Công chứng bằng tốt nghiệp ở đâu

Skip to content

Luật sư cho em hỏi em tốt nghiệp bằng cấp 3 ở Nam Định nhưng công chứng ở nơi khác, ví dụ như trong nam được không hay chỉ đúng trong tỉnh thôi? Em xin cảm ơn

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến chứng thực bằng tốt nghiệp THPT.

Tại Điều 5, Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có quy định: 

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp] có thẩm quyền và trách nhiệm:

a] Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b] Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c] Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

d] Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ] Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã] có thẩm quyền và trách nhiệm:

a] Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b] Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c] Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

d] Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ] Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

g] Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h] Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài [sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện] có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng [sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng].

5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.

Như vậy, theo Khoản 5, Điều 5, Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì chứng thực bằng tốt nghiệp THPT không phụ thuộc vào nơi cư trú của bạn. Bạn có thể chứng thực ở những cơ quan có thẩm quyền tại nơi khác. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về chứng thực bằng tốt nghiệp THPT. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà [Công ty Luật TNHH Việt Phong]

Để được giải đáp thắc mắc về: Chứng thực bằng tốt nghiệp THPT
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

hoặc Bạn có thể lick vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

    • 1900 6589
    • Đặt câu hỏi
    • Tìm kiếm

    08:48, 03/04/2019

    Khi đi xin việc, hầu hết các đơn vị đều yêu cầu ứng viên cung cấp một bộ hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm sơ yếu lý lịch, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, các loại bằng cấp và giấy tờ có liên quan khác và thường phải được công chứng, chứng thực. Và vấn đề đặt ra là phải đến đâu để chứng thực được các loại giấy tờ này?

    Đầu tiên, về chứng thực Sơ yếu lý lịch cá nhân?

    Có thể thấy, Sơ yếu lý lịch được xem như là một bản kê khai lý lịch của bản thân, bao gồm những thông tin cơ bản nhất về một người. Và đối với loại giấy tờ này thì việc yêu cầu chứng thực [hay là xác nhận] chỉ thực hiện thông qua việc chứng thực chữ ký mà thôi.

    Cụ thể, ngày 20/3/2014, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã ban hành Công văn 1520/HTQTCT-CT hướng dẫn xác nhận Sơ yếu lý lịch. Theo đó, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân.

    Tiếp đó, ngày 25/8/2017, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã ban hành Công văn 873/HTQTCT-CT về quán triệt thực hiện chứng thực Sơ yếu lý lịch. Theo đó, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục phổ biến, quán triệt và chỉ đạo đến tất cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn [gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng] tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách, quy định... của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân; chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

    Đồng thời, Mục 7 Công văn 1352/HTQTCT-CT năm 2015, Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ về các trường hợp chứng thực chữ ký, trong đó có chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân. Cụ thể:

    Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký

    4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

    a] Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

    b] Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

    c] Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

    d] Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

    Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thẩm quyền chứng thực thì:

    Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

    1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp] có thẩm quyền và trách nhiệm:

    a] Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

    b] Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

    ...

    5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

    Ngoài, ra, theo Mục 1 Công văn 1352/HTQTCT-CT năm 2015, đối với chứng thực chữ ký thì Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực như nhau, không phân biệt ngôn ngữ của giấy tờ văn bản.

    Như vậy, theo quy định trên thì Sơ yếu lý lịch cá nhân có thể được chứng thực chữ ký tại nơi có thẩm quyền chứng thực, có thể là Phòng Tư pháp quận, huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ Việt Nam chứ không cần thiết phải là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký khi yêu cầu chứng thực chữ ký.

    Các giấy tờ khác như: Bằng Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Chứng nghỉ ngoại ngữ [TOEIC, TOFEL],… thì chứng thực ở đâu?

    Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thẩm quyền chứng thực các loại giấy tờ, văn bản được quy định như sau:

    1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp] có thẩm quyền và trách nhiệm:

    a] Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

    2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã] có thẩm quyền và trách nhiệm:

    a] Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

    Như vậy, có thể thấy, đối với Bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Chứng chỉ ngoại ngữ hay Giấy chứng nhận các loại mà do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài, hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải đến Phòng Tư pháp quận, huyện để chứng thực, còn lại đối với Bằng Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hay Chứng chỉ ngoại ngữ, Giấy chứng nhận do cơ quan Việt Nam cấp thì có thể đến Ủy ban nhân xã có thẩm quyền để chứng thực. Và theo Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, việc chứng thực những loại giấy tờ này cũng không bắt buộc phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mà có thể chứng thực ở bất kỳ cơ quan nào có thẩm quyền.

    - Nguyễn Trinh -

    Video liên quan

    Chủ Đề