Người sản xuất chính trong lãnh địa của lãnh chúa là ai

Lãnh địa phong kiến là một khu đất khá rộng, bao gồm nhiều phần đất như là ruộng đất của nông dân cày cấy, đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng núi hay sống … và lâu đài, dinh thự, lâu đài, nhà thờ, thôn xóm của nông dân như một quốc gia thu nhỏ hay còn gọi là một đơn vị riêng biệt và đóng kín, tự cung và tự cấp.

Trong xã hội phong kiến Tây Âu, một bộ phận đứng đầu đó là lãnh chúa. Lãnh chúa sẽ sinh sống và có phần đất là lãnh địa phong kiến. Vậy lãnh địa phong kiến là gì? Lãnh địa phong kiến hình thành như thế nào? Các đặc trưng của lãnh địa phong kiến là gì?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến lãnh địa phong kiến.

Lãnh địa phong kiến là một khu đất khá rộng, bao gồm nhiều phần đất như là ruộng đất của nông dân cày cấy, đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng núi hay sống … và lâu đài, dinh thự, lâu đài, nhà thờ, thôn xóm của nông dân như một quốc gia thu nhỏ hay còn gọi là một đơn vị riêng biệt và đóng kín, tự cung và tự cấp.

Đất lãnh địa chia thành hai loại là đất thái ấp và đất phần. Đất thái ấp là những vùng đất rất tốt thuộc sở hữu của lãnh chúa. Đất phần là những phần đất còn lại, là vùng đất mà lãnh chúa sẽ thực hiện việc phân chia cho nông nô hoặc thuê để cày cấy để thu tô thuế từ nông nô.

Đặc trưng của lãnh địa phong kiến

– Đặc trưng về kinh tế:

Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất rất là tự nhiên, tự cung, tự cấp:

+ Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa và bị lệ thuộc vào lãnh chúa, được lãnh chúa phân đất và phải nộp tô thuế cho lãnh chúa;

+ Cùng với việc sản xuất lương thực [ngành nông nghiệp] thì trong lãnh địa cũng tiếp tục thực hiện các ngành kinh tế như dệt vải, rèn vũ khí [ngành thủ công nghiệp]… để nuôi sống xã hội;

+ Trong lãnh địa không có sự trao đổi với bên ngoài ngoại trừ các mặt hàng mà trong lãnh địa không thể tự sản xuất như muối, sắt, tơ lụa, đồ trang sức… việc mua bán với bên ngoài không đậm nét và không thường xuyên.

– Đặc trưng về chính trị:

Chế độ phong kiến mỗi lãnh chúa như một ông vua con được gọi là chế độ phong kiến phân quyền. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập vì các lý do sau:

+ Trong lãnh địa, mỗi lãnh chúa giống như một ông vua con và ông vua đứng đầu cả nước thì cũng chỉ giống như một lãnh chúa trong lãnh địa của mình, không có quyền hành tập chung. Mỗi lãnh chúa sẽ nắm quyền về chính trị, tài chính hay là cả quân đội, thuế khóa riêng… và không ai có thể can thiệp vào lãnh địa của từng lãnh chúa.

+ Mỗi lãnh địa được xây dựng như một pháo đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, có kị sĩ bảo vệ ….

– Đặc trưng về xã hội:

+ Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô.

+ Đời sống của lãnh chúa: lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng dựa trên việc bọc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

+ Đời sống của nông nô: là những bộ phận sản xuất chính trong xã hội, sản xuất trong những lãnh địa của các lãnh chúa và bị gắn chặt đời sống, lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa. Nông nô không có ruộng đất, nhận ruộng đất thuộc đất phần của lãnh chúa để sản xuất và phải thực hiện địa tô lao dịch, hoa lợi thu được trên vùng đất thái ấp do nông nô sản xuất sẽ phải nộp hoàn toàn cho lãnh chúa.

Sự hình thành lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa phong kiến

– Nguyên nhân hình thành do những chính sách của người Giéc–man:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới;

+ Thủ lĩnh tự xưng vua và phong tước vị: công tước, bá tước, nam tước…

+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô – ma cũ rồi chia cho nhau;

+ Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu ki – tô giáo;

+ Xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng của nông dân.

– Từ những chính sách của người Giéc–man đã dẫn đến kết quả sau:

+ Các tầng lớp mới được hình thành như quý tộc vũ sĩ [xuất phát từ bộ phận người Giéc–man sau khi chiếm được ruộng đất, đế quốc thực hiện việc tự xưng vua, tự phong cho mình các tước vị], quý tộc tăng lữ [từ bộ phận từ bỏ tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu ki – tô giáo], quan lại có đặc quyền và giàu có. Các tầng lớp mới này trở thành một tầng lớp gọi là lãnh chúa có nhiều quyền và ruộng đất trong tay.

+ Nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô và sống lệ thuộc vào lãnh chúa.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến lãnh địa phong kiến là gì? Lãnh địa phong kiến hình thành như thế nào? Các đặc trưng của lãnh địa phong kiến là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Câu hỏi: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

A. nông nô

B. lãnh chúa

C. nông dân tự do

D. nô lệ

Đáp án A.

Nông nô là những người sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến.

Giải bài tập 2 trang 59 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 56,57 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Lãnh địa phong kiến: là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

* Đời sống kinh tế trong lãnh địa:

- Là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.

* Đời sống chính trị trong lãnh địa:

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

- Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.

Chú ý:

Đời sống chính trị trong các lãnh địa chính là những biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu, khác với chế độ phong kiến tập quyền ở phương Đông.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa chính là

Nhận xét nào sau đây đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?

Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?

Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?

Ý nào sau đây không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội?

Thân phận của nông nô so với nô lệ có điểm gì khác?

Vương quốc Phrăng chính là tiền thân của các quốc gia nào hiện nay?

Video liên quan

Chủ Đề