Củ cải trắng là ai

Người Việt được thiên nhiên ưu đãi với nguồn thực phẩm cực kỳ phong phú trong đó có những món ăn phổ biến từ củ cải trắng. Mặc dù rất dân dã quen thuộc, nhưng ăn củ cải trắng có thật sự tốt hay củ cải trắng làm món gì thì không phải ai trong chúng ta đều hiểu rõ.

Là một trong số những nguồn thực phẩm phổ biến, củ cải trắng được xếp vào nhóm rau củ ít calo nhưng có hàm lượng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Theo ước tính từ các nhà dinh dưỡng, 338 gram củ cải tươi chứa các chất dinh dưỡng sau đây:

  • Calo: 61
  • Carbs: 14 gram
  • Protein: 2 gram
  • Chất xơ: 5 gram
  • Vitamin C: 124% DV
  • Axit folic [vitamin B9]: 24% DV
  • Canxi: 9% của DV
  • Magiê: 14% của DV
  • Kali: 22% DV
  • Đồng: 19% của DV

*DV [daily value]: nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị hằng ngày.

Bên cạnh đó, ăn củ cải trắng sẽ tiêu thụ thêm một lượng glucose, fructose, saccharose, Vitamin A, B, folate, choline... Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc.

Ăn củ cải trắng đem lại rất nhiều lợi ích

Với những phân tích về mặt giá trị hàm lượng dinh dưỡng như trên, ăn củ cải trắng sẽ mạng lại một số lợi ích nhất định cho cơ thể như:

Hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ

Như bao nguồn thực vật giàu chất xơ khác, củ cải trắng có tính nhuận tràng, tăng cường hoạt động của ruột. Với thành phần lignin [phân tử có cấu trúc carbohydrate không hòa tan, khó tiêu], khi ăn củ cải trắng sẽ tạo điều kiện cho hệ thống tiêu hóa giữ nước và giảm bớt táo bón, một trong những nguyên nhân chính của bệnh trĩ. Hơn nữa, củ cải trắng còn có khả năng thúc đẩy cơ thể sản xuất mật- một trong những yếu tố quan trọng nhất để hệ tiêu hóa và làm việc một cách hiệu quả nhất.

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Củ cải trắng rất giàu vitamin C, axit folic, dầu cải, glycosid và anthocyanin cùng các hoạt chất chống oxy hóa. Những dưỡng chất này hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay, đặc biệt là ung thư ruột kết, thận, ruột, dạ dày và ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C rất cao trong củ cải trắng giúp cơ thể chống lại tác động xấu của vi-rút; phòng chống lão hóa da, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm

Phòng ngừa bệnh thiếu máu, tốt cho não bộ

Vitamin B12 tự nhiên trong củ cải trắng giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp tiểu phần hemoglobin trong máu. Lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu. Không chỉ có vậy, một nghiên cứu tại Đại học Wake Forest đã chỉ ra lượng nitrat cao trong củ cải trắng có thể làm tăng lượng máu đến não, cải thiện chức năng tâm thần, tăng cường sức khỏe não bộ, thậm chí bảo vệ tế bào não trong nhiều năm.

Hỗ trợ chức năng gan, phổi, phòng bệnh tim mạch, vàng da

Betaine, một dưỡng chất được tìm thấy trong củ cải trắng có tác dụng hỗ trợ chức năng gan; đồng thời làm giảm homocysteine huyết tương - yếu tố gây ra bệnh tim mạch. Nhờ vào tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố mà công dụng củ cải trắng còn hỗ trợ làm sạch và dạ dày. Ngoài ra, củ cải trắng sẽ hỗ trợ bạn kiểm soát bệnh vàng da, giúp điều chỉnh lượng bilirubin trong máu và làm tăng lượng oxy cho cơ thể.

Đối với bệnh nhân hen suyễn, tính chống sung huyết ở củ cải trắng được xem là đặc tính vàng. Thêm vào đó, một số nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét rằng củ cải trắng mang đến khả năng chống các kháng nguyên gây ra dị ứng đường hô hấp, từ đó giúp bảo vệ lớp lót mềm bên trong bộ phận này khỏi tình trạng nhiễm trùng.

Củ cải trắng muối là món ăn yêu thích của nhiều người

Cháo củ cải: Với những người đầy bụng không tiêu do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, nhiều dầu mỡ thì món cháo củ cải chỉ bao gồm gạo tẻ 80-100g, củ cải 50g [thái lát] thêm chút muối là vị cứu tinh tuyệt vời.

Củ cải hầm nước gừng: Những người đang xuất hiện triệu chứng đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu thì lấy 10 phần củ cải cả lá và cuống, rửa sạch thái lát nấu nhừ, cho thêm nước gừng, bột gạo, dấm ăn, khuấy cho sôi để ấm rồi ăn.

