Có nên mua nhiều quần áo không

Bạn lúc nào cũng thích mua quần áo. Như một kẻ điên, người nghiện luôn ham muốn mua sắm quần áo mới. Bạn dạo khắp phố lớn hẻm nhỏ, mua về cả tủ. Lướt qua cửa hàng nào đó, tự dưng thấy động lòng lại mua vài bộ. Lượn lờ Facebook thấy vài bộ đồ ưng ý cũng rước về một tá.

Tủ quần áo của bạn nhét đầy váy vóc, giá treo rồi thùng chẳng thiếu những bộ đồ bạn chỉ mặc một lần rồi cho vào quên lãng. Khoảng 60% quần áo bạn mua về rồi ném bừa đâu đó, chẳng hề được động tới.

Duy chỉ có một nơi chúng được tỏa sáng: đó là trong trí tưởng tượng lúc quẹt thẻ thanh toán. Khi bạn mang chúng về nhà, trí tưởng tượng của bạn đã hạ cánh, món đồ đẹp cũng trở nên tầm thường, chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Chắc cũng có lúc bạn cũng thấy mình đã lãng phí quá nhiều. Nhưng rồi….

Bạn sẽ tự an ủi mình chưa có dịp thích hợp để mặc, cần mua thêm chân váy để phối, chờ hôm nào đi hẹn hò mình sẽ mặc hay để thời tiết ấm áp hơn ta mặc cũng chẳng vội…

Bạn sẽ tự kiếm cớ rằng giờ bụng mình to mặc còn hơi lộ bụng, thôi thì chờ giảm mấy ký mặc sẽ đẹp ngay.

Bạn sẽ đợi hè sang, thu qua rồi đông đến. Nhưng rồi mỗi mùa trôi qua bạn lại cảm thấy sao mình chẳng có gì để mặc cả. Rồi bạn lại tiếp tục lùng kiếm những bộ quần áo mới.

Thời gian lặng lẽ trôi đi, quần áo váy vóc có mới thì vứt xó cũng thành đồ cũ. Và đến khi tổng vệ sinh hay dọn nhà bạn mới thấy, thì ra mình có nhiều quần áo thế này đây. Thử tính toán xem, chắc hẳn bạn đã chi trả rất nhiều tiền cho những giây phút mua sắm bốc đồng. Giả sử số tiền ấy dùng để đầu tư hay đi học thêm kiến thức kỹ năng mới hoặc đi du lịch thì ý nghĩa hơn biết mấy.

Nghĩ được vậy thì bạn sẽ thôi không quẹt thẻ chứ?

Tất nhiên là không rồi.

Bạn có hàng tá lý do để chi trả cho bộ quần áo tiếp theo:

Mình sẽ xinh đẹp hơn;

Mình có một cuộc hẹn quan trọng;

Mình không thể mặc đi mặc lại những bộ đồ cũ đi làm được;

Rồi bạn tưởng tượng cảnh mọi người trầm trồ khi nhìn thấy bạn trong những bộ đồ thời trang. Nghĩ thử xem sung sướng biết mấy!

Thế nhưng người đẹp ấy chỉ tồn tại trong đầu bạn mà thôi, khi bạn đối mặt với người trong gương, bạn lập tức trở về hiện thực: Bạn cảm thấy mình xấu xí, mập mạp, quê mùa, không có khí chất… Bạn cảm thấy mình thua kém người khác… Bạn cảm thấy mình mặc quần áo cũ sẽ không được ai chú ý…

Bạn cảm thấy mình sẽ không bao giờ đạt được trạng thái lý tưởng mà mình mong muốn…

Sở dĩ bạn không ngừng mua sắm, vốn không phải bởi quần áo không đẹp, không phù hợp, mà là bởi: Mình mặc gì cũng không đẹp.

Vấn đề không nằm ở chỗ quần áo, "mình" mới là nguồn gốc của vấn đề.

