Có nên cho trẻ an dặm bằng yến mạch

Yến mạch được cho là một trong những loại ngũ cốc tốt nhất trên thế giới bởi những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe mà nó mang lại. Nếu bố mẹ đang thắc mắc không biết có nên bổ sung yến mạch ăn dặm cho bé không? Cách nấu chúng ra sao? Sử dụng như thế nào là tốt nhất? Thì hãy theo dõi bài viết này để có được câu trả lời nhé!

Bé mấy tháng ăn được yến mạch?

Yến mạch không chứa gluten, ít nguy cơ dị ứng, rất an toàn với trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Ở các nước phương Tây chúng thường được các bác sĩ khuyên dùng cho trẻ khi mới bắt đầu ăn dặm. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra việc sử dụng yến mạch trong những ngày đầu của thời kì ăn bổ sung có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính sau này.

Do đó, bố mẹ có bắt đầu giới thiệu cho bé ăn từ khi con được 6 tháng tuổi.

Trẻ mắc bệnh celiac khi sử dụng yến mạch cần lựa chọn các loại yến mạch nguyên chất 100%. Bởi yến mạch thường được trồng cùng lúa mì, một loại ngũ cốc có chứa gluten.

Nên cho bé ăn yến mạch hay gạo tẻ?

Cả yến mạch và gạo trắng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Để trả lời được câu hỏi nên cho bé ăn yến mạch ăn dặm hay gạo tẻ thì mẹ có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây của tớ nhé:

Yến mạchGạo tẻ
Giá trị dinh dưỡng [*]Năng lượng: 389 kcalChất đạm: 16.9gChất béo: 6.9gChất xơ: 10.6gSắt: 4.7mgKẽm: 3.97mg

Canxi: 54mg

Năng lượng: 346 kcalChất đạm: 7,9gChất béo: 1gChất xơ: 0.4gSắt: 4.3mgKẽm: 1.5mg

Canxi: 30mg

Ưu điểm– Hàm lượng chất xơ cao, tốt cho sức khỏe– Không chứa gluten, an toàn cho bé.

– Có thể chế biến thành nhiều món đa dạng: cháo, soup, bánh….

– Tiện lợi, có sẵn.– Giá thành rẻ– Là thực phẩm thân thuộc với người Việt Nam nên cũng dễ chế biến, hợp với các mẹ hơn.

-Dễ hấp thu, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ

Nhược điểm– Giá thành cao– Các mẹ lần đầu sử dụng có thể không quen nên không biết cách lựa chọn đúng loại, chế biến đúng cách.

– Các bé nhẹ cân, hệ tiêu hóa kém nếu dùng quá nhiều có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu

Hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức độ trung bình

[*] Năng lượng ước tính trên 100g thực phẩm theo FDA, Bảng thành phần thực phẩm Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2017.

Cách chế biến yến mạch theo từng giai đoạn

Tương tự như cho bé ăn gạo trắng, nếu mẹ chọn sử dụng yến mạch cho trẻ thì cũng cần chế biến phù hợp với từng độ tuổi.

Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi

Đây là giai đoạn con đang tập làm quen với ăn dặm. Bố mẹ nên chọn loại yến mạch nguyên hạt hoặc yến mạch cán rồi xay mịn để nấu cháo, soup. Vừa giúp cung cấp thêm chất xơ và các vi chất mà vẫn đảm bảo phù hợp với hệ tiêu hóa của con.

Không nên sử dụng các loại bột yến mạch đóng gói sẵn vì chúng thường chứa chất bảo quản, bổ sung thêm đường không tốt cho bé.

Xem thêm: Cháo yến mạch cho bé có tác dụng gì? Cách nấu ra sao?

Từ 9 – 12 tháng

Đối với bé từ 9 – 12 tháng tuổi, lúc này hệ tiêu hóa của con đã hoàn thiện hơn. Con cũng đã có thời gian để làm quen với việc ăn các thực phẩm đặc trước đó. Vì vậy, bố mẹ có thể chuyển sang dạng yến mạch xay vỡ cho con. Có thể làm thêm các món bánh yến mạch để đa dạng thực đơn hàng ngày của trẻ cũng là vừa giúp con tập ăn thô thêm.

109.000₫
106.000

Nếu mẹ chưa biết làm món bánh yến mạch gì cho bé, thì đọc tiếp phần dưới đây nhé!

Top 3 loại bánh yến mạch cho bé tập ăn thô

Yến mạch có thể kết hợp với nhiều loại hạt, trái cây khác nhau. Chúng đặc biệt phù hợp khi kết hợp cùng quả hồ đào, chuối, bơ, dây tây, táo, óc chó. Dưới đây là 3 công thức làm bánh yến mạch ăn dặm cho bé tập ăn thô cực đơn giản và tiện lợi. Mẹ có thể tham khảo nhé!

