Có nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm

.

Cập nhật lúc: 09:15, 03/04/2021 (GMT+7)

Trong thời hội nhập, tiếng Anh là chìa khóa mở cánh cửa vào thế giới khoa học và tri thức. Vì thế, không ít phụ huynh có xu hướng cho con học tiếng Anh từ rất sớm, với mong muốn con được tiếp cận, làm quen và thành thạo ngoại ngữ ngay từ nhỏ.

Có nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm
Cho học sinh lớp đầu cấp tiểu học học tiếng Anh theo phương pháp vừa học vừa chơi là một trong những cách giúp trẻ tiếp cận tiếng Anh nhanh chóng, dễ dàng. Trong ảnh: Tiết học tiếng Anh tại một trường TH-THCS-THPT ở TP.Biên Hòa. Ảnh từ Facebook một trường học tại TP.Biên Hòa

Có nhiều ý kiến trái chiều về “giai đoạn vàng” để trẻ học tiếng Anh hiệu quả nhất. Người cho rằng, trẻ học tiếng Anh càng sớm càng tốt, thậm chí dạy song song với tiếng Việt ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ thành thạo ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ. Song có người lại cho rằng, học song ngữ sớm sẽ gây “nhiễu loạn” ngôn ngữ của trẻ. Chưa  kể, ngay từ đầu trẻ tiếp cận tiếng Anh từ giáo viên không chuẩn, phát âm sai, sau này khó sửa chữa...

* Phụ huynh lo xa...

Nắm bắt tâm lý của nhiều phụ huynh muốn con học tiếng Anh ngay từ nhỏ, nhiều trung tâm ngoại ngữ tại TP.Biên Hòa đã tổ chức những lớp Anh văn thiếu nhi cho trẻ mầm non. Tại các trung tâm lớn, học phí không hề rẻ, khi có giá từ vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi năm. Nhưng nhiều phụ huynh có điều kiện cũng vẫn đầu tư cho con vì... lo xa.

Nhà có công ty riêng, làm ăn phát đạt nên anh chị Đ.T.H. (ngụ P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa) đã đầu tư cho con học tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ lớn nhất TP.Biên Hòa khi bé chỉ mới 4 tuổi với học phí khoảng 70 triệu đồng/năm. Nói về quyết định đầu tư tốn kém này, chị H. cho biết: “Tôi nghe nói cho học tiếng Anh càng sớm, cháu càng tiếp thu nhanh so với khi lớn mới học, nên tôi quyết định đầu tư nền tảng ngoại ngữ cho con từ sớm để sau này cháu có du học nước ngoài cũng dễ dàng hơn”.

Sau 3 năm học tiếng Anh, con của chị H. dù mới 7 tuổi nhưng đã có thể giao tiếp bằng tiếng Anh khá chuẩn. Chị H. cho biết thêm, để duy trì môi trường cũng như tạo phản xạ giao tiếp cho con, trong sinh hoạt hằng ngày, anh chị nói với con bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.

Mỗi cuối tuần chở con 12 tuổi đi học tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ trên đường Võ Thị Sáu (TP.Biên Hòa), ông Trần Thiện (ngụ P.Tân Phong, TP.Biên Hòa) cho biết, mặc dù ở trường con đã học 3 buổi/tuần, nhưng ông vẫn cho con đi học thêm văn phạm tiếng Anh ở nhà một cô giáo và học thêm giao tiếp tại trung tâm ngoại ngữ với học phí 3,8  triệu đồng/khóa 3 tháng. Ông Thiện cho biết, rút kinh nghiệm từ người con lớn, dù ở trường phổ thông và đại học con ông cũng học tiếng Anh, nhưng ra trường không thể giao tiếp được bằng tiếng Anh  nên mất nhiều cơ hội việc làm tốt. Vì thế ông đã quyết đầu tư cho con út học tiếng Anh ngay từ nhỏ. Thế nhưng nhiều phụ huynh không khỏi băn khoăn khi đầu tư lớn cho con đi học ở các trung tâm từ sớm với học phí không hề rẻ nhưng con vẫn không giao tiếp khá hơn, đặc biệt những kiến thức cơ bản về ngữ pháp con cũng không nắm rõ.

Chị P.B.C. (ngụ P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) cho biết, chị vừa cho con học lớp 3 của chị nghỉ học tại một trung tâm ngoại ngữ lớn ở TP.Biên Hòa sau hơn 1 năm theo học. Nguyên nhân là do chị thấy việc học của con không hiệu quả, điểm thi trên lớp luôn thấp hơn các bạn. 

* Quan niệm khác nhau về độ tuổi học tiếng Anh tốt nhất

TS Nguyễn Trùng Dương, nguyên hiệu trưởng một trường phổ thông quốc tế tại Đồng Nai cho biết, theo nhiều nghiên cứu khoa học,  sự thành công của việc học ngoại ngữ sẽ đạt mức độ cao nhất nếu trẻ được học ngoại ngữ càng sớm càng tốt, càng lâu càng tốt và môi trường càng thuận lợi càng tốt.