Một người chán ghét chính mình, tất nhiên sẽ chứa đầy bất mãn với thế giới. Một người kén cá chọn canh với chính bản thân mình, tất nhiên sẽ khắt khe với thế giới. Bởi vì thái độ của bạn đối với chính mình sẽ được phản chiếu ra bên ngoài, đồ vật bên ngoài sẽ mang theo đặc trưng của riêng bạn.

Bởi vì từ nhỏ đến lớn chúng ta đều là một người "chưa đủ tốt", "chưa đủ hoàn mỹ", "chưa đủ xuất sắc", không bằng con nhà người ta trong mắt cha mẹ. Sau khi trưởng thành, cha mẹ không còn khắt khe nữa nhưng chúng ta vẫn duy trì sự khắt khe này một cách vô thức, tiếp tục đánh giá, phê bình và chỉ trích bản thân.

Cho dù đó là tính cách hay ngoại hình. Cho dù đó là thành tựu hay nhan sắc.

Tôi có một người bạn rất xinh đẹp, cũng rất xuất sắc, nhưng cô ấy lớn lên trong những lời phê bình của cha mẹ. Khi trưởng thành, cô ấy luôn cảm thấy không hài lòng với bản thân.

Cô ấy mua hết bộ quần áo này đến bộ quần áo khác. Cùng một kiểu dáng, có lúc cô ấy đã mua hơn 20 chiếc. Thế nhưng cô ấy vẫn không ngăn được kích động mà tiếp tục mua thêm. Cho những thứ đó giống hệt nhau, chỉ khác kiểu dáng cúc thôi cũng đủ khiến cô ấy vung tiền. Cô ấy cảm thấy chiếc áo sơ mi này hoàn toàn mới, sẽ mang đến cảm quan mới lạ cho người khác.

Có một ngày nọ, cô ấy hỏi chúng tôi: "Trong số 7 chiếc áo sơ mi trắng mình mặc trong tuần, các cậu cảm thấy chiếc nào đẹp nhất?"

Hả? Bảy chiếc áo? Tôi còn tưởng là một chiếc thôi đấy! Chúng vốn không có gì khác biệt mà? Mọi người nhìn nhau, hoàn toàn không hiểu chiếc áo sơ mi hôm trước, hôm qua và hôm nay có chỗ nào khác nhau.

Có một câu nói thế này: "99% những chuyện xảy đến với mình mỗi ngày vốn chẳng hề có chút ý nghĩa nào với người khác."

Đối với thế giới bên ngoài, mình mặc áo gì, phối với chân váy gì, đều không khác biệt mấy. Nhưng một người khắt khe với chính mình lại muốn ngừng thay đôitr. Bởi vì họ muốn không ngừng thoát khỏi "cái tôi cũ".

Cô ấy muốn bất chấp mọi giá để trở thành một người "hoàn hảo", đi đến đâu cũng sẽ nhận được sự ái mộ.Cô ấy muốn chắc chắn rằng lúc nào mình cũng là tiêu điểm của sự chú ý, lúc nào cũng đứng ở trung tâm vũ trụ và được sùng bái. Cuộc sống của cô ấy gần như đã trở thành một buổi trình diễn, mỗi lần bước trên sân khấu đều phải chuẩn bị một bộ phục trang hoàn toàn mới.

Tất nhiên, tôi đây không khuyên các bạn sau này đừng mua quần áo nữa. Nhưng trước khi quẹt thẻ hãy suy nghĩ kĩ càng vì sao mình phải mua, là trong lòng bạn đang bồn chồn hay nó thật sự cần thiết? Nếu cần thiết, chỉ cần thấy thích hợp thì cứ mua; còn không thì hãy suy nghĩ lại.

Trước đây tôi cũng là một người "cuồng quần áo đẹp", hễ thấy bộ nào ưng ý là lập tức mua ngay. Năm nay đã có chút thay đổi. Tiền mua quần áo chỉ bằng 1/5 lúc trước. Bởi giờ đây tôi đã hiểu rằng có rất nhiều thứ chẳng cần thiết phải có. Rồi đôi khi sự thèm muốn của chúng ta đối với quần áo chỉ là thèm muốn thay đổi bản thân.

