Có nên tự build pc

Một trong những câu hỏi được tranh luận nhiều nhất trong thế giới game là liệu nên mua mới hay tự dựng một dàn máy tính chơi game. Ngày nay, có vẻ như hầu hết các game thủ đều khuyên bạn nên tự dựng một máy tính của riêng mình, nhưng những lợi ích của khả năng tùy chỉnh và chi phí thấp hơn có xứng đáng với thời gian và công sức được bỏ ra không? Nếu đang muốn đầu tư vào chiếc máy tính chơi game đầu tiên của mình, bạn có thể sẽ phân vân giữa việc tự dựng một chiếc máy tính của riêng mình hay mua một chiếc máy tính mới, đặc biệt là khi cả hai phương án đều có ưu và nhược điểm rõ ràng.

Chung quy lại, bạn nên xem xét ba yếu tố sau: sở thích cá nhân, số tiền mà bạn sẵn sàng chi tiêu và quỹ thời gian mà bạn có. Do có rất nhiều điều phải suy nghĩ, nên để giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn, dưới đây là danh sách một số điều cần cân nhắc khi chọn tự dựng hay mua mới máy tính chơi game.

Tự dựng máy tính chơi game

Quyết định tự dựng máy tính chơi game của riêng bạn là một lựa chọn khó khăn hơn, đặc biệt là nếu bạn không có bất kỳ kinh nghiệm nào về các linh kiện phần cứng. Bạn cần có đủ thời gian rảnh rỗi để có thể chuyên tâm vào việc nghiên cứu và tìm kiếm các linh kiện cụ thể của mình. Bạn cũng sẽ cần ít nhất vài giờ để lắp ráp máy tính và chuẩn bị sẵn tinh thần rằng mình sẽ gặp phải một số sự cố không lường trước được. Tuy nhiên, ngày nay, việc dựng một máy tính chơi game dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây vì bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài báo và thông tin hữu ích trực tuyến để tham khảo trong quá trình dựng. Mặc dù bạn có thể gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình dựng dàn máy của riêng mình, việc tự dựng máy tính chơi game cũng mang lại một số lợi thế tuyệt vời!

Khả năng tùy chỉnh: Với máy tính được dựng sẵn, bạn sẽ bị giới hạn với những thiết kế và bộ phận có sẵn tại thời điểm đó hoặc những gì nhà sản xuất cung cấp cho bạn. Trong khi đó, với bản dựng tùy chỉnh, bạn có thể chọn chính xác những linh kiện cho hệ thống của mình và thiết kế máy tính cho các nhu cầu của bản thân. Tự dựng máy tính cho phép bạn có nhiều lựa chọn hơn để thực sự tinh chỉnh và tùy chỉnh bản dựng theo sở thích của riêng mình. Mặc dù có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn và gặp phải nhiều thách thức hơn, nhưng thành quả sẽ là một bản dựng dành riêng cho bạn và là điều bạn có thể tự hào!

Chi phí: Nếu ngân sách của bạn không quá lớn, thì việc tự dựng một chiếc máy tính sẽ giúp bạn tiết kiệm được một số tiền đáng kể. Khi tự chọn linh kiện cho máy tính, bạn có thể tìm mua các linh kiện với giá tốt nhất và tránh phải trả thêm bất kỳ chi phí nào cho những linh kiện đắt tiền không cần thiết. Tự dựng máy tính cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí nhân công cao cấp thường đi kèm với việc mua một hệ thống được dựng sẵn. Nếu ngân sách là một vấn đề lớn đối với bạn, bạn thậm chí có thể mua các bộ phận đã qua sử dụng và dựng một phiên bản có chi phí thấp!

