Công thức tính FCR trong thủy sản

Trong nuôi tôm công nghiệp, thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất với > 60% chi phí nuôi, nên vấn đề đặt ra là làm cách nào vừa tăng hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua việc giảm FCR để vừa giảm chi phí nuôi, giảm ô nhiễm môi trường… mà vẫn đảm bảo tốc độ sinh trưởng cho tôm, từ đó giúp nâng cao lợi ích kinh tế luôn là vấn đề được bà con nuôi tôm đặc biệt quan tâm. FCR [Feed conversion ratio] - tỷ lệ chuyển đổi thức ăn tính bằng tổng lượng thức ăn cho tôm ăn trên tổng trọng lượng tôm thu hoạch, với tôm thẻ có FCR từ 1,1 – 1,3. Đây là 1 chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả của quá trình nuôi.

Trong bài viết này, sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng và cung cấp cho quý bà con bộ giải pháp tổng thể của việc giảm FCR trong nuôi tôm an toàn sinh học.

Tôm giống

Để tôm phát triển tốt, nhanh về size, khả năng kháng bệnh cao, giúp FCR nuôi thấp bà con cần phải làm tốt ngay từ khâu chọn lựa con giống.

Con giống bà con thả phải là có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, của cơ sở uy tín

Tôm chất lượng, hình thái đẹp, đầy đủ bộ phận và đạt các test sốc đánh giá khả năng chịu đựng cùng tình trạng sức khỏe

Tôm không cận huyết, không đẻ tái phát nhiều, xét nghiệm không chứa các mầm bệnh [đốm trắng [WSSV], đầu vàng [YHV], bệnh còi [BMV], Taura, hoại tử gan tụy...]

Quản lý chất lượng nước ao nuôi

Nuôi tôm là nuôi nước, tôm chỉ có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện môi trường nước ao nuôi thuận lợi. Chất lượng nước ao tôm ảnh hưởng trực tiếp đến sự thèm ăn, chức năng sinh lý, chức năng tiêu hóa, miễn dịch của tôm… để tôm phát triển tốt, để giảm FCR hay để có vụ nuôi thành công, bà con luôn phải quản lý tốt chất lượng nước ao nuôi, đặc biệt là các yếu tố sau:

Oxy hòa tan [DO] là yếu tố rất quan trọng, oxy cần thiết cho các hoạt động sống của tôm và cả quá trình thúc đẩy phân hủy chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi... Tôm chỉ ăn tốt, hấp thụ tốt, FCR giảm, lột vỏ đều, sức đề kháng tốt nếu được cung cấp đủ oxy. Nhu cầu DO trong ao tôm > 5mg/l, để quản lý tốt DO trong ao nuôi, ngoài việc làm tốt cơ sở hạ tầng nuôi [quạt, oxy đáy, bạt đáy… nếu có] thì bà con nên thả ở mật độ thấp hơn mức tối đa có thể thả của hạ tầng ao sẽ giúp giảm FCR và tăng tỷ lệ thành công cao hơn. Không lạm dụng hóa chất diệt khuẩn, kháng sinh trong xử lý môi trường nước ao nuôi và trong điều trị bệnh vì về lâu dài sẽ nguy hại môi trường nuôi và dịch bệnh sẽ đến càng nhiều, ở mức độ càng nghiêm trọng hơn. Chất diệt khuẩn, kháng sinh không những có thể gây kháng thuốc, gây nguy hại trực tiếp cho sự phát triển của tôm, ảnh hưởng đến FCR, mà còn làm hỏng hệ vi sinh, hệ tảo có lợi trong ao nuôi, gây giảm DO do tính oxy hóa của nó.

Cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, ổn định chất lượng và màu nước ao với hệ tảo có lợi [tảo khuê, tảo lục] bằng Eco Aqua; làm sạch, kiểm soát nền đáy ao đất và ngăn ngừa hình thành khí độc NH3, NO2… bằng AmBio Bott,

xử lý nhớt bạt, nhớt nước bằng Pond Clean, cắt tảo lam gây độc cho tôm bằng Pond Max và đặc biệt là kiểm soát khuẩn độc gây hại Vibrio spp., Vibrio parahaemolyticus trong ao nuôi tôm bằng Anti Vib

Đây là bộ các giải pháp an toàn sinh học hiệu quả cao giúp ổn định chất lượng môi trường ao nuôi tôm, hạn chế sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi, giảm ô nhiễm, ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển cũng như giảm FCR của ao tôm.

Kiểm tra thường xuyên các chỉ số hóa lý quan trọng như: DO[>5mg/l]; pH[7.5÷8.3]; độ kiềm [100-200ppm]; khí độc NH3, NO2; khuẩn độc Vibrio spp.; tỷ lệ khoáng Ca:Mg:K theo độ mặn… từ đó để có các hành động thích hợp, kịp thời như là giảm ăn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, bổ sung khoáng… giúp tôm ổn định để phát triển.

Quản lý hệ tiêu hóa tôm

Tôm hấp thụ thức ăn tốt, lớn nhanh, FCR giảm, phòng ngừa dịch bệnh tốt khi tôm được cho ăn đủ dinh dưỡng cũng như hệ tiêu hóa và gan tụy tôm phải khỏe mạnh.

Tăng cường chức năng tiêu hóa, nong to đường ruột, tăng khả năng hấp thụ, phòng ngừa các bệnh tiêu hóa kém, bổ sung lợi khuẩn đường ruột bằng TS Gold.