Nước ép củ cải hấp đường phèn: củ cải tươi hoặc luộc chín 500g, ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp, uống ngày 1 lần dùng cho người hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm. Hay củ cải phơi khô 50g, mật ong 30-50ml, trộn đều, ăn trong ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính.

Mặc dù là một loại thực phẩm mang tới nhiều lợi ích, nhưng để tránh những hệ lụy không đáng có khi lạm dụng củ cải trắng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Ăn củ cải trắng có kiểm soát, cân bằng với các loại thực phẩm khác

Nếu ăn củ cải trắng quá nhiều, bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng. Thêm vào đó, tính lợi tiểu của củ cải trắng cũng có thể gây bất tiện khi lạm dụng, đặc biệt với mẹ bầu.

Kỵ ăn củ cải trắng chung với táo, lê, nho

Theo Đông y, bạn không nên sử dụng chung củ cải trắng với nho, lê, táo vì có thể gây ra triệu chứng bướu cổ. Nếu có thói quen dùng các thực phẩm này thường xuyên, bạn có nguy cơ suy tuyến giáp nặng.

Quý khách vui lòng theo dõi website [www.vinmec.com] để có thêm thông tin hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

XEM THÊM:

TPO - Củ cải trắng còn được biết đến như "nhân sâm mùa đông" giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, hỗ trợ giảm cân… Thế nhưng nếu ăn củ cải trắng cùng một số thực phẩm 'đại kỵ' có thể biến loại củ này thành 'thuốc độc'.

Công dụng của củ cải trắng

Giảm nguy cơ ung thư: Củ cải chứa chất phytochemical và anthocyanins có tính chất chống ung thư. Ngoài ra, nó là một loại củ giàu vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ để ngăn chặn các tổn hại các gốc tự do – DNA bên trong các tế bào, do đó giúp ngăn ngừa ung thư.

Điều chỉnh huyết áp: Đây là nguồn thực phẩm giàu kali giúp duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể, nhằm giữ cho huyết áp ổn định. Một nghiên cứu về dinh dưỡng và thực tiễn cho thấy lá củ cải có tác dụng “hạ huyết áp” ở những người bị tăng huyết áp đáng kể.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Insulin vốn là một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy có vai trò trong việc hấp thu glucose. Bệnh nhân tiểu đường không thể hấp thụ insulin của cơ thể sản xuất hoặc không thể sản xuất ra insulin, củ cải có thể là một giải pháp. Ở những người mắc bệnh tiểu đường thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc tinh bột. Củ cải lại rất giàu chất xơ, và có chỉ số glycemic thấp, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng củ cải vì nó không làm lượng đường trong máu tăng lên.

Nếu bạn hay bị ho và mắc cảm lạnh, củ cải có thể là một ý tưởng tốt để bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn nhằm phòng tránh các căn bệnh này. Ảnh minh họa: Internet

Phòng chống cảm lạnh và ho: Nếu bạn hay bị ho và mắc cảm lạnh, củ cải có thể là một ý tưởng tốt để bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn nhằm phòng tránh các căn bệnh này. Đây là một trong các loại rau củ có thể chống sung huyết, hình thành các chất nhầy trong cổ họng của bạn. Ngoài ra, củ cải cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng dẫn đến cảm lạnh và ho.

Ngăn ngừa bệnh vàng da: Củ cải được biết đến là loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố. Một trong những bộ phận nhận được nhiều lợi ích nhất từ việc loại bỏ độc tố có hại là gan và dạ dày của bạn bởi củ cải không chỉ chứa nhiều nước, chất xơ có thể làm sạch đường ruột, giàu vitamin C. Ngoài ra củ cải có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh vàng da, nó giúp điều chỉnh lượng bilirubin trong máu và làm tăng cung cấp oxy cho cơ thể. Đó là do củ cải giúp kiểm soát sự phá hủy hồng cầu làm bilirubin trong máu tăng cao – nguyên nhân chính gây bệnh vàng da.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc tinh bột. Củ cải lại rất giàu chất xơ, và có chỉ số glycemic thấp, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng củ cải vì nó không làm lượng đường trong máu tăng lên. Ảnh minh họa: Internet

Chống táo bón: Táo bón là căn bệnh phổ biến hay gặp phải đặc biệt là ở người già, trẻ em, những người ít vận động, tập thể dục, hay có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít chất xơ. Củ cải được cho là “thần dược” để chữa chứng khó chịu này. Nó có hàm lượng chất xơ cao, giúp làm sạch các thức ăn, cặn bã bị mắc kẹt trong ruột già, tống ra ngoài...

Ngoài ra, củ cải giúp tăng cường sự tiết dịch tiêu hóa và mật làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả nhất. Ngoài củ cải ra, người bệnh táo bón cần nhất là thay đổi lối sống vận động, năng tập thể dục và không quên uống nước.

