Con ba ba khác rùa ở chỗ nào năm 2024

Người ba ba được che phủ bằng một lớp da như da trâu. Thịt ba ba như thịt gà. Vì thế ba ba được mô tả tóm gọn lại trong câu “chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn”. Vì thịt như thịt gà nên nhiều người Việt thích ăn ba ba, nhất là loài ba ba mai mềm. Dân nhậu thích nhậu ba ba với bia 33! Coi ba ba như một thứ đặc sản quí hiếm. Nhưng hiếm khi được ăn ba ba nên phải nấu món ốc giả ba ba thay thế [giống như món giả cầy thay cho thịt chó]. Ở Hoa Kỳ rùa ba ba mai mềm chỉ được đánh bắt giới hạn và theo mùa để ngăn ngừa bị tuyệt chủng. Nghe nói rùa thần ở Hồ Hoàn Kiếm cũng được một nhà nghiên cứu rùa xếp vào loài ba ba [như thế đúng là họ hàng với Rùa Vàng Kim Qui]. Hồ Gươm có bốn cụ rùa thần. Là Rùa Thần mà một ‘cụ’ trong bốn cụ leo lên bờ vào một ngày mưa gió cũng bị bắt đem đi nấu ba ba thứ thật. Ba cụ còn lại cũng chết hết cả rồi. Thịt ba ba ngon như thịt gà mà quí hiếm hơn nhưng có người phải kiêng ăn thấy rõ qua câu khuyên dậy của thầy lang ta: “Thịt gà, cá chép, ba ba, Ai mà có bệnh thì chừa nó ra”. Có bệnh gì? Tại sao thế nhỉ? Hạ hồi sẽ rõ.

Chủ đích của bài viết này là tìm hiểu tại sao lại gọi là Rùa Ba Ba? Ba Ba nghĩa là gì?

Rùa Biểu Tượng Cho Dịch Học.

Rùa nói chung là con vật biểu tượng cho vũ trụ tạo sinh, dịch học. Người xưa dựa vào Hà Đồ [hình vẽ ngoằn ngoèo trên lưng con long mã ở Hoàng Hà gọi là Hà Đồ] và Lạc Thư [hình thư, chữ số trên lưng rùa thần ở sông Lạc Thủy] mà tạo thành bát quái. Vì vậy rùa thường thấy đi bên cạnh Phục Hy.

Phục Hy đang nhìn con rùa suy gẫm ra dịch lý.

Con rùa có mai hình vòm biểu tượng cho vòm trời, vòm vũ trụ có một khuôn mặt biểu tượng hư vô. Trên trống Ngọc Lũ I và họ hàng có những ngôi nhà mái vòm hình mu rùa gọi là nhà nòng, nhà không gian, nhà rùa [hiện nay hiểu nhầm là ‘nhà cầu mùa’, ‘kho thóc’].

Nhà rùa, nhà nòng, nhà không gian trên trống Ngọc Lũ I.

Nhà mái vòm có hai đầu mái hình từ [word] chấm-ba vòng tròn đồng tâm

. Theo duy âm ba vòng tròn
là Khôn [OOO] và dấu nọc chấm đặc [.] chỉ tính dương, ngành dương. Nhà mu rùa nòng, âm, Khôn đối ứng tính nòng nọc [âm dương] với nhà nọc dương, mặt trời, Càn có hai đầu mái nhọn mũi đao:

Nhà chim, nhà nọc dương, mặt trời có hai đầu mái nhọn mũi đao trên trống Ngọc Lũ I.

Mu rùa hình vòm vũ trụ, vòm trời, Khôn có một khuôn mặt hư vô. Phần bụng yếm dẹt hình vuông hay chữ nhật biểu tượng cho đất [vuông là đất âm thái dương và chữ nhật là đất âm thiếu dương]. Nhìn chung cả phần vỏ cứng biểu tượng cho trời đất, âm dương nhìn dưới diện nhất thể diễn tả thái cực. Đầu rùa dương hình qui đầu biểu tượng cực dương. Đuôi âm biểu tượng cực âm. Đầu đuôi biểu tượng lưỡng cực, lưỡng nghi. Bốn chân biểu tượng tứ tượng. Rõ ràng con rùa diễn tả phần chính của qui trình vũ trụ tạo sinh. Rùa biểu tượng cho dịch.

