Cuối thế kỷ 19 chính sách thống trị của thực dân Anh ở ấn Độ gây ra Hệ quả là

Bài tập Sách giáo khoa

Trả lời câu hỏi in nghiêng

[trang 56 sgk Lịch Sử 8]: - Qua bảng thống kê [SGK, trang 56] em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ?

Trả lời:

- Con số cho thấy, số lượng xuất khẩu tăng nhanh, tỉ lệ thuận với số người chết đói tăng nhanh. Chứng tỏ chính sách thống trị của thực dân Anh hết sức tàn bạo.

- Kinh tế: bóc lột thậm tệ nhân dân Ấn Độ, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ.

- Chính trị: dùng chính sách chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc.

- Hậu quả: Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa [người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh]. Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, vì thể cuộc đấu tranh chống thực dân Anh tất yếu sẽ nổ ra.

[trang 58 sgk Lịch Sử 8]: - Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Xi-pay [1857 – 1859]

Trả lời:

Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm [1857 - 1859] thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.

Bài 1 [trang 58 sgk Lịch sử 8]: Nêu những hậu quả sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.

Lời giải:

Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa [người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh]. Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, vì thể cuộc đấu tranh chống thực dân Anh tất yếu sẽ nổ ra.

Bài 2 [trang 58 sgk Lịch sử 8]: Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh là gì?

Lời giải:

Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh là giành tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.

Bài 3 [trang 58 sgk Lịch sử 8]: Lập niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

Thời gianPhong trào đấu tranh
1857-1859

Khởi nghĩa Xi-pay, binh lính cùng nhân dân đứng dậy

Khởi nghĩa vũ trang

1875-1885Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn đứng lên chống thực dân Anh
7-1908Tổng bãi công ở Bom-bay. Đây là cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn, được xem là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc Ấn

Bài tập Sách bài tập

 Bài 1 trang 37 VBT Lịch Sử 8: Quan sát bảng thống kê tr.56- SGK Lịch sử 8, em hãy nêu nhận xét về chính sách và hậu quả thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.

Lời giải:

   a. Nhận xét về chính sách thống trị của Thực dân Anh:

   + Chính sách thống trị của thực dân Anh rất hà khắc, phản động.

   + Chính sách vơ vét về lương thực của Anh được tiến hành trên quy mô ngày càng lớn. Nếu 901, giá trị lương thực ở Ấn Độ rơi vào tay thực dân Anh đạt 9.3 triệu Livrơ [gấp 10.8 lần so với năm 1840].

   b. Hậu quả đối với Ấn Độ:

   - Lương thực của Ấn Độ bị vơ vét, đưa về nước Anh → số lượng người dân Ấn Độ chết đói tăng nhanh. Năm 1840 có 400 000 người chết đói. Tới 1901, số người chết đói là 15 triệu người [tăng gấp 37.5 lần]

Bài 2 trang 37 VBT Lịch Sử 8: Đảng Quốc Đại được thành lập vào năm nào và mục tiêu đấu tranh?

Lời giải:

  - Đảng Quốc đại thành lập năm 1885.

  - Mục tiêu đấu tranh: giành quyền tự trị và phát triển kinh tế dân tộc.

Bài 3 trang 37 VBT Lịch Sử 8: Em hãy nêu những điểm khác biệt về đường lối đấu tranh giữa hai phái “Ôn hòa” và “cấp tiến” trong Đảng Quốc đại Ấn Độ:

Lời giải:

Phái “Ôn hòa”Phái “Cấp tiến”
- Phản đối đấu tranh bằng bạo lực.- Phản đối thái độ “thỏa hiệp”, “ôn hòa”.
- Dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân Anh tiến hành cải cách về giáo dục, xã hội.- Đề cao phương pháp bạo động vũ trang.
- Yêu cầu Anh nới rộng các điều kiện để giai cấp tư sản Ấn Độ được tham gia vào đời sống chính trị.- Thúc đẩy nhân dân tham gia đấu tranh để lật đổ ách thống trị của Anh, xây dựng một quốc gia độc lập.

