Dân chủ công khai là gì

Bạn đọc có email thaiphuphamx@xxx hỏi: Tôi là giám đốc một công ty nhỏ vừa thành lập. Từ khi thành lập, công ty chưa ban hành quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc. Xin hỏi, công ty tôi có cần ban hành quy chế này, những nội dung nào phải công khai trong quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc?

Luật gia Nguyễn Thị Trang, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: 

Ngày 7.11.2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật Lao động 2012 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2019. Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động [gọi chung là “người sử dụng lao động”].

Điều 11 Nghị định số 149/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc như sau:

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để đảm bảo thực hiện các quy định tại nghị định này.

2. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải có sự tham gia ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và được phổ biến công khai đến người lao động trước khi thực hiện.

Điều 4 Nghị định số 149/2018/NĐ-CP quy định những nội dung người sử dụng lao động phải công khai như sau:

1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh.

2. Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

3. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác mà doanh nghiệp tham gia.

4. Nghị quyết hội nghị người lao động.

5. Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp [nếu có].

6. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

7. Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Như vậy, kể từ ngày 1.1.2019 doanh nghiệp có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và phổ biến công khai tại nơi làm việc những nội dung theo quy định đã trích dẫn trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.


Chia sẻ Chủ nhật, 29/08/2021 - 22:13Theo dõi Báo Quân đội nhân dân trên

Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ [QCDC] cơ sở Quân khu 3 vừa kiểm tra việc thực hiện QCDC của các đơn vị gồm: Bộ Tham mưu quân khu, Bộ CHQS tỉnh Thái Bình, Sư đoàn 395.

Nội dung kiểm tra tập trung vào việc triển khai thực hiện QCDC cơ sở năm 2021; kết quả xây dựng và thực hiện dân chủ cơ sở trong hoạt động lãnh đạo của cấp ủy; quản lý điều hành của người chỉ huy; phát huy quyền dân chủ của quân nhân, công nhân viên quốc phòng thông qua hoạt động của hội đồng quân nhân và các tổ chức quần chúng; hệ thống các văn bản, quy chế của cấp ủy, công tác tài chính, mua sắm vật tư, trang thiết bị; hệ thống kế hoạch, biên bản đối thoại dân chủ, sổ sách hoạt động của hội đồng quân nhân...

Qua kiểm tra, lãnh đạo Quân khu 3 ghi nhận, biểu dương kết quả các đơn vị đạt được trong thực hiện QCDC thời gian qua, đồng thời yêu cầu, các đơn vị tiếp tục quán triệt đầy đủ đến cán bộ, nhân viên, chiến sĩ nội dung các văn bản, chỉ thị của các cấp, nhất là các văn bản liên quan đến chế độ chính sách quân nhân; thường xuyên quan tâm bảo đảm tốt đời sống vật chất và tinh thần cho bộ đội; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý kỷ luật, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, xây dựng mối đoàn kết trong lãnh đạo, chỉ huy, cấp trên cấp dưới; công khai dân chủ các hoạt động, nhất là công tác tài chính, cán bộ; kịp thời ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các tình huống nảy sinh trong chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước của cán bộ, nhân viên và chiến sĩ. 

MINH ANH

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, ngày 14/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội là quy định về nội dung, hình thức công khai.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận: Ảnh: quochoi.vn

Phát biểu điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, ngày 27/5/2022, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chiều 31/5/2022, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; đã có 150 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến và sau phiên họp, có 1 đại biểu Quốc hội gửi ý kiến bằng văn bản. Ý kiến của các đại biểu đã được Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp trong báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội.