Đại Tộc Việt có dịch rùa thấy qua Lịch Rùa Việt Thường. Vua Thành Vương đời nhà Chu được Việt Thường tặng con rùa có mu rùa “Ba Thước Vuông” gọi là Lịch Rùa có ghi lại sự việc “mở ra trời đất” [tức vũ trụ tạo sinh]. Lịch liên hệ với vũ trụ thuyết, dịch [xem Lịch Đồng Đông Sơn]. Ba thước vuông là 3 x 3 = 9. Lưng có hình vuông cạnh 3 thước, diện tích chia ra 9 ô. Đây chính là Lạc Thư trên lưng con rùa thần ở sông Lạc Thủy. Lạc Thư là một hình vuông thần kỳ [magic square] hay ma phương 5/15 [hình vuông thần kỳ có số trục là số 5. Tất cả các chi cộng lại có tổng số là 15].

Rùa mang Lạc Thư 5/15

//nhungdongthuongnho.files.wordpress.com/2016/01/cuu-cung-bat-quai-mai-rua.

Rùa Việt Thường mai ba thước vuông này họ hàng với con Ba Ba 33. Ta có 3 x 3 là 9, số Chấn tầng 2 [1, 9]. Số Chấn 9 ứng với Lạc Long Quân là ‘số Lạc’. Rõ ràng Rùa Việt Thương lưng ba thước vuông chứa Lạc Thư.

Vì rùa diễn tả vũ trụ thuyết và dịch nên hình ảnh rùa thấy nhiều trong các truyền thuyết hay thuyết sáng thế của nhiều nền văn hóa theo hay bị ảnh hưởng của vũ trụ giáo và được dùng trong bói toán. Ngay từ ngàn xưa mai rùa đã được dùng bói toán và ghi lại bằng thứ chữ gọi là giáp văn. Ngày nay còn thấy bói mu rùa.

Như đã nói ở trên con rùa ba ba cũng còn gọi là cua đinh. Ta thấy rùa và cua tương đương với nhau qua ngôn ngữ học: từ rùa và cua biến âm và ruột thịt với nhau. Mã Lai ngữ, ruột thịt với Việt ngữ, con rùa gọi là kura hay cuora chính là Việt ngữ cua. Về vũ trụ học, cua tương đương với rùa. Mai cua cũng giống mai rùa hình vòm biểu tượng hư vô. Mai và bụng dẹt nhìn dưới dạng nhất thể là thái cực. Hai càng biểu tượng lưỡng nghi và 8 cẳng: 4 cẳng bên phải phía dương biểu tượng tứ tượng dương và 4 cẳng bên trái, phía âm biểu tượng tứ tượng âm. Tám cẳng ứng với tám tượng, tám quẻ, bát quái. Ta thấy dịch Cua còn trọn vẹn hơi dịch Rùa vì có bát quái. Rõ như “con cua tám cẳng hai càng, một mai hai mắt rõ ràng con cua” là con cua giống rùa diễn tả qui trình vũ trụ tạo sinh, dịch.

Dân gian Việt Nam làm ruộng lúa nước Lạc Điền thân thuộc với con cua nên dùng Dịch Cua thay cho Dịch Rùa. Đó là Việt Dịch Con Cua Hùng Vương hay Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc.

Trên bàn Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc, Hùng Vương Đoài có một khuôn mặt là con cua.

Con Cua Bọc Trứng Trăm Lang Hùng do tôi thiết kế có ma phương Hùng Vương 3/18 [xem dưới].

[xin xem tác phẩm này].

Vì vậy ngày giỗ Tổ Hùng Vương liên hệ mật thiết với con cua. Muốn biết rõ bản thể Hùng Vương và nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương ta chỉ cần nhớ tới con cua qua câu ca dao:

Con Cua tám cẳng hai càng, Một mai hai mắt rõ ràng con cua.

Tám [8] cẳng cộng với hai [2] càng là 10. Cẳng và càng hình que mang dương tính ứng với mặt trời, với ngày [một ngày là một mặt trời, một dương]. Vậy tám cẳng cộng hai càng là ngày 10. Một [1] mai cộng với hai [2] mắt là 3. Mai hình vòm ứng với vòm vũ trụ, vòm trời mang âm tính và âm đi với trăng là nguyệt, là tháng. Vậy một mai cộng hai mắt là tháng 3.