Bài 4 trang 38 VBT Lịch Sử 8: Lập niên biểu về phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

Thời gianPhong trào đấu tranh
1857 – 1859Khởi nghĩa Xi-pay
1875 – 1885Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân
1905 – 1908Phong trào đấu tranh chống chính sách “chia để trị” của thực dân Anh
Thời gianPhong trào đấu tranh
1857 – 1859Khởi nghĩa Xi-pay
1875 – 1885Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân
1905 – 1908Phong trào đấu tranh chống chính sách “chia để trị” của thực dân Anh

  - Nguyên nhân: mâu thuẫn dân tộc sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân Anh.

   - Kết quả: Các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt, song cuối cùng đều thất bại, bị tự do Anh đàn áp.

   - Tính chất: là phong trào đấu tranh do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc.

IV. Chính sách thống trị của thực dân Anh và phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX

Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa dân tộc Ấn Độ, thực dân Anh thi hành một số biện pháp củng cố và tăng cường ách thống trị của chúng. Năm 1858 Nghị viện Anh giải tán hoàn toàn Công ty Đông Ấn Độ và đặt Ấn Độ dưới quyền cai trị trực tiếp của chính phủ. Thay mặt chính phủ Anh ở Ấn Độ là một viên Phó vương với một hội đồng điều hành gồm 5 ủy viên, có quyền lực như một chính phủ. Quyền lập pháp cũng ở trong tay Phó vương và một hội đồng cố vấn 12 người. Để lôi kéo bọn phong kiến, chúng tuyên bố tôn trọng quyền lợi, danh dự, tài sản và các đặc quyền của quý tộc, thực chất là hợp pháp hóa chế độ đẳng cấp và các tàn dư trung cổ lỗi thời, khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc và tôn giáo trong xã hội Ấn Độ. Chúng tăng cường lực lượng quân đội, cứ 2 - 8 lính Ấn thì có một lính Anh. Pháo binh và các ngành kỹ thuật quân sự ở trong tay thực dân Anh. Năm 1877, nữ hoàng Anh Victôria chính thức tuyên bố lên ngôi vua ở Ấn Độ trong một buổi lễ có đông đảo quý tộc người Ấn tham gia. Nó đánh dấu bước hoàn thành việc chinh phục Ấn Độ thành thuộc địa của Anh và bộc lộ rõ thái độ quy phục của giai cấp phong kiến Ấn Độ.

Ấn Độ trở thành một thị trường tiêu thụ quan trọng nhất của nền công nghiệp Anh. Trong 10 năm từ 1873-1883, thương mại giữa Anh và Ấn Độ tăng 60% trong khi thương mại giữa Anh, Pháp và Đức chỉ tăng 7%. Ấn Độ phải tăng cường cung cấp lương thực và nguyên liệu cho Anh. Cuộc cải cách tiền tệ năm 1893-1899 với đồng Rupi vàng và việc mở mang hệ thống ngân hàng Anh làm cho nền tài chính Ấn Độ hoàn toàn lệ thuộc vào Anh. Ấn Độ còn là thị trường đầu tư của tư bản Anh. Ban đầu, hình thức xuất vốn chủ yếu là cho vay. Từ năm 1856-1900, ngân hàng Luân Đôn cho bọn cầm quyền Anh ở Ấn Độ vay tăng từ 4 triệu lên 133 triệu livrơ để chi phí vào bộ máy hành chính và quân đội, vào những cuộc chiến tranh ăn cướp các nước phương Đông. Toàn bộ món nợ và số lãi đều đè lên vai quần chúng nhân dân thuộc địa. Một phần vốn xuất cảng được dùng vào việc xây dựng đường sắt và các phương tiện giao thông liên lạc để tạo điều kiện khai thác và vận chuyển nguyên liệu ra bến cảng đưa về Anh. Những đường tàu kéo dài đến vùng hẻo lánh còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển quân nhanh chóng, kịp thời đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Đến năm 1891, đường sắt Ấn Độ dài 27.000km. Một số xí nghiệp công nghiệp bắt đầu được xây dựng, chủ yếu là những ngành vải sợi, chế biến nguyên liệu địa phương như đay, bông...