Mở rộng công khai, trừ bí mật nhà nước

Tham gia thảo luận tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội nêu dẫn chứng và nhìn lại tất cả những cái vụ án tham nhũng như vụ việc đặt máy xét nghiệm trong bệnh viện, mua bán, đấu thầu thiết bị y tế, việc mua bán tài sản công hoặc vụ mua bán tại Mobifone… Tất cả những vụ này đều có điểm chung thực hiện rất đúng, các quy trình rất đầy đủ. Tuy nhiên cũng có điều giống nhau nữa là không được minh bạch, không được công khai, không được thông tin cho người dân biết.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu chúng ta công khai dân chủ để mọi người đều biết thì tất cả những vụ này đều được ngăn chặn trước. “Qua đó cho thấy, nếu thực hiện tốt dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch để người dân biết được thông tin, nắm được mọi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng các nguồn lực công trong các quyết định có liên quan đến người dân, đến cộng đồng thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ nhận được rất nhiều ý kiến tham gia đóng góp của người dân để mang lại kết quả quyết định đó tốt hơn. Đồng thời cũng sẽ tránh được những sai phạm như thời gian vừa qua”, đại biểu nêu rõ.

Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu thảo luận. Ảnh: quochoi.vn

Từ thực tế trên, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất 2 nội dung liên quan đến công khai và phương thức công khai. Về công khai, nguyên lý là bất kể vấn đề gì liên quan đến quản lý các nguồn lực công, liên quan đến người dân thì cần phải công khai, trừ những vấn đề thuộc về bí mật nhà nước.

“Tôi đề nghị không nên quy định trong luật này là công khai những gì, không nên kể tên 10 đầu việc hay 8 đầu việc, bởi vì thực tế cuộc sống sẽ thay đổi, phát sinh. Tôi đề nghị nên thực hiện phương thức quy định theo dạng chọn bỏ, tức là chỉ những gì thuộc về bí mật nhà nước, thuộc về quy định cấm thì không công khai, còn lại tất cả các quyết định liên quan đến nguồn lực công, liên quan đến người dân đều phải thực hiện công khai”, đại biểu nói.

Liên quan đến phương thức thực hiện công khai, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, dự thảo cũng quy định là thông qua 8 kênh, 10 kênh, có đại biểu nói rằng không nên trên loa, không nên dùng Viber, Zalo. Cho rằng quy định như thế sẽ không đuổi theo kịp được sự phát triển của xã hội, đại biểu đề nghị nên quy định theo kiểu chọn bỏ. “Không nên quy định cụ thể phương án nào mà chỉ quy định mục tiêu là buộc những người quản lý có trách nhiệm phải lựa chọn được một phương thức thông tin để đảm bảo rằng tối thiểu có một tỷ lệ bao nhiêu phần trăm người dân biết được thông tin này”, đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Bố Thị Xuân Linh phát biểu thảo luận. Ảnh: quochoi.vn

Phát biểu về nội dung này, đại biểu Bố Thị Xuân Linh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận tán thành với quy định tại khoản 1, Điều 10 dự thảo Luật về 8 hình thức thông tin công khai để dân biết. Đại biểu cho rằng, quy định của dự thảo về hình thức công khai tại điểm g khoản 10 là qua mạng xã hội như là Zalo, Facebook, Viber là phù hợp. Đây là hình thức mới, tiến bộ và hiện đại. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, hình thức này chỉ áp dụng đối với người sử dụng điện thoại thông minh.

“Nên chọn hình thức công khai bắt buộc là niêm yết công khai thông tin tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố và điểm sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, tùy theo điều kiện ở địa phương có thể lựa chọn hình thức phù hợp để tuyên truyền công khai đến người dân”, đại biểu nói.

Đại biểu Bố Thị Xuân Linh cũng cho rằng, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc công khai thông tin rất cần thiết để đồng bào được biết, được bàn, quyết định thực hiện và đồng bào giám sát việc thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số đọc, nghe, hiểu và nắm bắt được các thông tin. Do đó, cần phải công khai thông qua chữ viết, tiếng nói bằng tiếng dân tộc. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu và bổ sung thêm quy định về thực hiện đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa những nội dung cần phải cụ thể hơn.