Thế nhưng thay đổi bản thân lại không phải việc mà vật chất hay trang phục có thể làm được. Nó đòi hỏi sự tích lũy qua thời gian về trải nghiệm trên phương diện thể chất và tinh thần như đọc sách, du lịch, kết giao bạn bè, yêu đương, ....

Tuần trước, khi sắp xếp lại tủ quần áo, tôi phát hiện ra có rất nhiều bộ chưa từng mặc qua. Tôi đã lấy chúng ra thử từng cái một. Mặc lên rồi tôi mới chợt phát hiện, thật ra quần áo cũ cũng tốt lắm, so với những chiếc áo mới đã và chưa mua về thì chúng cũng có nét riêng chứ không kém cạnh. Tôi có điên cuồng quẹt thẻ mua sắm nhiều nữa thì cũng chỉ đến thế mà thôi.

* Bài viết tham khảo nội dung từ cuốn sách "Tôi thích bản thân nỗ lực hơn", tác giả Chu Xung.

Hành động mà giới trẻ thường làm mỗi ngày nếu không sửa ngay có nguy cơ cao gây hỏng cột sống vĩnh viễn

Cho nên hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn 4 "kỹ năng" phối đồ để luôn cảm thấy mới và có thể nâng cao khí chất.

Mẹo 1: Không mua chạy theo xu hướng thời trang

Đây quả thực là điều mà nhiều cô gái không thể làm được, suy cho cùng thì ở thời đại ngày nay, bạn có thể mua quần áo bất cứ lúc nào, nhưng nhiều người luôn chạy theo xu hướng khi mua quần áo. Họ bị thu hút bởi những món đồ thời trang đẹp đẽ đó nhưng cuối cùng lại thấy rằng không phù hợp với bản thân.

Sở dĩ thời trang đẹp là do người có dáng đẹp và khí chất tốt là người bình thường, khả năng kiểm soát thời trang của chúng ta tương đối thấp, vì vậy chúng ta phải kết hợp hoàn cảnh thực tế của chính mình.

Mẹo 2: Những mẫu cơ bản là mốt của những người bình thường

Cuộc sống của hầu hết mọi người đều diễn ra với các hoạt động hàng ngày, do vậy hãy chọn những bộ đồ thoải mái và dễ dàng trong việc phối đồ, vì vậy chúng ta phải chú ý đến phong cách cơ bản là thời trang mà chúng ta theo đuổi. Rốt cuộc, bạn không thể đi sai với các mô hình cơ bản. Toàn bộ phong cách sẽ không đi ngược lại nó.

Cố gắng chọn những kiểu cơ bản trong trang phục, chẳng hạn như áo sơ mi trắng cơ bản hoặc bộ đồ vest và quần jean là những món đồ tương đối cơ bản. Nhân tiện, kết hợp một số phụ kiện nhỏ để tô điểm có thể tạo ra một khí chất tốt.

Mẹo 3: Chọn mẫu quần áo cơ bản được chia thành bốn mùa

Khi chọn một sản phẩm đơn lẻ cơ bản, cần chú ý cả màu sắc và họa tiết, màu sắc càng nhạt càng tốt, ví dụ như kaki có độ bão hòa thấp và trắng nhạt là tốt, đồng thời khi chọn họa tiết bạn cũng phải chọn sự vừa vặn. Họa tiết không quá lớn và không quá lòe loẹt. Màu sắc vừa phải là phiên bản tốt nhất.

Đồng thời, mỗi người nên chọn trang phục cho mình dựa trên sự phát triển của thời gian và phân biệt được bốn mùa trong năm để giúp bạn đón mùa tốt hơn.