Con cua 8 cẳng hai càng ăn khớp với ngày 10 và một mai hai mắt ăn khớp với tháng 3 là ngày tháng giỗ Tổ Hùng [Ý Nghĩa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương].

Con Số 33.

Như thế con rùa nhìn tổng quát đã diễn đạt vũ trụ tạo sinh, vũ trụ thuyết, dịch học thì hiển nhiên con rùa 33 cũng vậy và cho thấy rõ con số 33 cũng mang nghĩa như thế.

Thật vậy con số 33 có:

./33

Số 33 là số Chấn tầng 5 [1, 9, 17, 25, 33]. Số Chấn 33 tương đương với số Chấn 1 [số 32 là số 0 như thấy qua 32 độ F = 0 độ bách phân C nên 33 tương với số 1 trong dịch học]. Ta có 33 = 1 trong dịch học. Như đã biết số 1 có một khuôn mặt là Nhất Thể [Oneness] biểu tượng cho Vũ Trụ. Universe là quay về [verse] nhất thể Uni. Nhất thể có một khuôn mặt là thái cực.

./ 3 – 3 = 0. Số không 0 có một khuôn mặt là hư vô. 0 cũng có một khuôn mặt là trứng [học trò bị ăn zero là bị ăn trứng] ứng với thái cực.

./3 + 3 = 6. Con số 6 là số Tốn, OII tức âm O thái dương II, mặt trời đĩa tròn O thái dương II có một khuôn mặt là cực dương phía âm thái dương.

./3 x 3 = 9. Số 9 là số Chấn IOO tầng 2 tức dương I nước OO, nước dương I thái âm OO ngành nọc dương có một khuôn mặt là cực âm phía dương thái âm.

Như thế con số 33 diễn tả hư vô, thái cực, lưỡng nghi mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, dịch lý.

Ta thấy rõ như dưới ánh sáng mặt trời con cua tương đương với rùa, nhất là với cua đinh ba ba thì Cua Hùng Vương trong Dịch Hùng Vương Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc cũng được diễn tả bằng con số 33. Con số 33 cũng là số biểu của Hùng Vương.

Kiểm điểm lại ta thấy ngay:

-33 tương đương với số 1 như vừa nói ở trên. Số 1 có một khuôn mặt nhất thể biểu tượng cho thái cực ứng với Bọc Trứng Trăm Lang Hùng nhìn dưới dạng nhất thể. Trong ma phương Hùng Vương 3/18 có 1 = 10 [xem dưới]. Số 10 có một khuôn mặt là số bù 0. Số 0 có một khuôn mặt biểu tượng hư vô. Vậy Hùng vương 33 = 1 = 10 = 0 có một khuôn mặt hư vô.

.3-3 = 0. Số không 0 có một khuôn mặt biểu tượng hư vô. Số zero 0 = trứng như vừa nói ở trên. Trứng có một khuôn mặt biểu tượng thái cực. Bọc Trứng Trăm Lang Hùng có một khuôn mặt thái cực.

.3 + 3 = 6. Số 6 là số Tốn âm thái dương OII, mặt trời đĩa tròn O [âm, nữ] thái dương II. Tốn OII có một khuôn mặt là Nàng O Lửa II, Mặt Trời Nữ O thái dương II ứng với Âu Cơ có một khuôn mặt biểu tượng cực dương ngành âm thái dương. Số 6 Tốn nhánh Lửa, mặt trời âm thái dương Âu Cơ tương ứng với tròng đỏ mặt trời của Bọc Trứng Trăm Lang Hùng.

.3 x 3 = 9. Số 9 là số 9 ứng với Chấn Lạc Long Quân, với nhánh Nước 50 Lạc Lang phía có một khuôn mặt biểu tượng cực âm ngành nọc dương thái âm. Số 9 Chấn nhánh Nước mặt trời dương thái âm ứng với tròng trắng không gian Bọc Trứng Trăm Lang Hùng.

Trong ma phương Âu Cơ 6/18 và Lạc Long Quân 9/18 có số 1 = 10 [xem dưới]. Như thế rõ ràng số 33 Hùng Vương = 1 =10. Số 10 có số 1 dương, lửa mặt trời biểu tượng nhánh 50 Âu Lang lửa, chim Âu Cơ và có số 0 âm, nước biểu tượng nhánh 50 Lạc Lang Lạc nước, rắn Lạc Long Quân.