Hiểu rõ hệ thống của mình: Quá trình dựng máy tính cũng sẽ giúp nâng cao kiến thức cơ bản của bạn về phần cứng máy tính, một kỹ năng tuyệt vời mà ai cũng cần. Sở hữu các kiến thức này cũng có nghĩa là bạn hiểu rõ hệ thống của mình từ trong ra ngoài, do đó nếu có sự cố xảy ra, bạn sẽ không cần phải nhấc điện thoại để gọi cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật vì bạn có thể tự mình xử lý vấn đề. Kiến thức về hệ thống sẽ càng trở nên hữu dụng nếu một bộ phận đột nhiên ngừng hoạt động hoặc khi bạn muốn nâng cấp hệ thống của mình.

Tuy nhiên, cũng có một điều quan trọng mà bạn cần nhớ là việc tự dựng máy tính không hề đơn giản một chút nào. Bạn sẽ mất ít nhất vài giờ để lắp ráp máy tính, thậm chí có thể lâu hơn khi bạn phải dành hàng giờ đồng hồ để nghiên cứu cũng như chờ đợi các bộ phận của mình được giao đến. Bạn cũng có thể gặp phải sự cố trong quá trình dựng và phải dành nhiều thời gian hơn để xử lý những vấn đề phát sinh. Bảo hành cũng là một trở ngại khác vì khi bạn tự mua linh kiện, điều này có nghĩa là tất cả các bộ phận của bạn sẽ có những chế độ bảo hành khác nhau và có thể có nhiều vấn đề phát sinh trong tương lai. Nếu bạn mua các linh kiện cũ, thì trong hầu hết các trường hợp, các linh kiện đó sẽ không đi kèm bất kỳ chế độ bảo hành nào. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ thời gian và sự kiên nhẫn để thực sự dành toàn tâm toàn ý cho việc dựng một chiếc máy tính, thì điều đó sẽ mang lại cho bạn cảm giác tự hào về một bản dựng do chính tay mình làm ra. #BuiltNotBought

Mua máy tính chơi game

Nếu bạn không có nhiều thời gian để tự dựng cho mình một chiếc máy tính chơi game, thì mua máy tính mới cũng không hề là một lựa chọn tồi. Không nên coi việc mua máy tính dựng sẵn chỉ là một giải pháp đường tắt. Quan trọng là bạn thấy phương án nào giúp bạn sử dụng thời gian và tiền bạc của mình hiệu quả nhất. Mặc dù bạn có thể tốn nhiều tiền hơn, nhưng việc mua máy tính chơi game được dựng sẵn cũng có một số lợi ích tuyệt vời!

Mọi thứ đều đã được hoàn thiện sẵn: Khi bạn mua một hệ thống được dựng sẵn, nhà sản xuất đã giúp bạn thực hiện mọi công đoạn. Từ việc tìm kiếm đến kiểm tra khả năng tương thích của các linh kiện, đến việc bật máy tính và đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru; tất cả sẽ được công ty sản xuất máy tính thực hiện thay bạn. Đối với những ai không hiểu rõ về các bộ phận của máy tính, việc mua một chiếc máy tính chơi game mới sẽ giúp loại bỏ bớt căng thẳng và khả năng xảy ra sự cố. Ngoài ra, nếu bạn là người bận rộn, bạn sẽ có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian cho mình bằng cách mua một hệ thống được dựng sẵn.

Bảo hành: Số tiền bạn bỏ ra cho một chiếc máy tính mới không chỉ là dành cho các linh kiện của chiếc máy tính đó. Bỏ ra thêm một số tiền cũng có nghĩa là bạn sẽ có thêm lợi ích từ chương trình bảo hành cho toàn bộ bản dựng. Điều này có nghĩa là công ty sản xuất sẽ giúp bạn xử lý mọi vấn đề mà bạn gặp phải. Nếu bạn không quen với cách vận hành của một chiếc máy tính, thì độ tin cậy của nhà sản xuất và chế độ bảo hành sẽ là yếu tố sống còn nếu máy tính của bạn gặp sự cố.