“Trong giai đoạn trẻ tập nói mà được tiếp xúc với ngoại ngữ thì các bé tiếp thu ngôn ngữ thứ hai tự nhiên như tiếp thu tiếng mẹ đẻ,  do được “sống” trong môi trường tồn tại 2 ngôn ngữ song song nên trẻ sẽ thành thạo 2 ngôn ngữ này như nhau. Một ví dụ dễ thấy là, trẻ em trong gia đình có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, trong quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ của cha hoặc của mẹ ngay từ nhỏ, khả năng cao trẻ sẽ thành thạo cả hai ngôn ngữ này” - TS Nguyễn Trùng Dương phân tích.

Có nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm
Học viên một trung tâm ngoại ngữ ở TP.Biên Hòa trong một tiết học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài. Ảnh: P.Liễu

TS Nguyễn Trùng Dương cho biết thêm, nếu trẻ tiếp xúc với tiếng Anh ở độ tuổi đã nói “sõi” tiếng Việt  (từ 4-6 tuổi) thì sau này, tuy vẫn có khả năng nói tiếng Anh được như người bản xứ, nhưng phải mất khoảng 2-3 năm đầu  để học quá trình giao tiếp cơ bản. Để thành thạo còn phải trải qua một quá trình học tập từ vựng qua những môn học, kiến thức khác như: đọc sách, xem phim... Nếu trẻ tiếp thu tiếng Anh ở độ tuổi chậm hơn nữa, nghĩa là từ 13-14 tuổi thì khả năng nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ hầu như là không thể. Bởi lúc đó, tiếng Việt đã hình thành sâu đậm vào quá trình nhận thức và phát triển của trẻ, nên khi học một ngôn ngữ khác, trẻ phải mất một bước “phiên dịch”, nghĩa là suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi mới dịch ra tiếng Anh, vì thế phản xạ giao tiếp ngoại ngữ cũng sẽ chậm hơn. 

Trong khi TS Nguyễn Trùng Dương rất tâm huyết đề nghị ngành Giáo dục nên đưa môn tiếng Anh vào trường mầm non để các trẻ có thể tiếp cận với ngoại ngữ ở độ tuổi sớm nhất, thì quan điểm của Ths Nguyễn Văn Nam, Phó trưởng khoa Ngoại ngữ Trường đại học Đồng Nai lại có khác hơn khi cho rằng, học tiếng Anh rất quan trọng và cần thiết, nhưng xu hướng nào thì cũng cần để trẻ đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ trước, rồi mới học ngoại ngữ.

Theo ThS Nguyễn Văn Nam, phụ huynh không nên quá sốt ruột khi dồn, thúc con mình phải học tiếng Anh khi các con còn quá nhỏ, vì sẽ ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ cũng như ngoại ngữ của con. Ông lấy ví dụ, nếu trẻ nhỏ học song ngữ, nhưng có thời gian ở môi trường tiếng Anh nhiều hơn thì tiếng mẹ đẻ của các trẻ sẽ... chậm lại, trẻ gặp khó khăn với vốn từ tiếng Việt, điều này gây bối rối và mất tự tin cho trẻ.

ThS Nguyễn Văn Nam cũng cho rằng, độ tuổi “đẹp” nhất để trẻ học ngoại ngữ là từ lớp 3 (khoảng 9-10 tuổi), nhưng không có nghĩa ở tuổi này học sẽ... hiệu quả nhất. Bởi để học tốt một ngoại ngữ, đòi hỏi trẻ phải yêu thích môn học, được tạo môi trường và cần một chút năng khiếu. Cho nên, nếu muốn con học tiếng Anh từ nhỏ, thì chỉ nên để trẻ làm quen với môi trường tiếng Anh kiểu “học mà chơi - chơi mà học”. Thời gian “học - chơi” này không quá 30 phút/ngày và không quá 10 phút cho một hoạt động liên quan đến tiếng Anh. Ngoài ra, phụ huynh nên chọn giáo viên chuẩn tiếng Anh ngay từ đầu, vì nếu trẻ phát âm sai, sau này rất khó sửa. 

Phương Liễu

Có nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm

????????????“ NÊN HAY KHÔNG NÊN HỌC NGOẠI NGỮ SỚM”????????????

Khi có quá nhiều thông tin làm nhiễu loạn quý phụ huynh về vấn đề “ NÊN HAY KHÔNG NÊN học Ngoại ngữ sớm”  thì trong bài viết ngày hôm này THAMES UK sẽ đồng hành cùng quý phụ huynh để khám phá những nguồn tin chính thống về lợi ích bất ngờ của việc giáo dục ngoại ngữ sớm cho các bạn nhỏ nhé!
Những nghiên cứu mới nhất về não bộ và thần kinh trên thế giới đã chỉ ra rằng, trẻ em học ngoại ngữ hay thực hành song ngữ có khả năng phát triển não bộ, làm giàu ngôn ngữ, đẩy mạnh khả năng quan sát và xử lí vấn đề, giúp trẻ dễ dàng thành công hơn trong học tập và sự nghiệp tương lai.