Số 6 và 9 diễn tả lưỡng cực, lưỡng nghi ứng với hai nhánh Lửa Nước Chim-Rắn, Tiên Rồng của Hùng Lang, Hùng Vương.

Ta cũng thấy Âu Cơ số 6 [số âm là -6] hôn phối với Lạc Long Quân số 9 [số dương +9] sinh ra Hùng Vương 3 [[-6] + [+9] = 3]. Hùng Vương có bản thể sinh tạo, tạo hóa là số 3, số Đoài vũ trụ khí gió ứng với khuôn mặt bầu trời, gió [nên có vùng đất tổ là Châu Phong, Bạch Hạc]. Qua bài Mã Số DNA Của Hùng Vương ta đã thấy rõ ma phương Âu Cơ 6/18 [có số trục là 6 và tổng số các chi là 18]:

Ma phương 6/18

[Lưu ý trong ma phương này, số 1 tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11].

Ma phương Lạc Long Quân 9/18

Ma phương 9/18

[Lưu ý trong ma phương này cũng giống như trong ma phương Âu Cơ 6/18, số 1 tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11].

Và ma phương Hùng Vương 3/18:

Ma phương 3/18

[Lưu ý trong ma phương này giống như ở ma phương 6/18 và 9/18 số 1 tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11].

Ta thấy rõ DNA 18 của Hùng Vương đến từ mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân nên cả ba đều có mã số DNA 18. Như thế rõ như ban ngày con số 18 là một mã số di truyền học của Hùng Vương. Ta cũng thấy Hùng Vương 3 + Âu Cơ 6+ Lạc Long Quân 9 = 18. Điều này giải thích tại sao trong truyền thuyết và cổ sử Việt, ta thấy con số 18 gắn bó với Hùng Vương như 18 đời hay triều đại Hùng Vương, trong truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh, mỵ nương Ngọc Hoa đời Hùng Vương thứ 18 lấy Sơn Tinh, Lang Liêu vị công tử thứ 18 làm ra bánh chưng, công chúa Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử lúc 18 tuổi, vân vân…

Ta cũng thấy Liên Bang Văn Lang có 15 bộ cai quản. Số 15 = 6 + 9 = 15. Như thế 15 bộ gồm 6 bộ về phía mẹ Âu Cơ và 9 bộ về phía cha Lạc Long Quân. Con số 15 cũng là tổng số của các chi trong ma phương Lạc Thư 5/15 như đã nói ở trên.

Không còn gì để nói thêm nữa truyền thuyết và cổ sử Việt theo vũ trụ tạo sinh, vũ trụ học, vũ trụ giáo, Việt dịch trong đó Hùng Vương có những số biểu là 3, 33, 18…

…….

Ta thấy rõ trăm phần trăm qua số 33 của con rùa ba ba diễn tả vũ trụ tạo sinh, dịch học vì chính cơ thể con rùa cũng đã diễn tả vũ trụ thuyết và dịch học rồi. Con rùa 33 diễn tả hai lần vũ trụ thuyết [một qua cơ thể học, một qua tên ba ba]. Qua con rùa 33 này ta cũng đoan chắc là con rùa Việt Thường trên lưng có hình vuông cạnh 3 thước vuông [3 x 3] chuyên chở Việt Dịch.

Ta cũng thấy rõ như ban ngày con cua tương đương với con rùa diễn tả Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc, một thứ dịch đồng ruộng, dịch Hùng Vương thế gian.

Con số 33 này mang trọn ý nghĩa vũ trụ thuyết, dịch lý, bao trùm cả vũ trụ, tam thế vì thế thấy trong nhiều nền văn hóa theo vũ trụ giáo hay bị ảnh hưởng của vũ trụ giáo. Xin đưa ra vài ba ví dụ.

-Ấn giáo.

-/Tượng Shiva Cao 33 Mét.

Tại Ganga Talao thường gọi là Grand Bassin ở Đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương có một tượng Shiva cao 33 mét.

Tượng Shiva cao 33 m ở cổng vào Ganga Talao làm theo mẫu tượng Shiva ở Hồ Sursagar tại Vadodara, Gujarat, Ấn Độ.