Tuy nhiên, chi phí của một hệ thống được dựng sẵn có thể sẽ cao hơn nhiều so với chi phí mà bạn phải bỏ ra để tự dựng máy tính của riêng mình. Bạn đang trả tiền cho công sức của những người dựng hệ thống cho mình, cũng như những người thực hiện tất cả các bước kiểm tra và thử nghiệm khả năng tương thích của máy tính. Việc tùy chỉnh hệ thống của riêng bạn cũng sẽ khó hơn rất nhiều vì nhà sản xuất sẽ sử dụng các bộ phận mà họ có sẵn. Nếu bạn đang tìm kiếm một diện mạo hoặc một bộ phận cụ thể để thể hiện cá tính của mình, thì việc mua một chiếc máy tính mới có lẽ không phải là lựa chọn phù hợp cho bạn. Và nếu không quá bận tâm về vấn đề giá cả, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và có thể yên tâm rằng bản dựng của mình sẽ hoạt động hiệu quả và có thể sử dụng ngay.

Chung quy lại, nên mua mới hay tự dựng một máy tính chơi game hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Bạn thích một hệ thống mà bạn tự dựng và tùy chỉnh hay một hệ thống do người khác dựng nhưng được đảm bảo là sẽ hoạt động hiệu quả? Cả hai lựa chọn đều giúp bạn đạt được cùng một mục tiêu nhưng theo những cách khác nhau. Đó là một quyết định mang tính cá nhân cao, vì vậy bạn cần phải xác định xem điều gì là phù hợp nhất với mình. Ngày nay, nhiều game thủ chọn cách tự dựng dàn máy của riêng mình để đảm bảo rằng họ có các linh kiện và thiết bị hoạt động tốt nhất cho trải nghiệm chơi game của mình. Nhưng bạn cũng có thể mua một số hệ thống dựng sẵn hiệu suất cao, mang lại giá trị lớn khi có thể tùy chỉnh hoặc nâng cấp trong tương lai.

Tóm lại, quyết định vẫn là của bạn.

#KingstonFURY #KingstonIsWithYou

  • Có nên tự build pc

    • Bộ tản nhiệt màu trắng độc đáo cùng ánh sáng RGB ấn tượng
    • Kingston FURY Infrared Sync Technology™ được cấp bằng sáng chế
    • Được chứng nhận Intel® XMP
    • Tương thích với AMD Ryzen™
    • Tốc độ 3200MT/giây & 3600MT/giây

  • Có nên tự build pc

    • Hiệu ứng ánh sáng RGB có thể tùy biến
    • Thiết kế mang lại hiệu năng tối đa
    • Tốc độ lên đến 6400MT/s
    • Dung lượng bộ kit lên đến 32 GB
    • Dung lượng mô-đun ở mức 16GB

  • Có nên tự build pc

    • Thiết kế mang lại hiệu năng tối đa
    • Chạm tới tiềm năng ép xung cực hạn
    • Tốc độ lên đến 6400MT/s
    • Dung lượng bộ kit lên đến 32 GB
    • Dung lượng mô-đun ở mức 16GB

  • Có nên tự build pc

    • Hiệu ứng ánh sáng RGB tăng cường
    • Được chứng nhận Intel® XMP 3.0
    • Được chứng nhận AMD EXPO™
    • Các mức dung lượng của mô-đun gồm 8GB, 16GB, 32GB
    • Tốc độ lên đến 6000MT/giây và dung lượng của bộ kit lên đến 64GB

  • Có nên tự build pc

    • Hiệu năng tốt hơn từ 4800MT/s
    • Được chứng nhận Intel® XMP 3.0
    • Được chứng nhận AMD EXPO™
    • Tốc độ tối đa đến 6000MT/s{{Footnote.A65242}} và dung lượng theo bộ kit lên đến 64GB
    • Dung lượng mô-đun ở mức 8GB, 16GB, 32GB

  • Có nên tự build pc

    • Hiệu ứng RGB có thể tùy chỉnh với Công nghệ đồng bộ hóa hồng ngoại Kingston FURY
    • Đã được tối ưu hóa cho Intel® XMP và tương thích với AMD Ryzen
    • Tốc độ lên đến 3733MT/s{{Footnote.A65242}} và dung lượng kit lên đến 128GB
    • Dung lượng mô-đun ở mức 8GB, 16GB, 32GB