Mẹo 4: Kích thước quần áo nên ôm sát cơ thể

Muốn chọn được những bộ quần áo hợp lý thì một chiếc áo vừa vặn là điều quan trọng nhất, nhiều cô gái đã bỏ qua kích cỡ nên quần áo mua về luôn không vừa người, mặc không được bị chật. Nó chỉ sớm trở thành rác sau khi mua về. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên tự mình thử đồ trước khi quyết định mua hay không.

Mẹo chọn và kết hợp quần áo cụ thể:

1. Sự kết hợp của những chiếc áo sơ mi

Ví dụ như áo sơ mi là một món đồ rất đơn giản, khi phối đồ thì phối áo như thế nào cho hợp khí chất? Sự ăn khớp ở phần thân dưới rất quan trọng. Dù là váy hay quần, bạn đều có thể phối với áo sơ mi.

Đồng thời, khi bạn chọn mẫu cơ bản, bạn có thể chọn ít kiểu dáng nhất có thể, nhưng màu sắc có thể đa dạng hơn. Đối với cùng một chiếc áo, chúng ta có thể chọn nhiều màu khác nhau để suy ra những kiểu dáng khác nhau.

2. Kết hợp trang phục

Váy cũng là một món đồ linh hoạt, nên tránh những kiểu váy như váy ren hay váy đuôi cá. Xét cho cùng, tính ứng dụng thực tế không cao, và rất tốn công sức để phối phù hợp. Nên chọn chân váy sơ mi cơ bản, vừa đơn giản gọn gàng lại tạo hiệu ứng trông gầy.

Như chiếc váy sơ mi dưới đây, bạn có thể mặc một mình hoặc có thể khoác ngoài một chiếc áo gió và áo khoác. Nó thích hợp cho mùa thu và có thể thể hiện tốt hơn các phong thái khác nhau.

Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp các phụ kiện khác nhau khi phối đồ, xét cho cùng thì một chiếc váy không thể quyết định được phong cách tổng thể, khi bạn kết hợp với nó, bạn có thể thử các kiểu dáng khác và kiểu dáng khác. Việc lựa chọn phụ kiện cũng có thể phong phú hơn. Một chiếc mũ hoặc một số bông tai nhỏ.

3. Voan đầu

Chất liệu voan rất hợp với mùa thu, nhẹ nhàng thoải mái và hơn hết bản tổng thể phù hợp hơn nên hiệu quả giảm béo rất tốt. Khi chọn áo, quần áo giống nhau cũng có thể thể hiện tính khí khác nhau, ví dụ phần thân dưới với quần có màu sắc khác nhau có thể tạo ra nhiều phong cách khác nhau.

Những chiếc quần màu tối là sự trưởng thành và ổn định, trong khi những chiếc quần màu sáng là tươi và đẹp.

4. Áo sơ mi chấm bi

Sơ mi chấm bi có thể nói là một sản phẩm đơn lẻ linh hoạt hơn, khi mặc chúng bạn có thể kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau, dù là cùng một phiên bản nhưng với những yếu tố chấm bi khác nhau thì vẫn tôn lên vẻ đẹp của cả người. Tính tình khác hẳn.

Màu xanh lá cây nhạt là lãng mạn và nhẹ nhàng, và màu xanh lá cây đậm là ổn định và mạnh mẽ, vì vậy bạn có thể mặc nó theo từng dịp.

Tóm lại:

Dù thế nào thì con gái cũng phải biết kết hợp khí chất của bản thân để chọn trang phục phù hợp với mình, không chạy theo xu hướng.

Bản chất của việc mặc nhiều trang phục là thay đổi phụ kiện và màu sắc, theo cách này thì ngay cả những bộ quần áo giống nhau cũng sẽ có khí chất khác nhau.

Vivian [Theo Công lý & xã hội]

Nguồn: //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/phu-nu-co-nhieu-quan-ao-nhung-khong-biet-cach-mac-hay-hoc-thuoc-4-ky-nang-sau-de-khong-phi-tien-chay-theo-xu-huong-53620.html

  • Tag
  • thời trang
  • mẹo kết hợp quần áo
  • cách mặc đa dạng

Video liên quan

Chủ Đề