Tượng làm cao 33 mét là làm theo nghĩa trọn vẹn của thuyết vũ trụ, dịch học của con số 33. Tượng 33 mét diễn tả thần Shiva có một khuôn mặt bao trùm cả vũ trụ, tam thế [Đảo Mauritius, Đất Tổ Loài Chim Do Do].

/. 330 Triệu Vị Thần Ấn giáo.

Trong Ấn giáo có tới 330 triệu vị thần linh thiện và ác, không hơn không kém. 330 triệu có số 33 còn con số hàng trăm triệu chỉ có một nghĩa đơn giản là ‘rất nhiều như trăm nghìn triệu’. Như thế con số 330 triệu diễn tả tổng thể các vị thần ngự trị toàn thể vũ trụ, tam thế trong Ấn giáo.

Điều này cũng dễ hiểu vì Ấn giáo là di duệ của vũ trụ giáo mà cốt lõi văn hóa dựa trên linga và yoni giống văn hóa Việt Nam theo vũ trụ giáo dựa trên nguyên lý nòng nọc [âm dương], Chim-Rắn, Tiên Rồng, nguyên ý căn bản của dịch, của dịch con ba ba.

.33 Ứng Hóa Thân Quán Thế Âm Bồ Tát.

Trong Phật giáo, sự thị hiện của Đức Quán Thế Âm trong sắc tướng Đại Bồ Tát cứu khổ thường được ghi nhận qua 33 ứng hóa thân hay hình tướng. Trong số này có một số hình tướng được xây dựng trên nền tảng Kinh sách và một số được đưa vào theo sự tích cảm ứng gia trì cứu khổ cứu nạn của Ngài được lưu truyền ở dân gian theo Phật giáo.

Nhìn dưới diện vũ trụ tạo sinh con số 33 này cũng mang trọn, bao trùm cả vũ trụ, tam thế ăn khớp với tên Quán Thế của ngài.

-Mặt Trời 33 Tia Sáng.

Ở Pretoria, thủ đô hành pháp của Nam Phi có Đài Tưởng Niệm Voortrekkers được coi là một Địa Điểm Di Sản Quốc Gia. Voortrekker có Voor-là fore, trước, đầu tiên, trekker, kẻ mở đường, khai phá; Voortrekker là Những Kẻ Khai Phóng, Tiên Phong chỉ những người di dân Âu Châu đầu tiên tới Nam Phi.
Đài Tưởng Niệm Voortrekker. Kiến trúc sư Moerdijk đã xây tượng đài này như một ngai thờ để tạ ơn sự sáng tạo ra một nền văn minh mới. Theo ông, ngai thờ đánh dấu sự khởi đầu mới.
Đài ngai thờ hình tháp hình trụ Nọc cắm trong vòng tròn Nòng O bao quanh ở đáy mang tính lưỡng hợp nòng nọc, âm dương. Đài mang hình ảnh linga-yoni của Ấn giáo. Kiến trúc sư Moerdijk, một người hết lòng chiêm ngưỡng kiến trúc Ai Cập cổ. Ông đã đích thân tới Ai Cập để nghiên cứu và lấy tài liệu về xây tượng đài này. Vì thế Đài Tượng Niệm mang sắc thái liên hệ với Đạo Mặt Trời, với Vũ Trụ Giáo của văn hóa Ai Cập cổ và chữ viết nòng nọc vòng tròn-que. Đài ngai thờ trông như một tháp hình trụ Nọc nằm trong vòng tròn nòng O bao quanh ở đáy. Tổng quát đài mang tính nòng nọc, âm dương. Đài mang hình ảnh linga-yoni của Ấn giáo. Lưỡng nghi nòng nọc, âm dương sinh ra tứ tượng thấy qua hình vuông của tháp trụ và tam thế thấy qua ba phần của đài. Sàn Phòng Anh Hùng của Đài Tưởng Niệm từ trên nhìn xuống có hình mặt trời có 32 nọc tia sáng hình nọc mũi tên [mũi mác, mũi răng cưa, răng sói] có một nghĩa là thái dương.
Phòng Anh Hùng ttp://en.wikipedia.org/wiki/Voortrekker_Monument Theo Moerdijk, 32 nọc tia sáng này cộng với tia sáng từ nóc vòm chiếu xuống thì mặt trời này có 33 tia sáng.