Chỉ công khai những vấn đề thực sự cần thiết

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Mai Văn Hải, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây là đạo luật rất quan trọng, tạo lập cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, của cán bộ, công chức và người lao động. Là phương thức để nhân dân phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của người dân với phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân hưởng thụ".

Góp ý vào các nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng, tại Điều 9 quy định nội dung chính quyền cấp xã phải công khai. Trong dự thảo luật quy định 14 nội dung bao gồm rất nhiều ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Theo đại biểu, cần rà soát lại theo hướng quy định những vấn đề thực sự cần thiết và liên quan trực tiếp đến đời sống sản xuất của người dân, nội dung cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

Về công khai dự toán ngân sách cấp xã, đại biểu cho rằng, tại khoản 2 Điều 9 có quy định công khai hàng quý, 6 tháng và hàng năm. “Theo tôi phải cân nhắc lại vấn đề này, bởi vì quy định như thế là công khai nhiều và làm mất nhiều thời gian của xã. Thực tế, tôi thấy rằng cũng không thực sự cần thiết. Nên quy định hàng năm chỉ công khai quyết toán ngân sách là phù hợp”, đại biểu Mai Văn Hải nói.

Theo đại biểu Mai Văn Hải, việc công khai danh sách đối tượng nhập ngũ cũng không cần, bởi nhập ngũ trong quân đội và công an đã thực hiện theo Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Công an nhân dân.

Đại biểu Mai Văn Hải phát biểu thảo luận. Ảnh: quochoi.vn

Về hình thức công khai được quy định tại khoản 1 Điều 10 dự thảo luật cho phép công khai bằng 1 hoặc 1 trong 8 hình thức. Đại biểu cho rằng, có rất nhiều hình thức mới so với Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 với 3 hình thức công khai là niêm yết công khai, thông qua họp dân và thông qua hệ thống loa truyền thanh. Theo đại biểu, thực tế cho thấy có nhiều nội dung công khai đã đến được với người dân nhưng bên cạnh đó, việc cung cấp một số nội dung, hình thức công khai chưa phù hợp, người dân khó tiếp cận, đôi khi còn hình thức. Do đó, đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát lại các hình thức công khai cho phù hợp với thực tiễn để người dân tiếp cận một cách dễ dàng nhất, tránh hình thức.

Theo đại biểu Mai Văn Hải, quy định tại điểm e khoản 1 về hình thức công khai thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của Ủy ban nhân dân xã. “Theo tôi hình thức này trên thực tế không phù hợp và khó có thể thực hiện được đối với cấp xã”, đại biểu nói.

Về tổ chức đối thoại với nhân dân được quy định tại Điều 25 dự thảo luật, đại biểu cho rằng, đây là nội dung rất quan trọng, thông qua đối thoại để phổ biến tuyên truyền các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương đến với người dân. Đặc biệt, thông qua đối thoại để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống của người dân để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Tuy nhiên, thao đại biểu, việc đối thoại với nhân dân có nơi hiệu quả tác dụng chưa cao, thậm chí còn hình thức, nhất là những cuộc đối thoại lại trùng với các đợt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Vì vậy, đại biểu đề nghị nội dung đối thoại cần phải được quy định cụ thể, chi tiết hơn nữa trong luật. Đặc biệt là cần tập trung vào những nội dung, những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống của nhân dân để thực hiện việc đối thoại. Đồng thời, đề nghị cần quy định cụ thể hơn trình tự, thủ tục thực hiện việc đối thoại với nhân dân.

Một điểm khác, tại khoản 3 Điều 24 quy định: "Thời gian lấy ý kiến của cộng đồng dân cư là không ít hơn 30 ngày kể từ ngày công khai dự thảo văn bản". Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét rút ngắn thời gian lấy ý kiến, vừa để tập trung hơn các ý kiến góp ý của nhân dân, vừa đảm bảo chất lượng và cũng không làm chậm trễ việc ban hành các quyết sách của địa phương cơ sở.

Chủ Đề