  • Có nên tự build pc

    • Hiệu ứng ánh sáng RGB động
    • Công nghệ đồng bộ hồng ngoại của Kingston FURY™
    • Các mức dung lượng của mô-đun gồm 8GB, 16GB, 32GB
    • Tốc độ tối đa đến 4600MT/s{{Footnote.A65242}} và dung lượng theo bộ lên đến 256GB

  • Có nên tự build pc

    • Giải pháp nâng cấp hiệu năng cao và hiệu quả về mặt chi phí
    • Đã được tối ưu hóa cho Intel® XMP và tương thích với AMD Ryzen
    • Tốc độ lên đến 3733MT/s{{Footnote.A65242}} và dung lượng kit lên đến 128GB
    • Dung lượng mô-đun ở mức 4GB, 8GB, 16GB, 32GB

  • Có nên tự build pc

    • Tốc độ cao cùng độ trễ thấp để mang đến hiệu suất tuyệt vời
    • Đã được tối ưu hóa cho Intel® XMP và tương thích với AMD Ryzen™
    • Các mức dung lượng của mô-đun: 8GB, 16GB, 32GB
    • Tốc độ tối đa đến 5333MT/s{{Footnote.A65242}} và dung lượng theo bộ lên đến 256GB

  • Có nên tự build pc

    • Hiệu suất SODIMM mạnh mẽ
    • Tự động ép xung với tính năng Plug N Play
    • Các mức dung lượng của mô-đun gồm 8GB, 16GB, 32GB
    • Tốc độ tối đa đến 3200MT/s{{Footnote.A65242}} và dung lượng theo bộ lên đến 64GB

  • Có nên tự build pc

    • Lựa chọn màu bộ tản nhiệt đen, xanh lam và đỏ
    • Tự động ép xung với tính năng Plug N Play
    • Tốc độ tối đa đến 1866 MT/s{{Footnote.A65242}} và dung lượng bộ kit lên đến 16 GB
    • Dung lượng mô-đun ở mức 4 GB, 8 GB

  • Có nên tự build pc

    • Hiệu suất SODIMM mạnh mẽ
    • Tự động ép xung với tính năng Plug N Play
    • Dung lượng mô-đun ở mức 4GB, 8GB
    • Tốc độ tối đa đến 1866MT/s{{Footnote.A65242}} và dung lượng theo bộ lên đến 16GB

  • Có nên tự build pc

    • Hiệu suất SODIMM DDR5 mạnh mẽ
    • Tự động ép xung với tính năng Cắm là chạy
    • Các mức dung lượng của mô-đun gồm 8GB, 16GB, 32GB
    • Tốc độ 4800MT/giây và dung lượng theo bộ lên đến 64GB

No products were found matching your selection

Trang chủ Blog

  • Có nên tự build pc

    • Hiệu năng PC
    • Chơi game
    • Kingston FURY

    Cách chọn RAM tốt nhất cho việc ép xung

    Không phải hệ thống nào cũng có thể ép xung. Phải cân nhắc giữa việc lựa chọn XMP hoặc Plug N Play.

  • Có nên tự build pc

    • Chơi game
    • Hiệu năng PC
    • PC tự dựng

    Điều bạn cần làm SAU KHI dựng xong dàn PC

    Bạn đã dựng dàn PC trong mơ? Giờ hãy cùng hoàn tất các bước này để thiết lập dàn PC này nhé.

  • Có nên tự build pc

    • Chơi game
    • PC tự dựng

    Bí quyết xử lý RGB

    Tìm hiểu cách "thay áo mới" cho hệ thống RGB trên PC, cũng như những nơi có phần mềm RGB tốt nhất.

  • Có nên tự build pc

  • Có nên tự build pc

  • Có nên tự build pc

    • Hiệu năng PC
    • Chơi game
    • SSD
    • Kingston FURY

    Ổ SSD mang đến lợi ích gì cho việc chơi game?

    Vì sao ổ SSD phù hợp với các game thủ hơn? Những điều mà người chơi Xbox và PS5 nên biết.