Giúp giảm cân: Củ cải rất ít calo cộng thêm hàm lượng chất xơ cao làm người ăn cảm thấy no nhanh. Ví dụ 100g củ cải tươi chỉ chứa 16 calories do vậy bạn có thể thoải mái thưởng thức món củ cải vừa có lợi cho sức khỏe vừa giảm cân.

Tốt cho bệnh nhân hen suyễn: Củ cải có đặc tính chống sung huyết do vậy rất có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Người bị bênh hen suyễn thường bị sung huyết đường hô hấp, củ cải sẽ cải thiện được những dấu hiệu này. Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, củ cải có khả năng chống các kháng nguyên gây dị ứng đường hô hấp, giúp bảo vệ các lớp lót đường hô hấp khỏi bị nhiễm trùng.

Củ cải chứa chất phytochemical và anthocyanins có tính chất chống ung thư. Ngoài ra, nó là một loại củ giàu vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ để ngăn chặn các tổn hại các gốc tự do – DNA bên trong các tế bào, do đó giúp ngăn ngừa ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Duy trì sự tươi trẻ: Vì củ cải chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, nên có thể ăn củ cải để ngăn chặn tác hại của các gốc tự do. Bạn thậm chí có thể nghiền củ cải tươi đắp trên da vì nó có đặc tính làm sạch.

Giữ cho thận khỏe mạnh: Đặc tính nổi trội nhất của củ cải là phòng chống các bệnh liên quan đến thận như viêm đường tiết niệu, bảo vệ thận. Các hợp chất diuretic tự nhiên của củ cải có tác dụng rất tốt để cải thiện sức khỏe của quả thận. Chúng đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.

Tuyệt đối không được ăn củ cải trắng chung với cam. Lúc đó, flanovoid có trong cam và thiosulfate trong củ cải sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Chất này quá nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Ảnh minh họa: Internet

Những 'đại kỵ' cần lưu ý khi ăn củ cải

Củ cải trắng kỵ với lê, táo, nho

Khi bạn có ý định thực hiện một loại nước ép kết hợp giữa củ cải trắng với lê, táo, nho thì hãy dừng lại. Hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng nếu uống thường xuyên loại nước ép này.

Không ăn củ cải trắng với nhân sâm

Nếu sau khi bạn ăn củ cải trắng, tuyệt đối không uống nhân sâm. Bởi vì cách ăn uống thiếu khoa học như vậy sẽ khiến những lợi ích của nhân sâm bị thuyên giảm.

Chưa kể, củ cải tính hàn, hạ khí, trong khi đó, nhân sâm bổ khí, kết hợp sẽ triệt tiêu với nhau. Do đó, nếu kết hợp 2 thực phẩm này với nhau, bạn sẽ chẳng nhận được giá trị dinh dưỡng từ 2 thực phẩm này.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, củ cải trắng sẽ làm giảm hiệu quả của các loại thuốc xứ Trung nếu bạn ăn kèm với nhau. Người xưa chứng minh rằng, củ cải có tác dụng hạ khí, khiến cơ thể bài tiết nhiều hơn và làm cản trở hấp thụ tinh hoa các loại thuốc. Đang chữa bệnh bằng thuốc Bắc mà ăn kèm củ cải thì chẳng khác nào "ném tiền qua cửa sổ". Ảnh minh họa: Internet

Tuyệt đối không ăn củ cải với cà rốt Trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cực cao, rất tốt cho sức khỏe của con người, trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C, ăn cùng lúc sẽ làm mất đi công dụng của củ cải trắng.

Củ cải trắng với các loại thuốc Bắc

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, củ cải trắng sẽ làm giảm hiệu quả của các loại thuốc xứ Trung nếu bạn ăn kèm với nhau. Người xưa chứng minh rằng, củ cải có tác dụng hạ khí, khiến cơ thể bài tiết nhiều hơn và làm cản trở hấp thụ tinh hoa các loại thuốc. Đang chữa bệnh bằng thuốc Bắc mà ăn kèm củ cải thì chẳng khác nào "ném tiền qua cửa sổ".

Củ cải trắng và quả cam

Tuyệt đối không được ăn củ cải trắng chung với cam. Lúc đó, flanovoid có trong cam và thiosulfate trong củ cải sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Chất này quá nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.

Khi bạn có ý định thực hiện một loại nước ép kết hợp giữa củ cải trắng với lê, táo, nho thì hãy dừng lại. Hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng nếu uống thường xuyên loại nước ép này. Ảnh minh họa: Internet

Củ cải trắng và nấm, mộc nhĩ Hai loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nguy hiểm hơn, nó còn làm cơ thể bị mất nước trầm trọng và tổn thương lá lách. Củ cải kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da. Chính vì thế, tốt nhất là không nên ăn cùng lúc hại loại thức ăn này.

Phụ nữ mang thai không nên ăn

Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Đồng thời cũng tránh ăn. Tránh ăn những món như củ cải sống làm nộm hay củ cải muối dưa chua vì chúng không an toàn cho phụ nữ mang thai.

Video liên quan

Chủ Đề