Như vậy mặt trời 33 nọc tia sáng mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, bao trùm cả vũ trụ, tam thế [Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que và Đài Tưởng Niệm Voortrekker, Nam Phi]

-Con Số 33 Của Hội Tam Điểm Freemasons.

Chủ đề chính của cuốn truyện The Lost Symbol của Dan Brown là Biểu Tượng Đã Mất [The Lost Symbol] được cho là còn khắc ghi trên tháp Masons ở Tượng Đài Washington. Hình bìa của cuốn The Lost Symbol in tại Hoa Kỳ có hình tam giác thiết diện đứng của tháp Mason trong có con số 33.

Hình tam giác tháp Mason trong có con số 33.

Số 33 cũng là đẳng cấp cao nhất của phái Scottish Rite của Freemasons. Dải băng ở dưới có hàng chữ Latin Ordo ab Chao [Order from Chaos, Trật Tự từ Hỗn Loạn]. Dòng chữ này diễn tả giai đoạn khởi đầu của vũ trụ tạo sinh. Khởi đầu là thời hỗn mang Chaos rồi tiến hóa tới hư vô, thái cực … tức Order.

Peter Solomon, một nhà hảo tâm, một mạnh thường quân tỷ phú, có địa vị vào cấp bậc thứ 33, Tổng Giám Sát Viên của Masons theo hệ thống Scottish Rite, hiện là người đứng đầu Viện Smithsonian, mời nhà biểu tượng học [symbologist] Robert Langdon ở Đại Học Harvard tới Điện Capitol thuyết trình… Cấp bực 33 là đẳng cấp cao nhất.

Như đã biết con số 33 có nghĩa là bao trùm cả vũ trụ, tam thế chuyên chở trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ học, dịch học mà con số 33 này được dùng làm chủ thể của tháp Mason thì rõ như ban ngày chủ thuyết của Freemasons liên hệ mật thiết với vũ trụ học, vũ trụ tạo sinh, dịch học và các biểu tượng, dấu hiệu, hình tượng của Hội Freemasons ruột thịt với biểu tượng, chữ nòng nọc vòng tròn-que.

Đây cũng là lý do tại sao số 33 lại là số có cấp bậc cao nhất mà không phải là số1 là vậy. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì theo dịch học như đã biết thì 33 = 1 [Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que và The Lost Symbol].

…..

Dĩ nhiên còn thấy con số 33 trong nhiều nên văn hóa khác nữa…

Việt Nam có Bia 33 nổi tiếng và có nhiều người cho là ngon số 1. Không biết người đặt tên bia này có biết gì về ý nghĩa của con số 33 này trong dịch học không? Có biết 33 = 1 không?

Cuối cùng xin trả lời câu khuyên của thầy lang: “Thịt gà cá chép ba ba, Ai mà có bệnh thì chừa nó ra”. Có bệnh là có bệnh ngày xưa gọi là phong tình, hoa liễu, tình dục, cho là bị cù đinh thiên pháo, lậu gì đó. Nói chung là bệnh nõ nường. Nói theo các thầy lang dựa vào dịch lý là bệnh âm dương. Thầy lang xủ quẻ sờ mu rùa nói là bệnh con ba ba. Như thế thì kỵ ba ba, ăn ba ba vào nặng thêm. Một điểm lý thú là bệnh cù đinh thiên pháo có cù đinh cùng âm với cua đinh [ba ba]. Còn tại sao lại phải kiêng thịt gà và cá chép? Như đã biết con gà trống là con qué [gà qué], con que, con ke [có một nghĩa là nõ, bộ phận sinh dục nam [Từ Điển Việt Bồ La, Alexandre de Rhodes]] biểu tượng nõ, bộ phận sinh dục nam, mặt trời, cực dương, trong dịch biểu tượng cho phía nọc dương Viêm Đế, Đế Minh, Kì Dương Vương, Âu Cơ như thấy rõ qua con Gà trong Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc. Như thế nõ đang nổ ra như ‘thiên pháo’ lại ăn thịt gà vào thì ‘củ’ cây ‘đinh’ thêm. Còn cá chép như đã biết có một khuôn mặt là vật biểu của Lạc Long Quân [cá chép hóa rồng]. Như thế thịt gà ứng với dòng Âu Cơ, cá chép ứng với dòng Lạc Long Quân và ba ba ứng với Hùng Vương. Bị bệnh phong tình nõ nường âm dương, bệnh cua đinh ba ba liên hệ với ba vật tổ Việt phải kiêng ăn các vật tổ gà Âu Cơ, cá chép Lạc Long Quân, ba ba Hùng Vương là vậy. Phải bái phục là người sáng tạo ra câu này là một nhà nho uyên thâm dịch lý, một tay sờ mu rùa ba ba siêu hạng.