Việc tăng cường xuất cảng nguyên liệu làm cho tính chất hàng hóa của nông nghiệp thêm đậm nét. Nhiều vùng được chuyên môn hóa sản xuất: Bengan trồng đay, Bombay và Trung Ấn trồng bông, Átxam trồng chè, Mađrat trồng cây có dầu, Penjap trồng tiểu mạch. Tính chất hàng hóa của nông nghiệp tăng lên trong điều kiện chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất vẫn được duy trì, bãi chăn nuôi, đất đai và rừng của công xã bị chiếm đoạt, nợ nần chồng chất buộc người nông dân phải gán mảnh đất cuối cùng của mình và chịu lĩnh canh với điều kiện nộp tô đến 60% hoa lợi. Tình trạng đó sẽ dẫn tới chỗ sức sản xuất bị sút kém, đời sống nông thôn khốn quẫn, nạn đói trở thành bệnh kinh niên.

Số lương thực xuất khẩu Số người chết đói
Năm Số lượng Năm Số người chết
1849

1858

1901

858.000 livrơ

3.800.000 livrơ

9.300.000 livrơ

1825-1850

1850-1875

1875-1900

400.000 người

5.000.000 người

15.000.000 người

Như vậy, trong vòng nửa sau thế kỷ XIX, số lượng lương thực xuất khẩu tăng lên hơn 10 lần thì số người dân Ấn Độ chết đói tăng lên 37,5 lần.

2. Phong trào đấu tranh của nông dân nửa sau thế kỷ XIX

Dưới ách thống trị thực dân, các tầng lớp nhân dân Ấn Độ không ngừng nổi dậy đấu tranh. Nhiều cuộc khởi nghĩa lan tràn khắp nơi nhằm chống thực dân Anh, đồng thời tấn công vào bọn phong kiến. Năm 1872, ở Penjap đã nổi lên phong trào Namhari [có nghĩa là những người được Thượng để cổ vũ] mang màu sắc tôn giáo do Ram Xinh lãnh đạo. Cùng trong khoảng đầu những năm 70, khởi nghĩa nông dân xảy ra ở Bengan, Maharaxtơra... Đáng chú ý là phong trào do Vaxuđêva Banvăng Pơhatke lãnh đạo ở Puna. Pơhatke là một trí thức nhỏ, người Marát, có tinh thần yêu nước, tổ chức nghĩa quân trong núi, tuyên bố chống Anh. Nhiều nhóm nông dân tham gia nghĩa quân, tấn công vào trại ấp của địa chủ và bọn cho vay, hủy bỏ văn tự cầm ruộng và vay nợ. Dưới danh nghĩa là “Người được Nan Xahip giao phó”, nghĩa quân hoạt động khắp vùng Maharaxtơra, làm cho quân Anh hoảng sợ. Chúng phải điều quân từ nhiều nơi đến để đối phó. Một tên phản bội đã bắt và giao nộp Pơhatke cho quân Anh. Ông bị kết án khổ sai chung thân. Cùng thời gian này, nhiều cuộc khởi nghĩa tự phát của nông dân tấn công vào quân Anh, phá hủy trang trại của địa chủ phong kiến và bọn cho vay nặng lãi lan tràn khắp nơi. Năm 1881. Mác nhận định: “Ở Ấn Độ, đang hình thành nếu không phải là một cuộc tổng khởi nghĩa thì cũng là một tình thế phức tạp nghiêm trọng đối với Chính phủ Anh”.[1]

