Cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên là gì năm 2024

Luật sư Nguyễn Phó Dũng - Giám đốc Công ty Luật TNHH OPIC và Cộng sự, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết:

Theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non

Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Quy định này được áp dụng từ ngày 1.7.2020 nhưng trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng đáp ứng được yêu cầu trên. Do đó, Nhà nước đã đề ra lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên từ ngày 1.7.2020 đến hết ngày 31.12.2030 (căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 71/2020/NĐ-CP).

Trường hợp giáo viên không phải nâng chuẩn trình độ

Theo Điều 2 Nghị Định 71/2020/NĐ-CP, đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo bao gồm:

Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 1. 7.2020 còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 1.7.2020 còn đủ 8 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Giáo viên THCS chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 1.7.2020 còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Như vậy, chỉ có những đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định 71 như trên mới phải nâng chuẩn trình độ đào tạo.

4 trường hợp giáo viên không phải nâng chuẩn trình độ là:

Giáo viên mầm non chưa có bằng cao đẳng nhưng còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 1.7.2020.

Giáo viên tiểu học có bằng cao đẳng còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 1.7.2020.

Giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp còn ít hơn 8 năm công tác tính từ 1.7.2020.

Giáo viên THCS chưa có bằng cử nhân còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 1.7.2020.

Lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên đến năm 2031

Căn cứ Điều 4, 5, 6 Nghị định 71 năm 2020, lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:

Lộ trình thực hiện từ ngày 1.7.2020 đến hết ngày 31.12.2030 và thực hiện thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 1.7.2020 đến hết ngày 31.12.2025:

Bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;

Bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học, ít nhất 60% số giáo viên THCS đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân

Giai đoạn 2: Từ ngày 1.1.2026 đến hết ngày 31.12.2030:

Thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học, THCS hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Vừa qua, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Thông tư 01, 02, 03 và 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy các cấp học. Chính vì vậy, có nhiều giáo viên đặt ra câu hỏi về các bằng cấp hay chứng chỉ mình phải có để được giữ hạng và giữ lương. Để biết chính xác giáo viên các cấp phải có những bằng cấp, chứng chỉ nào để phù hợp với quy định sắp tới đây mời quý thành viên cùng theo dõi tại bài viết sau:

1. Đối với giáo viên mầm non

Hạng

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

Giáo viên mầm non hạng III

Mã số V.07.02.26

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;

- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

Giáo viên mầm non hạng II

Mã số V.07.02.25

- Bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;

- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.

Giáo viên mầm non hạng I

Mã số V.07.02.24

- Bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;

- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I.

2. Đối với giáo viên tiểu học

Hạng

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

Giáo viên tiểu học hạng III

Mã số V.07.03.29.

- Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

Giáo viên tiểu học hạng II

Mã số V.07.03.28.

- Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.

Giáo viên tiểu học hạng I

Mã số V.07.03.27

- Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;

Các ngành đào tạo giáo viên là gì?

Những ngành đào tạo giáo viên.

Nghề giáo là nghề cao quý, góp phần tham gia vào sự nghiệp nuôi dưỡng đạo đức và tri thức cho con người. ... .

Giáo dục mầm non..

Giáo dục tiểu học..

Giáo dục đặc biệt..

Giáo dục Quốc phòng An ninh..

Giáo dục Chính trị.

Giáo dục Công dân..

Giáo dục thể chất..

Cử nhân sư phạm là như thế nào?

Cử nhân sư phạm là một bằng cấp đại học chuyên ngành giáo dục. Người học đã hoàn thành chương trình đào tạo sư phạm sau khi hoàn thành khóa học đại học. Bằng cấp này đánh dấu sự chuyên sâu về kiến thức và kỹ năng giảng dạy, cùng với việc hiểu sâu về quy trình giảng dạy và phát triển học sinh.

Cử nhân mầm non là gì?

- Chương trình đào tạo hướng tới hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cốt lõi giúp người học thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.

Bằng Cao đẳng sư phạm gọi là gì?

Theo đó, sinh viên hệ cao đẳng chính quy được gọi là cử nhân khi theo học các ngành nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, ví dụ như cao đẳng sư phạm hệ chính quy.