…….

Tóm lại con số 33 phải hiểu theo vũ trụ tạo sinh, dịch học có nghĩa bao trùm cả vũ trụ tạo sinh, vũ trụ, tam thế… Tất cả nằm trong số 33 [là số Chấn tầng 5] tương đương với số 1 [Chấn tầng 1]. Số 1 là vũ trụ [universe], là mặt trời. Số 1 tương đương với số 10. Nhìn theo nòng nọc [âm dương] đối ngược số 10 là số bù 0 biểu tượng hư vô. Nhìn theo nhất thể là thái cực. Nhìn theo phân cực, lưỡng cực; cực dương 1 và cực âm 0, là lưỡng nghi… Tất cả ứng với các khuôn mặt của Hùng Vương.

Tất cả các nền văn hóa nào tôn thờ con số 33 là tôn thờ vũ trụ giáo, mặt trời giáo là tương đồng hay liên hệ với văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng có Rùa Ba Ba Việt Thường, có Thần Rùa Vàng Kim Qui, có Việt Dịch Cua Hùng Vương Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc…

Con rùa và con ba ba khác nhau như thế nào?

TS Hà Đình Đức cho biết: "Đầu tiên là ở chỗ diềm trên sống lưng mai ba ba có các hạt sần sần, "cụ" rùa không có; thứ 2, mõm ba ba Nam Bộ nhọn và dài như cái vòi, còn mõm của "cụ" rùa ngắn hơn; thứ 3, mắt "cụ" rùa to nhìn mắt thường thấy rõ ràng còn mắt ba ba Nam Bộ bé nhưng tròn.18 thg 3, 2014nullBa ba “khủng” mới bắt được có đặc điểm gì khác với “cụ” rùa?laodong.vn › archived › ba-ba-khung-moi-bat-duoc-co-dac-diem-gi-khac-...null

Con rùa ăn thức ăn gì?

Các loại thực phẩm phổ biến có thể được cho ăn bao gồm: thức ăn cho mực, thức ăn cho chó, cá không xương, thịt rắn, chuột và các thực phẩm tươi sống khác, rau lá, bắp cải, cà rốt và các loại rau khác, lòng đỏ trứng nấu chín, giun đỏ, giòi và thịt lợn nạc.nullRùa con ăn gì để lớn nhanh sống khỏe | Pet Mart Cửa Hàng Thú Cưngwww.petmart.vn › rua-con-an-gi-de-lon-nhanh-song-khoenull

Thức ăn của baba là gì?

Tính ăn: Ở môi trường tự nhiêm ba ba ăn chủ yếu động vật như: động vật phù du, công trùng, tôm tép, cua, cá. Khi nuôi ba ba chích ăn các con vật bắt đầu ươn thối, lúc ăn chúng thường tranh cướp mồi, ăn cả cám, bắp, khoai lang… Chúng ăn khỏe vào mùa hè, lượng thức ăn bằng 3 – 5% trọng lượng thân.nullQUY TRÌNH Kỹ THUậT NUÔI BA BA GAI THƯƠNG PHẩMgiongthuysannghean.gov.vn › tin-tuc-thuy-san › quy-trinh-ky-thuat-nuoi-...null

Cua đinh là như thế nào?

Cua đinh có tên khoa học là Amyda Cartilaginea hoặc dân dã hơn là ba ba Nam Bộ, do ngoại hình khá giống con ba ba. Trọng lượng cua đinh thường 5-15 kg, một số con cân nặng hơn 30 kg, thường để nuôi làm cảnh. Thịt cua đinh thơm và ngọt, giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu rất lớn.nullTrang trại 1.000 bể kính nuôi cua đinh ở miền Tây - Báo VnExpressvnexpress.net › trang-trai-1-000-be-kinh-nuoi-cua-dinh-o-mien-tay-45999...null

Chủ Đề