thông minh, hãy đặt ra cho người đi vay một số khó khăn có thể khiến tiền bạc của bạn trở nên an toàn hơn. Thứ nhất, đối phương biết bạn đang mượn tiền của người khác để cho mình vay, sau này có thể không vay tiền bạn nữa nhưng họ vẫn sẽ luôn giành cho bạn sự biết ơn. Thứ hai, điều này sẽ tạo áp lực tâm lý trả nợ cho đối phương. Thứ ba, nếu bên kia không trả nợ thì sẽ có cớ để đòi tiền và tự tin hỏi lại nhiều lần.

Tiền bạc sẽ làm tổn thương tình cảm nên cần phải thận trọng khi cho người khác vay tiền. Dù mối quan hệ tốt đẹp đến đâu, cần rõ ràng minh bạch ngay từ đầu khi cho vay theo ba nguyên tắc trên, chắc chắn sẽ giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho chính bạn.

Theo VnExpress

  • TAG
  • NGUYÊN TẮC NÊN LÀM
  • CHO VAY TIỀN