3. Giai cấp tư sản Ấn Độ và bước đầu của phong trào tư sản

Sự du nhập chủ nghĩa tư bản Anh vào Ấn Độ đã gây nên tác hại nghiêm trọng đối với nền thủ công nghiệp và sức sản xuất nói chung ở đây. Nhưng mặt khác, nó cũng dẫn tới một hậu quả khách quan không tránh khỏi là sự phát triển một số nhân tố của chủ nghĩa tư bản dân tộc Ấn Độ. Bên cạnh nhà máy của Anh đã xuất hiện những nhà máy của người Ấn Độ. Năm 1853, nhà máy bông sợi đầu tiên được khánh thành ở Bombay. Năm 1880 có 156 nhà máy sử dụng 44 nghìn công nhân. Năm 1900 có 193 nhà máy với 161 nghìn công nhân. Đương nhiên, đó không phải là do ý muốn của người Anh mà trái lại, giai cấp tư sản Ấn Độ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn nên phát triển rất chậm chạp. Sự suy tàn của ngành thủ công diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với sự xuất hiện của các xí nghiệp dùng máy. Và các xí nghiệp phải chịu sự kiểm soát của “chi sở quản lý” là cơ quan do các ngân hàng và công ty Anh lập ra. Cho nên các tiểu chủ, chủ công trường thủ công và chủ nhà máy muốn kinh doanh phải có nhiều vốn và được bọn cầm quyền Anh “che chở”. Còn tầng lớp đại tư sản công nghiệp chủ yếu hình thành từ bọn cho vay nặng lãi và bọn mại bản có liên quan với Anh. Muốn giảm bớt khó khăn, một bộ phận tư sản bỏ vốn kinh doanh ruộng đất nên thường có liên hệ chặt chẽ với tầng lớp địa chủ. Tình hình đó làm cho giai cấp tư sản Ấn Độ mang đặc điểm riêng biệt của nó. Một mặt, do yêu cầu phát triển kinh doanh, nó muốn thoát khỏi sự bó buộc và chèn ép của thực dân Anh, muốn xây dựng một nước Ấn Độ độc lập và phồn vinh. Tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng phương Tây bao gồm các nhà luật học, thầy thuốc, thầy giáo... càng khao khát quyền dân chủ, bình đẳng. Nhưng mặt khác, do cơ sở kinh tế yếu ớt, ít nhiều bị lệ thuộc vào thực dân Anh nên họ thiếu kiên quyết trong quá trình đấu tranh cho nền độc lập dân tộc.

Phong trào tư sản dân tộc Ấn Độ ra đời từ những năm 70 thế kỷ XIX thường do các trí thức chủ trì dưới hình thức của các hội khai hóa. Đến cuối năm 1885, đảng Đại hội Quốc dân toàn Ấn Độ [gọi tắt là đảng Quốc đại] được thành lập ở Bombay. Trong đại hội đầu tiên, một nửa số đại biểu thuộc các tầng lớp trí thức tư sản cao cấp, một nửa còn lại bao gồm các nhà công nghiệp, thương gia và địa chủ. Ban đầu, thực dân Anh chủ trương ủng hộ việc thành lập đảng Quốc đại hòng dùng nó làm công cụ xoa dịu mối bất mãn của các tầng lớp nhân dân và hạn chế phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Viên quan cao cấp Anh là Hium làm Tổng thư ký của đảng. Vì thế, những vấn đề thảo luận trong đại hội đều không đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc mà chỉ đưa ra những yêu sách về quyền tự trị và bình đẳng của người Ấn Độ đối với người Anh, bảo vệ và phát triển công nghiệp, giảm thuế, chống sự khác biệt về thuế quan... Họ dự định đạt được những yêu sách trên bằng các biện pháp hòa bình trong khuôn khổ hiến pháp, cải cách xã hội từng bước mà không đề ra chủ trương cách mạng.

Đảng Quốc đại ra đời với tư cách là một chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ. Trong những năm đầu, nó còn yếu về mặt tổ chức vì thành viên của nó hầu như chỉ tham gia việc bầu đại biểu đi dự đại hội hàng năm. Hoạt động của nó chỉ giới hạn trong việc tuyên truyền trên báo chí, gửi kiến nghị lên nghị viện Anh đòi ngăn cấm tham nhũng, xa cách với phong trào đấu tranh của đông đảo quần chúng. Tuy vậy, sự thành lập đảng Quốc đại cũng chứng tỏ giai cấp tư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị và trên một mức độ nhất định, nó vượt ra ngoài ý định của bọn cầm quyền Anh, dần dần thể hiện thái độ đối lập với thực dân Anh, phản ánh được một phần nào nguyện vọng của nhân dân.