Có nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm
Thầy Arthur sử dung hình ảnh vui nhộn để học cùng các bé
*Học ngoại ngữ ngữ sớm ở trẻ: Thẩm thấu dễ dàng và hiệu quả
Theo các giáo sư ngôn ngữ và não bộ từ các trường đại học của Anh và Mỹ, việc thực hành nói song ngữ có thể được thực hiện từ rất sớm, ngưỡng tối ưu là từ 9 tháng đến 6 tuổi, khi não bộ trẻ phát triển với tốc độ nhanh chóng, thẩm thấu mọi thông tin xung quanh với tốc độ chóng mặt. Điều tuyệt diệu của việc giới thiệu ngôn ngữ sớm là ở chỗ: quá trình thẩm thấu ngoại ngữ đến hoàn toàn tự nhiên thông qua các trò chơi tĩnh và vận động, bài hát, truyện kể, đóng kịch – đóng vai… Việc này hoàn toàn giống như việc trẻ học nói và phát biểu ngôn ngữ mẹ đẻ, do đó, trẻ hoàn toàn không có cảm giác rằng mình phải vận động trí não hay “luyện tập” phát âm. Việc học này dựa trên sự nhận biết, bắt chước và ghi nhớ trong thời gian não “mở”, lúc này trẻ ít xấu hổ và ít sợ sai và luôn sẵn sàng học bắt chước người lớn, do đó việc tiếp cận với người nói đúng, nói chuẩn lại trở thành mấu chốt của khả năng ngôn ngữ trong tương lai của trẻ. Những điều trên hoàn toàn đồng nhất với quan điểm của nhà giáo dục, tiến sỹ Maria Montessori, người sáng lập ra phương pháp giáo dục Montessori được ưa thích và áp dụng trên toàn cầu, về giáo dục ngôn ngữ sớm. Bà cho rằng: dưới 6 tuổi là thời kì trẻ em sở hữu trong mình “trí tuệ thẩm thấu”: thời kì mà trẻ tiếp thu mọi thứ thực sự dễ dàng và tự nhiên về môi trường xung quanh.

Do đó, ngôn ngữ – thứ tự nhiên nhất trong giao tiếp của con người – được lĩnh hội nhanh chóng và dễ dàng. Sau 6 tuổi khi trẻ hiểu nhiều và hoàn thiện khái niệm về bản thân cũng như tính cách đã hình thành, khi trẻ biết xấu hổ hay ngượng khi nói từ ngữ lạ, kỹ năng học ngoại ngữ tự nhiên dần dần bị nhạt phai.

Có nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm
Thầy Simon cùng chơi trò chơi với các bạn nhỏ Kindy 1 – Thames Uk
*Thông minh hơn nhờ học ngoại ngữ sớm

Các quan sát và ghi chép do trường ĐH Harvard thực hiện dựa trên các nhóm trẻ đơn ngữ và những nhóm trẻ được tiếp cận đa ngôn ngữ từ rất sớm cho thấy: não bộ của nhóm trẻ đa ngôn ngữ hoạt động nhanh hơn, khả năng ghi nhớ vượt trội, xử lí thông tin tốt hơn, giải quyết các vấn đề về quan sát ít gặp trở ngại hơn. Trẻ có khả năng tập trung tốt do não bộ được vận động thường xuyên bởi quá trình tư duy ngôn ngữ song song.
Hơn thế nữa, trẻ học ngoại ngữ sớm thường có trí thông minh cảm xúc (EQ) cao, dễ cảm thông và chia sẻ với những người khác, biết trân trọng và cởi mở đón nhận những ý tưởng và giá trị văn hoá mới, khả năng thích nghi phát triển về cả trí tuệ lẫn đời sống hàng ngày. Đây là hành trang tuyệt vời cho các con bước vào kỷ nguyên văn hoá – kinh tế giao thoa toàn cầu.

Có nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm
Các ban nhỏ lớp Kindy 2 – Thames Uk

Theo bà Catherine Ford, giáo viên Trường Moreton (Anh), độ tuổi thích hợp để bắt đầu cho trẻ học ngoại ngữ là 3 tuổi. Bà dẫn các nghiên cứu của Đại học Harvard cho biết việc học ngoại ngữ từ sớm giúp trẻ tăng khả năng tư duy phản biện, sự sáng tạo và trí tuệ cũng linh hoạt hơn. Theo các nhà nghiên cứu, cũng như các loại cơ, bộ não sẽ hoạt động tốt hơn khi liên tục vận động. Việc học ngôn ngữ liên quan đến khả năng ghi nhớ các quy tắc và từ vựng, từ đó giúp tăng cường các cơ thần kinh. Trong nghiên cứu do tiến sĩ Pascual-Leone, giáo sư y khoa tại Trường Harvard thực hiện, việc học một ngôn ngữ thứ hai còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa của não bộ. Người học càng trẻ tuổi, khả năng bắt chước các âm thanh và cách phát âm của họ càng tốt. Những trẻ học ngoại ngữ sớm có khả năng đồng cảm tốt hơn, có sự tò mò về những nền văn hóa và ý tưởng mới. Bên cạnh đó, trẻ cũng có chỗ đứng tốt hơn trong xã hội và có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.