Pancake yến mạch bơ cho bé

  • Yến mạch cán: 100g
  • Bơ: 30g
  • Sữa không đường hoặc sữa công thức: 60ml
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào cối xay. Dùng máy xay xay mịn. Có thể tăng giảm lượng sữa để bột không bị quá đặc.
  • Làm nóng chảo, thêm 1 thìa dầu ăn để lót phần đáy. Múc 1 thìa bột vào chảo, dàn bỏng. Đợi bánh vàng đều thì lật bánh.
  • Làm tương tự cho tới khi hết phần bột.

  • Trứng gà: 1 quả
  • Chuối: 1 quả
  • Yến mạch: 100g
  • Bơ chảy: 50g
  • Vani: 2,5ml
  • Sữa chua: 1 hộp
  • Sữa tươi: 70ml [trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ có thể thay bằng sữa công thức]
  • Mẹ cho chuối, sữa chua, lòng đỏ trứng và 1 cái bát rồi dùng máy xay cầm tay xay mịn.
  • Thêm 70ml sữa công thức cùng 50g bơ chảy và 100g yến mạch xay đã chuẩn bị trước đó vào. Khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu này tạo thành 1 hỗn hợp sánh mịn là được. 
  • Thêm 2,5 thìa vani vào. Khuấy đều.
  • Cho chảo lên bếp, phết 1 lớp dầu ăn để tăng độ chống dính. Chảo nóng, mẹ cho 1 muôi hỗn hợp vào giữa chảo. Nấu cho đến khi mặt trên của bánh có bọt khí, bột không còn bóng và mặt dưới có màu vàng.
  • Lật bánh và nấu thêm đến khi cả 2 mặt đều vàng đều là được.

  • Cá hồi tươi
  • Cà rốt
  • Yến mạch
  • Sữa hạt
  • Lòng đỏ trứng
  • Bột nở
  • Bột tỏi
  • Muối hồng
  • Cá hồi, cà rốt hấp chín. Sau đó cá hồi lấy ra mẹ xé nhỏ, trộn cùng 1 chút bột tỏi để khử tanh rồi cho vào máy xay cùng cà rốt, lòng đỏ trứng, 1 chút sữa. Không nên xay cá hồi tươi vì thời gian làm pancake khá nhanh, cá có thể khó chín mẹ nhé!
  • Đỗ hỗn hợp ra trộn đều với bột yến mạch, bột tỏi, 1 chút muối hồng và bột nở. Bột nở làm cho bánh mềm hơn, trẻ dưới 1 tuổi có thể ăn với lượng ít mẹ nhé. Riêng phần bột yến mạch nếu để lâu sẽ bị đặc nên mẹ chú ý thêm nước nếu thời gian làm bị kéo dài.
  • Đổ xuống vào chảo như làm pancake. Mỗi mặt thời gian rán trung bình từ 1.5-2 phút tuỳ kích thước bánh.

Mẹ bí món không biết nấu gì cho con? Mẹ không biết con đã ăn được thực phẩm này thực phẩm kia hay chưa? Nếu ăn cần chú ý gì? Ước gì có người hướng dẫn mẹ?

Khóa học “Ăn dặm 3in1 online” là sản phẩm tâm huyết về các kiến thức ăn dặm và thực đơn ăn dặm đến từ FamiEdu. Khi tham gia khóa học các bố mẹ sẽ được đầu bếp Hoàng Cường giảng dạy chia sẻ trực tiếp các kiến thức, cách chế biến món ăn qua giáo trình, bài giảng online.  

  • 25 video khác nhau về nền tảng ăn dặm mà bố mẹ cần nắm vững trước khi bắt đầu hành trình ăn dặm cùng con như: dinh dưỡng cơ bản trong ăn dặm, ăn dặm 3in1 là gì, cách lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé, sử dụng hoa quả, chất đạm, chất béo cho bé,… 
  • Trang bị tới bố mẹ một bộ thực đơn chi tiết theo từng tháng tuổi của từ 6 tháng cho tới sau 1 tuổi, thực đơn chi tiết từng ngày, định lượng ăn như thế nào và cách chế biến sao cho đảm bảo dinh dưỡng nhất cho bé.
  • Đồng thời bố mẹ sẽ học được cách chuẩn bị dụng cụ cơ bản để nấu cháo cho bé, cách chế biến nước dùng, đạm, cách nấu cháo theo 3 cấp độ: vỡ, thô, mịn,….và đặc biệt là cách cấp đông, rã đông thực phẩm.

Quá hấp dẫn đúng không nào? Hàng nghìn bà mẹ đã tìm ra được cách cho bé ăn dặm khoa học, hiệu quả từ khóa học này. Mẹ đã sẵn sàng tham gia cùng chúng tớ chưa?

Để biết thêm thông tin về khóa học bố mẹ tham khảo thêm Tại Đây

Video liên quan

Chủ Đề