Đào thải độc tố, bảo vệ, phục hồi, tăng cường chức năng gan tụy và kích thích tôm bắt mồi mạnh bằng AmBio Liver.

Cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vitamin, vi khoáng, các hoạt chất sinh học, giúp tôm khỏe, lớn nhanh, chống sốc thời tiết, môi trường… bằng Mv Food. 

Phòng ngừa và loại bỏ các yếu tố gây bệnh phân trắng cho tôm bằng giải pháp PK.

Phương pháp, quản lý cho ăn

Lựa chọn thức ăn chất lượng, có giá trị dinh dưỡng, độ chuyển hóa, khả năng hấp thụ và tính dẫn dụ cao, giúp tôm tăng trưởng tốt, khỏe mạnh.

Cách cho ăn đóng vai trò lớn đến việc tối ưu FCR, bà con nên cho tôm ăn dưới mức tối đa tôm có thể ăn được và giảm hoặc ngừng ăn trong những ngày biến động thời tiết, do khi đó tôm ăn yếu dư thừa nhiều thức ăn, gây ô nhiễm môi trường và tăng FCR. Sử dụng thiết bị cho ăn tự động Smart Feed rải mỏng thức ăn, cùng 2 chế độ cho ăn khi tôm bé và tôm về size giúp tôm ăn đều, ăn đủ nhu cầu, tránh dư thừa, lãng phí thức ăn. Ngoài ra thiết bị sẽ báo cáo chi tiết lượng thức ăn cho tôm hàng ngày giúp bà con chủ động quản lý và tính toán đúng FCR cho từng vụ nuôi.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ góp phần giúp bà con có nhiều hơn những vụ nuôi thành công, FCR thấp và hiệu qủa kinh tế cao.

Kính chúc bà con thành công!

Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm AmBio

  • 6 thg 7, 2020

    Xem chi tiết »

  • 21 thg 1, 2021 · ... gọi là hệ số thức ăn hay FCR] được hiểu là người nuôi cần tốn bao nhiêu kg thức ăn để có 1 kg tăng trưởng của cá. Công thức tính FCR :

    Xem chi tiết »

  • 27 thg 7, 2021 · Hiện nay, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỉ số chuyên đổi thức ăn của thủy sản FCR như: con giống, môi trường nước, thức ăn, dịch bệnh, cách ...

    Xem chi tiết »

  • 26 thg 7, 2019 · Tối ưu hóa FCR giúp giảm chi phí cho người nuôi cá. ... Hệ số chuyển đổi thức ăn hay FCR [Feed Conversion Rate] là một hệ số tính toán việc ...

    Xem chi tiết »

  • Vì vây, bà còn chăn nuôi cần hiểu rõ những quy trình chăn nuôi, cách chăm ... Hệ số chuyển đổi thức ăn [FCR] rất dễ để tính toán dựa theo công thức trên.

    Xem chi tiết »

  • Hơn nữa, cá được cho ăn hằng ngày có FCR [hệ số chuyển đổi thức ăn] lớn nhất [1,65], so với FCR ở chế độ 1 ngày cho ăn - 1 ngày không cho ăn là 1,14.

    Xem chi tiết »

  • 16 thg 5, 2022 · Trước khi thả nuôi, cần diệt bỏ các loại cá tạp, cua còng, tép trấu… có trong ao để chúng không tranh giành thức ăn của tôm làm tăng FCR. Đối ...

    Xem chi tiết »

  • tài: Ảnh hưởng chế độ cho ăn lên tăng trưởng tỷ lệ sống cá tra [Pangasianodon hypophthalmus]giai đoạn bột lên hương” thực nhằm xác định chế độ cho ăn phù ...

    Xem chi tiết »

  • FCR = Tổng lợng thức ăn tiêu tốn/Tổng trọng lợng tăng lên Với cách tính nh trên ta có: Bảng 14. Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thí nghiệm Nhóm cá Thức ăn ...

    Xem chi tiết »

  • 10 thg 9, 2017 · FCR hay còn gọi là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn là chỉ số phản ánh hiệu suất của heo. Được tính dựa trên lượng thức ăn ăn vào và tăng trọng thu ...

    Xem chi tiết »

  • 24 thg 6, 2018 · Giới thiệu một số yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới khối lượng tiêu thụ thức ăn ở gà FCR [Feed conversion ratio]= tổng lượng cám sử ...

    Xem chi tiết »

  • FCR là phương pháp hạn chế hiệu quả [họ tranh luận], bởi vì nó chỉ tính đến ... Điều này phần nào là do cá nuôi và tôm nuôi đòi hỏi hàm lượng đạm và calo ...

    Xem chi tiết »

  • FCR [Feed Conversion Ratio, Feed Conversion Rate] là một hệ số [tỷ số, tỉ lệ] chuyển đổi thức ăn thành một đơn vị sản phẩm trong ngành chăn nuôi; ...

    Xem chi tiết »

  • Tùy theo từng đối tượng vật nuôi, mục đích khai thác sử dụng mà cách tính FCR là khác nhau. Đối với chăn nuôi gia cầm đẻ trứng, tiêu tốn thức ăn [kg] cho 10 ...

    Xem chi tiết »

  • 17 thg 3, 2017 · Hơn nữa, cá được cho ăn hằng ngày có FCR [hệ số chuyển đổi thức ăn] lớn ... Kết quả của một nghiên cứu khác được thực hiện tại tỉnh An Giang ...

    Xem chi tiết »

  • Video liên quan

    Chủ Đề