Trong quá trình đấu tranh, trong đảng Quốc đại xuất hiện một cánh dân chủ cấp tiến bao gồm những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản, chủ công trường và xí nghiệp nhỏ, chủ các xưởng thủ công, trí thức và viên chức nhỏ... Lãnh tụ của phái này là Ban Ganđakha Tilăc [1856-1920] xuất thân từ một gia đình quý tộc Bàlamôn đã phá sản ở Maharaxtơra. Tốt nghiệp trường cao đẳng về ngữ ngôn và lịch sử, ông tổ chức trường trung học ở Puna, giảng dạy với nội dung yêu nước. Ông sáng lập những tờ báo và tạp chí để tuyên truyền tư tưởng chống Anh. Những người thuộc phái Cấp tiến phản đối đường lối “ôn hòa” của giới lãnh đạo đảng Quốc đại. Theo họ, nhiệm vụ chủ yếu là lật đổ ách thống trị thực dân và phải lôi kéo được đông đảo quần chúng vào cuộc đấu tranh. Trong cương lĩnh, họ tỏ ra là những người đại biểu tích cực của chủ nghĩa quốc gia trong giai cấp tư sản Ấn Độ. Quan điểm của Tilắc được trình bày trong nhiều bài báo và diễn văn... gây ấn tượng sâu sắc trong lòng những người yêu nước. Tuy nhiên, Tilắc và phái của ông không tránh khỏi những điểm hạn chế. Ông không gắn liền cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến. Ông tuyên truyền tư tưởng bảo vệ tôn giáo, lý tưởng hóa thời cổ đại phong kiến, muốn duy trì đẳng cấp và các tập quán trung cổ khác.

4. Bước đầu của phong trào công nhân Ấn Độ

Cùng với sự ra đời của nền công nghiệp cơ khí, giai cấp công nhân Ấn Độ bắt đầu xuất hiện và từng bước phát triển. Đến cuối thế kỷ XIX ở Ấn Độ có khoảng nửa triệu công nhân công nghiệp. Ho thường xuất thân từ nông dân hay thợ thủ công phá sản. Họ chịu sự bóc lột của tư sản Anh và tư sản Ấn Độ. Điều kiện lao động rất cực khổ, ngày làm việc kéo dài từ sáng đến tối, đồng lương bị cắt xén, chịu nhiều khoản cúp phạt, sinh hoạt theo chế độ trại lính. Lao động phụ nữ và trẻ em càng khổ cực hơn, đồng lương thấp kém hơn. Cho nên chỉ sau vài năm làm việc ở xưởng máy, người công nhân trở nên tàn phế, mất sức lao động. Những thành kiến lâu đời về đẳng cấp, tôn giáo, dân tộc... đã hạn chế sự thống nhất và sự giác ngộ ý thức của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, trong tình trạng bị bóc lột nặng nề, giai cấp công nhân Ấn Độ đã vùng dậy đấu tranh ngay từ những năm 70. Năm 1877 xảy ra một cuộc bãi công ở các nhà máy hoàng gia Nagơpua. Từ 1882-1890 có 25 cuộc bãi công bùng nổ ở vùng Bombay và Mađrat. Năm 1895 ở Acmêđabat, 8 ngàn công nhân tiến hành bãi công nhằm chống lại tổ chức “Hội các chủ xưởng Acmêđabat”. Những cuộc bãi công đó đều mang tính chất kinh tế tự phát, chưa có tổ chức chính trị của mình. Năm 1884, nhà báo tiến bộ Lốchan đã thay mặt công nhân Bombay gửi kiến nghị đòi hạn chế thời gian lao động, thi hành chế độ nghỉ trưa và nghỉ một ngày trong tuần, đòi trợ cấp cho người tàn phế.

Cho đến cuối thế kỷ XIX, các công nhân tiên tiến đã bắt đầu tham gia phong trào giải phóng dân tộc. Tuy đó chưa phải là một lực lượng lớn mạnh nhưng nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.

Chú thích

  1. C.Mác - Ph - Ăngghen, Thư chọn lọc, tr.343, tiếng Nga.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lịch sử thế giới cận đại
  • Tác giả: Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng
  • Nhà xuất bản Giáo dục
  • Ebook:TVE-4U.org

Video liên quan

Chủ Đề