  • Có nên tự build pc

  • Có nên tự build pc

    • Chơi game
    • Đám mây
    • Hiệu năng PC

    Chơi game trên đám mây có những ưu điểm và nhược điểm gì?

    Có nên đổi từ hệ thống chơi game sang game đám mây từ một nhà cung cấp? Đôi lời chia sẻ từ Kingston.

  • Có nên tự build pc

    • Lưu trữ cá nhân
    • Cuộc sống di động
    • Chơi game
    • microSD

    Bộ nhớ bổ sung cho thiết bị Steam Deck của Valve

    Steam Deck của Valve dùng thẻ nhớ microSD để mở rộng dung lượng lưu trữ. Thẻ nào phù hợp với bạn?

  • Có nên tự build pc

    • Hiệu năng PC
    • Memory
    • Chơi game

    MT/giây so với MHz: Một cách thức đo lường tốc độ bộ nhớ chính xác hơn

    MT/giây đo chính xác tốc độ bộ nhớ SDRAM DDR ở sườn lên xuống của chu kỳ xung nhịp, không phải MHz.

  • Có nên tự build pc

  • Có nên tự build pc

  • Có nên tự build pc

    • Chơi game
    • SSD Máy khách
    • M.2
    • Lưu trữ cá nhân
    • Kingston FURY

    Lắp đặt SSD M.2 vào máy PlayStation®5

    Tăng thêm dung lượng lưu trữ cho PS5™ với thao tác nâng cấp đơn giản bằng khe M.2 trống.

  • Có nên tự build pc

    • Chơi game
    • Cuộc sống di động
    • Kingston FURY

    Hiểu các mức xếp hạng độ tuổi của trò chơi điện tử

    Làm cách nào để biết trò chơi điện tử mà trẻ đang chơi có phù hợp với độ tuổi hay không?

  • Có nên tự build pc

    • DDR5
    • Memory
    • Chơi game

    Tiêu chuẩn bộ nhớ DDR5: Giới thiệu về công nghệ mô-đun DRAM thế hệ tiếp theo

    Bộ nhớ DDR5 đã ra mắt với hiệu năng tốt hơn, độ ổn định cao hơn và hiệu suất tuyệt vời hơn so với DDR4.

  • Có nên tự build pc

  • Có nên tự build pc

  • Có nên tự build pc

  • Có nên tự build pc

    • Chơi game
    • Hiệu năng PC
    • Memory
    • DDR4
    • PC tự dựng

    Cách dùng RAM để nâng cấp máy tính xách tay của bạn

    Bạn có thể dùng thêm RAM để nâng cấp máy tính xách tay cũ có hiệu suất chơi game không tốt. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm.

  • Có nên tự build pc

  • Có nên tự build pc

    • Chơi game
    • Hiệu năng PC
    • Memory
    • DDR4
    • Kingston FURY

    Bạn cần bao nhiêu dung lượng bộ nhớ để chơi game?

    Bộ nhớ đóng vai trò rất quan trọng để có được trải nghiệm chơi game tốt trên PC, nhưng bao nhiêu dung lượng bộ nhớ sẽ là đủ cho các game thủ.

  • Có nên tự build pc

  • Có nên tự build pc

    • Chơi game
    • Hiệu năng PC
    • Nhà xây dựng hệ thống
    • Memory
    • Kingston FURY

    Tất tần tật những gì game thủ cần biết về RAM

    Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ phân tích những điều bạn cần biết và hiểu khi mua RAM lần đầu tiên.

  • Có nên tự build pc

    • Thẻ nhớ
    • Thẻ nhớ
    • microSD
    • Lưu trữ cá nhân
    • Chơi game

    Chọn thẻ microSD cho chiếc Nindento Switch của bạn

    Nintendo Switch đi kèm với bộ nhớ trong 32GB, có thể mở rộng bằng thẻ microSD để lưu được nhiều game hơn. Nhưng bạn chọn thẻ như thế nào?

  • Có nên tự build pc